You are on page 1of 6

QUY TẮC ĐẠO ĐỨC ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ LIÊN

QUAN ĐẾN THÙ LAO

Tài liệu học tập:


- Giáo trình luật sư và nghề luật sư.
- Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam 2019 (Quy tắc 8).
- Sổ tay luật sư (tập 1) – Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Tình huống nghiên cứu.

Thù lao luật sư: là khoản tiền – lợi ích vật chất mà khách hàng phải trả cho Tổ
chức hành nghề Luật sư khi cử Luật sư thực hiện dịch vụ cho khách hàng dựa trên
nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; thời gian, công sức, kinh nghiệm và uy tín
của luật sư đã sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý, được các bên thỏa thuận trong
hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Khi bình luận về một quan điểm:


- Phân tích các từ và nội hàm, ý nghĩa của quan điểm đó.
- Đưa ra ý kiến và quan điểm của mình.
- Lập luận để bảo vệ ý kiến của mình.
Quan điểm: Chỉ có luật sư nhỏ chứ không có vụ kiện nhỏ:
- Chú ý: làm rõ từ khóa “vụ kiện nhỏ”
- Ý kiến nhóm 1: sẽ không có vụ kiện nhỏm, bởi vụ kiện nào cũng là quan
trọng, chỉ cần một tiền lệ xấu thôi thì sẽ gây ra những hệ quá hết sức quan
trọng. Luật sư nhỏ có thể hiểu là những luật sư ít kinh nghiệm, chưa có kinh
nghiệm, tuy nhiên luật sư có thể rèn dũa để trở nên tốt hơn
o Ý kiến của cô: về bản chất đối với khách hàng, không có vụ kiện nhỏ
bởi đối với khách hàng, vụ kiện của họ vụ nào cũng là quan trọng và
lớn, phải đảm bảo giải quyết thỏa đáng quyền và lợi ích của khách
hàng. Còn luật sư nhỏ là những luật sư mới vào nghề….
- Ý kiến nhóm 2: giải nghĩa từ nhỏ (nhỏ về tính chất, quy mô, mức độ). Luật
sư nhỏ là nhấn mạnh về kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức. Tuy nhiên luật sư
có thể thay đổi và nâng cao phẩm chất đạo đức và kiến thức. Vế 2: vụ kiện
nhỏ: luật sư không được chủ quan trong bất kỳ vụ kiện nào vì vụ kiện nào
cũng là quan trọng
 Ý kiến của cô: Liệu rằng có LS nhỏ k? có thể có LS nhỏ khi sự tích
lũy về kinh nghiệm, kiến thức chưa tích lũy đủ mong đợi của xã
hội -> có thể chấp nhận được. Liệu có vụ kiện nhỏ k? Về bản chất,
có thể đó là vụ kiện đơn giản, bằng chứng rõ ràng, các bên đã
thống nhất ý kiến. Tuy nhiên đó là hiểu theo ý nghĩa thông thường,
nhưng đối với khách hàng, đối với họ đều là quan trọng, đều mong
muốn đạt được kết quả mong muốn, vậy nên k có vụ kiện nhỏ.
 Luật sự: để trở thành luật sư phải có đủ tiêu chuẩn điều kiện theo
quy đinh của PL -> đã là LS thì phải đảm bảo đủ điều kiện tiêu
chuẩn như nhau -> đứng trước PL thì k thể phân biệt xếp hạng luật
sư nhỏ hay lớn, tất cả đều đủ điều kiện bình đẳng như nhau.
Luật sư có kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ ứng xử chuyen nghiệp,
phù hợp quy định pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp.
Có thể k đồng tình với quan điểm có LS nhỏ, LS lớn, đã là LS thì
bình đẳng như nhau. Có thể có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực
này, hay lĩnh vực khác.
Khi công việc của khách hàng không giải quyết tốt thì nguyên
nhân chính cần phải xem xét từ phía luật sư chứ không phải vụ
việc của khách hàng không có hướng giải quyết
 Ý nghĩa của quan điểm này có thể hiểu theo hướng là nếu có sự
kiện sai sót phát sinh, không đạt yêu cầu của khách hàng thì chính
là do lỗi của LS, do LS thiếu cẩn trọng, LS nhỏ.
 Đối với khách hàng: Điều duy nhất đối với khách hàng là vụ việc
của KH k phân biệt lớn hay nhỏ, quan trọng hay không vì nếu vụ
việc nhỏ mà KH tự giải quyết được đã không nhờ tới luật sư.
Khách hàng luôn đặt kỳ vọng vào luật sư, mong muốn luật sư có
thể giúp mình giải quyết vụ việc theo đúng yêu cầu của mình.

Quy tắc 8: Thù lao luật sư


Luật sư phải giải thích cho khách hàng những quy định của pháp luật về căn cứ
tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi
phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí này phải được ghi trong hợp đồng dịch
vụ pháp lý.
Tình huống 2: Khi phải đối mặt với các câu hỏi của khách hàng về khả năng, kết
quả của vụ việc thì luật sư cần làm thế nào để vừa khiến khách hàng yên tâm ký
hợp đồng dịch vụ và hợp tác với luậ sư nhưng luật sư cũng không vi phạm đạo đức
hành nghề.
- Cần có kỹ năng tiếp xúc và làm việc ban đầu: xem xét trả lời các vấn đề ban
đầu sao cho KH có niềm tin là mình sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của KH, để
KH có thể tạm ứng tài chính để hành nghề, nhưng k được vi phạm đạo đức
hành nghề.
- Ý kiến của cô: Quy tắc 5T
o Tiến trình: Quy trình làm việc khoa học, trí tuệ, không tùy tiện nhưng
mở và linh hoạt (quy trình làm việc làm cho KH cảm nhận được đây
là tổ chức rất chuyên nghiệp và có niềm tin: từ quần áo, cách ăn mặc,
khi tiếp xúc với KH tại văn phòng thì phải có trang phục chuyên
nghiệp của luật sư (có thể có đồng phục của luật sư); cách cung cấp tư
vấn ban đầu để đủ cho KH thấy trí tuệ, năng lực của LS tuy nhiên k
quá rõ ràng để tránh việc KH lợi dụng sự tư vấn ban đầu để tự giải
quyết vấn đề, không ký hợp đồng nữa).
o Tương tác: LS chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm điểm mạnh, điểm yếu
của KH, khả năng giải quyết. Tương xứng với trao đổi của KH. Phải
dành thời gian nghe KH, cân đối thời gian nghe và nói giữa LS và KH
o Thấu hiểu: LS thấu hiểu vụ việc, yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng của
KH để có hướng giải quyết vấn đề; Làm cho KH hiểu LS không phải
là người quyết định vấn đề của KH nhưng có thể đánh giá được sự ưu
tú và mẫn cán, tận tâm của LS.
Làm cho KH hiểu LS k phải là thánh nhưng với kiến thức và kinh
nghiệm của mình thì cơ hội của KH là cao hay thấp, có thể giải quyết
vuvj việc
o Tự quyết: LS k quyết định thay KH mà KH phải tự quyết đinh để sau
này không quy kết trách nhiệm cho luật sư; Nhưng LS phải hướng KH
quyết định theo định hướng của LS.
LS hay có tư tưởng KH buộc phải nghe theo LS -> Sai lầm -> LS k
quyết định thay KH mà quan trọng là KH phải tự quyết định, LS có
thể đưa ra 123 phương án cho KH tự lựa chọn. TH KH lựa chọn
phương án kém hiệu quả, nhiều rủi ro -> phải làm cho KH quyết định
theo định hướng của LS
o Tính tiền: LS làm sao để tính thù lao, chi phí hợp lý; thu được tiền;
tiêu được tiền và cân đối được tiền với khách hàng.

Tình huống 3: Công ty thiết kế thời trang bị nhà thiết kế kiện do xâm phạm bản
quyền bộ váy. LS Châu được nhà thiết kế thuê để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp. LS Hùng là người bảo vệ cho công ty thiết kế. LS Hùng yêu cầu hòa giải và
công ty thiết kế sẽ mời nhà thiết kế trở thành nhà thiết kế chính thức của công ty.
Tuy nhiên LS Châu không đồng ý hòa giải mặc dù nhà thiết kế lại muốn chấp nhận
đề nghị của LS bên phía bị đơn.
- Tư cách pháp lý của LS: LS Hùng là ng bảo vệ, LS Châu là người đại diện
theo ủy quyền của KH.
- Tại sao LS Châu lại k đồng ý hòa giải: ra tòa thì LS Châu sẽ được nhận thù
lao cao hơn, và với tư cách là người đại diện thì LS Châu đã tự đưa ra ý
kiến. Tuy nhiên LS Châu lại vi phạm nguyên tắc hành nghề của LS, LS
Châu đang hành động dựa trên lợi ích của mính chứ k đứng trên lợi ích của
KH. -> Tư vấn cho KH để KH vẫn đảm bảo được lợi ích dù không khởi
kiện ra tòa: bồi thường, lợi ích của KH, tiền lương…. -> Điều này đồng thời
cũng sẽ không làm thay đổi thù lao của LS vì vẫn đạt được yêu cầu của KH.
Căn cứ tính thù lao không quan trọng là ra tòa hay hòa giải, công sức LS bỏ
ra vẫn thế và kết quả KH nhận được vẫn thế.

Những vấn đề đặt ra cho luật sư:


- 1. Tư cách pháp lý của LS trong cung cấp dịch vụ pháp lý cho KH (giới hạn
ủy quyền);
- 2. Phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho KH;
- 3. Có sự phân biệt thù lao khi tham gia phiên tòa với thù lao tham gia hòa
giải thành?
- 4. Vấn đề độc lập giữa quyền lợi của LS với lợi ích của khách hàng?
- 5. Phương án của LS khi tình hình có thay đổi cơ bản.

Căn cứ tính thù lao của LS: Yếu tố nào sau đây là đinh tính – định lượng
- Nội dung vụ việc:
o Yêu cầu của KH gồm những vấn đề gì?
o Các quan hệ pháp luật phải giải quyết?
o Số lượng khách hàng và những lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ
 Không thể liệt kê được hết các công việc của luất sư vào trong hợp
đồng dvụ plý
 Vừa định tính vừa định lượng
- Công sức:
o Cường độ làm việc
o Chất xám của LS bỏ ra để tình phương án và thực hiện phương án bảo
vệ KH
o Các áp lực mà LS phải đối diện
 Công sức được xác định là tổng số đo lường của đại lượng thời
gian trí tuệ, sức khỏe, áp lực phải gánh chịu để hoàn thành nhiệm
vụ với khách hàng.
- Thời gian:
o Thời gian vật chất đầu tư
o Các áp lực về thời gian mà LS phải đối diện
- Tính chất vụ việc:
o Diễn biến của sự việc?
o Tính chất phức tạp của vụ việc? -> Dựa trên đánh giá của từng luật sư
-> tùy với từng LS khác nhau mà đánh giá cũng khách nhau
 Vừa định tính vừa định lượng
- Trí tuệ - kinh nghiệm:
o Là những hoạt động hành nghề mà LS đã trải qua theo thời gian, được
tích lũy, đúc kết và khái quát hóa thành tri thức, kỹ năng cung cấp
dịch vụ, kỹ năng quan hệ và kỹ năng hoạt động thực tiễn của LS.
o Phân biệt chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc cho KH, giữa các
luật sư
 Hoàn toàn định tính
- Uy tín:
o Khả năng cung cấp dịch vụ.
o Số lượng khách hàng và thị trường
o Thái độ nghề nghiệp và cách đối nhân xử thế trong hoạt động hành
nghề.
 Hoàn toàn định tính
Nghề Luật sư là nghề định tính
Làm thế nào đẻ KH biết được công sức của LS:
- Sao chụp, nghiên cứu hồ sơ;
- Xây dựng kế hoạch thẩm vấn, xây dựng phương án bào chữa, bảo vệ cho
khách hàng;
- Gặp và làm việc với KH;
- Nghiên cứu, tìm giải pháp tư vấn, bảo vệ cho khách hàng.
- Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, tham gia phiên tòa
- Giúp khách hàng thu thập chứng cứ.
-
Cách diễn giải để khách hàng biết được thời gian làm việc của LS:
- Thời gian sao chụp, nghiên cứu hồ sơ;
- Thời gian gặp người bị tam giam, bị can, bị cáo, làm việc với KH;
- Thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vụ án liên quan đến bào
chữa, bảo vệ cho KH;
- Thời gian tham gia phiên tòa;
- Thời gian hợp lý khác để thực hiện việc tham gia phiên tòa theo yêu cầu của
cơ quan THTT.
Yêu cầu cách ứng xử của LS với KH về thù lao:
- Giải thích rõ ràng, công khai về mức thù lao; các khoản chi phí khác; căn cứ
và phương thức tính?
- Thể hiện rõ ý chí thỏa thuận trong điều khoản của hợp đồng dịch vụ pháp lý.
- Hợp đồng phải thể hiện bằng hình thức văn bản.

You might also like