You are on page 1of 4

CÁC LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. Trách nhiệm PL hình sự

- Là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với người phạm tội
- Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu hình phạt theo
quy định và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm này sẽ do tòa án áp dụng
đối với những người có hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự
tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp
cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
- Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời
hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều
hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc
nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân,
tịch thu tài sẵn; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính;

Ví dụ: A 18 tuổi vào nhà B lúc B đi vắng để lấy trộm một chiếc xe máy trị giá 18 triệu
động.
Như vậy, A bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản theo quy định của điều 173, Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội trộm cắp tài sản

2. Trách nhiệm PL hành chính


- Là loại trách nhiệm pháp lí do các cơ quan nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm
pháp luật hành chính. Tùy theo tính chất, mức độ, lĩnh vực vi phạm mà chủ thể phải chịu
những chế tài/hậu quả khác nhau. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hành chính có thể phải
gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề... Những biện pháp xử lý hành chính, cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành theo
từng lĩnh vực cụ thể trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trách nhiệm pháp
lí hành chính gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc...
Mức độ xử lý vi phạm hành chính chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-
luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/41958/cac-hinh-thuc-xu-phat-vi-pham-
hanh-chinh#:~:text=C%C4%83n%20c%E1%BB%A9%20%C4%90i%E1%BB%81u
%2023%20Lu%E1%BA%ADt,%C4%91%E1%BB%93ng%20%C4%91%E1%BB%91i
%20v%E1%BB%9Bi%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c.

Ví dụ: Nghĩa vụ phải chịu những hậu quả của chủ thể khi vi phạm pháp luật hành chính
về đất đai (chịu trách nhiệm theo quy định của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về
đất đai và các văn bản khác có liên quan)

3. Trách nhiệm PL kỷ luật


- Là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với cán bộ, công chức,
viên chức, công nhân của cơ quan, tổ chức mình khi họ vi phạm kỉ luật lao động (Trách
nhiệm hình sự, Trách nhiệm dân sự, Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm kỉ luật)
- Đây là trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong một cơ quan, tổ chức, đoàn thể cụ thể.
Trách nhiệm pháp lý kỷ luật buộc chủ thể là cá nhân/tổ chức/tập thể phải chịu trách
nhiệm do có hành vi vi phạm kỷ luật trong học tập, lao động, công tác, phục vụ đã được
ban hành theo quy định pháp luật.
- Trách nhiệm kỉ luật nhà nước được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm kỉ luật nhà
nước. Chủ thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật nhà nước có thể phải gánh chịu các biện pháp
chế tài pháp luật như cảnh cáo, hạ bậc lưorng, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc, buộc
thôi học... Loại trách nhiệm pháp lí này có thể đi kèm các loại trách nhiệm pháp lí khác
nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính hay vi phạm dân sự mà đồng thời cũng vi
phạm kỉ luật nhà nước.
Ví dụ: A là công chức nhà nước nhưng có hành vi, ứng xử thiếu văn hóa trong quá trình
tiếp dân tại trụ sở của cơ quan nhà nước. A bị thủ trưởng (người đứng đầu đơn vị ra quyết
định phạt cảnh cáo theo điều 21, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

4. Trách nhiệm PL dân sự


- Trách nhiệm pháp lý dân sự hay chính là trách nhiệm dân sự là những nghĩa vụ, trách
nhiệm mà bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện. Các vi phạm về nghĩa vụ có
thể là bên vi phạm nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thời hạn/nội
dung, hoặc thực hiện không đầy đủ, hoặc không thực hiện nghĩa vụ (Điều 351 Bộ luật
Dân sự 2015).
Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về một số vấn đề về việc chịu trách nhiệm
dân sự của bên vi phạm nghĩa vụ như sau:
+ Chỉ những chủ thể vi phạm nghĩa vụ và phải có lỗi gây ra vi phạm đó thì mới phải chịu
trách nhiệm dân sự;
+ Trách nhiệm dân sự có thể được miễn trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng (sự
kiện bất khả kháng được quy định theo Bộ luật Dân sự 2015 hoặc do các bên tự thỏa
thuận), hoặc được miễn theo các trường hợp mà các bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định
của pháp luật chuyên ngành đang điều chỉnh quan hệ giữa các bên;
+ Nếu chủ thể vi phạm nghĩa vụ/bên vi phạm nghĩa vụ không có lỗi trong việc thực hiện
nghĩa vụ thì không phải chịu trách nhiệm dân sự;
+ Bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm theo
từng trường hợp cụ thể
- Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm dân sự. Chủ
thể phải chịu trách nhiệm dân sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật
như buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện
nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; phạt vi phạm... Trách nhiệm dân sự cũng có
thể đi kèm các loại trách nhiệm pháp lí khác nếu có hành vi phạm tội, vi phạm hành chính
hay vi phạm kỉ luật nhà nước mà những hành vi này cũng xâm hại đến quyền dân sự của
cá nhân, tổ chức trong xã hội (mà đồng thời cũng vi phạm dân sự).
Ví dụ: A mâu thuẫn cá nhân với B, bèn lên Facebook và các mạng xã hội khác chửi bới,
nói xấu, nhục mạ B. Ở đây, phát sinh trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại do hành
vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm cho B, đồng thời hành vi này có thể bị xử phạt vi
phạm hành chính thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng mức độ vi phạm của A

You might also like