You are on page 1of 3

Hành vi không cấu thành tội phạm ( Khoản 2 điều 157 Bộ Luật Tố

tụng hình sự)

Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cho một
tội phạm cụ thể và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội. Hành vi không cấu thành tội phạm được hiểu là đã có hành vi
nguy hiểm cho xã hội xảy ra, nhưng hành vi đó không có đủ những dấu
hiệu cấu thành một tội phạm cụ thể nào quy định trong Bộ luật hình sự.

Về mặt hình thức có thể có những hành vi có một số dấu hiệu giống như
tội phạm, thậm chí có một số dấu hiệu đã được quy định trong cấu thành
tội phạm cụ thể nào đó trong Bộ luật hình sự, nhưng không đầy đủ. Để
xác định là có tội phạm cụ thể nào đó, hành vi được xem xét phải có đầy
đủ các dấu hiệu của cấu thành một tội phạm trong một điều luật cụ thể
của Bộ luật hình sự hiện hành.

Trong thực tế, có thể những hành vi giống như tội phạm như thế đã được
thực hiện một cách không có lỗi, hoặc có hậu quả xấu gây ra cho xã hội
nhưng không đáng kể, hoặc số lượng tài sản chiếm đoạt, hay thiệt hại
chưa đạt đến mức điều luật của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm đó.

Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi tuy về hình thức
có dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể nhưng tính chất mức độ nguy hiểm
không đáng kể thì không phải là tội phạm. Hành vi đã có những tình tiết
loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính
đáng, tình thế cấp thiết, thi hành mệnh lệnh, bắt giữ người phạm tội,
những rủi ro trong nghiên cứu khoa học... thì không thể bị khởi tố về hình
sự.

=> Tóm lại, hành vi không cấu thành tội phạm là hành vi không đủ các
dấu hiệu trong cấu thành tội phạm theo quy định của Luật hình sự như:
Có hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng hành vi đó không được quy định
trong BLHS; hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội đó không có lỗi; hành
vi nguy hiểm do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện;
cũng như hành vi có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội:
Sự kiện bất ngờ , Phòng vệ chính đáng, Tình thế cấp thiết... Trong trường
hợp hành vi xảy ra không thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
thì cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định khởi tố vụ án.

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu
trách nhiệm hình sự ( Khoản 3 điều 157 Bộ Luật Tố tụng hình sự)
Theo điều 12 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về tuổi chịu trách
nhiệm hình sự như sau:
Khoản 1: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

-> Điều này có nghĩa là từ 16 tuổi, một người trưởng thành có thể bị truy
cứu trách nhiệm về mặt hình sự nếu phạm tội.

Khoản 2: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy
định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168,
169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287,
289, 290, 299, 303 và 304.

Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu
trách nhiệm hình sự, thì họ sẽ không bị xử lý theo quy định của Bộ luật
Hình sự. Tuy nhiên, có thể có các biện pháp khác để giáo dục và giúp họ
hiểu biết về hành vi của mình.
=> Từ quy định trên cho thấy rằng có trường hợp người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì không
khởi tố vụ án hình sự.
Người mà hành vi phạm tội đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ
án đã có hiệu lực pháp luật ( khoản 4 điều 157 Bộ Luật Tố tụng hình
sự)

Hành vi phạm tội của một người sau khi đã có bản án có hiệu lực của Toà
án tức là đã được phán quyết. Khi hành vi của một người đã được Toà án
nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phán quyết và
bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, thì cũng có nghĩa là công lý về vấn đề
và sự kiện pháp lý làm phát sinh các quan hệ tố tụng hình sự ban đầu đã
được xác lập. Đó là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự. Tóm lại,
người đã có bản án, và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật là người đã
được đưa ra xét xử tại phiên tòa theo tội phạm mà người đó đã thực hiện.
Như vậy, tội phạm mà họ thực hiện đã được đem ra xét xử rồi, có bản án
rồi thì không thể khởi tố để xét xử lần thứ hai.

Quyết định đình chỉ vụ án có thể là văn bản của Viện kiểm sát hoặc Toà
án nhằm chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Trong
quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử Viện kiểm sát phải quyết định việc đình chỉ vụ án khi có
đủ căn cứ luật định và quyết định đó có hiệu lực pháp luật ngay. Trong
quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, thực tế có thể có nhận
thức khác nhau từ phía các cơ quan có thẩm quyền tố tụng ngay từ giai
đoạn khởi tố vụ án hình sự đối với sự kiện pháp lý đã diễn ra. Tuy nhiên,
Viện kiểm sát là cơ quan thay mặt Nhà nước, kiểm sát việc tuân thủ pháp
luật, và theo quy định của pháp luật, quyết định đúng thẩm quyền của
Viện Kiểm sát đình chỉ đối với những hành vi áp dụng pháp luật của pháp
nhân và thể nhân nào đó phải được thi hành nghiêm chỉnh. Quyết định
của Viện Kiểm sát đình chỉ vụ án là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
là cơ quan duy nhất được quyền ra bản án, nhân danh Nhà nước để quyết
định bị cáo có phạm tội hay không, bị áp dụng hình phạt hay không, hình
phạt gì và các biện pháp tư pháp. Thông qua nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc
qua xét xử sơ thẩm mà Toà án đi đến quyết định đình chỉ vụ án đối với
hành vi nào đó hoặc với những người nào đó thì dù các cơ quan có thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự có nhất trí hay không và có phát hiện những
tình tiết mới nào đó thì cũng phải thi hành. Và đó là căn cứ không khởi tố
vụ án hình sự.

Ngoài ra, thực tế có thể xảy ra những trường hợp mà người có hành vi
phạm tội sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và đã được xét xử,
bản án đã có hiệu lực pháp luật, có thể phát sinh những sự đánh giá nào
đó về chính hành vi đã được xét xử, cả những tình tiết tăng nặng hay
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng tuyệt nhiên, điều đó không thể là
căn cứ để phát sinh bất cứ những quan hệ tố tụng hình sự nào. Trường
hợp khác, người có hành vi phạm tội sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, và đã được xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật, do di trú đi
nơi khác, sau thời gian dài, bị lãng quên, khi người này xuất hiện trở lại,
có những người do nhầm lẫn mà tố giác họ về hành vi phạm tội trong quá
khứ, thậm chí có thể nêu ra những tình tiết mới về hành vi đã được xét xử
(mà không phải là một tội phạm khác) thì bản án đã có hiệu lực pháp luật
chính là căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.

Tóm lại, người thực hiện hành vi phạm tội đã có quyết định đình chỉ vụ
án theo tội phạm mà người đó đã thực hiện, tức là tội phạm mà người đó
thực hiện đã được điều tra, nhưng vì những tình tiết được quy định trong
luật mà các cơ quan THTT ra quyết định đình chỉ vụ án, và quyết định
này đã có hiệu lực pháp luật.

You might also like