You are on page 1of 6

Câu 1:

1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc nâng ngạch công chức chỉ được
thực hiện thông qua hình thức thi nâng ngạch.
Khẳng định 1 là Sai. Căn cứ tại Điều 45 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức sửa đổi 2019 hiện hành quy định việc nâng ngạch công chức được thực hiện thông
qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch. Theo đó, công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều
kiện quy định tại Khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
có thể được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:
(1) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công
chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
(2) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc
làm.
Như vậy, việc nâng ngạch công chức được thực hiện thông qua 02 hình thức là thi
nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch, thay vì chỉ có một hình thức thi nâng ngạch như hiện
nay.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền chỉ
đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành
chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Khẳng định 2 là Đúng. Căn cứ tại Điểm b Khoản 2 Điều 28 Luật tổ chức Chính
phủ 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó bao
gồm chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành
chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có quyền chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ,
công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Quy định này thể hiện việc đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu hệ thống hành
chính trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật kỷ cương, xây dựng
nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ nhân dân.
3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, vi phạm hành chính do trình độ lạc
hậu là một trong số các tình tiết giảm nhẹ.
Khẳng định 3 là Đúng. Căn cứ tại Khoản 7 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính
sửa đổi 2020 quy định tình tiết giảm nhẹ bao gồm: “7. Vi phạm hành chính do trình độ
lạc hậu”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, vi phạm hành chính do trình độ
lạc hậu là một trong số các tình tiết giảm nhẹ. Xét về nghĩa bình thường, trình độ lạc hậu
là mức độ về sự hiểu biết các quy định về pháp luật xử lý vi phạm hành chính ở mức dưới
bình thường, hoặc có thể là không biết gì về quy định ấy.
4. Mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính đều được giải
quyết theo thủ tục hành chính.
Khẳng định 4 là Sai. Không phải mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật
hành chính đều được giải quyết theo thủ tục hành chính mà phần lớn các tranh chấp phát
sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính. Đây là
một trong những đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính. Do tính chất và yêu cầu giải
quyết một số tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính mà việc giải quyết
tranh chấp còn có thể tiến hành theo thủ tục tố tụng.
Ví dụ như, Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính tranh
chấp về danh sách cử tri, tranh chấp về quyết định kỷ luật, tranh chấp về quyết định giải
quyết khiếu nại, về quyết định xử lý giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Như vậy, không phải mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính
đều được giải quyết theo thủ tục hành chính.
5. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong mọi trường hợp quyết định giải
quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban
hành.
Khẳng định 5 là Sai. Căn cứ tại Khoản 2 Điều 44 Luật khiếu nại 2011 hiện hành
quy định về quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì quyết định giải quyết
khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng
sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kếo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải trong mọi trường hợp
quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban
hành. Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kếo dài hơn nhưng
không quá 45 ngày.
Câu 2. Phân biệt vi phạm hành chính với vi phạm pháp luật hình sự. Cho ví dụ minh
họa.
 Về điểm giống nhau:
Thứ nhất, vi phạm hành chính với vi phạm pháp luật hình sự đều là hành vi vi
phạm, đều xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ, đều xâm hại trật tự pháp
luật được đặt ra bởi Nhà nước và phải chịu những trách nhiệm pháp lí tương đương.
Thứ hai, độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí đều là từ 14 tuổi trở lên.
 Về điểm khác nhau:
Thứ nhất, về định nghĩa:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Còn vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm cho xãhội được quy định
trong Bộ luật hình sự hiện hành, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trậttự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý
hình sự.
Thứ hai, về mức độ nguy hiểm cho xã hội:
Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp, còn vi phạm pháp luật
hình sự có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao.
Thứ ba, về căn cứ pháp lý quy định về hành vi vi phạm và biện pháp xử lý:
Vi phạm hành chính không được quy định trong một bộ luật cụ thể nào mà được
quy định trong nhiều văn bản khác nhau như: Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi
2020, Luật tố tụng hành chính 2015, Nghị định quy định xử phạt, xử lý trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước, các Nghị quyết, Thông tư,...
Còn vi phạm pháp luật hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,
bổ sung 2017) và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tôi phạm và hình
phạt.
Thứ tư, về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm:
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức. Trong đó, người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây
ra. Đối với tổ chức, có thể là cơ quan nhà nước, là các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế,
các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức có tư cách pháp nhân theo
quy định của pháp luật.
Còn chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự là cá nhân hoặc pháp nhân thương
mại (phạm những tội được quy định tại Điều 76 BLHS- tội phạm về kinh tế, môi trường,
lâm sản). Cụ thể, cá nhân phải từ 14 tuổi đến chưa đầy 16 tuổi đối với tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay từ 16 tuổi trở lên đối với mọi tội
phạm. Đối với pháp nhân thì thuộc các tội phạm Bộ luật quy định.
Thứ năm, về khách thể:
Khách thể vi vi phạm hành chính đó là trật tự quản lý hành chính, quan hệ xã hội
được quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ. Vi phạm hành chính là hành vi trái với quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Khách thể của vi phạm hành chính thường là quy tắc về an toàn giao thông, an ninh trật
tự,…
Còn khách thể của vi phạm pháp luật hình sự đó là các quan hệ xã hội được pháp
luật hình sự bảo vệ (trong đó trật tự quản lý hành chính là 1 bộ phận) như: tính mạng, sức
khỏe công dân, nhân phẩm, danh dự của người khác, tài sản,…
Thứ sáu, về mặt chủ quan:
Vi phạm hành chính gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó, lỗi cố ý đó là chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm là người có năng lực điều khiển hành vi, nhận thức, nhận thấy hậu
quả và mong muốn điều đó xảy ra. Lỗi vô ý đó là chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là
người có đầy đủ năng lực hành vi và nhận thức nhưng vì thiếu thận trọng nên không nhận
thấy được hậu quả xảy ra.
Còn vi phạm hình sự có quy định cụ thể chi tiết hơn, đòi hỏi tính chính xác cao
hơn, bao gồm lỗi cố ý gián tiếp, lỗi cố ý trực tiếp, lỗi vô ý do cẩu thả, lỗi vô ý do quá tự
tin. Cụ thể như sau:
Lỗi cố ý gián tiếp đó là chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nhưng ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi cố ý
trực tiếp đó là chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả và mong muốn điều đó xảy ra. Lỗi vô ý do cẩu thả đó là chủ thể vi
phạm đã không nhận thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình
gây ra mặc dù cần phải nhận thấy trước hậu quả đó. Lỗi vô ý do quá tự tin đó là chủ thể
nhận thức rõ hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nhưng tin tưởng hậu quá đó sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Thứ bảy, về mặt khách quan:
Vi phạm hành chính dựa vào mức độ thiệt hại, công cụ phương tiện vi phạm hay
mức độ tái phạm thì ở vi phạm hành chính thấp hơn tội phạm, các mức độ thiệt hại mà tội
phạm gây ra sẽ nặng hơn.
Còn vi phạm hình sự là tội phạm thì hành vi đó phải gây “nguy hiểm đáng kể” cho
xã hội.
Thứ tám, về thủ tục xử lý:
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương
từ phía cơ quan hành chính nhà nước, dù pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo
của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính.
Còn thủ tục đối với vi phạm hình sự đó là người phạm tội bị truy tố trước Tòa án
theo thủ tục tố tụng tư pháp, có sự tham gia của luật sư nhằm bảo đảm đến mức cao nhất
quyền của công dân chỉ bị kết tội bởi bản án hình sự khi có các chứng cứ đầy đủ, rõ ràng
và sau những thủ tục tranh tụng công khai và bình đẳng.
Thứ chín, về chế tài xử lý vi phạm:
Chế tài đối với các hành vi vi phạm hành chính là bộ phận của quy phạm pháp luật
hành chính xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử phạt hành chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có
thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính; Trục xuất.
Còn chế tài hình sự được gọi là hình phạt là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp
luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực
hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại phạm tội. Hình phạt đối với
người phạm tội thì có hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Chế tài hình sự nghiêm khắc hơn chế tài đối với các hành vi vi phạm hành chính -
tội nghiêm trọng có thể lên đến tử hình. Chế tài đối với các hành vi vi phạm hành chính
nhẹ hơn, chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt
tiền…)
Thứ mười, về cơ quan có thẩm quyền xử lý:
Đối với vi phạm hành chính, tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao
cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước. Việc xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án chỉ được áp dụng
trong phạm vi rất hẹp.
Còn đối với vi phạm hình sự chỉ có thể do Tòa án xét xử.
Như vậy, ngoài những đặc điểm chung là vi phạm pháp luật, cả tội phạm và vi
phạm hành chính đều có những dấu hiệu riêng biệt. Để phân biệt cần tìm hiểu và nhận
thức đúng đắn các dấu hiệu đó, trong các trường hợp cụ thể thì ta có thể phân biệt được
chúng, từ đó đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật công minh.
 Ví dụ minh họa:
Vi phạm hành chính: A điều khiển mô tô tham gia giao thông lạng lách đánh võng,
không đội mũ bảo hiểm. Như vậy, A vi phạm hành chính về quản lý hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ.
Vi phạm hình sự: B đánh C gây thương tích cho C với tỉ lệ 60%. Như vậy, B vi
phạm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật
Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích.

You might also like