You are on page 1of 3

Họ và tên: Trầm Minh Khánh

Lớp: HC48A2

Mssv: 2353801014081

1) Công dân có hai quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Pháp được
đăng ký dự tuyển công chức.

- Nhận định là sai

- Giải thích: Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 36 người có một quốc tịch là quốc tịch
Việt Nam mới được đăng kí dự tuyển công chức. Người có hai quốc tịch là quốc tịch
Việt Nam và quốc tịch Pháp không được đăng ký dự tuyển công chức.

2) Kết quả thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức chỉ được sử dụng để
đăng ký tham gia tuyển dụng công chức tại các cơ quan hành chính nhà
nước.

- Nhận định là sai

- Giải thích: Theo khoản 2 Điều 8 và điểm a, c khoản 3 Điều 14 Nghị định
138/2020/NĐ-CP quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và
khoản 1, 2, 3 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định vê kiểm định chất lượng
đầu vào công chức. Kế quả thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức được sử dụng
với nhiều mục đích khác nhau như: thay thế cho kết quả thi tuyển dụng công chức cho
các vị trí có yêu cầu trình độ thấp hơn khi đăng ký dự tuyển công chức phù hợp với
yêu cầu tuyển dụng, căn cứ vào kết quả để đánh giá quy định điều kiện đăng ký dự
tuyển công chức và tổ chức thi vòng 2 đối với người đạt kết quả kiểm định.

3) Công chức cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức tuyển dụng.

- Nhận định là sai

- Giải thích: Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam căn cứ vào Điều 9 Nghị
định số 138/2020/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền tổ chức
tuyển dụng công chức cấp xã, chứ không phải Chủ tịch UBND cấp xã.

4) Mọi trường hợp cán bộ, công chức đã nghỉ hưu hoặc thôi việc sẽ không bị xử
lý kỷ luật.

- Nhận định là sai

- Giải thích: Căn cứ Điều 84 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 18
Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 Cán bộ, công chức đã
nghỉ hưu, thôi việc vi phạm trong thời gian đương chức thì vẫn bị xử lý kỷ luật theo
quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi
vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
5) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Giám đốc Sở Tư pháp là Bộ
trưởng Tư pháp.

- Nhận định là sai.

- Giải thích: Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam căn cứ vào Điều 20
Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm
quyền xử lý kỷ luật đối với Giám đốc Sở Tư pháp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chứ không phải Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

6) Có thể áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với Chánh án tòa án
nhân dân tối cao.

- Nhận định là đúng:

- Giải thích: Chánh án tòa án nhân dân tối cao là công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản
lý thế nên căn cứ theo Điều 7 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP Chánh án tòa án nhân
dân tối cao có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

7) Thời hạn ra quyết định xử lý kỷ luật công chức phải nằm trong thời hiệu xử
lý kỷ luật công chức.

- Nhận định là sai

- Giải thích: Không phải là thời hạn, mà ngược lại là thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn
do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm
không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có
hành vi vi phạm.

8) Hình thức kỷ luật cảnh cáo được áp dụng trong mọi trường hợp viên chức có
hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng.

- Nhận định là sai

- Giải thích: Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP hình thức
kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các
trường hợp có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong
các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này, không phải là cho mọi trường
hợp.

9) Tất cả người được tuyển dụng vào viên chức đều phải thực hiện chế độ tập
sự trong thời hạn 12 tháng.

- Nhận định là sai

- Giải thích: Căn cứ khoản 5 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì người được
tuyển dụng vào viên chức không phải thực hiện chế độ tập sự trong những trường hợp
sau:
- Được bố trí làm công việc theo đúng chuyên ngành được đào tạo và theo đúng
chuyên môn, nghiệp vụ của công việc trước đây đã đảm nhiệm.

- Thời gian công tác làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm
theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu không liên
tục thì được cộng dồn), bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng.

10) Viên chức đang trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi thì được miễn trách nhiệm kỷ luật.

- Nhận định là đúng


- Giải thích: Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày
14/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định về các trường hợp
chưa xem xét xử lý kỉ luật thì: cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời
gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công
chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất
khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

You might also like