You are on page 1of 5

KHOA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP


THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
***
BỘ BÀI TẬP 2023
ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT

Đối tượng: Sinh viên Khoá 47 Ngành Luật thương mại quốc tế
Phương thức chọn bài tập: Mỗi nhóm chọn 01 bài (các nhóm không được chọn
bài trùng nhau)
Phương thức nộp bài: Sinh viên nộp bài tập nhóm cho Bộ môn.
Hình thức: File bài tập (gồm bìa, danh sách nhóm và đánh giá mức độ tham gia
làm bài tập nhóm, nội dung bài) được nộp theo định dạng pdf (Xem thêm yêu cầu
về hình thức trong đề cương môn học)
Lưu ý: Bài đạo văn sẽ bị trừ điểm theo quy định của Nhà trường

Đề số 1
Abraham Lincoln cho rằng: “Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo
đức là pháp luật ẩn giấu bên trong”. Hãy trình bày quan điểm của nhóm về vấn đề
này.
Đề số 2
A và B là hai đối tác trong nhiều hợp đồng mua bán hàng hoá trong suốt nhiều
năm, tuy nhiên sau đó hai bên xảy ra tranh chấp vì lý do bên B mất khả năng thanh
toán tiền hàng, nên công nợ lớn. Sau nhiều lần thương lượng không thành công, A
đã đến văn phòng luật sư và đề nghị Luật sư C bảo vệ quyền lợi của mình. C và A đã
ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý để Luật sư C sẽ hỗ trợ pháp lý và đại diện cho A
trước phiên toà giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá với B. Một tháng
sau, luật sư C thông báo cho A rằng do bận việc nên không thể tiếp tục hỗ trợ pháp
lý cho A được và yêu cầu thanh lý hợp đồng. Hai bên đồng ý thanh lý và A trả cho
luật sư C 10 triệu đồng tiền chi phí 1 tháng của hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hai tháng
1
sau, khi tham dự phiên toà, A bất ngờ gặp luật sư C cũng tham gia phiên toà sơ thẩm
nhưng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của B.
Hỏi:
1. Luật sư C có vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt
Nam không? Giải thích tại sao?
2. Nếu là luật sư C trong tình huống trên, anh/chị sẽ xử lý như thế nào?
3. So sánh và bình luận quy tắc Xung đột về lợi ích trong Bộ Quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam 2019 và Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề
nghiệp luật sư Hoa Kỳ (ABA Model Rules of Professional Conduct).
Đề số 3
K là kiểm tra viên công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tới
năm 2022. Trong thời gian công tác tại đây, K từng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức
khiển trách vì không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng
vào năm 2019.
Sau khi thôi việc tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, vào năm 2023,
K trở thành người tập sự hành nghề luật sư tại Văn phòng Luật sư New Sun dưới sự
hướng dẫn của Luật sư P – Phó trưởng Văn phòng. Trong quá trình làm việc tại đây,
K được tham gia hỗ trợ Luật sư P trong nhiều vụ việc tư vấn cho khách hàng. Công
việc chủ yếu của K là nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu để Luật sư P làm việc và
tư vấn cho khách hàng. Sau hai tháng từ khi bắt đầu tập sự, K được Luật sư P tin
tưởng và giao thực hiện thay toàn bộ công việc trong một số vụ việc của khách hàng;
thậm chí, K còn được tư vấn cho khách hàng dưới danh nghĩa của Luật sư P. Sau đó,
K bắt đầu lấy danh nghĩa là “luật sư của Văn phòng Luật sư New Sun” và chủ động
nhận tư vấn nhiều vụ việc cho khách hàng mà không thông qua Văn phòng cũng như
Luật sư P.
Cũng với danh nghĩa luật sư như trên, K nhận bảo vệ quyền lợi cho chồng của
bà A – người này đang bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên sau đó,
K nhận thấy bản thân khó thực hiện được ủy thác của khách hàng nên đã nhờ Luật
sư P giúp đỡ. Khi biết được việc làm của K và khoản thù lao lớn mà bà A hứa trả
cho K, Luật sư P yêu cầu: Luật sư P sẽ “âm thầm” giúp đỡ K, không cần để bà A

2
biết Luật sư P có tham gia vào vụ việc này, sau khi công việc kết thúc K phải chia
cho Luật sư P một nửa thù lao nhận được từ bà A.
Hãy chỉ ra các hành vi sai phạm của K và Luật sư P trong tình huống trên.
Đề số 4
Bình luận về câu nhận định trong Bộ quy tắc ứng xử của thẩm phán Hoa Kỳ:
“Deference to the judgments and rulings of courts depends on public confidence in
the integrity and independence of judges”, phần bình luận Nguyên tắc 1. Liên hệ và
so sánh với những chuẩn mực đạo đức của thẩm phán quy định tại Quy tắc ứng xử
và đạo đức của thẩm phán Việt Nam.
Nguồn:
(https://www.uscourts.gov/sites/default/files/code_of_conduct_for_united_states_jud
ges_effective_march_12_2019.pdf).
Đề số 5
Bà K (khách hàng) và ông H (luật sư) có giao kết một hợp đồng dịch vụ. Theo
hợp đồng, luật sư H sẽ làm đại diện theo ủy quyền cho bà K trong vụ kiện dân sự đòi
nợ trị giá 350 triệu đồng, thù lao là 10% giá trị tài sản, tương ứng 35 triệu đồng.
Trong đó, bà K đã tạm ứng cho luật sư H 10 triệu đồng và cam kết khi có kết quả xét
xử sẽ giao đủ 25 triệu đồng. Luật sư H cũng hứa hẹn chắc chắn sẽ đòi được tiền từ
người vay tiền của bà K vì luật sư H có nhiều mối quan hệ tốt với các thẩm phán và
chuyên viên thi hành án.
Trước khi khởi kiện, người vay tiền đã trực tiếp trả cho bà K số tiền 50 triệu
đồng, nên bà K đề nghị sửa đổi hợp đồng với luật sư H: số tiền đòi nợ thay đổi từ
350 triệu còn 300 triệu và thù lao cho luật sư H cũng thay đổi. Luật sư H không
đồng ý và yêu cầu bà K phải chia đôi số tiền 300 triệu đồng, bà K không đồng ý.
Luật sư H tiếp tục đưa ra yêu cầu nhận thù lao 30% số tiền 300 triệu đồng, bà K tiếp
tục không đồng ý. Sau đó luật sư H thông báo từ chối nhận vụ việc của bà K. Khi
thấy bà K phản đối mạnh mẽ, luật sư H thông báo tiếp tục nhận vụ việc và yêu cầu
bà K đưa thêm 10 triệu để nộp tạm ứng án phí.
Sau một thời gian chờ đợi, bà K không thấy tòa triệu tập đã tự tìm hiểu thông
tin và được biết luật sư H vẫn chưa nộp tạm ứng án phí và vụ tranh chấp của bà đã
hết thời hiệu khởi kiện.
3
Theo quan điểm của nhóm luật sư H có vi phạm các chuẩn mực đạo đức theo
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam hay không? Giải thích
vì sao?
Đề số 6
Trong cuộc vận động tranh cử của một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, một
thẩm phán liên bang của Hoa Kỳ đã viết trên Facebook cá nhân một cách công khai
cho tất cả những người bạn trong danh sách bạn bè của mình (1000 người) những
quan điểm ủng hộ một ứng cử viên tổng thống bao gồm những hành động sau:
- Thẩm phán công khai “like” (thích) và “follow” (theo dõi) Facebook của ứng
cử viên tổng thống đó trên Facebook của mình.
- Thẩm phán bình luận trên facebook của người khác về sự ủng hộ của mình.
- Thẩm phán chụp hình chung với ứng cử viên tổng thống trong giai đoạn tranh
cử.
Hỏi:
1. Đánh giá hành vi của Thẩm phán Hoa Kỳ? Hành vi của thẩm phán có vi
phạm Quy tắc ứng xử và đạo đức của thẩm phán Hoa Kỳ (Code of Conduct for
United States Judges 2019) không?
https://www.uscourts.gov/sites/default/files/code_of_conduct_for_united_states_jud
ges_effective_march_12_2019.pdf
2. Phân tích ưu và nhược điểm của quy định về hạn chế sự tham gia của Thẩm
phán Hoa Kỳ trong hoạt động chính trị.
3. Nêu quan điểm của anh/chị về việc Bộ quy tắc và ứng xử đạo đức của thẩm
phán Việt Nam có cần thiết phải bổ sung thêm quy định về vấn đề hạn chế sự tham
gia của Thẩm phán trong hoạt động chính trị hay không?
Đề số 7
Luật sư A giao kết một hợp đồng pháp lý với ông B về việc luật sư A đại diện
cho ông B trong một vụ tranh chấp về thừa kế. Sau khi khẳng định có những mối
quan hệ tốt với cơ quan tố tụng, luật sư A hứa hẹn với ông B về một kết quả tốt đẹp.
Luật sư A cũng yêu cầu ông B tạm ứng 20 triệu đồng. Sau một thời gian, luật sư A
đã không tiến hành các công việc như đã thỏa thuận. Lúc này luật sư C đã đưa ra
những hứa hẹn tốt đẹp hơn cho ông B nên ông B quyết định thuê luật sư C thay cho
4
luật sư A và đề nghị đơn phương chấm dứt hợp đồng với luật sư A, đồng thời tiến
hành đòi luật sư A hoàn lại số tiền tạm ứng 20 triệu đồng. Luật sư A sau đó không
tiếp tục thực hiện công việc đã thỏa thuận với ông B nhưng cũng không hoàn lại số
tiền tạm ứng đã nhận.
Hãy thể hiện quan điểm của nhóm về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức
nghề luật của luật sư A và luật sư C. Nếu ông B khiếu nại về các hành vi của luật sư
A, vậy chế tài nào có thể áp dụng đối với luật sư A? Giải thích vì sao?
Đề số 8
Trình bày các biện pháp xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư.
Theo quan điểm của nhóm, các biện pháp xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối
với luật sư theo pháp luật Việt Nam hiện nay có đủ tính răn đe đối với người hành
nghề luật sư hay không? Giải thích vì sao? Hãy nêu ví dụ minh họa.

You might also like