You are on page 1of 4

ĐỀ LẺ: MÔN PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ, HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ QUY TẮC

ĐẠO ĐỨC, ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: B. Điều 65.5 Luật Luật sư, K2 Điều 15 Luật Luật sư

Câu 2: D. Điểm c, i, b Điều 18.1 Luật Luật sư

Câu 3: D. Điểm đ, c, d Điều 21.2 Luật Luật sưs

Câu 4: C. Điều 25.1, 25.2 Luật Luật sư, Quy tắc 9.1 và Quy tắc 7.1

Câu 5: A. Điều 14.1 Luật Luật sư & Điều 8.1 Thông tư 10/2021/TT-BTP

Câu 6: B. Điều 2.1 NĐ 123/2013

Câu 7: D. Điểm đ Điều 21.2 Luật Luật sư, Điều 4 NĐ 123/2013

Câu 8: B. Điều 33, 34 Luật Luật sư, Điều 14.1 NĐ 123/2013

Câu 9: A (nếu theo Điều 17.1 NĐ 123/2013) or D (nếu theo Điều 1.3 NĐ 137/2018 sđ, bs NĐ
123/2013)

A. Điểm c,d Điều 17.1 VBHN 4529/VBHN-BTP

Câu 10: D. Điều 18.1 NĐ 123/2013

Câu 11: D. Điều 17 NĐ 123/2013 sđ, bs bởi NĐ 137/2018, Điều 30.3 VBHN 4529/VBHN-BTP

Câu 12: B. Điều 14.1 Luật Luật sư

Trước đây quy định tại Khoản 2 Điều 43 NĐ 123/2013, nay Đđã bị bãi bỏ quy định chuyển tiếp tại
NĐ 123/2013 cũ. Câu này không có đáp án.

Câu 13: A. Điều 4.1 TT 19/2013

Điều 4.1 TT 10/2021/TT-BTP (hiệu lực từ 25/01/2022)

Câu 14: B. Điều 4.2 TT 19/2013

Điều 4.2 TT 10/2021/TT-BTP (hiệu lực từ 25/01/2022)

Câu 15: D. Điều 4.3 TT 19/2013

Điều 4.3 TT 10/2021/TT-BTP (hiệu lực từ 25/01/2022)

Câu 16: D. Điều 4.3 TT 19/2013. Câu này đã bỏ giới hạn ủy quyền theo Thông tư mới.

Câu 17: B. Điều 5.2 TT 19/2013

Điều 5.2 TT 10/2021/TT-BTP (hiệu lực từ 25/01/2022)


Câu 18: C. Điều 6.1 TT 19/2013 hoặc Điều 1.5 Luật Luât sư sđ 2012

Điều 10.1 TT 10/2021/TT-BTP (hiệu lực từ 25/01/2022)

Câu 19: B. Điều 9.2 TT 19/2013

Câu 20: A. Điều 10.6 TT 19/2013

Điểm e Điều 12.2 TT 10/2021/TT-BTP (hiệu lực từ 25/01/2022)

Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BTP

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1: Mối quan hệ giữa luật sư hướng dẫn với người tập sự hành nghề luật sư

Quy tắc số 24 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt nam

- Luật sư hướng dẫn phải tận tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, đối xử tôn trọng với người tập sự
hành nghề luật sư: người tập sự hành nghề luật sư là những người còn khá bỡ ngỡ đối với
các công việc thực tế của một Luật sư. Do đó, luật sư hướng dẫn với tư cách là một người đi
trước có trách nhiệm chỉ dạy, đưa ra các lời khuyên cho người tập sự một cách tận tâm,
nhiệt tình, và trách nhiệm. Đồng thời Luật sư hướng dẫn phải đối xử tôn trọng với người tập
sự, không thể vì người tập sự thiếu kinh nghiệm mà có thái độ xem thường.
- Luật sư hướng dẫn không được:
+ Phân biệt đối xử với những người tập sự hành nghề luật sư: mỗi cá nhân tập sự cần được
đối xử ngang nhau, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không bị phân biệt đối xử về giới tính,
tôn giáo, điều kiện kinh tế, ngoại hình, …
+ Đòi hỏi tiền bạc, lợi ích khác từ người tập sự hành nghề luật sư: khi tiếp nhận tập sự cũng
như trong quá trình hướng dẫn tập sự, luật sư hướng dẫn cần dựa vào điều kiện tiếp nhận
tập sự tại Điều 3 TT 19/2013 và sự phù hợp của người tập sự đối với yêu cầu công việc để
ra quyết định tiếp nhận tập sự. Luật sư hướng dẫn không được có hành vi yêu cầu người
tập sự phải trả một khoản tiền hoặc mang lại các lợi ích khác cho mình khi tiếp nhận, hướng
dẫn tập sự.
+ Lợi dụng tư cách luật sư hướng dẫn để buộc người tập sự hành nghề luật sư phải làm
những việc không thuộc phạm vi tập sự nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân của luật sư hướng
dẫn: trong quá trình tập sự, luật sư hướng dẫn có quyền phân công công việc cho người tập
sự để giúp người tập sự cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng tham gia tố tụng, kỹ năng tư
vấn pháp luật, kỹ năng đại diện ngoài tố tụng, thực hiện dịch vụ pháp lý khác, kỹ năng quản
trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư cũng như việc thực hiện quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Đây được coi là phạm vi tập sự của người tập sự. Luật sư
hướng dẫn buộc người tập sự phải làm những công việc phục vụ cho lợi ích cá nhân, không
thuộc phạm vi tập sự như pha trà, rót nước, quét dọn, đưa đón người nhà là hành vi là
không phù hợp với quy tắc đạo đức hành nghề luật sư.
+ Xác nhận không phù hợp với quy định pháp luật và quy định tập sự hành nghề luật sư và
Hồ sơ thực hành để người tập sự hành nghề luật sư được tham gia kiểm tra kết quả tập sự
hành nghề luật sư: Luật sư hướng dẫn có trách nhiệm nhận xét báo cáo của người tập sự,
trong đó nêu rõ các ưu điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành
nghề, ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức kỷ luật, việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư Việt Nam của người tập sự. Việc nhận xét phải dựa trên tinh thần khách
quan, căn cứ vào kết quả công việc thực tế của người tập sự, không được có hành vi nhận
xét không phù hợp nhằm giúp người tập sự được tham gia kết quả tập sự hành nghề luật
sư.

Câu 2:

a) Hành vi hứa bảo đảm kết quả H không bị ở tù của luật sư A đã vi phạm Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư số 9.8: “Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những
nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư”.

Thực tiễn cho thấy trong quá trình hành nghề, thương thảo ký kết hợp đồng dịch vụ với
khách hàng, Luật sư thường bối rối trước các câu hỏi thăm dò của khách hàng như vụ việc
có thắng kiện được không? Tỷ lệ/ khả năng là bao nhiêu? Hành vi vi phạm này bị tuyên bao
nhiêu năm tù giam?… Không ít Luật sư đã đưa ra những khẳng định, hứa hẹn vượt ngoài
tầm kiểm soát của Luật sư, thậm chí sẵn sàng cam kết, hứa hẹn kết quả vụ việc để thu
được thù lao cao hơn.

Việc hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả là một hành vi sai phạm có tính chất nghiêm trọng
bởi: Thứ nhất, hành vi này đã vi phạm những chuẩn mực, thước đo ứng xử và đạo đức nghề
nghiệp trong Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Thứ hai, việc
hứa hẹn cam kết bảo đảm vụ việc là hành vi đi ngược lại thực tế khách quan do một vụ án
có thể sẽ phải qua nhiều cấp xét xử. Luật sư hay thậm chí cả thẩm phán cũng không có
quyền quyết định bản án mà thẩm quyền này thuộc về hội đồng xét xử. Cho dù một Luật sư
có khả năng chuyên môn giỏi và bề dày kinh nghiệm đến đâu, cũng không thể khẳng định
chắc chắn mức án hay kết quả của vụ án. Chỉ có bản án có hiệu lực của Tòa án nhân dân có
thẩm quyền mới quy định được các vấn đề này.

b) Trước hết, Luật sư A hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc đã là hành vi vi phạm quy
tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư. Sau đó, A còn cho rằng mình đã thực hiện đúng
hợp đồng và không trả lại tiền cho người nhà của H thì đây là hành vi rũ bỏ trách nhiệm đã
cam kết của mình, sai càng thêm sai. Luật sư A tối thiểu nên trả lại một nửa số tiền đã nhận
theo yêu cầu của người nhà của H. Ngoài ra Luật sư A còn phải chịu phạt theo Điều 85.1
Luật Luât sư, Luật sư vi phạm quy định của quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
Việt Nam thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật
sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;

d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

You might also like