You are on page 1of 3

Nguyễn thị ngọc quyền-QT46B1-2153801015212

Câu 1: Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật theo
quy định hiện hành và ý nghĩa của chúng.
- Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu
xử lý kỷ luật:
+ Công chức là Đảng viên mà vi phạm kỷ luật đến mức bị khai trừ
khỏi Đảng. Ví dụ như tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai
tài sản, thu nhập; Dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng;
Đưa, nhận, môi giới hối lộ; Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi
phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng…
+ Vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Ví dụ như
bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật
Nhà nước, bảo vệ cán bộ, Đảng viên, ngăn chặn tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán
bộ, Đảng viên…
+ Xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
đối ngoại;
+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả
hoặc không hợp pháp.
- Ý nghĩa của việc không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
Nhằm “siết chặt” hơn đối với các chủ thể có những hành vi vi
phạm vô cùng nghiêm trọng. Và cũng hạn chế việc bỏ qua những
hành vi vi phạm vô cùng nghiêm trọng đó. Tránh việc các cá nhân
lợi dụng thời hiệu xử lý kỷ luật để thoát tội, bởi vì thời hiệu xử lý
kỷ luật là thời hạn do Luật cán bộ, công chức quy định mà khi hết
thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị
xem xét xử lý kỷ luật. Việc không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật
cho thấy sự nghiêm khắc và hợp lý hợp tình của của pháp luật.
Mang lại công lý, công bằng cho tất cả các cá nhân, tổ chức bị thiệt
hại.
Câu 2: Hãy chứng minh các biện pháp xử lý hành chính là các biện
pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt.
- Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc
biệt được thể hiện ở bốn tiêu chí sau:
+ Đối tượng áp dụng: Chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam không áp
dụng đối với người nước ngoài và áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp
luật về an ninh trật tự an toàn xã hội mà không phải là tội phạm.
+ Tính chất: nghiêm khắc hơn so với các biện pháp xử phạt hành chính,
phòng ngừa hành chính , ngăn chặn đảm bảo xử lý vi phạm hành chính
và trách nhiệm hành chính. Biện pháp xử lý hành chính là nhằm mục
đích răn đe, định hướng hành vi con người và hy vọng có thể uốn nắn,
cho họ trở thành người có ích cho xã hội. Giới hạn của biện pháp xử lý
hành chính rất hẹp khi áp dụng với những cá nhân có nhiều lần vi phạm
hành vi vi phạm hành chính về an ninh, trật tự. an toàn xã hội nhưng
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Thể hiện ở chỗ, các cá nhân
này có thể là các chủ thể mà trên thực tế có dấu hiệu của tội phạm nhưng
mà chưa thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành nên tội phạm cho nên
không phải là tội phạm, mà không phải là tội phạm nên không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự nhưng cũng không bị xử phạt vi phạm hành
chính bởi vì hành vi của các chủ thể đó không phải là vi phạm hành
chính. Hoặc có những chủ thể có những hành vi vi phạm hành chính
nhưng các hành vi của họ lặp đi lặp lại nhiều lần có tính hệ thống và
phản ánh rằng nhân thân của họ có vấn đề và sự có mặt của họ là đe dọa
đối với cộng đồng, cho nên phải áp dụng những biện pháp nghiêm khắc
hơn so với xử phạt vi phạm hành chính đó là các biện pháp xử lý hành
chính.
+ Thẩm quyền áp dụng: Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành
chính thuộc về cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan tư pháp.
+ Trình tự thủ tục: Thủ tục thực hiện hoàn toàn do cơ quan hành chính
nhà nước tiến hành hoặc do cơ quan hành chính nhà nước tiến hành một
phần và có sự tham gia của cơ quan tư pháp.

You might also like