You are on page 1of 5

NỘI DUNG CÁC LOẠI VI PHẠM PHÁP LÝ

1.Khái niệm:Trách nhiệm pháp lý là gì?


Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải ganh chịu do pháp luật
quy định vì hành vi vi phạm pháp của mình hoặc của ( người mà mình bảo lãnh và giám
hộ).Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lí luôn gắn liền với sự cưỡng chế
nhà nước,với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định.

2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý


-Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do luật pháp quy định, nên chính là sự khác biệt lớn
nhất giữa các loại trách nhiệm đặc biệt với các loại trách nhiệm xã hội khác như: trách nhiệm đạo
đức ,trách nhiệm chính trị,trach nhiệm tôn giáo
-Trách nhiệm pháp lý gắn liền với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, có quy định rõ ràng
trong chế tài của quy phạm pháp luật.
-Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có chủ thể vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do
những nguyên nhân khác.
3.Các loại trách nhiệm pháp lý
Theo quan điểm truyền thống và cũng có tính phổ biến, tương ứng với bốn loại vi phạm pháp
luật là bốn loại trách nhiệm pháp lí.Dựa vào tính chất mà trách nhiệm pháp lý được chia thành
các trách nhiệm pháp lý sau đây:
-Trách nhiệm pháp lý hình sự: Là trách nhiệm nghiêm khắc nhất mà tòa án áp dụng đối với
người phạm tôi, người phạm tội phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình
sự, chịu bị kết tội và chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và chịu mang án
tích.Nhằm mục đích tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.Xử lí theo quy
định của Bộ Luật hình sự.
Trách nhiệm hình sự bao gồm:
+Phạt cảnh cáo, phạt tiền.
+Phạt cải tạo không giam giữ.
+Phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân
+Tử hình.
Ngoài ra, còn có một số hình thức phạt khác như tịch thu tài sản, quản chế, tước một số quyền
công dân,…
Vd: Người vận chuyển và buôn bán chất cấm bị công an bắt quả tang.Vì vậy, người đó phải
chịu trách nhiệm pháp lý hình sự.
-Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức
có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì sẽ
phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ Luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm:
+ Xin lỗi, cải chính công khai

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

+ Buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm

Biện pháp cưỡng chế thường áp dụng trong trường hợp là bồi thường thiệt hại.

Vd: có người đang lái xe đang buồn ngủ,không cẩn thận và tông vào xe hủ tiếu bên lề.Vì vậy,
người đó phải chịu trách nhiệm dân sự phải xin lỗi và bồi thường lại cho chủ xe hủ tiếu do
lỗi lầm mình đã gây ra.

-Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tạo ra một vi
phậm hành chính và phải gánh chịu biện pháp cưỡng chế hành chính. Loại hình cưỡng chế sẽ
thay đỏi tùy thuộc vào mức độ vi phạm của cá nhân hoặc tổ chức đó.

Bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc..

Biện pháp cưỡng chế sẽ do một cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Vd: người làm việc trong công ty A, vô tình gây tổng thức cho công ty và buộc phải thôi việc
người đó.

-Trách nhiệm pháp luật: là trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với
cán bộ, công chức, viên chức, công nhân của cơ quan, tổ chức khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật
lao động. Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng cơ quan, đơn vị, xí nghiệp.Nhằm
mục đích trừng trị những người có hành vi vi phạm kỉ luật.

Ý nghĩa: Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp
luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm kỉ luật trước pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định
pháp luật.
Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý, mọi người dân có lòng tin và tin tưởng
pháp luật.

4. Điểm giống nhau giữa các trách nhiệm pháp lý


Tất cả đều là hậu quả do Nhà Nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.Vì
vậy, các cá nhân và các tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những quy định của pháp luật của
Nhà nước.

5. Năng lực của trách nghiệm pháp lý:

Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả, biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật.
-Đối với cá nhân:
Năng lực trách nhiệm pháp lí được pháp luật của Nhà nước ta quy định như sau: người từ đủ
mười sáu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành
chính về mọi vi phạm hành chính, người từ đủ mười bốn tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý thực hiện
vi phạm hành chính. Ngoài điều kiện về độ tuổi, người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí phải
là người có trạng thái thần kinh bình thường, không mắc bệnh tâm thần hay căn bệnh khác mà
không điều chỉnh được hành vi của mình.
-Đối với tổ chức:
Năng lực trách nhiệm pháp lí xuất hiện từ khi có quyết định thành lập tổ chức và chấm dứt khi
tổ chức đó giải thể.

Trách nhiệm pháp lý còn là cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp
luật, tùy theo tính chất, mức độ hành vi gây ra cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm hình
sự, hành chính và bồi thường dân sự.

6. Truy cứu trách nhiệm pháp lý


Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hành động mang tính quyền lực Nhà nước do cơ quan Nhà
nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy
phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
Đây là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm
được tính nghiêm minh của pháp luật, tính chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp
lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi
phạm.

7.Một số trách nhiệm pháp lý khác


 Trách nhiệm vật chất
 Trách nhiệm hiến pháp
 Trách nhiệm pháp lý quốc gia trong quan hệ quốc tế

Câu hỏi:
Câu 1: Có bao nhiêu loại trách nhiệm pháp lý ?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: C
Câu 2: “tội phạm” là người có hành vi vi phạm
A. pháp luật dân sự
B. pháp luật hình sự
C. pháp luật hành chính
D. kỉ luật.
Đáp án: B

Câu 3: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.

D. Tất cả ý trên.

Đáp án: D

You might also like