You are on page 1of 4

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

TÌNH HUỐNG THỰC HÀNH


(Dùng cho các Lớp đào tạo nghề luật sư theo hình thức tín chỉ)

Tình huống: Quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư trong việc nhận và thực
hiện vụ việc

04/LS-NLS
Mã số :
THTH.B2/QHLSKH

- Hồ sơ chỉ dùng để giảng dạy và học tập trong các lớp đào tạo của Học viện
Tư pháp;
- Người nào sử dụng vào mục đích khác phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

NĂM 2022
0
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG
(Dành cho Giảng viên)
1. Trước buổi thực hành tình huống
- Nghiên cứu kỹ bối cảnh tình huống
- Tra cứu, nghiên cứu các quy định pháp luật, Quy tắc đaọ đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư:
+ Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012.
+ Nghị định 123/2013/NĐ – CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
+ Quyết định số 201/QĐ - HĐLSTQ ngày 13/12/2019 về việc ban hành
Quy tắc và đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
- Hướng dẫn học viên tự nghiên cứu và chuẩn bị sản phẩm học tập trên cơ
sở yêu cầu mà tình huống đặt ra.
- Tư vấn hỗ trợ học viên tiếp cận và tự nghiên cứu tình huống
2. Tại buổi thực hành tình huống
- Tạo diễn đàn để học viên thực hành/trải nghiệm tình huống thông qua kết
quả tự nghiên cứu.
- Tổ chức chia sẻ quan điểm/góc nhìn đa diện về tình huống.
- Mối quan hệ giữa luật sư D và khách hàng M trong tình huống.
- Các quy định của Luật Luật sư/pháp luật liên quan/Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư được viện dẫn, sử dụng để giải quyết tình huống
- Đánh giá khả năng phát sinh rủi ro từ phía khách hàng M có thể gây ra
cho luật sư.
- Ứng xử của luật sư D khi giao tiếp với khách hàng M theo bối cảnh tình
huống.
- Cách xử lý của luật sư D đối với những thông tin mà khách hàng M chia
sẻ.
- Bài học kinh nghiệm: Về sự độc lập của luật sư trong mối quan hệ với
khách hàng; Khả năng tự bảo vệ sự an toàn/quyền lợi của bản thân luật sư trước
những rủi ro mà khách hàng có thể gây ra.

1
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG
(Dành cho học viên)

1. Trước buổi thực hành tình huống


- Nghiên cứu kỹ bối cảnh tình huống
- Tra cứu, nghiên cứu các quy định pháp luật, Quy tắc đaọ đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư:
+ Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012.
+ Nghị định 123/2013/NĐ – CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
+ Quyết định số 201/QĐ - HĐLSTQ ngày 13/12/2019 về việc ban hành
Quy tắc và đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
- Nghiên cứu học liệu đã hướng dẫn trong “Đề cương môn học Luật sư và
đạo đức nghề nghiệp luật sư”.
- Nhận diện, phân tích quan hệ luật sư – khách hàng.
- Phân tính cách ứng xử của luật sư với khách hàng trong tình huống.
- Đánh giá tính chất pháp lý – đạo đức nghề nghiệp của hành vi/ứng xử của
các bên trong tình huống, nhấn mạnh vào đánh giá vị trí của luật sư.
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động hành nghề.
2. Tại buổi thực hành tình huống
- Tóm tắt lại các thông tin quan trọng của tình huống.
- Nêu ý kiến/trao đổi về các vấn đề của tình huống đã được giảng viên phân
công hoặc giảng viên đưa ra thảo luận.
+ Mối quan hệ giữa luật sư – khách hàng;
+ Ứng xử của luật sư trước thông tin mà khách hàng M cung cấp;
- Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện quy tắc “Giữ bí mật khách
hàng”

2
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

Luật sư D là luật sư của “Văn phòng luật sư T và cộng sự”, thuộc Đoàn
luật sư thành phố B. Luật sư D được Văn phòng luật sư phân công bảo vệ quyền
lợi cho khách hàng M trong vụ án về chia thừa kế theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
đã ký giữa khách hàng với Văn phòng luật sư.
Trong lần luật sư D tiếp khách hàng M tại phòng làm việc của Văn phòng
để trao đổi về việc khách hàng cung cấp các chứng cứ/tài liệu chứng minh quyền
thừa kế của mình, anh M đã chia sẻ với luật sư câu chuyện riêng tư mà khách
hàng luôn day dứt, chưa biết giải quyết thế nào.
Theo lời kể của anh M, trước đây, anh có đi làm ăn tại thành phố Đ, tỉnh
L. Vào một ngày cuối tháng 10, trong một đêm mưa rét của thành phố Đ, anh M
đi ăn với mấy người bạn và có uống khá nhiều rượu. Lúc ra về, do đã ngà ngà
say, trời vừa mưa, vừa tối nên xe ô tô do anh điều khiển đã gây tai nạn giao
thông. Lúc xảy ra tai nạn, trên đường không có người qua lại. Sau khi đâm vào
một người phụ nữ đi ngược chiều, anh M có xuống xe và khi đến bên người phụ
nữ đang nằm bất động trên đường, anh M thấy người bị nạn đã tử vong. Quá
hoảng sợ, anh đã bỏ mặc người bị nạn trên đường và cho xe chạy về nhà. Sau đó
một tháng thì anh tìm cách chuyển ra Hà Nội làm ăn đến bây giờ. Anh M kể lại
với luật sư D câu chuyện mà bản thân đang giấu kín với mong muốn nhận được
sự tư vấn của luật sư, nhân tiện đang có hợp đồng dịch vụ pháp lý với văn phòng
và luật sư D.
Nghe câu chuyện của khách hàng, luật sư D một mặt bày tỏ sự cảm thông
với khách hàng, mặt khác hẹn sẽ suy nghĩ thêm vấn đề của khách hàng.
Câu hỏi 1: Với yêu cầu của anh M, là luật sư D, anh (chị) có đáp ứng yêu
cầu của anh M không? Tại sao?
Câu hỏi 2: Là luật sư D, trong tình huống trên anh (chị) sẽ xử lý như thế
nào để vừa bảo vệ được sự an toàn của luật sư, vừa bảo đảm bảo vệ tốt nhất cho
khách hàng?

You might also like