You are on page 1of 7

BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ VỮNG VÀNG VÀ ĐẠO

ĐỨC TRONG SÁNG CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT


ĐỘNG HÀNH NGHỀ
1. Đặt vấn đề
Việt Nam ngày càng phát triển, vị thế Luật sư ngày càng được coi trọng trong xã
hội. Điều đó càng khiến mỗi Luật sư đứng trước nhiều cám dỗ, thách thức. Thực
tế, không ít Luật sư đã đánh mất bản thân, đổi đạo đức nghề nghiệp, niềm tin của
khách hàng để đoạt những lợi ích không chính đáng. Trước thực tế đó, rất cần
những giải pháp từ chính những Luật sư và xã hội để Luật sư có thể duy trì được
bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức trong sáng trong hoạt động hành nghề.

2. Bàn về bản lĩnh chính trị vững vàng của Luật sư


- Bản lĩnh chính trị là sự kiên định, khả năng độc lập suy nghĩ, quyết định và hành
động, là đòi hỏi cơ bản và trực tiếp đối với mỗi cá nhân, giúp mỗi người kiên định
lập trường, quan điểm và bằng ý chí, năng lực của mình vượt qua khó khăn, thử
thách, áp lực để quyết tâm thực hiện mục đích.

- Bản lĩnh chính trị vững vàng là một phẩm chất quyết định sự thành công của mỗi
người, đặc biệt là đối với những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật như là
Luật sư. Bởi lẽ, Luật sư là những người làm việc độc lập, tự chịu trách nhiệm về
hành vi ứng xử của mình ở mọi lĩnh vực pháp luật. Hơn nữa, trong quá trình hoạt
động nghề, mỗi Luật sư đều có nguy cơ rơi vào cám dỗ vì Luật sư là người có
nguy cơ tiếp xúc với những mặt trái, mặt xấu của xã hội. Vì vậy, việc cố gắng giữ
một bản lĩnh chính trị vững vàng là điều tất yếu của mỗi Luật sư trong quá trình
hoạt động nghề.

- Luật sư có nghĩa vụ phải bảo vệ pháp luật và sự công bằng. Để làm được điều đó,
Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, tuân thủ Hiến pháp,
pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề. Bên cạnh đó,
để bảo vệ uy tín và danh tiếng nghề nghiệp, mỗi Luật sư phải tự giác, gương mẫu
tuân thủ pháp luật, đồng thời phải thực hiện trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã
hội của mình thông qua việc tích cực tham gia hoạt động tố tụng theo tinh thần cải
cách tư pháp, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách,
phổ biến, giáo dục pháp luật và các hoạt động xã hội khác.
- Luật sư phải luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp nói
không với tiêu cực, tuyệt đối không tiếp tay, không đi ngược lại với sự thật, không
có hành vi trái với quy định pháp luật. Luật sư cần nâng cao tinh thần học hỏi, giáo
dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kỹ
năng tranh tụng và tư vấn pháp luật, nâng cao hình ảnh, uy tín nghề nghiệp, địa vị
của Luật sư đối với xã hội, giữ vững niềm tin của nhân dân, của xã hội, của khách
hang đối với nghề Luật sư. Luật sư cũng cần nỗ lực học tập, nghiên cứu cả về
ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyên môn pháp luật quốc tế, luật
pháp của các nước để có thể theo kịp và đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

- Hiện nay, nghề Luật sư ngày càng được xã hội tôn trọng và được xem là một
trong những nghề cao quý nhất. Tuy nhiên, chất lượng hành nghề Luật sư chưa đáp
ứng được đòi hỏi của hoạt động tranh tụng và yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp luật
trong nước và quốc tế. Phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của
một bộ phận nhỏ Luật sư chưa cao, chưa chuyên nghiệp. Một số Luật sư chưa nhận
thức đầy đủ, sâu sắc về trách nhiệm chính trị, pháp lý, trách nhiệm xã hội cao quý
của nghề Luật sư, chưa gương mẫu chấp hành pháp luật về hành nghề Luật sư,
thậm chí có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, nhận thức chính trị, có hành vi tiêu cực,
chạy án, vi phạm pháp luật dẫn đến bị xử lý hình sự. Điều đó đã làm ảnh hưởng
đến hình ảnh, uy tín của nghề Luật sư vốn rất đáng trân trọng trong xã hội. Do đó,
việc mỗi Luật sư cần phải giữ cho mình cái tâm và bản lĩnh chính trị vững vàng là
vô cùng quan trọng.

3. Bàn về đạo đức trong sáng của Luật sư


- Nghề Luật sư là một nghề cao quý, được xã hội tôn trọng và do đó xã hội luôn có
những đòi hỏi khắt khe hơn rất nhiều về phẩm chất đạo đức của Luật sư, đòi hỏi
Luật sư phải giữ cho mình phẩm chất đạo đức trong sáng khi hành nghề.

- Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành
vi, quan hệ giữa con người với nhau và đối với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp của
Luật sư bao gồm các quy định chung về đạo đức của bản thân Luật sư trong các
mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng
nghiệp. Mỗi Luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm chất
và danh dự nghề nghiệp, tạo niềm tin và sự kính trọng từ khách hàng, từ đó tôn
vinh nghề Luật sư.

- Trong mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng, Luật sư phải từ chối hoặc rút lui
khỏi một vụ việc nếu khách hàng yêu cầu Luật sư làm một việc phạm pháp hoặc vi
phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Để tạo vị thế của Luật sư với xã hội và niềm
tin với khách hàng, Luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của
khách hàng. Luật sư chỉ nhận vụ việc theo khả năng và thực hiện vụ việc theo
phạm vi yêu cầu của khách hàng. Luật sư không được nhận vụ việc có xung đột
hoặc có nguy cơ xung đột với quyền lợi của các khách hàng. Trong quan hệ với
khách hàng, Luật sư không nên để áp lực tài chính ảnh hưởng đến mối quan hệ,
cần tách bạch hai vấn đề để có thể cung cấp cho khách hàng tư vấn vô tư và trong
sáng. Một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Luật sư với khách hàng là Luật sư phải
giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đại diện cho khách hàng. Đây là nghĩa vụ
cơ bản của Luật sư.

- Đạo đức của mỗi Luật sư thể hiện nhiều trong mối quan hệ với đồng nghiệp. Đây
là mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các Luật sư nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động nghiệp vụ, từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn. Từ những lý do đó,
rất cần sự đoàn kết giữa các Luật sư. Luật sư không được làm mất uy tín của nhau
bằng việc hạ thấp, phê phán hoặc chỉ trích đồng nghiệp. Quan hệ đồng nghiệp là
lĩnh vực được điều chỉnh bởi quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư và nó thể
hiện tính tự quản trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư.

- Trong mối quan hệ giữa Luật sư và cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan tiến
hành tố tụng, Luật sư và CQTHTT,CQNN đều là những chủ thể thực hiện công
việc, chức năng mà xã hội giao phó, không phải là mối quan hệ đối lập, xung đột
lợi ích với nhau. Chính vì vậy, mỗi bên cần có thái độ làm việc, ứng xử phù hợp
với vị trí và chức năng của mình. Luật sư cần có quan niệm đúng đắn, nhận diện
đúng bản chất mối quan hệ, từ đó có cách cư xử phù hợp. Cùng với vai trò là người
hướng dẫn pháp luật, vai trò của Luật sư cũng không thể thiếu trong hoạt động
phản biện. Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư, đặc biệt trọng hoạt động tranh tụng
cần đảm bảo tính chất phản biện, để không để lẫn lộn với ngụy biện.

- Hiện nay, mặc dù đã có những quy định về đạo đức hành nghề Luật sư tại Luật
Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo đức, vi phạm của
Luật sư trong hành nghề thể hiện với nhiều hình thức. Không ít trường hợp, Luật
sư do ít quan tâm nghiên cứu các quy định về Luật sư, không học tập quán triệt về
đạo đức nghề nghiệp Luật sư nên khi hành nghề xảy ra vi phạm. Có những Luật sư
cố ý vi phạm. Ví dụ, quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư nghiêm cấm
Luật sư “Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng
ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch
vụ pháp lý”. Luật sư nào cũng biết, cũng hiểu về quy định cơ bản này. Nhưng trên
thực tế không ít trường hợp Luật sư biết mà vẫn vi phạm do tư lợi cá nhân. Một số
Luật sư lợi dụng mạng xã hội với động cơ, ý đồ xấu, không chính đáng, đăng tải
những nội dung bài viết, hình ảnh, đoạn video có nội dung sai trái, xâm phạm uy
tín, danh dự cá nhân, tổ chức khác, xâm phạm lợi ích cộng đồng, thậm chí xâm
phạm đến an ninh chính trị đất nước.

- Thực tế hiện nay và vị thế nghề nghiệp đòi hỏi mỗi Luật sư phải có trách nghiệm
phát huy và duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức,
phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ đúng mực với khách hàng, với đồng nghiệp,
….

4. Bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức trong sáng là
những yếu tố cơ bản tạo nên phẩm chất Luật sư
4.1. Mối quan hệ giữa bản lĩnh chính trị và đạo đức hành nghề

- Trong xã hội hiện đại, mỗi người và mỗi nghề đều có nguy cơ rơi vào cám dỗ bởi
cám dỗ có mặt ở khắp mọi nơi, nghề Luật sư cũng không ngoại lệ. Con đường để
trở thành một luật sư chân chính tồn tại nhiều khó khăn, thử thách. Luật sư khi
hành nghề phải cố gắng giữ gìn bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức trong
sáng. Nhưng cũng như mọi người, Luật sư cũng không nằm ngoài vòng xoáy “cơm
– áo – gạo – tiền” của cuộc sống. Bởi vậy, ngoài việc đấu tranh với các thế lực bên
ngoài, bản thân mỗi Luật sư đều phải đấu với chính những lý tưởng của bản thân
để sơ tâm trong sáng khi hành nghề.

- Nghề Luật sư giống mọi nghề khác ở chỗ: Người hành nghề phải có tri thức, có
đạo đức và phẩm chất. Tuy nhiên, nghề Luật sư lại có đặc thù riêng bởi Luật sư là
những người làm việc độc lập, tự chịu trách nhiệm về hành vi ứng xử của mình
trong nhiều hoàn cảnh “nhạy cảm” ở mọi lĩnh vực pháp luật. Bởi vậy, Luật sư
trong thời hiện đại ngoài tri thức, kỹ năng phải rèn luyện được cho mình bản lĩnh
chính trị vững vàng.

- Bản lĩnh chính trị vững vàng này chỉ có thể tồn tại nếu mỗi Luật sư cố gắng rèn
luyện đạo đức, cẩn trọng và cư xử đúng mực trong mọi mối quan hệ với khách
hàng, đồng nghiệp và các cơ quan nhà nước. Chỉ khi Luật sư giữ được phẩm chất
đạo đức trong sáng, Luật sư mới có thể có bản lĩnh chính trị, không lung lay trước
các thế lực bên ngoài. Ngược lại, nếu Luật sư không có bản lĩnh chính trị vững
vàng, Luật sư đó không thể coi là có đạo đức trong sáng hoặc các khía cạnh đạo
đức của Luật sư đó sẽ dần bị lung lay và đổ vỡ.

- Bởi lẽ đó, Luật sư phải luôn có ý thức duy trì đồng thời phẩm chất chính trị và
đạo đức nghề nghiệp, phải biết nói không với tiêu cực, tuyệt đối không tiếp tay,
không tham gia chạy án, không có hành vi trái với quy định pháp luật. Luật sư
không chỉ cần am hiểu và nắm vững pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp
luật mà còn phải tích cực bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, gương mẫu thực thi
pháp luật, chấp hành nghiêm pháp luật và điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

4.2. Thực trạng bản lĩnh chính trị và đạo đức của Luật sư Việt Nam
hiện nay

- Về mặt quy định pháp luật, pháp luật Việt Nam luôn yêu cầu Luật sư phải giữ gìn
bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức trong sáng. Cụ thể, Nghị quyết số 27-
NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới tại khoản 7 Mục IV quy định: “Tăng cường
công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về
kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập
quốc tế” hay tại Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ III, nguyên Chủ tịch
nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài Diễn văn phát biểu quan trọng, trong đó có
đoạn: “Luật sư phải luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp,…”. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có những luận giải
nhằm giải thích như thế nào là “bản lĩnh chính trị vững vàng” hay những tiêu chí
để đánh giá một Luật sư có “ bản lĩnh chính trị vững vàng”.

- Về mặt áp dụng pháp luật trên thực tiễn, nhiều Luật sư bằng tài năng, trí tuệ và
nhân cách tốt đẹp của mình đã có những cống hiến xuất sắc cho việc xây dựng nền
tư pháp công bằng, dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, vẫn có
Luật sư không vượt qua nổi cám dỗ vật chất, đặt đồng tiền hoặc yếu tố chính trị lên
trên quy tắc đạo đức của nghề nghiệp và lợi ích của khách hàng.

4.3. Một số giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị và đạo đức hành
nghề Luật sư

- Để góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị và đạo đức hành nghề Luật sư, nhóm tác
giả đề xuất các giải pháp dưới đây

4.3.1. Giải pháp đối với cơ quan nhà nước và Liên đoàn Luật sư
- Thứ nhất, cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về khái niệm “bản lĩnh chính trị của
Luật sư”. Đây cũng là cơ sở quan trọng để thể chế hóa, tiêu chuẩn điều kiện trở
thành Luật sư khi xây dựng Luật Luật sư mới.

- Thứ hai, tăng cường giám sát các hoạt động hành nghề Luật sư, hỗ trợ các Luật
sư hành nghề, kịp thời uốn nắn những sai sót của Luật sư trong hoạt động hành
nghề, kiên quyết xử lý Luật sư vi phạm pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

- Thứ ba, thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi
dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ Luật sư.

- Thứ tư, hối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động hành nghề Luật sư và tổ chức xã hội nghề
nghiệp Luật sư.

4.3.2. Giải pháp đối với cá nhân Luật sư

- Thứ nhất, tự giác tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư, tập trung rèn luyện
bản lĩnh và đạo đức không chỉ trong hoạt động hành nghề mà trong các quan hệ
cuộc sống khác.

- Thứ hai, chủ động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, rà soát thủ tục
hành chính theo yêu cầu của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính; tích cực
tham gia tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý tại Trụ sở tiếp công dân Trung
ương ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương.

- Thứ ba, không tiếp tay cho các hành vi vi phạm, chủ động tố cáo các hành vi vi
phạm pháp luật và đạo đức hành nghề của Luật sư đồng nghiệp.

5. Kết luận
- Bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức trong sáng trong hoạt động hành nghề
đang tạo ra một thế hệ Luật sư với những phẩm chất tốt đẹp, nhận được sự tin
tưởng của nhân dân, nhà nước.

- Tuy nhiên, một số Luật sư có những hành vi vi phạm do chưa giữ gìn được bản
lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức trong sáng trước những cám rỗ.
- Điều này đòi hỏi pháp luật Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và chính bản
thân mỗi Luật sư phải có những biện pháp cứng rắn hơn, thái độ chủ động hơn để
đẩy lùi những hành vi vi phạm, bảo vệ các giá trị đạo đức Luật sư.

- Từ đó, xây dựng một thế hệ Luật sư tại Việt Nam không chỉ am hiểu pháp luật
mà còn giàu bản lĩnh, đạo đức.

You might also like