You are on page 1of 5

CHƯƠNG 7: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.Phó Giám đốc Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm.


Sai theo NĐ 24/2014/NĐ-CP giám đốc sở do chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm
2. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy
viên Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phê chuẩn.
Đúng theo khoảng 2 Điều 22 Luật TCCQĐP 2015 chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phê chuẩn kết
quả bầu chủ tịch UBND cấp huyện
3.Cơ quan chuyên môn được tổ chức giống nhau ở tất cả các địa phương.
Sai theo Điều 9 NĐ 24/2014 NĐ-CP Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước
về: Công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (đối với những tỉnh có đường biên
giới). Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác dân tộc.
cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh như trên, còn có một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành
chính cấp huyện:

 Phòng Quản lý Đô thị

 Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

 Phòng Công Thương

 Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo (căn cứ vào các điều kiện cụ thể của
từng huyện đảo, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định
số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện đảo)

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đúng vì theo quy định của Luật ban hành VBQPPL năm 1996, sửa đổi BS năm 2002
và 2008 thì chỉ có QH, UBTVQH
5.Tất cả thành viên Chính phủ đều do Quốc hội bầu ra và phải là Đại biểu Quốc
hội.
Sai ko nhất thiết phải là Đại biểu quốc hội
6. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo.
Sai  Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc, cơ quan hành chính nhà nước được
chia thành cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng tập thể
lãnh đạo và cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng cá
nhân đứng đầu lãnh đạo.
7. Thành viên Chính phủ đương nhiên là Đại biểu Quốc hội.
Sai. Ko nhất thiết là đại biểu quốc hội
8. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước có đơn vị cơ sở trực thuộc.
Sai . chính phủ còn có các cơ quan trực thuộc (không phải cơ quan hành chính) hiện tại bao
gồm: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ,Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Thông tấn xã Việt Nam Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
9. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ.
Sai theo khoảng 2 Điều 2 Luật TCCP 2015 cơ cấu gồm các bộ, cơ quan ngang bộ
10. Tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh đều tổ chức cơ quan chuyên môn với tên
gọi như nhau.
Đúng theo khoản 1 Điều 1 NĐ 24 Nghị định này quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

CHƯƠNG 8: CÁN BỘ, CÔNG CHỨC


1.Khi xử lý công chức bằng hình thức khiển trách thì không cần thành lập Hội
đồng kỷ luật.
Sai theo khoảng 2 Điều 25 NĐ 112
2. Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là công chức nhà nước.
Sai không phải là công chức NĐ 6/2010 NĐ-CP
3.Công chức không bao giờ làm việc trong cơ quan thuộc quân đội nhân dân,

công an nhân dân.P Ngư

Sai Điều 10 NĐ 6/2010 NĐ-CP Người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng được
xác định là công chức.
4. Ngạch cán bộ thể hiện trình độ và thâm niên công tác của cán bộ.
Sai
5.Khi công chức thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì chỉ bị xử phạt vi
phạm hành chính mà không bao giờ bị xử lý kỷ luật.
SaiĐiều 29, Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, ngày 12/02/2020 quy định, hình thức kỷ luật
buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm
trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây: Giữ lại vụ vi phạm có dấu
hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính; Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi
phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Chống đối, cản trở người
làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan
kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra; Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn
chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
6.Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Giám đốc Sở Tư pháp là Bộ trưởng
Bộ Tư pháp.
Sai giám đốc sở tư pháp là công chức nên theo điều 24 NĐ 112 Đối với công chức giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm
tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
7. Việc tuyển dụng công chức chỉ được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển hoặc
xét tuyển.

Sai Điều 19 – Nghị định 24/2010/NĐ-CP.Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức và yêu cầu công việc, người
đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối
với các trường hợp đặc biệt sau:
c) Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành,
lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc
làm cần tuyển dụng.
8.Không được họp hội đồng kỷ luật trong mọi trường hợp vắng mặt cán bộ, công
chức vi phạm.
Sai các trường hợp ko thành lập hội đồng kỷ luật bao gồm công chức vi phạm pháp luật
bị Toà án phạt tù mà không hưởng án treo
9.Biện pháp tạm đình chỉ công tác có thể được người có thẩm quyền áp dụng
trong thời gian đang xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm pháp
luật.
Khoảng 1 Điều 81 Luật cán bộ công chức 2008 Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán
bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý
kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây
khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày,
trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ,
công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời
gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do

Đúng khoản 3 Điều 79 Luật cán bộ công chức Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà
không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc  kể từ ngày bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ
nhiệm.

CHƯƠNG 17: KHÁI QUÁT VỀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

1. Biện pháp phòng ngừa hành chính chỉ bao gồm các biện pháp bắt buộc trực tiếp.

Sai bao gồm biện pháp bắt buộc trực tiếp và biện pháp hạn chế quyền

2.Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp khắc

phục hậu quả.

Đúng Điều 1 NĐ 166/2013 Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết
định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường
hợp không áp dụng xử phạt 
3.Biện pháp phòng ngừa hành chính được áp dụng chỉ nhằm mục đích phòng ngừa
những vi phạm hành chính.
Sai mục đích là để phòng ngừa vi phạm pháp luật hoặc phòng ngừa những hiểm hoạ
có thể xảy ra
4.Trưng dụng tài sản công dân không phải là biện pháp ngăn chặn hành chính.
Đúng
5..Mọi trường hợp khám người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định bằng
văn bản.
Sai theo khoản 3 Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính Việc khám người phải có
quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2
khoản 2 Điều này.
6.Mọi cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính đều có thể bị áp dụng biện

pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Sai Điều 102 Luật Hải quan 2014

7.Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ

tục hành chính.

Sai theo Điểm a khoản 1 Điều 123 chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã mới có quyền quyết
định tạm giữ người

8.Chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ có quyền tạm giữ người theo thủ tục

hành chính.

Sai Theo Điều 11 Nghị định 112 năm 2013 của Chính Phủ thì việc tạm giữ người theo
thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi sau:
Gây rối trật tự công cộng; Gây thương tích cho người khác; Người có hành vi bạo lực
gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc dù đã bị nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.
9.Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong tất cả các trường
hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi vi phạm.
Sai theo Điều 102 Luật Hải quan 2014
10.Trong mọi trường hợp, người ra quyết định tạm giữ người đều phải thông báo cho
gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của người tạm giữ biết.
Sai thông báo cho gia đình tổ chức nơi làm việc hoặc học tập , thông báo cho cha mẹ
người giám hộ

You might also like