You are on page 1of 6

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

TÌNH HUỐNG THỰC HÀNH


(Dùng cho các Lớp đào tạo nghề Luật sư theo hình thức tín chỉ)

Tình huống: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ khách hàng

05/LS-NLS
Mã số :
THTH.B3.2/QHLSKH

- Hồ sơ chỉ dùng để giảng dạy và học tập trong các lớp đào tạo của Học viện
Tư pháp;
- Người nào sử dụng vào mục đích khác phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

HÀ NỘI, NĂM 2022

0
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG
(Dành cho Giảng viên)

1. Trước buổi thực hành tình huống


- Nghiên cứu kỹ bối cảnh tình huống.
- Tra cứu, nghiên cứu các quy định pháp luật, Quy tắc đaọ đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư, cụ thể:
+ Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012
+ Nghị định 123/2013/NĐ - CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
+ Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, ban hành kèm theo
Quyết định số 201/QĐ - HĐLSTQ ngày 13/12/2019.
+ Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật luật sư, ban hành kèm
theo Quyết định số 203/QĐ - HĐLSTQ ngày 19 tháng 12 năm 2019.
- Hướng dẫn học viên tự nghiên cứu và chuẩn bị sản phẩm học tập trên cơ
sở yêu cầu mà tình huống đặt ra.
- Tư vấn hỗ trợ học viên tiếp cận và tự nghiên cứu tình huống.
2. Tại buổi thực hành tình huống
- Tạo diễn đàn để học viên thực hành/trải nghiệm tình huống từ kết quả tự
nghiên cứu.
- Tổ chức chia sẻ quan điểm/góc nhìn đa diện về tình huống để:
+ Tìm hiểu, phân tích tâm lý của luật sư và khách hàng trong giao dịch
cung cấp dịch vụ pháp lý luật sư;
- Hướng dẫn học viên phân tích, đánh giá để làm sáng tỏ hành vi ứng xử
của luật sư với khách hàng trong suốt quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng
dịch vụ pháp lý.
- Cách ứng xử của luật sư với khách hàng trong tình huống.
- Chia sẻ, trao đổi với học viên về cách ứng xử khi trao đổi với khách hàng
các vấn đề liên quan đến lợi ích của luật sư.
- Hướng dẫn học viên hiểu được những điều cầm trong quan hệ với khách
hàng?
- Rút ra những điểm cần ghi nhớ về năng lực và thái độ của luật sư khi xử
lý các vấn đề phát sinh trong quan hệ cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

1
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG
(Dành cho học viên)
1. Trước buổi thực hành tình huống
- Nghiên cứu kỹ bối cảnh tình huống.
- Nghiên cứu học liệu đã hướng dẫn trong “Đề cương môn học Luật sư và
đạo đức nghề nghiệp luật sư”.
- Tra cứu, nghiên cứu các quy định pháp luật, Quy tắc đaọ đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư, cụ thể:
+ Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012
+ Nghị định 123/2013/NĐ - CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
+ Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, ban hành kèm theo
Quyết định số 201/QĐ - HĐLSTQ ngày 13/12/2019.
+ Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật luật sư, ban hành kèm
theo Quyết định số 203/QĐ - HĐLSTQ ngày 19 tháng 12 năm 2019.
- Thực hiện các yêu cầu về tự nghiên cứu và chuẩn bị cho bài học:
+ Nhận diện, phân tích đặc trưng quan hệ luật sư – khách hàng;
+ Về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong tình huống.
+ Ứng xử của luật sư V trong tìn huống.
+ Phân tích cách ứng xử của luật sư với khách hàng trong tình huống.
+ Đánh giá tính chất pháp lý – đạo đức nghề nghiệp của hành vi/ứng xử của
các bên trong tình huống, nhấn mạnh vào đánh giá vị trí của luật sư.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm từ góc độ của người đang học nghề luật sư.
2. Tại buổi thực hành tình huống
- Tóm tắt lại các thông tin quan trọng của tình huống.
- Nêu ý kiến/trao đổi về các vấn đề của tình huống đã được giảng viên phân
công hoặc giảng viên đưa ra thảo luận.

2
- Tham gia cùng với giảng viên để khái quát hóa cách hiểu phù hợp về các
trường hợp bị cấm thực hiện đối với luật sư trong giao dịch cung cấp dịch vụ
pháp lý cho khách hàng.
- Tiếp nhận kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra từ tình huống do giảng
viên và các học viên cùng chia sẻ.

3
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Luật sư V nhận lời bảo vệ quyền lợi cho ông R trong một vụ kiện dân sự về
tranh chấp tài sản (giá trị tài sản tranh chấp ước tính 200 tỷ VNĐ). Hai bên thỏa
thuận về mức thù lao và các khoản khác được tính trọn gói với trị giá bằng 20%
giá trị tài sản tranh chấp. Ngay sau khi hợp dồng được ký kết, khách hàng tạm
ứng trước cho luật sư một lần với số tiền 150 triệu VNĐ. Số còn lại sẽ thanh
toán hết sau khi có kết quả của phiên tòa sơ thẩm dân sự. Khách hàng còn mong
muốn được luật sư tiếp tục hỗ trợ ở giai đoạn thi hành án.
Sau khi hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý được ký kết, ông R đã mời luật
sư đi dự bữa tiệc do mình tổ chức để mừng hợp đồng đã được ký. Giữa lúc tiệc
mừng đang vui vẻ nhất thì luật sư V chia sẻ với khách hàng, anh phải về sớm để
mua quà tặng thưởng cho con gái vừa đỗ vào một trường đại học danh tiếng của
Mỹ.
Ông R hỏi con gái luật sư thích món quà gì? Lúc đầu luật sư V không nói,
nhưng sau khi ông R gặng hỏi thì luật sư V cho biết, con gái mình mong ước có
một một chuyến du lịch hạng sang với bạn bè thân thích trước khi đi du học.
Luật sư V nói thêm, mình đã có hẹn với giám đốc công ty du lịch K về việc
trong ngày hôm nay sẽ ký hợp đồng trọn gói một chuyến du lịch 10 người, giá
tri hợp đồng khoảng 80 triệu/5 ngày.
Khách hàng R cười nói: “Tưởng gì chứ việc đó quá nhỏ. Luật sư cứ yên
tâm ăn uống vui vẻ, việc đó khắc có người khác lo. Đảm bảo sau 2 giờ nữa sẽ
mang về cho luật sư hợp dồng dịch vụ du lịch đúng như mong muốn của con gái
luật sư”. Ông R còn nói thêm: “Việc của tôi mà thành công thì món quà kia chỉ
là hạt cát trên sa mạc.”. Luật sư V vừa cười vừa đáp lại: “Vậy là ông đã cam kết
với tôi rồi thì phải thực hiện ngay nhé, kẻo tôi lại thất hứa với con cái”. Sau 2
giờ, người của ông R đã ký được hợp đồng du lịch với công ty du lịch K với nội
dung như đã cam kết với luật sư V.
Sau 3 tháng kể từ ngày hợp dồng dịch vụ pháp lý ký giữa luật sư V và ông
R có hiệu lực, quan hệ giữa luật sư V và khách hàng bắt đầu trở lên xấu đi. Ông
R không ít lần phàn nàn, bức xúc về việc luật sư V không tích cực trong công
việc của khách hàng, nhiều lần gọi để xin ý kiến tư vấn nhưng luật sư V lúc thì
báo bận, lúc thì không nghe máy. Khách hàng còn khá lo lắng vì thấy đã qua 3
tháng kể từ ngày hợp đồng được ký kết mà không thấy luật sư có động tĩnh gì.

4
Từ chỗ vui vẻ, tin tưởng, khách hàng trở lên nghi ngờ khả năng, sự tận tâm,
chuyên nghiệp của luật sư V trong công việc. Sau nhiều lần thẳng thắn bày tỏ
thái độ không hài lòng với cách làm việc của luật sư V, ông R đã chính thức đưa
ra đề nghị muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với luật sư V, kèm theo yêu
cầu được nhận lại số quà đã tặng con gái luật sư là giá trị 80 triệu VNĐ của hợp
đồng du lịch.
Luật sư V không chấp nhận đề nghị của khách hàng và cũng không thiện
chí ngồi lại để giải quyết khúc mắc của khách hàng. Ông R đã đến gặp và đưa
đơn đề nghị đoàn luật sư thành phố P can thiệp để giúp bảo vệ quyền lợi cho
khách hàng.
Câu hỏi 1: Hãy nhận xét về giao dịch cung cấp dịch vụ pháp lý của luật
sư cho khách hàng trong tình huống nêu trên? Phân tích rõ những điểm được và
chưa được của luật sư R trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng từ góc
độ pháp luật luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư?
Câu hỏi 2: Quan điểm cá nhân của anh/chị về cách ứng xử của luật sư V
liên quan đến sự kiện sinh nhật của con gái cũng như những yêu cầu mà khách
hàng R đã đưa ra đối với luật sư V trong giao dịch của hai bên? Theo anh/chị,
luật sư V có vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư không? Tại
sao?

You might also like