You are on page 1of 5

6.

3 TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ


6.3.1 KHÁI NIỆM ,ĐẶC ĐIỂM TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

6.3.1.1. Khái niệm


a. Định nghĩa về “Trách nhiệm”

+Tích cực: chỉ nghĩa vụ ,bổn phận ,nhiệm vụ của chủ thể pháp luật
+Tiêu cực: nghĩa vụ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi (mang tính chế tài)
b.Định nghĩa về “Pháp lý”

Theo tiếng la-tinh: Pháp lý nghĩa là quy định của pháp luật
Theo giải thích của Đại từ điển Tiếng Việt: Pháp lý là căn cứ ,là cơ sở lý luận của
luật pháp.
(Ngoài ra, pháp lý chỉ những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc gia.
Như vậy, pháp lý là một khái niệm rộng hơn pháp luật, bao gồm cả những lý lẽ, lẽ phải, giá trị pháp lý bắt
nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội là cơ sở hình thành nên pháp luật)

c. Định nghĩa về “Trách nhiệm pháp lý”

+ Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ
hành vi vi phạm pháp luật của mình.
(Đây là sự phản ứng của nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm luật)

+ Gắn liền với sự cưỡng chế của nhà nước trong những trường hợp cần
thiết ,cho dù các chủ thể vi phạm pháp luật có chấp nhận hay không.
d. Mục đích thực hiện trách nhiệm pháp lý

Nhà nước thực hiện trách nhiệm pháp lí nhằm:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định.

Vừa có mục đích giáo dục cụ thể ,vừa có ý nghĩa giáo dục chung cho mọi người
hướng thiện và tôn trọng pháp luật nhà nước

6.3.1.2. Đặc điểm


1.Là loại trách nhiệm do pháp luật quy định
Điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như
trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm chính trị là trách nhiệm pháp lý là
loại trách nhiệm do pháp luật quy định

2.Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước .

( Được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật.Đây là điểm khác biệt giữa
trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh,
giải phóng mặt bằng,...)

3. Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách
nhiệm pháp lý trước pháp luật.
4. Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại
về tài sản, về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.
Nó thể hiện sự lên án của nhà nước đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật.
5. Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách nhiệm
pháp lý.

Cơ sở để yêu cầu chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý :
- Chủ thể có khả năng nhận thức (có năng lực chủ thể);
- Có tự do để lựa chọn các cách thức xử sự nhưng họ lại lựa chọn cách thức xử sự
trái với quy định/yêu cầu của pháp luật.
(Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Trách nhiệm pháp lý luôn được xác định rõ về biện pháp áp dụng và thời
gian áp dụng.)

6.3.1.3.Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Về nguyên tắc trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra khi và chỉ khi có hành vi vi phạm
pháp luật .
Tuy nhiên không phải mọi hành vi vi phạm pháp đều phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng
nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Những trường hợp không phải chịu trách nhiệm pháp lý dù có vi phạm :

+ Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.


“Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ( pháp lý) là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi
hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (pháp lý)”

-Thời hiệu tính từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm


-Trừ những trường hợp vi phạm liên tục,nhiều lần hoặc trốn tránh thì không áp
dụng thời hiệu
Ví dụ : Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ khi hành vi vi phạm hành chính
được thực hiện; đối với các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, nhà ở,xây dựng,sở hữu trí tuệ, xuất
bản, xuất khẩu, đê điều(...) thì thời hiệu trên là 02 năm

+Các trường hợp miễn trừ ngoại giao đối với các đối tượng và hành vi được
miễn trừ
(Miễn trừ ngoại giao hay đặc miễn ngoại giao là một hình thức miễn trừ pháp lý chiếu theo quy
ước ngoại giao giữa hai chính phủ. Quyền đặc miễn bảo đảm cho các nhà ngoại giao được đi lại
tự do, không bị chi phối bởi hình sự tố tụng hay truy tố địa phương của nước chủ nhà)

+ Hành vi vi phạm pháp luật đã chuyển hóa


Ví dụ : Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng.
Tuy nhiênn nếu dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây
nguy hại cho nhiều người...., thì có thể bị phạt tù tùy ào tính chất ,mức độ thương tích gây ra
( phạt tù có thời hạn hoặc thậm chí là chung thân)\

6.3.2 Phân loại trách nhiệm pháp lý


Dựa vào tính chất của trách nhiệm pháo lý có thể chia chúng thành năm
loại: -> trách nhiệm hình sự.

-> trách nhiệm hành chính..


-> trách nhiệm dân sự.
-> trách nhiệm kỷ luật nhà nước.
a. Trách nhiệm hình sự
1.Định nghĩa:là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu
một biện pháp cưỡng chế nhà nước hình phạt vì việc phạm tội của họ. Hình phạt
này do Toà án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện sự lên án, sự
trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những biện pháp
để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại trách nhiệm
pháp lý nghiêm khắc nhất.

2.Ví dụ những hành vi chịu tnhs


Cướp của; giết người; trốn thuế trên 100 triệu hoặc đã bị xử lý vi phạm hành
chính.

b.Trách nhiệm hành chính


1.Định nghĩa : là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực
hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành
chính tùy theo mức độ vi phạm của họ. Biện pháp cưỡng chế này do một cơ quan,
tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lí vi
phạm hành chính.

2.Ví dụ hành vi chịu tnhc


Vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ cho phép; trốn thuế dưới 100 triệu đồng ...

c.Trách nhiệm dân sự


1.Định nghĩa : là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) phải gánh
chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có
quyền. Biện pháp cưỡng chế phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt
hại.

2. Ví dụ hành vi chịu tnhs


A xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh; B không thực hiện nghĩa vụ thanh
toán tiền thuê nhà đúng hạn
d.Trách nhiệm kỷ luật nhà nước
1. Định nghĩa :
Trách nhiệm kỉ luật nhà nước được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm kỉ luật
nhà nước. Chủ thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật nhà nước có thể phải gánh chịu
như cảnh các biện pháp chế tài pháp luật cáo, hạ bậc lưorng, hạ ngạch, cách
chức, buộc thôi việc, buộc thôi học... Loại trách nhiệm pháp lí này có thể đi kèm
các loại trách nhiệm pháp lí khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính hay
vi phạm dân sự mà đồng thời cũng vi phạm kỉ luật nhà nước.

2 Ví dụ hành vi chịu tnklnn


A là công chức, A không hoàn thành nhiệm vụ gây hậu quả nghiêm trọng

You might also like