You are on page 1of 11

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG


(Dùng cho các Lớp đào tạo nghề luật sư )

BÀI NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT SƯ


VÀ NGHỀ LUẬT SƯ

Mã số: 01/NLS
BÀI 1

- Tình huống chỉ dùng để giảng dạy và học tập trong các lớp đào tạo của Học
viện Tư pháp
- Người nào sử dụng vào mục đích khác phải hoàn toàn chịu trách nhiệm

2017
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG

1.1. Đối với học viên


Trước khi thực hành tình huống trên lớp, học viên phải :
-Nghiên cứu và chuẩn bị các câu trả lời cho tình huống ;
- Chuẩn bị các văn bản pháp luật và tài liệu có liên quan đến nội dung của
tình huống.
1.2. Đối với giảng viên
- Nghiên cứu hồ sơ tình huống và các vấn đề lý thuyết có liên quan;
- Chuẩn bị kế hoạch để tổ chức hiệu quả buổi thực hành tình huống.
TÌNH HUỐNG 1:
Anh A có bằng cử nhân kinh tế, bằng thạc sỹ luật học. Anh A muốn trở thành luật
sư. Nguyện vọng của anh A có thể thực hiện được không? Tại sao?
- Có thể, căn cứ điều 10 luật luật sư phải có bằng cử nhân luật nếu a A trước
khi học bằng thạc sỹ luật đã có bằng cử nhân thì chỉ cần học thêm khoa đào
tạo luật sư rồi đi thực tập và tham gia đoan luật sư rồi hoan thành kỳ thi quốc
gia cuối cùng để trở thành luật sư. Nhưng nếu như anh A học bằng thạc sỹ
luật học mà không có bằng cử nhân luật thì chưa đủ điều kiện để trở thành
luật sư nên anh A cần phải hoàn thành bằng cử nhân luật trước để đáp ứng
điều kiện đầu tiên khi học lên tiếp trở thành luật sư.

TÌNH HUỐNG 2:
Nguyễn Văn A được công nhận học vị thạc sỹ luật khoa tại Sài Gòn năm 1974, khi
di cư và nhập quốc tịch Hoa kỳ đã tham gia khóa đào tạo luật sư với tổng thời gian
là trên 1 năm, được Hiệp hội Luật sư Hòa Kỳ cấp giấy chứng chỉ có khả năng hành
nghề luật sư. Do vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và mong muốn được hành nghề luật
sư ở quê nhà, ông Nguyễn Văn A đã làm hồ sơ và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp
công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài. Khi tiến hành các thủ tục đăng ký tập
sự hành nghề luật sư, ông Nguyễn Văn A đã bị Đoàn Luật sư từ chối với lý do bằng
cử nhân luật và thạc sỹ luật khoa của ông A được cấp tại Sài Gòn là của chế độ cũ
trước năm 1975 không có giá trị pháp lý.
Việc nhận định và từ chối của Đoàn luật sư trong tình huống nói trên là đúng
hay sai ? Tại sao ? Ông Nguyễn Văn A đã nhờ anh (chị) giúp đỡ thì sẽ tự vấn như
thế nào để ông A đạt được nguyện vọng của mình theo đúng pháp luật về luật sư
của Việt Nam.

TÌNH HUỐNG 3:
Ông Nguyễn Văn B, cư trú tại tỉnh G, được bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp từ
năm 2007. Tháng 9 năm 2009 do vi phạm kỷ luật ngành đã bị Giám đốc công an
tỉnh K xử lý kỷ luật chuyển đi làm việc khác, ông Đ đã xin thôi việc và được chấp
nhận. Mong muốn hành nghề luật sư, tháng 12 năm 2010 ông B đã làm hồ sơ xin
gia nhập Đoàn luật sư tỉnh G nhưng bị từ chối với lý do không đủ phẩm chất đạo
đức và thiếu điều kiện để gia nhập đội ngũ luật sư. Ông B đã khiếu nại việc từ chối
nói trên nhưng chưa được giải quyết. Tháng 2 năm 2011, ông B tiếp tục làm hồ sơ
xin gia nhập Đoàn luật sư tỉnh N nhưng bị từ chối với lý do không đủ điều kiện gia
nhập, ông B đã tiếp tục khiếu nại.
Theo anh (chị) việc từ chối của các Đoàn luật sư nói trên có căn cứ hay
không ? Tại sao ? Việc khiếu nại của ông B có đúng hay không ? Tại sao ? Hãy tư
vấn cho ông B để đạt được mong muốn theo đúng quy định của pháp luật .
- Thứ 1 đoàn luật sư từ chối với lý do không đủ phẩm chất đạo đức là chưa
đúng vì vi phạm kỷ luật trong nhanh của Nguyễn Văn B chưa đủ nghiêm
trọng tới mức bị sa thải chỉ là chuyển đi làm công việc khác sau đó a
Nguyễn Văn B đã tự xin thôi việc theo đúng trình tự và quy định. Còn về
việc thiếu điều kiện để gia nhập đội ngũ luật sư bị cả 2 đoàn luật sư từ chối
có thể do a Nguyễn Văn B chưa bổ sung hay chứng minh giấy chứng chỉ
hanh nghề còn do a Nguyễn Văn B là điều tra viên nên được miễn giảm 2/3
thời gian tập sự hành nghề luật sư theo khoản 2 điều 16 luật luật sư 2006.
- Thứ 2 việc khiếu nại của ông B là đúng vì ông Nguyễn Văn B có quyền
được khiếu nại cầu thị để biết hồ sơ còn thiếu hay cần gì hướng dẫn bổ sung
để được kết nạp tham gia đoàn luật sư.
- Trong trường này để ông B có thể đạt được mong muốn nhanh nhất gửi
khiếu nại yêu cầu 2 đoàn luật sư trả lời bằng văn bản để biết hồ sơ còn thiếu
hay cần gì để bổ sung. Cũng như cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ như có chứng
chỉ hanh nghề luật sư, giấy xác nhận nghỉ việc của cơ quan, biên bản vi
phạm kỷ luật đã xử lý, lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận sức khỏe …V/v
TÌNH HUỐNG 4:
Luật sư A ký hợp đồng lao động làm việc với tư cách luật sư cá nhân cho
Tập đoàn đầu tư tài chính đa quốc gia. Qua thực hiện công việc theo hợp đồng, luật
sư phát hiện dịch vụ của mình đang là mắt xích làm tăng làm tăng lợi nhuận tối đa
cho tập đoàn nước ngoài nhưng gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước Việt
Nam. Con của luật sư A được Công ty này cấp học bổng học tập tại nước ngoài và
được cam kết sẽ nhận được công việc ổn định, lâu dài tại công ty.
Nếu bạn là luật sư A sẽ xử lý như thế nào trong tình huống trên theo quy
định của pháp luật?
- Khi phát hiện ra tập đoan đầu tư tài chính đa quốc thì sẽ liên hệ nói chuyện
với bên tập đoan về những sai phạm gây thiệt hại lớn cho ngân sách Việt
Nam . Cần làm theo đúng đạo đức nghề nghiệp theo quy tắc 23 được quy
định trong bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam số
201/QĐ-HĐLSTQ.
TÌNH HUỐNG 5:
Khi gặp và trao đổi với khách hàng là bị can trong vụ án trộm cắp tài sản, Luật sư
đã được khách hàng tâm sự về việc đã thực hiện hành vi giết 2 người ở Lâm Đồng
cách đây mấy năm, nhưng hiện chưa ai biết và chưa được phát hiện.
Với tư cách là Luật sư bạn sẽ làm gì nhằm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của
Luật sư theo quy định?
- Với tư cách là luật sự sẽ khuyên can bị can nên tự giác đầu thú để được
khoan hồng cũng như giảm án nhiều nhất có thể, bản thân là luật sư cho bị
can sẽ đứng ra khuyên bảo cũng như vận động bị can cũng như người nhà
của của bị can để được sự khoan hồng của pháp luật.

TÌNH HUỐNG 6:
Là luật sư trong vụ án hình sự, trước khi ra phiên tòa sơ thẩm, gia đình bị
cáo đã đề nghị luật sư “gia đình và bị cáo mong muốn hình phạt ở mức thấp nhất
và cho hưởng án treo”. Là Luật sư anh (chị) xử lý như thế nào theo đúng quy định
của pháp luật.
- Không hứa hay cam kết có thể đáp ứng được điều khách muốn chỉ cố gắng
hết sức trong phạm vi khả năng cho phép và tuân theo đung quy định pháp
luật cũng như đạo đức nghề nghiệp để giúp đỡ khách hàng có được kết quả
tốt nhất.

TÌNH HUỐNG 7:
Khi trao đổi nhanh với khách hàng, thấy vụ việc đơn giản, Luật sư A nhận tư
vấn cho khách hàng B về khởi kiện việc ly hôn nhưng không ký kết hợp đồng dịch
vụ pháp lý. Sau một thời gian thực hiện hợp đồng, nhận thấy vụ việc phức tạp, thù
lao khi thỏa thuận miệng thấp nên luật sư A đề nghị với khách hàng B ký kết hợp
đồng dịch vụ pháp lý với mức giá cao hơn hoặc chọn luật sư khác. Khách hàng B
không đồng ý. Luật sư A lại lấy lý do còn bận giải quyết nhiều công việc cho khách
hàng nên từ chối thực hiện hợp đồng miệng, không tiếp tục tư vấn cho B nữa mà
chuyển việc tư vấn đó cho luật sư C.
Ý kiến của anh (chị) về việc nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý của Luật sư A
trong tình huống trên ?
-

TÌNH HUỐNG 8:
Luật sư A – Công ty Luật hợp danh B được đại diện UBND huyện K ký hợp
đồng dịch vụ pháp lý tư vấn để giải quyết dứt điểm khiếu kiện của các hộ dân tại
xã Y trong dự án khu đô thị N theo hướng bảo vệ quyền lợi và quan điểm của
huyện K, bác đơn khiếu kiện của các hộ dân. Qua nghiên cứu hồ sơ luật sư biết dự
án trên có vi phạm pháp luật của chủ đầu tư và cấp có thẩm quyền phê duyệt, gây
thiệt hai nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân tại xã Y.
Nếu là Luật sư A anh (chị lựa chọn các phương án nào trong số các phương
án sau đây và giải thích lý do:
a) Tiếp tuc thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng
b) Đơn phương chấm dứt HĐ DVPL và giải thích lý do
c) Giới thiệu cho đồng nghiệp ở tổ chức hành nghề luật sư khác
d) Phương án xử lý riêng của anh (chị) ?

- Chọn D Tôi sẽ giải thích cho UBND biết là sai phạm những gì khi hanh
động như vậy và đưa ra phương án hòa giải cho 2 bên. Nếu như bên UBND
vẫn không đồng ý thì sẽ từ chối thực hiện vụ việc trên còn nếu sau khi nghe
ls giải thích UBND đổi ý và làm theo hướng ls hướng dẫn thì vẫn tiếp tục
thực hiện vụ việc.
- Áp dụng : quy tắc 1-2-3 , quy tắc 13.1.2 ,

- Vì sao không chọn phương án A : vì ls sư điều 3 phải bảo vệ lẻ phải nên


không thể thực hiện yêu cầu không chinh đáng sẽ vi phạm quy tắc đạo đức
nghề ls

- Không đơn phương chấm dứt HD do không thuộc trường hợp có thể đơn
phương chấm dứt HD và có thể bị bắt bồi thường HD nếu vi phạm

- Không giới thiệu cho đồng nghiệp khác khi đã biết sai phạm của sự việc trên
rồi đùn đẩy cho người khác sẽ vi phạm đạo đức nghề luật sư.

TÌNH HUỐNG 9:
Trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa Trưởng văn phòng luật sư B và
khách hàng C về khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai đã thỏa thuận: “Bên
A (khách hàng) cam kết sẽ không đơn phương đình chỉ hợp đồng trong bất kỳ
trường hợp nào; không rút đơn khiếu nại đối với vụ việc đang khiếu kiện. Trường
hợp bên A tự ý rút đơn khiếu nại, bên B (Văn phòng Luật sư B) được xác định đã
thực hiện xong nghĩa vụ của Hợp đồng này…”
Anh (chị) đánh giá các điều khoản cam kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý
nói trên ?
TÌNH HUỐNG 10:
Khách hàng A là nguyên đơn trong vụ kiện chia thừa kế nhờ luật sư K bảo
vệ tại phiên tòa sơ thẩm. Để thu thập chứng cứ Luật sư K đã thông báo cho bà A về
việc mình sẽ gặp gỡ ông B là nguyên đơn và bà C là người có quyền lợi liên quan
đến vụ án để xác minh về di sản và nguồn gốc tài sản thừa kế. Một lần phát hiện
luật sư K đang ngồi uống nước và nói chuyện rất “vui vẻ” với bà C, khách hàng đã
nghi ngờ Luật sư K có quan hệ “không tốt” với C và đã yêu cầu luật sư K chấm dứt
quan hệ với bà C. Luật sư K có giải thích việc gặp bà C vì lý do công việc và đã
thông báo trước cho khách hàng A nhưng khách hàng A vẫn cho rằng quan hệ giữa
Luật sư với bà C là quá than mật có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Quan
hệ giữa Luật sư K và bà A xấu đi và Luật sư đã từ chối không tiếp tục thực hiện
công việc theo hợp đồng ?
Nhận xét của anh (chị) về xử lý của Luật sư K.

TÌNH HUỐNG 11:

Văn phòng luật sư A nhận tư vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ pháp lý cho
khách hàng B về việc thành lập một doanh nghiệp liên doanh giữa một Công ty
TNHH của Việt Nam và một công ty TNHH của Trung Quốc về sản xuất kính mầu
tại Việt Nam. Văn phòng luật sư A đã thỏa thuận với khách hàng B phương thức
tính thù lao là theo “vụ, việc với mức thù lao trọn gói”, với mức thù lao được tính
là 5.000 USD. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng dịch vụ pháp lý trên văn phòng
luật sư A dề nghị khách hàng B thanh toán thêm chi phí tàu xe, lưu trú của luật sư
khi đi từ Hà Nội đến các cơ quan ban ngành ở TP Hồ Chí Minh để xin hoàn tất thủ
tục. Chi phí tàu xe, lưu trú mà văn phòng Luật sư A đề nghị là: 1.000 USD. Khách
hàng B không đồng ý vì cho rằng hai bên đã thỏa thuận phương thức tính thù lao
theo vụ việc, với mức thù lao trọn gói trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Đề nghị của VP Luật sư A đúng hay sai ? Tại sao ?


Nếu đó là các chi phí thực tế thì lập luận của khách hàng B đúng hay sai ?
Tại sao ?

TÌNH HUỐNG 12:

Trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với đại diện hơp pháp của bị cáo N (bảo
vệ bị cáo N tại phiên tòa sơ thẩm), giờ làm việc của luật sư CA (luật sư hành nghề
với tư cách cá nhân) được tính là 16h/ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng (bao gồm 8
giờ làm việc ban hành và 8 giờ nghiên cứu ban đêm). Ngoài ra, điều khoản về
quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, có quy
định: “nếu than chủ N được Tòa án nhân dân tỉnh BN tuyên án cho hưởng án treo
thì ngoài khoản thù lao tính theo giờ làm việc, luật sư CA còn được đại diện hợp
pháp của bị cáo N “thưởng” thêm số tiền là 50.000.000 đ”.

Theo anh (chị) cách tính thù lao và điều khoản “thưởng” nói trên của Luật sư
A trong hợp đồng dịch vụ pháp lý nói trên có đúng với pháp luật không ? tại sao?

TÌNH HUỐNG 13:


Bà A là người tập sự hành nghề luật sư tại Văn phòng luật sư C, được phân
công giúp Trưởng văn phòng các công việc tiếp khách hàng, chuẩn bị hồ sơ và dự
thảo các văn bản, khi Trưởng văn phòng đi vắng được nhận hồ sơ của khách hàng
và báo cáo lại cho Trưởng văn phòng, được ăn trưa tại Văn phòng và được cấp tiền
đi lại. Do khó khăn về kinh tế, với suy nghĩ mình chưa phải là luật sư và kể cả khi
đã là luật sư thì vẫn được làm tất cả các việc mà pháp luật không cấm. Do vậy khi
có cơ hội, các công việc mà Trưởng văn phòng không nhận, bà A đã giữ địa chỉ,
liên lạc và nhận ủy quyền của một số khách hàng để giúp họ đăng ký kinh doanh,
thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính và đại diện theo ủy quyền
trong một số vụ án dân sự tại Tòa án để lấy tiền sinh sống.
Theo anh (chị) suy nghĩ và việc làm của bà A trong tình huống trên có đúng
pháp luật hay không ? tại sao ?
- Khi trưởng văn phòng ls đã từ chối thì những vụ việc này có vấn đề có thể
trai vs quy định pháp luật hoặc đạo đức của ng ls nên mới không tiếp nhận
vụ việc
TÌNH HUỐNG 14:
Luật sư A ký hợp đồng với Công ty Long Beach để tư vấn giao dịch X mà họ
đang thực hiện. Sau khi hai bên ký hợp đồng Luật sư A không có chuyên môn về
MBA trong ngành năng lượng nên đã chuyển giao cho Công ty luật B thực hiện và
không thông báo cho khách hàng. Các ý kiến tư vấn do Công ty luật B làm gửi
cho Luật sư A và Luật sư A sửa lại thành của Công ty mình và chuyển cho khách
hàng.
Do có sai sót, thiệt hại xảy ra nên Long Beach đã làm đơn khiếu nại, đòi bồi
thường trả lại một phần phí và xử lý kỷ luật luật sư A. Nếu là Luật sư anh (chị)
đánh giá và xử lý tình huống trên thế nào ? Hành vi của Luật sư A có bị xử lý kỷ
luật không ?

TÌNH HUỐNG 15:


Sau khi phiên tòa sơ thẩm về tranh chấp di sản thừa kế về nhà đất kết thúc, luật sư A –
Trưởng Văn phòng luật sư A có dự thảo Phụ lục hợp đồng và trao đổi với khách hàng B là
vụ việc phức tạp, nhiều lần thay đổi thẩm phán, nhiều lần hoãn phiên toà, thời gian làm
việc của luật sư đã kéo dài ngoài dự kiến ban đầu. Luật sư A dự thảo và đề nghị khách
hàng B ký phụ lục hợp đồng và trả thêm tiền thù lao là 50.000.000 đồng. Nếu không trả
thêm tiền thì Văn phòng luật sư A sẽ bị thiệt hại lớn và sẽ khó có thể tham gia tốt trong
giai đoạn phúc thẩm. Khách hàng B đã phải tự nguyện thưởng thêm số tiền cho Văn
phòng luật sư A là 35.000.000 đồng nhưng đề nghị không cần ký phụ lục hợp đồng. Kế
toán của Văn phòng Luật sư A đã nhận số tiền này, nhưng không ghi phiếu thu.
Luật sư A có vi phạm pháp luật luật sư không? Nếu có Luật sư A có bị xử lý kỷ
luật không ? Tại sao ?

TÌNH HUỐNG 16:


Công ty cổ phần P (gọi là bên B), địa chỉ tại số 5 đường AD, Tây Hồ, Hà
Nội, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và du lịch, có nhu cầu
muốn được Công ty Luật hợp danh TQ, có trụ sở tại số 7 đường LVH, thành phố
Hà Nội ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên, lâu dài
và trong những trường hợp cần thiết là cả những dịch vụ pháp lý khác cho công ty
này. Công ty cổ phần P đề nghị phí dịch vụ trả thường xuyên là 25.000.000/10 giờ
luật sư/tháng. Thời hạn thực hiện hợp đồng là một năm kể từ ngày ký và đến hết
thời hạn 1 năm, nếu một trong hai bên không có ý kiến khác thì hợp đồng mặc
nhiên có hiệu lực ở năm tiếp theo. Sau khi nhận được đề nghị của khách hàng,
Giám đốc công ty luật TQ đã đồng ý nhận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý thường
xuyên và ký kết hợp đồng theo đề nghị của Công ty cổ phần P.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty cổ phần P có tranh chấp hợp đồng về
cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách với công ty H. Công ty cổ phần P yêu cầu
công ty luật hợp danh TQ tư vấn giải quyết tranh chấp với công ty H, nhưng công
ty luật hợp danh TQ từ chối với lý do không thuộc nội dung công việc đã có trong
thỏa thuận hợp đồng.
Theo anh (chị), việc từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý của Công ty luật hợp danh
TQ có phù hợp không, tại sao?

TÌNH HUỐNG 17:


Ngày 20 tháng 12 năm 2017, Luật sư X nhận được đề nghị cung cấp ý kiến
tư vấn pháp lý của anh NVT, sinh năm 1990, hiện đang công tác tại Công ty nước
giải khát T&T, đã có thẻ hành nghề luật sư do doàn Luật sư thành phố HP cấp
tháng 1 năm 2015. Trong nội dung đề nghị được tư vấn, anh NVT bày tỏ ý định sẽ
thôi làm việc ở công ty T&T để ra hành nghề luật sư nhưng đang rất băn khoăn
trong việc lựa chọn hình thức hành nghề luật sư như thế nào cho phù hợp và hiệu
quả. Anh đề nghị được tư vấn về vấn đề lựa chọn hình thức hành nghề luật sư trên
cả hai góc độ pháp luật hiện hành và cơ hội, khả năng phát triển nghề nghiệp.
Anh (chị) hãy đưa ra ý kiến tư vấn cho anh NVT.

You might also like