You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

----------------------

BÀI TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN


MÔN:

KỸ NĂNG CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

HỌ TÊN : ĐẶNG LAN ANH

MSSV : 451611

LỚP : N01.TL1

HÀ NỘI – 2022
MỤC LỤC

1. Với vai trò là Tư vấn viên sẽ tiếp nhận vụ việc trên, anh (chị) cần tổ
chức và tiến hành buổi tiếp bà H như thế nào để tạo niềm tin, đồng thời hiểu
rõ thêm về vụ việc và yêu cầu, mong muốn của khách hàng? ........................ 1

2. Vận dụng các kỹ năng đã được học, dự liệu các tình tiết và chứng cứ
bà H cung cấp cũng như có thể thu thập được, anh (chị) hãy xây dựng Bảng
diễn biến, chứng cứ, điều luật áp dụng để phục vụ cho việc xây dựng phương
án tư vấn cho khách hàng? ................................................................................. 3

3. Soạn Thư tư vấn gửi cho bà H trong đó đưa ra lập luận, phương án
giải quyết đối với tình huống trên?.................................................................... 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 7


ĐỀ BÀI

Bà H đến Trung tâm Tư vấn pháp luật để yêu cầu tư vấn về vụ việc như sau:

Ngày 12/10/2021, bà H thỏa thuận bán cho ông K căn nhà tại Hà Nội do bà
H đứng tên mua đấu giá của Cơ quan thi hành án dân sự TP Hà Nội (đã có quyết
định giao tài sản của cơ quan thi hành án ngày 02/08/2021). Sau khi thỏa thuận,
ông K đặt cọc cho bà H là 2 tỷ đồng. Tại hợp đồng đặt cọc, các bên thỏa thuận:
“Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng đặt cọc, bà H phải hoàn tất các
thủ tục để hai bên ký hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng, nếu vi phạm thời
hạn nêu trên, bà H trả lại ông K số tiền ông K đã đặt cọc, đồng thời phải chịu
phạt số tiền tương đương với tiền cọc là 2 tỷ đồng”. Sau khi nhận đặt cọc, trong
suốt 30 ngày bà H chưa thể làm được thủ tục sang tên sở hữu căn nhà (do cơ quan
thi hành án dân sự đang quản lý toàn bộ giấy tờ có liên quan đến căn nhà). Đến
hạn, bà H gửi văn bản đề nghị ông K gia hạn 60 ngày, ông K không đồng ý cho
gia hạn, sau đó Ông K đã khởi kiện yêu cầu bà H phải hoàn trả tiền cọc và phạt
cọc, tổng cộng 4 tỷ đồng.

Hỏi:

1. Với vai trò là Tư vấn viên sẽ tiếp nhận vụ việc trên, anh (chị) cần tổ chức
và tiến hành buổi tiếp bà H như thế nào để tạo niềm tin, đồng thời hiểu rõ thêm
về vụ việc và yêu cầu, mong muốn của khách hàng? (03 điểm)

2. Vận dụng các kỹ năng đã được học, dự liệu các tình tiết và chứng cứ bà
H cung cấp cũng như có thể thu thập được, anh (chị) hãy xây dựng Bảng diễn
biến, chứng cứ, điều luật áp dụng để phục vụ cho việc xây dựng phương án tư vấn
cho khách hàng? (03 điểm)

3. Soạn Thư tư vấn gửi cho bà H trong đó đưa ra lập luận, phương án giải
quyết đối với tình huống trên? (04 điểm)
BÀI LÀM

1. Với vai trò là Tư vấn viên sẽ tiếp nhận vụ việc trên, anh (chị) cần tổ
chức và tiến hành buổi tiếp bà H như thế nào để tạo niềm tin, đồng thời hiểu
rõ thêm về vụ việc và yêu cầu, mong muốn của khách hàng?

- Chuẩn bị cho buổi tiếp khách hàng

Với việc đã tiếp xúc qua điện thoại, email, luật sư đã biết sơ qua về nội
dung công việc và yêu cầu của khách hàng. Để có buổi tiếp khách hàng theo lịch
hẹn đạt hiệu quả cao, luật sư cần phải có những chuẩn bị nhất định. Trước tiên,
luật sư phải hệ thống lại nội dung công việc, những yêu cầu của khách hàng thông
qua thông tin mà khách hàng cung cấp, từ đó dự kiến những tình huống có thể
phát sinh, những phương án để tư vấn cho khách hàng lựa chọn. Luật sư cần chuẩn
bị một số câu hỏi dự kiến hỏi khách hàng để làm rõ vụ việc. Thông thường, qua
điện thoại hoặc email khách hàng chỉ cung cấp sơ qua các thông tin, nên luật sư
phải chuẩn bị các câu hỏi để hướng cuộc nói chuyện vào những vấn đề mà mình
muốn khai thác. Luật sư cũng cần tìm những văn bản pháp luật điều chỉnh nội
dung vụ việc, chuẩn bị để đưa một danh mục cho khách hàng tìm hiểu, nếu cần
thiết có thể cung cấp luôn văn bản cho khách hàng. Tuy đây không phải là nghĩa
vụ bắt buộc của luật sư, nhưng cung cấp cho khách hàng văn bản để họ hiểu biết
hơn thì sẽ dễ dàng cho luật sư hơn khi tư vấn các vấn đề liên quan. Ngoài ra, dựa
trên những yêu cầu sơ bộ mà khách hàng thông báo, luật sư sẽ chuẩn bị một biểu
phí và một bản dự thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý để khách hàng có thể xem xét
kí kết.

Bên cạnh những chuẩn bị về chuyên môn, luật sư cũng cần có những chuẩn
bị như chuẩn bị về địa điểm giao tiếp, chuẩn bị sổ sách ghi chép, chuẩn bị card để
đưa cho khách hàng. Và qua những thông tin cá nhân mà khách hàng cho biết,
luật sư có thể tìm một số chủ đề liên quan để tạo không khí giao tiếp cởi mở và
thân thiện.

- Tiếp khách hàng

1
Sau rất nhiều chuẩn bị của luật sư, ngày hẹn khách hàng cuối cùng cũng
đến. Với những luật sư đã hành nghề lâu năm thì quá trình chuẩn bị không khó
khăn vì họ đã hình thành những kĩ năng qua quá trình làm việc. Nhưng với những
luật sư vừa hết thời gian tập sự, chưa tự mình giải quyết nhiều công việc thì thời
gian chuẩn bị quả là dài. Họ không biết chuẩn bị những gì, đến đâu thì đủ và ngày
tiếp khách hàng cũng rất hồi hộp. Để việc giao dịch đạt kết quả tốt, những giao
tiếp thông thường của luật sư không thể thiếu, đó là việc chào hỏi giới thiệu, luật
sư đưa card cho khách hàng. Chúng ta cần đưa ra cho họ chương trình của buổi
giao tiếp, đầu tiên là quy trình và phương thức trao đổi, đồng thời cả thời gian mà
chúng ta có thể tiếp khách hàng. Những thống nhất ngay từ đầu này sẽ giúp cho
buổi là việc đi đúng hướng, khách hàng sẽ lựa chọn những thông tin cần cung cấp
và trao đổi với chúng ta, không quá sa đà vào những nội dung ngoài lề. Khách
hàng sẽ trình bày tổng quan nội dung vụ việc mà đã trình bày sơ qua với chúng ta
qua điện thoại hoặc email. Tùy loại vụ việc cần tư vấn và những thông tin mà
khách hàng cung cấp mà chúng ta hỏi thêm những vấn đề gì. Ví dụ, khách hàng
muốn chúng ta tư vấn cho một vụ việc về tranh chấp lao động với công ty của họ.
Ngoài những thông tin thông thường, chúng ta phải hỏi để xác định xem loại việc
đó có thuộc loại bắt buộc phải hòa giải hay không, nếu đã hòa giải thì hai bên có
chấp nhận không… Hoặc với một yêu cầu tư vấn vấn đề liên quan đến hành chính,
chúng ta cần hỏi các vấn đề liên quan đến việc khiếu nại của khách hàng và giải
quyết khiếu nại của cơ quan hành chính.

Nếu khách hàng có liên hệ trước, thường luật sư nắm được các yêu cầu sơ
bộ của khách hàng và đưa ra những hướng lựa chọn cho khách hàng để giải quyết
vụ việc. Tất nhiên, đó chỉ là những hướng chung để khách hàng lựa chọn để nhờ
luật sư tư vấn, từ đó luật sư thông báo cho khách hàng một khung phí dịch vụ
pháp lý. Trong buổi tiếp xúc trực tiếp, từ các yêu cầu rõ ràng của khách hàng, luật
sư sẽ xác định một mức phí dịch vụ chính xác và có thể thảo luận luôn về hợp
đồng dịch vụ pháp lý. Luật sư phải cho khách hàng biết về nghĩa vụ bảo mật thông
tin của luật sư, ghi chép những thông tin quan trọng và đánh dấu những vấn đề

2
chưa rõ. Nếu khách hàng kí hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư sẽ thông báo cho
khách hàng các bước triển khai tiếp theo để giải quyết công việc của mình. Nếu
khách hàng còn băn khoăn, luật sư cần giải đáp những thắc mắc của khách hàng
về trách nhiệm của mình và cho khách hàng một khoảng thời gian suy nghĩ lựa
chọn phương án giải quyết và xem xét việc kí hợp đồng với chúng ta.

Dù khách hàng đã kí hay chưa kí hợp đồng, chúng ta đều hẹn buổi làm việc
tiếp theo. Tùy theo kết quả của buổi làm việc đầu tiên này, chúng ta sẽ chuẩn bị
cho buổi làm việc tiếp theo như thế nào.

2. Vận dụng các kỹ năng đã được học, dự liệu các tình tiết và chứng cứ
bà H cung cấp cũng như có thể thu thập được, anh (chị) hãy xây dựng Bảng
diễn biến, chứng cứ, điều luật áp dụng để phục vụ cho việc xây dựng phương
án tư vấn cho khách hàng?

Diễn biến Chứng cứ Điều luật áp dụng


Ngày 12/10/2021, bà H thỏa - Bản hợp đồng - Điều 117 BLDS 2015
thuận bán cho ông K căn nhà tại giữa bà H và ông K - Điều 500 BLDS 2015
Hà Nội do bà H đứng tên mua - Quyết định giao - Khoản 1 Điều 167
đấu giá của Cơ quan thi hành án tài sản của cơ quan Luật Đất đai 2013 sửa
dân sự TP Hà Nội. thi hành án ngày đổi, bổ sung 2018.
02/08/2021.
Ông K đặt cọc cho bà H là 2 tỷ Nội dung điều - Điều 386 BLDS 2015
đồng. Tại hợp đồng đặt cọc, các khoản trong hợp - Điều 400 BLDS 2015
bên thỏa thuận: “Trong thời hạn đồng quy định tiền - Điều 503 BLDS 2015
30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng cọc là 2 tỷ và thời - Điều 167 Luật Đất đai
đặt cọc, bà H phải hoàn tất các gian hoàn thành thủ 2013 sửa đổi, bổ sung
thủ tục để hai bên ký hợp đồng tục chuyển giao là 2018
mua bán nhà đất có công chứng, 30 ngày. - Điều 188 Luật Đất đai
nếu vi phạm thời hạn nêu trên, 2013 sửa đổi, bổ sung
bà H trả lại ông K số tiền ông K 2018.
đã đặt cọc, đồng thời phải chịu
phạt số tiền tương đương với
tiền cọc là 2 tỷ đồng”.
Bà H gửi văn bản đề nghị ông K Hợp đồng không có - Điều 328 BLDS 2015
gia hạn 60 ngày, ông K không thỏa thuận trường - Điều 398 BLDS 2015
đồng ý cho gia hạn, sau đó Ông hợp được phép gia - Điều 501 BLDS 2015.
K đã khởi kiện yêu cầu bà H hạn hợp đồng.
phải hoàn trả tiền cọc và phạt
cọc, tổng cộng 4 tỷ đồng.
3
3. Soạn Thư tư vấn gửi cho bà H trong đó đưa ra lập luận, phương án
giải quyết đối với tình huống trên?

.
TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 08/TTTVPL-TTV Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2021

THƯ TƯ VẤN

(V/v tranh chấp hợp đồng đặt cọc)

Kính gửi: Bà Nguyễn Thị H

Lời đầu tiên, Trung tâm tư vấn pháp luật trường Đại học Luật Hà Nội xin
gửi tới bà lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng! Cảm ơn bà đã tin tưởng và sử
dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi.

Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu và nội dung trao đổi giữa bà Nguyễn Thị H và
Trung tâm tư vấn pháp luật trường Đại học Luật Hà Nội vào ngày 19 tháng 11
năm 2021, chúng tôi xin gửi đến bà thư tư vấn pháp lý với nội dung như sau:

I. Bối cảnh tư vấn

1. Tài liệu vụ việc

- Hợp đồng mua bán đất số 25 ký ngày 12 tháng 10 năm 2021 giữa bà
Nguyễn Thị H và ông Trần Văn K.

- Quyết định giao tài sản của cơ quan thi hành án ngày 02/08/2021.

2. Bối cảnh vụ việc

Ngày 12/10/2021, bà H thỏa thuận bán cho ông K căn nhà tại Hà Nội do bà
H đứng tên mua đấu giá của Cơ quan thi hành án dân sự TP Hà Nội (đã có quyết
định giao tài sản của cơ quan thi hành án ngày 02/08/2021). Sau khi thỏa thuận,
ông K đặt cọc cho bà H là 2 tỷ đồng. Tại hợp đồng đặt cọc, các bên thỏa thuận:
“Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng đặt cọc, bà H phải hoàn tất các
4
thủ tục để hai bên ký hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng, nếu vi phạm thời
hạn nêu trên, bà H trả lại ông K số tiền ông K đã đặt cọc, đồng thời phải chịu
phạt số tiền tương đương với tiền cọc là 2 tỷ đồng”. Sau khi nhận đặt cọc, trong
suốt 30 ngày bà H chưa thể làm được thủ tục sang tên sở hữu căn nhà (do cơ quan
thi hành án dân sự đang quản lý toàn bộ giấy tờ có liên quan đến căn nhà). Đến
hạn, bà H gửi văn bản đề nghị ông K gia hạn 60 ngày, ông K không đồng ý cho
gia hạn, sau đó Ông K đã khởi kiện yêu cầu bà H phải hoàn trả tiền cọc và phạt
cọc, tổng cộng 4 tỷ đồng.

II. Yêu cầu tư vấn

Giải quyết vấn đề hoàn trả tiền cọc và phạt cọc.

III. Căn cứ pháp lý

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét
các văn bản pháp luật có liên quan sau:

1. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ
10 thông qua ngày 24/11/2015;

2. Án lệ số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số
269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

VI. Giả định, bảo lưu

Trên đây là ý kiến cá nhân của tư vấn viêm pháp lý mang tính tham khảo.
Việc ra quyết định giải quyết vụ việc là của bà Nguyễn Thị H.

V. Ý kiến tư vấn ngắn gọn

Làm đơn yêu cầu tòa án bác đơn của ông K.

VI. Ý kiến tư vấn chi tiết

Căn cứ:

- Điều 117 BLDS 2015

5
- Điều 328 BLDS 2015

- Điều 386 BLDS 2015

- Điều 398 BLDS 2015

- Điều 400 BLDS 2015

- Điều 500 BLDS 2015

- Điều 501 BLDS 2015

- Điều 503 BLDS 2015

- Điều 167 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018

- Điều 188 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018

- Quyết định giao tài sản của cơ quan thi hành án ngày 02/08/2021

- Nội dung điều khoản trong hợp đồng quy định tiền cọc 2 tỷ và thời gian
hoàn thành thủ tục chuyển giao là 30 ngày

- Hợp đồng không có thỏa thuận trường hợp được pháp gia hạn hợp đồng.

Theo Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 quy định trở ngại khách quan là những
trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân
sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc
không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.Việc trong suốt 30
ngày bà H chưa thể làm được thủ tục sang tên sở hữu căn nhà (do cơ quan thi hành
án dân sự đang quản lý toàn bộ giấy tờ có liên quan đến căn nhà) đây được xem
là trở ngại khách quan. Do đó, Bà H không cần phải trả lại cọc và tiền phạt cọc là
4 tỷ đồng. Hợp đồng vẫn được thực hiện như thỏa thuận khi cơ quan thi hành án
dân sự giao toàn bộ giấy tờ có liên quan đến căn nhà cho bà H.

Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi liên quan đến vấn đề mà bà Nguyễn
Thị H yêu cầu tư vấn. Trong trường hợp cần làm rõ thêm bất kỳ nội dung nào, xin
vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn!

6
Trung tâm tư vấn pháp luật
Nơi nhận: trường Đại học Luật Hà Nội
(Ký, đóng dấu)
- Như trên. Giám đốc
Anh

Đặng Lan Anh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự 2015.

2. Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018.

3. Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan.

4. Học viện Tư pháp, Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2012.

You might also like