You are on page 1of 52

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON

NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN


I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH

Ðối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt


Nam là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ
bản hình thành trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước, hay nói khác hơn đối tượng
điều chỉnh của luật hành chính là những quan
hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động
chấp hành và điều hành của nhà nước.
II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

mệnh lệnh đơn phương


III. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

Chính phủ
Bộ, cơ quan ngang bộ
Ủy ban nhân dân các cấp
IV. VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Khái niệm
K1 Đ2 Luật XLVPHC 2012:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do
cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước
mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi
phạm hành chính.
2. Các yếu tố cấu thành của VPHC:
a. Mặt khách quan
Mặt khách quan của vi phạm hành chính là
những biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi
phạm hành chính.
Gồm: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân
quả…
Trong đó, hành vi vi phạm là yếu tố bắt
buộc.
b. Mặt chủ quan
Bao gồm: lỗi, mục đích, động cơ của vi
phạm hành chính
- Lỗi: cố ý, vô ý
- Mục đích, động cơ của vi phạm hành
chính là dấu hiệu không bắt buộc phải có
trong mọi cấu thành của mọi loại vi phạm
hành chính.
Các trường hợp loại trừ lỗi:
Tình thế cấp thiết;
Phòng vệ chính đáng;
Sự kiện bất ngờ
Trường hợp bất khả kháng
Không cấu thành VPPL HC
Trong một số trường hợp không cần xem xét
mức độ lỗi. VD: vượt đèn đỏ
c. Chủ thể của VPHC
Chủ thể của VPHC là cá nhân hoặc tổ chức
bao gồm:
Các cơ quan nhà nước;
Các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế;
Các tổ chức nước ngoài hoạt động ở VN
Công dân Việt Nam, người nước ngoài, người
không quốc tịch.
Tất cả các chủ thể nêu trên phải đủ năng lực
trách nhiệm hành chính. (Cá nhân: Tuổi,
khả năng nhận thức)
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử
phạt VPHC về vi phạm hành chính do cố ý;
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt
VPHC về mọi vi phạm hành chính.
- Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về
mọi VPHC do mình gây ra
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài VPHC trong
phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của nước ta thì bị xử phạt hành
chính theo quy định của pháp luật Việt Nam,
trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
d. Khách thể của VPHC
Khách thể của VPHC là các quy tắc quản lý
nhà nước có nội dung xã hội là các quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà
nước được pháp luật quy định và bảo vệ
V. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TNHC là hậu quả pháp lý bất lợi mà
nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân
VPHC phải gánh chịu
Về nguyên tắc trách nhiệm hành chính chỉ đặt ra
khi và chỉ khi có hành vi VPHC.
Ngoại trừ:
- Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Các trường hợp miễn trừ ngoại giao
- Hành vi vi phạm pháp luật đã chuyển hoá thành
tội phạm...
Xử lý VPHC bao gồm xử phạt VPHC và các
biện pháp xử lý HC
1. Xử phạt VPHC
K2, Đ2 Luật XLVPHC:
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người
có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối
với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính theo quy định của pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính
* Đối tượng bị xử phạt VPHC
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị
xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm
hành chính do cố ý
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi
phạm hành chính về mọi vi phạm hành
chính.
- Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về
mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành
chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của nước CHXHCN Việt Nam; trên
tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển
mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước
quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là
thành viên có quy định khác.
* Thẩm quyền xử phạt VPHC
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
- Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng
- Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm
- Cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra
- Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng
vụ đường thuỷ nội địa
- Toà án nhân dân
- Cơ quan thi hành án dân sự
- Cục Quản lý lao động ngoài nước
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự,
cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức
năng lãnh sự của nước CHXHCN Việt Nam ở
nước ngoài
* Thời hiệu xử phạt VPHC
- Thời hiệu xử phạt VPHC là 01 năm
- Một số trường hợp: 02 năm (thuế, phí, lệ
phí, sở hữu trí tuệ...(a,1,6))
- Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế,
gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu
nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật về
thuế.
* Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính
- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì
thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt
hành vi vi phạm
- Đối với vi phạm hành chính đang được thực
hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm
phát hiện hành vi vi phạm.
* Xử phạt vi phạm hành chính

Hình thức
Các
xử phạt chính
Xử Hình
Thức
Phạt
Xử
Vi Hình thức
Phạt
Phạm xử phạt bổ sung
Hành
chính Các biện pháp
Khắc phục hậu quả
Hình thức xử phạt chính và bổ sung
 Nguyên tắc áp dụng:
- Đối với mỗi vi phạm hành chính chỉ bị áp
dụng một hình thức xử phạt chính;
- Có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình
thức xử phạt bổ sung;
- Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp
dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Cảnh cáo
áp dụng:
- Ðối với cá nhân hoặc tổ chức có hành vi
vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình
tiết giảm nhẹ;
- Ðối với mọi hành vi vi phạm hành chính
do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi.
Phạt tiền

- Từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối


với cá nhân, từ 100.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng đối với tổ chức
Lưu ý:
- Khu vực nội thành của TP trực thuộc TW
- Trong từng lĩnh vực có các mức phạt tối đa
riêng.
Phạt tiền
- Trường hợp giảm nhẹ
- Trường hợp tăng nặng
Tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định


xử phạt có hiệu lực thi hành
Tịch thu tang vật, phương tiện
Được sử dụng để vi phạm hành chính

- Sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền,


hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp
đến vi phạm hành chính
- Áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm
trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Trục xuất

Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người


nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước
CHXHCN Việt Nam
* Thẩm quyền:
- Giám đốc Công an cấp tỉnh;
- Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Các biện pháp khắc phục hậu quả

Việc áp dụng các biện pháp này có đặc


điểm:
• Khi có hậu quả thực tế xảy ra hoặc có
khả năng thực tế sẽ xảy ra;
• Áp dụng không kể là trong thời hiệu
hay ngoài thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính.
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình
xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng
không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng
hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm
gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa
phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật
hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao
bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo
đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại
số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy
định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do
Chính phủ quy định.
* Thủ tục xử phạt
* Không lập biên bản:
- Được áp dụng trong trường hợp phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền đến 250 nghìn đồng (Đối
với cá nhân, tổ chức gấp đôi).
- Khi xử phạt không cần lập biên bản mà ra
quyết định phạt tại chỗ
(trừ trường hợp VPHC được phát hiện nhờ
PT, TBKTNV.)
* Có lập biên bản:
- Được áp dụng nếu không thuộc trường hợp
thủ tục đơn giản
- Trong thời hạn pháp luật quy định, người có
thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt
* Không ra quyết định xử phạt trong các
trường hợp:
1. Trong tình thế cấp thiết;
2. Do phòng vệ chính đáng;
3. Do sự kiện bất ngờ;
4. Do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi VPHC không có năng
lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện
hành vi VPHC chưa đủ tuổi bị xử phạt VPHC.
6. Không xác định được đối tượng vi phạm
hành chính;
7. Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt
8. Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích,
tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá
sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử
phạt;
9. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội
phạm.
* Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính
- 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm
hành chính.
Quá thời hạn:
- Không ra quyết định xử phạt
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
- Tịch thu sung vào ngân sách nhà nước
- Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc
loại cấm lưu hành.
Thời hạn thi hành quyết định xử phạt
- 10 ngày
- Nếu quá thời hạn  cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính
Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu
nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền
phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác do cá nhân, tổ chức
khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ
chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
2. Các biện pháp xử lý hành chính
 Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Chủ thể áp dụng: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã
- Thời hạn áp dụng: từ 03 tháng đến 06
tháng.
- Đối tượng áp dụng :
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật
hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật
hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần
trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp,
lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng
mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên
có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành
vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức;
tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của
công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm
trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06
tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự.
 Đưa vào trường giáo dưỡng
- Chủ thể áp dụng: Tòa án nhân dân cấp
huyện
- Thời hạn áp dụng: 06 tháng đến 24 tháng.
- Đối tượng áp dụng :
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại
Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật
hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật
hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần


trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi
trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự
công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Không áp dụng các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành
chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của
bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con
nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
 Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
- Chủ thể áp dụng: Tòa án nhân dân cấp
huyện
- Thời hạn áp dụng: 06 tháng đến 24 tháng
- Đối tượng áp dụng :
- Người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản
của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài;
tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của
công dân, của người nước ngoài;
- Người vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02
lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này
nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Không áp dụng các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành
chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của
bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con
nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
 Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Chủ thể áp dụng: Tòa án nhân dân cấp
huyện
- Thời hạn áp dụng: 12 tháng đến 24 tháng
- Đối tượng áp dụng :
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma
túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà
vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện
pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn
định.
Không áp dụng các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành
chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của
bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con
nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
N (19 tuổi) và M (17 tuổi) đều có năng lực chủ thể hành chính, nhiều lần
gọi điện tới số máy 113 của Đội Cảnh sát phản ứng nhanh báo tin không
đúng sự thật nhằm trêu chọc các chiến sĩ cảnh sát 113 đang làm nhiệm vụ
gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và xử lý cảnh báo của nhân dân về an
ninh trật tự. Hành vi của N và M đã vi phạm hành chính về an ninh, trật tự,
an toàn xã hội quy định tại nghị định 167/2013/NĐ-CP. Chủ thể có thẩm
quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của N và
M với hình thức phạt tiền (không áp dụng tình tiết tăng nặng hoặc giảm
nhẹ).
Hãy xác định:
a. Hình thức quản lý hành chính nhà nước;
b. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước;
c. Thủ tục xử phạt;
d. Mức tiền phạt cụ thể;
e. Thời hiệu xử phạt
đối với hành vi của N và M. Giải thích rõ vì sao trên cơ sở pháp lý (nếu
có).

You might also like