You are on page 1of 60

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Th.S. Phạm Hải Sơn


phamhaisontks@gmail.com
ĐT: 0934330777
Chương 5: Khởi tố vụ án hình sự
NỘI DUNG

5.1. Khái niệm và ý nghĩa của giai đoạn khởi tố


5.2. Thẩm quyền khởi tố
5.3. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại
5.4. Cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự
5.5. Trình tự khởi tố vụ án hình sự
5.6. Quyền hạn và trách nhiệm VKS trong khởi tố vụ án hình
sự
5.1. Khái niệm và ý nghĩa của giai đoạn khởi tố
Khái niệm
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của TTHS, trong đó cơ quan có thẩm
quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc
quyết định không khởi tố vụ án.

Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hình thức văn bản tố tụng, xác định sự việc xảy ra
trong thực tế có dấu hiệu của tội phạm. Quyết định này có ý nghĩa rất quan trọng,
làm phát sinh quan hệ pháp luật TTHS giữa cơ quan có thẩm quyền và người tham
gia tố tụng.
Nhiệm vụ của khởi tố vụ án hình sự
Khi tiếp nhận tin tức về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác định sự
tồn tại của sự việc và đánh giá xem sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm để
quyết định việc có hay không khởi tố vụ án. Qua đó, kịp thời phát hiện tội phạm, hạn
chế tối đa tình trạng bỏ lọt tội phạm cũng như bảo đảm được nguyên tắc không truy
cứu trách nhiệm hình sự oan đối với người vô tội. Nếu xác định có dấu hiệu tội
phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, nếu xác định không có
dấu hiệu tội phạm, thì ra quyết định không khởi tố vụ án.
Ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự
- Khởi tố vụ án bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, là
cơ sở để thực hiện nguyên tắc tránh bỏ lọt tội phạm trong thực tiễn áp dung
pháp luật tố tụng hình sự. Chỉ có thông qua những hoạt động kiểm tra, xác minh
kịp thời các nguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ một sự việc xảy ra có
dấu hiệu của tội phạm hay không.
- Khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng mở đầu các hoạt động điều tra. Đây là giai đoạn
tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng, phải có quyết định khởi tố vụ án trước, rồi
mới được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số trường hợp đặc biệt.
- Khởi tố vụ án cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng tiếp theo.
Do vậy, hoạt động điều tra chỉ tập trung vào điều tra làm rõ các hành vi phạm tội
và người thực hiện tội phạm mà không còn phải kiểm tra, xác minh để xác định
dấu hiệu tội phạm nữa.
- Khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng và cơ bản để tăng cường
pháp chế, bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân được pháp luật bảo hộ.
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Đ 143 BLTTHS
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc
xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

3. Tin 5. Cơ quan
2. Tin 4. Kiến có thẩm
báo
báo của nghị quyền tiến 6.
1. Tố trên
cơ khởi tố hành tố Người
giác phương
quan, của cơ tụng trực phạm
của cá tiện tiếp phát
tổ chức, quan tội tự
nhân; thông hiện dấu
cá nhà thú.
tin đại hiệu tội
nhân; nước;
chúng; phạm;
Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Đ 144 BLTTHS

2. Tin báo về tội phạm là


1. Tố giác về tội phạm thông tin về vụ việc có dấu
là việc cá nhân phát hiệu tội phạm do cơ quan,
hiện và tố cáo hành vi tổ chức, cá nhân thông báo
có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền
với cơ quan có thẩm hoặc thông tin về tội phạm
quyền. trên phương tiện thông tin
đại chúng.
- Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị
bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có
dấu hiệu tội phạm.
- Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
- Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố. Đ 145

Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải
quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp
nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp
nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện b) Cơ quan, tổ chức


kiểm sát tiếp nhận tố khác tiếp nhận tố giác,
giác, tin báo về tội tin báo về tội phạm.
phạm, kiến nghị khởi tố;
Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

a) Cơ quan c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về


điều tra giải tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường
quyết tố giác, b) Cơ quan hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan
tin báo về tội được giao được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
phạm, kiến nhiệm vụ tiến động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm
nghị khởi tố hành một số trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố
theo thẩm hoạt động giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
quyền điều tra điều tra giải hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện
của mình; kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng
không được khắc phục.
Lưu ý:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan,
tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 146
BLTTHS)
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị
khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ
luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi
hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu
chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan
điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm
quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời
hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ
lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có
liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin
báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và
chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan
cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản
tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm
theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì
chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có
thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra
nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó
cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Điều 147
BLTTHS

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội
phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình
tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh
tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố
giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo
dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp
chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh
trong thời hạn quy định tại khoản này thì
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc
Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền
có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02
tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời
hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản
này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát
cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền
gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm
quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

a) Thu thập
thông tin, tài
liệu, đồ vật từ d) Trưng cầu
b) Khám
cơ quan, tổ giám định,
nghiệm hiện c) Khám
chức, cá nhân yêu cầu định
trường; nghiệm tử thi;
có liên quan giá tài sản.
để kiểm tra,
xác minh
nguồn tin;
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố
1. Hết thời hạn quy định tại Điều 147 của Bộ luật này, cơ quan có thẩm quyền
giải quyết quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương
trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;
b) Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có
ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa
có kết quả.
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm
đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện
kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra
quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết. Trong thời
hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, Viện kiểm
sát phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo
tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra,
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được
quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.
3. Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố thì việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn
tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án
một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có
tội và những chứng cứ vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết
giảm nhẹ TNHS của bị can, bị cáo…”
5.2. Thẩm quyền khởi tố
5.2.1. Cơ quan điều tra
5.2.2. Viện kiểm sát
5.2.3. Tòa án
5.2.4. Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, cảnh sát biển và
các cơ quan khác
5.2.1. Cơ quan điều tra

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự bắt đầu từ khi cơ quan điều tra nhận
được thông tin về tội phạm, cơ quan điều tra phải xác định có sự việc xảy
ra hay không, nếu có sự việc xảy ra phải xem xét sự việc đó có hay không
có dấu hiệu tôi phạm. Nếu xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều
tra phải ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu xác định không có dấu hiệu tội
phạm thì không khởi tố vụ án mà có thể xử lý bằng các biện pháp khác.
Giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Sau
khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ để xác
định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội là cơ sở cho việc giải
quyết vụ án. Kết thúc điều tra, nếu có căn cứ xác định tội phạm, cơ quan
điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố.
5.2.1. Cơ quan điều tra
Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Ở giai đoạn khởi tố vụ án: cơ quan điều tra có nhiệm vụ xác định có
hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố.
“1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc
có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang
thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164
của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu
khởi tố của Hội đồng xét xử.
4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố
vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt
tội phạm.”
Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả
vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện
kiểm sát, hội đồng xét xử đang thụ lí, giải quyết theo quy định
của pháp luật.
Cơ quan an ninh điều tra của công an nhân dân khởi tố các vụ
án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII, Chương
XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283,
284, 299, 300, 303, 304, 305’ 309, 337 338, 347, 348, 349, 350
của Bộ luật hình sự năm 2015 khi các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của toà án nhân dân và các tội phạm khác liên
quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo
sự phân công của Bộ trưởng Bộ công an.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ
trưởng, phó thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra các cấp.
Cơ quan cảnh sát điều tra trong công an nhân dân khởi tố các
vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ
Chương XIV đến Chương XXIV của BLHS khi các tội đó thuộc
thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân, trừ các tội phạm
thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và cơ quan an ninh điều tra trong công an
nhân dân. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp
của lực lượng cảnh sát nhân dân.
Cơ quan điều tra hình sự trong quân đội nhân dân khởi tố các
vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ
Chương XIV đén Chương XXV của BLHS khi các tội phạm đó
thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự, trừ các tội phạm
thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra Viện kiểm sát
quân sự trung ương và cơ quan an ninh điều tra trong quân đội
nhân dân. Cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân
khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương
XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207,
208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347,
348, 349 và 350 của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của toà án quân sự. Thẩm quyền ra quyết định
khởi tô vụ án thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan
điều tra các cấp trong quân đội nhân dân.
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ
án về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham
những, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của
BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán
bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, toà án nhân dân, viện
kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền
tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của toà án nhân dân. Các tội phạm này nếu thuộc
thẩm quyền xét xử của toà án quân sự sẽ do cơ quan điều ha
Viện kiểm sát quân sự trung ương khởi tố vụ án. Thẩm quyền ra
quyết định khởi tố vụ án thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng
cơ quan điều tra cùa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện
kiểm sát quân sự trung ương.
5.2.2. Viện kiểm sát

Giai đoạn khởi tố: Viện kiểm sát đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện
phải bị khởi tố, đảm bảo việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp.
Khi thấy quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra, cơ quan
khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra, đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải
quan, cơ quan kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, cơ quan kiểm ngư không
có căn cứ thì viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố đó và ra quyết
định khởi tố vụ án.
Trong trường hợp phát hiện cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm
trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố hoặc có dâú hiệu bỏ lọt tội phạm mà viện kiểm sát đã yêu cầu
bằng văn bản nhưng không được khắc phục thì viện kiểm sát có quyền yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền đang thụ lí chuyển hồ sơ có liên quan để trực
tiếp xem xét, giải quyết và quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
Viện kiểm sát khởi tố trong trường hợp trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội
phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của hội đồng xét xử.
Thấm quyền quyết định khởi tố vụ án thuộc về viện trưởng viện kiểm sát
các cấp. Phó viện trưởng viện kiểm sát các cấp cũng có quyền này khi
được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng hình sự.
5.2.3. Tòa án
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu viện kiểm sát
khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện có việc bỏ
lọt tội phạm (khoản 4 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Đây
là trường hợp ngoài hành vi phạm tội đã bị khởi tố, điều tra, truy tố và
quyết định đưa ra xét xử, bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà BLHS
quy định là tội phạm hoặc ngoài bị cáo còn có đồng phạm khác hoặc
người phạm tội khác liên quan đến vụ án chưa bị khởi tố, điều tra, truy
tố. Hội đồng xét xử không khởi tố vụ án hình sự nếu đã có quyết định
tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của cơ quan điều tra,
viện kiểm sát nhưng không có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại
khoản 2 Điều 170, khoản 2 Điều 242 của Bộ luật tố tụng hình sự. Vì nếu
chưa có quyết định tách vụ án và không thể tách được thành các vụ án
riêng biệt thì hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung (xem Điều 5
Thông tư hên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy
định về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực
hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Nếu có thể tách được thành các vụ án riêng biệt thì hội đồng xét
xử có thể khởi tố vụ án hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án.
5.2.4. Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, cảnh sát biển và
các cơ quan khác
Các cơ quan của bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ ưong lĩnh vực
quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII và các
điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242,
247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309,
330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của BLHS xảy ra ưong khu vực
biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do bộ đội biên
phòng quản lí thì có quyền khởi tố vụ án hình sự.
Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Cục trưởng Cục trinh sát biên
phòng; Cục trưởng Cục phòng, chống ma tuý và tội phạm; đoàn
trưởng đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma tuý và tội phạm; chỉ huy
trưởng bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
chỉ huy trưởng biên phòng cửa khẩu cảng, đồn trưởng đồn biên
phòng tuỳ thuộc vào vụ án khởi tố về tội nào trong các tội trên (Xem:
Điều 32 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự).
Các cơ quan của hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực
quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều
188,189 và 190 của BLHS thì Cục trưởng Cục điều tra chống
buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm ứa sau thông quan, Cục trưởng
Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
chi cục trưởng chi cục hải quan cửa khẩu có quyền ra quyết định
khởi tố vụ án (Xem: Điều 33 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình
sự).
Các cơ quan của kiểm lâm khởi tố vụ án hình sự khi thực hiện
nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm
quy định tại các điều 232, 243, 244, 245, 313, và 345 của BLHS thì
thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng Cục kiểm lâm, chi cục
trưởng chi cục kiểm lâm vùng, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm,
hạt trưởng hạt kiểm lâm (Xem: Điều 34 Luật tổ chức cơ quan điều
tra hình sự).
Các đơn vị thuộc lực lượng cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ
trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy đmh tại
Chương XIII và các điều 188, 189, 227, 235, 236, 237, 242, 249, 250,
251, 252, 253, 254, 272, 273, 282, 284, 303, 304, 305, 309, 311, 346,
347 và 348 của BLHS xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng cảnh sát
biển quản lí thì có quyền khởi tố vụ án. Thẩm quyền thuộc Tư lệnh
cảnh sát biển, Tư lệnh vùng cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ
và pháp luật, hải đoàn trưởng, hải đội trưởng và đội trưởng đội
nghiệp vụ cảnh sát biển. Đoàn trưởng đoàn đặc nhiệm phòng,
chống tội phạm ma tuý có quyền khởi tố vụ án đối với các tội phạm
quy định tại các điều 249, 250, 251, 252, 253 và 254 của BLHS (Xem:
Điều 35 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015).
Các cơ quan của kiểm ngư khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực
quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 111,
242, 244, 245, 246, 305 và 311 của BLHS xảy ra trên các vùng biển và
thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do kiểm
ngư quản lí thì Cục trưởng Cục kiểm ngư, chi cục trưởng chi cục
kiểm ngư vùng có quyền khởi tố vụ án hình sự (Xem: Điều 36 Luật tổ
chức cơ quan điều tra hình sự).
Các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát trong công an nhân dân
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi
thi hành nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm
thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra thì Cục
trưởng, giám đốc, trưởng phòng, giám thị của các cơ quan cảnh
sát này quyết định khởi tố vụ án hình sự (Xem: Điều 38 Luật tổ
chức cơ quan điều tra hình sự).
Các cơ quan khác thuộc lực lượng an ninh trong công an nhân dân
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ
án hình sự khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có
dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an
ninh điều tra ưong công an nhân dân thì thẩm quyền khởi tố thuộc
về Cục trưởng, trưởng phòng của các cơ quan an ninh quy định tại
khoản 6 Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Cơ quan khác ưong quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình mà
phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều
tra của cơ quan điều tra hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm
hình sự thì khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về
giám thị trại giam trong quân đội.
Các trường hợp phải từ chối hoạc thay người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố
tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích
của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng,
người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người
dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong
khi làm nhiệm vụ.
5.3. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại
Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định có 10 tội phạm
thuộc trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị
hại, gồm khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156
và 226 của Bộ luật hình sự. Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố là bị hại
hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại.
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là trường hợp đặc biệt do
tính chất của vụ án và vì lợi ích của bị hại, cơ quan có thẩm quyền không
tự quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện
theo yêu cầu của bị hại
Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Chỉ được khởi tố vụ án
hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138,
139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2017) khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là
người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
hoặc đã chết, cụ thể:
Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (Khoản 1 Điều 134).
Trường hợp 2: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 Điều 135).
rường hợp 3: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Khoản 1 Điều 136).
Trường hợp 4: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (Khoản 1 Điều 138).
Trường hợp 5: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản
1 Điều 139).
Trường hợp 6: Tội hiếp dâm (Khoản 1 Điều 141).
Trường hợp 7: Tội cưỡng dâm (Khoản 1 Điều 143).
Trường hợp 8: Tội làm nhục người khác (Khoản 1 Điều 155).
Trường hợp 9: Tội vu khống (Khoản 1 Điều 156)
Trường hợp 10: Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Khoản 1 Điều
226).
5.4. Cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về căn cứ khởi tố vụ án
hình sự như sau:
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác
định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu
tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.”
5.5. Trình tự khởi tố vụ án hình sự
Tổng thời gian
Loại tội phạm Thời hạn điều tra Gia hạn điều tra
điều tra

Được gia hạn một lần: không quá


Tội phạm ít nghiêm trọng Không quá 02 tháng Không quá 04 tháng
02 tháng

Được gia hạn hai lần:


Tội phạm nghiêm trọng Không quá 03 tháng – Lần một: không quá 03 tháng Không quá 08 tháng
– Lần hai: Không quá 02 tháng

Được gia hạn điều tra hai lần, mỗi


Tội phạm rất nghiêm trọng Không quá 12 tháng
lần không quá 04 tháng;
Không quá 04 tháng
Được gia hạn điều tra ba lần, mỗi
Tội phạm đặc biệt nghiệm trọng Không quá 16 tháng
lần không quá 04 tháng.

Lưu ý:
– Thời hạn trên được xác định kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra;
– Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra
phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra;
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc
việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
– Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
– Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định
trên.
5.6. Quyền hạn và trách nhiệm VKS trong khởi tố vụ án hình sự
PHẠM HẢI SƠN
ĐT: 0934330777

You might also like