You are on page 1of 4

Bài tập nhỏ số 3

HÃY CHỨNG MINH CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÍ HÀNH CHÍNH LÀ CÁC


BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT

1. Cưỡng chế hành chính là gì ?


Cưỡng chế hành chính là bắt buộc phải thi hành một mệnh lệnh, quyết định
hành chính. Là biện pháp do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đối với cá
nhân hay tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng không tự nguyện chấp
hành quyết định xử phạt. Được thực hiện bởi những người có thẩm quyền được
pháp luật quy định.
Cưỡng chế hành chính là một nhóm có tính độc lập trong hệ thống cưỡng
chế nhà nước nói chung. Cưỡng chế hành chính cùng với các nhóm cưỡng chế hình
sự, cưỡng chế dân sự và cưỡng chế kỷ luật hình thành nên hệ thống cưỡng chế nhà
nước. Cưỡng chế hành chính là một hiện tượng pháp lý có tính độc lập và có
những đặc điểm riêng.
Trong thực tế cuộc sống, việc thi hành và áp dụng các biện pháp cưỡng chế
hành chính chắc hẳn vẫn tiềm ẩn những nguy cơ xâm phạm đến quyền con người
đối với các đối tượng bị áp dụng. Tuy nhiên, các biện pháp cưỡng chế hành chính
này cũng đồng thời là một công cụ để Nhà nước ta đảm bảo quyền con người, áp
dụng với các đối tượng phi phạm hoặc đe dọa vi phạm pháp luật, xâm phạm đến
quyền con người.

2. Biện pháp xử lí hành chính.


Biện pháp xử lí hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm. Bao
gồm các biện pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trại giáo dưỡng; đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Ngoài ra, còn có biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp
mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành
chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm
hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình (khoản
3, khoản 4 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

3. Các biện pháp xử lí hành chính và cưỡng chế hành chính đặc biệt.

1
Nguyễn Ngọc Minh Thư - 2153801015252
Bài tập nhỏ số 3

Để chứng minh các biện pháp xử lí hành chính là các biện pháp cưỡng chế
hành chính đặc biệt, trước hết chúng ta phải đi vào xem xét 4 khía cạnh so sánh
sau: đối tượng áp dụng; tính chất; thẩm quyền; trình tự thủ tục.

a/ Đối tượng áp dụng:


- Cưỡng chế hành chính: Được áp dụng và thực hiện trong lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nước. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cá nhân, tổ
chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử
phạt; Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho
cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (trong trường hợp khẩn cấp, cần
khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, cơ
quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ
chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả).
- Các biện pháp xử lí hành chính: Chỉ áp dụng với cá nhân trong nước. Các
biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài (khoản 2
Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính chỉ áp dụng đối với cá nhân khi có nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc
không có vi phạm hành chính

b/ Tính chất
- Cưỡng chế hành chính: vừa mang tính chất bảo vệ pháp luật, vừa mang
tính chất thực hiện pháp luật. Không phải biện pháp cưỡng chế nào cũng chỉ áp
dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra, mà có thể áp dụng ngay cả khi không có vi
phạm xảy ra như biện pháp phòng ngừa hành chính.
- Các biện pháp xử lí hành chính: bản chất của hoạt động này là nhằm mục
đích răn đe, định hướng hành vi con người và hi vọng có thể uốn nắn, cho họ trở
thành người có ích cho xã hội. Giới hạn của biện pháp xử lý hành chính rất hẹp khi
áp dụng với những cá nhân có nhiều lần vi phạm hành vi vi phạm hành chính về an
ninh, trật tự. an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

c/ Thẩm quyền
- Cưỡng chế hành chính: thẩm quyền cưỡng chế hành chính là một chế định
pháp lý bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của
những chức danh có thẩm quyền trong việc quyết định áp dụng các biện pháp
cưỡng chế. Thẩm quyền cưỡng chế hành chính chỉ phát sinh khi cá nhân, tổ chức
2
Nguyễn Ngọc Minh Thư - 2153801015252
Bài tập nhỏ số 3

bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt. Điều này đồng nghĩa
với việc, nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã tự nguyện chấp hành đầy đủ
các nội dung của quyết định xử phạt thì thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt sẽ không phát sinh trên thực tế. Qua đó, có thể thấy thẩm quyền cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt là loại thẩm quyền phát sinh không thường xuyên.
Thẩm quyền cưỡng chế hành chính chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan, người
có thẩm quyền quản lý hành chính. Ngoài ra, Tòa án cũng có thẩm quyền áp dụng
cưỡng chế hành chính trong những trường hợp nhất định như vi phạm hành chính
đối với những hành vi gây rối trật tự phiên tòa.
- Các biện pháp xử lý hành chính: Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý
hành chính thuộc về cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan tư pháp. Điều 105
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khoản 1 Điều 7 Nghị định 120/2021/NĐ-CP
quy định:
“- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cụ thể:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân
cấp xã) nơi người vi phạm cư trú;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa
thành niên không có nơi cư trú ổn định đặt trụ sở;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên có
hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối, không có nơi cư trú ổn định.
- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc.”

d/ Trình tự thủ tục


- Cưỡng chế hành chính: Phần lớn được áp dụng theo thủ tục hành chính.
Tuy nhiên cũng có một vài biện pháp cưỡng chế hành chính áp dụng theo thủ tục tố
tụng tư pháp, bởi cơ quan Tòa án. Đây là biện pháp xử lý hành chính có tính cưỡng
chế cao, tước quyền tự do của công dân trong thời gian tương đối dài. Vì vậy để
đảm bảo tính công khai, minh bạch dân chủ, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế
hành chính này cần được xem xét, quyết định bởi cơ quan tư pháp, theo trình tự tố
tụng tư pháp chặt chẽ.

3
Nguyễn Ngọc Minh Thư - 2153801015252
Bài tập nhỏ số 3

- Biện pháp xử lí hành chính: Thủ tục thực hiện hoàn toàn do cơ quan hành
chính nhà nước tiến hành hoặc do cơ quan hành chính nhà nước tiến hành một
phần và có sự tham gia của cơ quan tư pháp

* Kết luận:
- Qua phân tích so sánh 4 khía cạnh nêu trên, xét thấy có sự tương đồng giữa
xử lí hành chính và cưỡng chế hành chính, vì thế ta có thể xem các biện pháp xử lí
hành chính là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt nhưng có phạm vi điều
chỉnh hẹp hơn. Bởi xử lí hành chính đối với các cá nhân vi phạm pháp luật về an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, tuy nhiên lại chưa phải là tội phạm. Bao gồm các biện
pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trại giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Các biện pháp xử lí hành chính
này là những biện pháp mang tính cưỡng chế, bắt buộc các cá nhân vi phạm phải
vào các trung tâm, cơ sở giáo dục, cai nghiện,…
- Trong pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính có quy định về “biện pháp hành
chính khác”, thực chất đây chính là “biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt”. Sở
dĩ là “biện pháp hành chính” vì chúng do luật hành chính quy định. Là “biện pháp
cưỡng chế hành chính đặc biệt” vì chúng có tính cưỡng chế rất đặc biệt, cao hơn tất
cả các biện pháp cưỡng chế hành chính khác, bởi nó hạn chế quyền tự do – một
quyền cơ bản của người. Đánh vào nhu cầu cơ bản của con người, các biện pháp
cưỡng chế đặc biệt này mang tính cưỡng chế cao nhất và hiệu quả nhất.

4
Nguyễn Ngọc Minh Thư - 2153801015252

You might also like