You are on page 1of 2

ÔN TẬP BÀI CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

1. Cưỡng chế hành chính được áp dụng ngay cả khi không có vi phạm hành chính.
2. Cưỡng chế hành chính có thể áp dụng theo thủ tục tư pháp.
3. “Xử phạt vi phạm hành chính” và “cưỡng chế hành chính” là hai thuật ngữ đồng
nghĩa.
4. Thẩm quyền cưỡng chế hành chính không thuộc về tất cả các chủ thể quản lý nhà
nước.
5. Biện pháp phòng ngừa hành chính chỉ bao gồm các biện pháp bắt buộc trực tiếp.
6. Biện pháp phòng ngừa hành chính được áp dụng chỉ nhằm mục đích phòng ngừa
những vi phạm hành chính.
7. Trưng dụng tài sản công dân không phải là biện pháp ngăn chặn hành chính.
8. Mọi trường hợp khám người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định bằng
văn bản.
9. Mọi cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính đều có thể bị áp dụng biện
pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có quyền quyết định tạm giữ người theo
thủ tục hành chính.
11. Chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ có quyền tạm giữ người theo thủ tục
hành chính.
12. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong tất cả các trường
hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi vi phạm.
13. Trong mọi trường hợp, người ra quyết định tạm giữ người đều phải thông báo
cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của người tạm giữ biết.
14. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính có thể hơn 48 giờ, kể từ thời
điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
15. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có
hành vi vi phạm như gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
16. Trưởng công an cấp xã có thẩm quyền tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm
hành chính theo thủ tục hành chính.
17. Biện pháp áp giải người vi phạm có thể được thực hiện bởi công dân.
18. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong
trường hợp tang vật, phương tiện đó có giá trị lớn.
19. Chỉ người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính mới có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng
để vi phạm hành chính.
20. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ
để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, người vi phạm vẫn có thể giữ phương tiện dưới
sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

You might also like