You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP CÁ NHÂN


MÔN: KỸ NĂNG CHUNG VỀ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT


ĐỀ BÀI: 30
Nêu những sai sót thường gặp của người tư vấn khi nghiên cứu hô sơ vụ việc
và đưa ra những giải pháp khắc phục. Minh họa bằng các tình huống thực
tiễn

Hà Nội, 2023

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1

NỘI DUNG...........................................................................................................1

I. Khái quát về kỹ năng tư vấn và nghiên cứu hồ sơ vụ việc............................1

1.1. Khái niệm về tư vấn pháp luật và kỹ năng tư vấn pháp luật.........................1

1.2. Khái quát về hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ việc........................................2

II. Những sai sót khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc, minh họa thực tiễn và những
giải pháp khắc phục...............................................................................................3

2.1. Những sai sót khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc, minh họa thực tiễn.................3

2.2. Những giải pháp khắc phục...........................................................................6

KẾT LUẬN...........................................................................................................8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................9

2
MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
nhằm hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu. Do đó mà việc xây dựng hệ
thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã trở thành nội dung rất quan
trọng. Theo đó, người tư vấn pháp luật cho các cá nhân, tổ chức là những cá
nhân dựa trên sự am hiểu pháp luật và áp dụng pháp luật, thực hiện các hoạt
động chính đó là tham gia tranh tụng và thực hiện các hoạt động tư vấn pháp
luật cùng các dịch vụ pháp lý khác. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu hồ
sơ, vụ việc thì người tư vấn vẫn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định để
đưa ra phương án bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, do đó mà em xin lựa chọn
đề tài: “Nêu những sai sót thường gặp của người tư vấn khi nghiên cứu hồ sơ vụ
việc và đưa ra những giải pháp khắc phục. Minh họa bằng các tình huống thực
tiễn” để tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để khắc phục những sai sót này.

NỘI DUNG
I. Khái quát về kỹ năng tư vấn và nghiên cứu hồ sơ vụ việc
I.1. Khái niệm về tư vấn pháp luật và kỹ năng tư vấn pháp luật

Tư vấn là sự trợ giúp, trong đó người tư vấn thông qua mối quan hệ tin
cậy, tự nguyện, trao đổi thông tin để cung cấp giải pháp nhằm giúp khách hàng
tìm ra phương án tốt nhất giải quyết vấn đề của họ. Tư vấn pháp luật là việc giải
đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý

3
nhằm giúp công dân tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của họ. Cần lưu ý tư vấn pháp luật không phải hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật một cách chung chung và cũng không phải hoạt động
tuyên truyền pháp luật. Do đó mà tư vấn pháp luật là nghề sử dụng trí tuệ của
những người có am hiểu về pháp luật, đòi hỏi phải có kỹ năng tư vấn và sự hiểu
biết một cách sâu rộng để đảm bảo hoạt động này được thực hiện có hiệu quả.

Theo đó có thể hiểu tư vấn pháp luật là sự trợ giúp, trong đó người tư vấn
thông qua mối quan hệ tin cậy và chuẩn mực với khách hàng, trao đổi thông tin
để cung cấp giải pháp, giúp họ quyết định được cách thức giải quyết vấn đề
pháp lý của mình đúng pháp luật và hiệu quả 1. Thông thường hoạt động tư vấn
pháp luật được thực hiện thông qua Luật sư hoặc người có am hiểu pháp luật tư
vấn, mục đích của hoạt động này nhằm giúp khách hàng có được giải pháp để
giải quyết vấn đề đúng pháp luật và hiệu quả nhất. Nội dung tư vấn chính là tư
vấn về các khía cạnh pháp lý của vấn đề mà khách hàng quan tâm.

Hoạt động tư vấn pháp luật là bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã
hội của nhà nước pháp quyền, các tổ chức tư vấn được thành lập và hoạt động
theo đúng quy định của pháp luật có trách nhiệm giúp người dân, tổ chức thi
hành đúng pháp luật, để họ hiểu được bản chất về quyền và nghĩa vụ thực tế của
mình. Do đó mà người tư vấn, luật sư phải có kiến thức pháp luật vững vàng,
sâu rộng và phải có kỹ năng hành nghề, trong đó có kỹ năng tư vấn pháp luật.

Kỹ năng tư vấn là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp của
người tư vấn vào việc xây dựng mối quan hệ tin cậy, bình đẳng với khách hàng,
trao đổi thông tin để cung cấp giải pháp, giúp họ đưa ra được quyết định tốt nhất
cho vấn đề. Theo đó, kỹ năng tư vấn pháp luật đó chính là khi người tư vấn vận
dụng được những kinh nghiệm, kiến thức của dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên
nghiệp vào việc xây dựng mối quan hệ tin cậy, chuẩn mực và trao đổi thông tin

1
Chu Liên Anh (2011): Kỹ năng tư vấn pháp luật của Luật sư, Luận án tiễn sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.

4
để đưa ra giải pháp, giúp khách hàng quyết định được phương án tốt nhất trước
vấn đề pháp lý của họ2.

I.2. Khái quát về hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ việc

Trong quá trình phân tích vụ việc, nghiên cứu hồ sơ vụ án là khâu quan
trọng để đi đến những lập luận hợp pháp có lợi nhất. Đây là hoạt động giúp
người tư vấn nắm bắt được tất cả các tình tiết, chứng cứ vụ án, các yêu cầu, ý
kiến, luận điểm của các đương sự trong vụ án, các hoạt động tố tụng của Tòa
án, xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp, hiểu được những điểm mạnh
điểm yếu của khách hàng. Trên cơ sở đó xác định phương án giải quyết vấn đề,
thực hiện công việc cần thiết để củng cố chứng cứ, xây dựng luận cứ để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình.

Nghiên cứu hồ sơ vụ việc là tổng hợp các họat động: xem xét, đọc, phân
tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ
sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất vụ án, diễn biến của vụ án, qua đó xác định
sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó, xác định phương án giải quyết hồ
sơ án, xác định những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố
tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch, xác định phương án bào chữa hoặc phương
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ người nghiên cứu hồ sơ cần
phải nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện và đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có
trong hồ sơ vụ án, tránh tư tưởng chủ quan chỉ nghiên cứu những tài liệu mà
mình cho là quan trọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua.

Tuỳ theo hồ sơ vụ án cụ thể, người nghiên cứu có thể nghiên cứu hồ sơ


theo thứ tự thời gian diễn ra, theo trình tự tố tụng hoặc theo từng tập tài liệu
liên quan đến từng người tham gia tố tụng. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu
đầy đủ, ghi chép, lập được hệ thống chứng cứ của vụ án để làm cơ sở cho việc
xây dựng kế hoạch bào chữa hoặc luận cứ bảo vệ quyền lợi cho đương sự.

II. Những sai sót khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc, minh họa thực tiễn và
2
Chu Liên Anh (2011): Kỹ năng tư vấn pháp luật của Luật sư, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội

5
những giải pháp khắc phục
II.1. Những sai sót khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc, minh họa thực tiễn

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc, người tư vấn vẫn gặp phải một số sai sót,
hạn chế như sau:
Thứ nhất, các giấy tờ, tài liệu do khách hàng cung cấp chưa đảm bảo
được tính chính xác, khách quan
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ việc, người tư vấn gặp phải vấn đề
về tài liệu, hồ sơ khách hàng còn chưa chính xác, chưa đáp ứng được nhu cầu
khách quan của vụ việc. Khi khách hàng cung cấp những tình tiết, nội dung của
vụ án không chính xác sẽ dẫn tới việc xác định những căn cứ và phương án giải
quyết không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu tư vấn bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của khách hàng.
Ví dụ: Tại vụ án trộm cắp tài sản, A là người phạm tội, A không cung
cấp được đúng tài sản mà A đã tẩu tán, dẫn đến khi xác định khung hình phạt
cũng như tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ của A không đúng với thực tế
khách quan. Hơn nữa, các mô tả của A trong các bản yêu cầu tư vấn cũng chưa
phù hợp với hành vi phạm tội của A, bởi lẽ, khi thực hiện hành vi phạm tội trộm
cắp, A không chỉ lén lút mà bị phát hiện, A đã dùng vũ lực để trấn áp lại người
bị hại, lúc này do A có thể không phạm tội trộm cắp mà có thể bị chuyển hóa
thành tội cướp tài sản.
Lúc này, khi khách hàng là A - người yêu cầu tư vấn không cung cấp
nhưng tình tiết, hồ sơ, tài liệu chính xác thì người tư vấn không tư vấn chính xác
được loại tội danh cũng như khung hình phạt của A. Từ đó nếu có cơ hội được
bảo vệ quyền lợi của Tòa án thì lúc này người tư vấn/bào chữa sẽ đi theo hướng
của tội danh khác cũng như các mức phạt khác, không đảm bảo được quyền lợi
cho khách hàng.
Thứ hai, các vụ việc diễn ra phức tạp dẫn đến việc nghiên cứu hồ sơ
gặp khó khăn, đôi khi phải đi thu thập, bổ sung hồ sơ tài liệu mới tiếp tục
nghiên cứu và đưa ra các phương án nghiên cứu hồ sơ phù hợp.

6
Thực tế không phải lúc nào hồ sơ cũng đầy đủ, có những chứng cứ chưa
được thu thập và thậm chí là không thể thu thập được dẫn đến việc tư vấn
phương án sau nghiên cứu hồ sơ cũng không khách quan và khó có thể đưa ra
được những phương án chính xác để giải quyết vụ việc của khách hàng.
Ví dụ: Đối với vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai, khách hàng có
tranh chấp về ranh giới sử dụng đất đối với nhà hàng xóm, nhưng khách hàng
không thể cung cấp được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà hàng
xóm để có căn cứ chứng minh ranh giới sử dụng đất giữa các nhà. Lúc này,
người tư vấn không thể xác minh được căn cứ để giải quyết tranh chấp, buộc
phải cùng khách hàng đi thu thập hồ sơ, tài liệu để phục vụ quá trình giải quyết
tranh chấp.
Tuy nhiên, các vụ án không phải lúc nào cũng có thể thu thập được hồ
sơ, đặc biệt là án liên quan đến tranh chấp đất đai, bởi đất đai được hình thành
và quản lý từ rất lâu đời nên các hồ sơ, tài liệu có thể bị thất lạc, do đó mà nhiều
vụ việc không thu thập được dẫn đến bất lợi cho khách hàng.
Thứ ba, để nghiên cứu hồ sơ thì điều kiện quan trọng nhất đó chính là
hồ sơ phải đầy đủ, tuy nhiên người tư vấn gặp khó khăn trong việc phải liên hệ,
thu thập hồ sơ từ phía các cơ quan nhà nước.
Thực tế, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước chưa thực sự hợp tác trong
việc thu thập hồ sơ, nhận thức pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, ít
hiểu biết nên tạo nhiều khó khăn trong việc cung cấp và thu thập hồ sơ.
Ví dụ: Tại các vụ án hình sự, trong giai đoạn điều tra, chính các bị can,
người bị hại không thuộc đối tượng được sao chụp hồ sơ, chính người tư vấn
nếu chưa làm thủ tục đăng ký người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi hợp
pháp thì cũng không thuộc đối tượng được sao chụp những hồ sơ tài liệu này.
Do đó, người tư vấn cũng không thể biết được tất cả những nội dung lời khai,
tình tiết của vụ án làm căn cứ để tư vấn phương án cho khách hàng.
Đặc biệt là những vụ án có liên quan đến bí mật kinh doanh thì sự bảo
mật càng lớn, việc thu thập cũng càng khó khăn hơn, ảnh hưởng tới quá trình

7
nghiên cứu hồ sơ vụ việc.
Thứ tư, do kiến thức còn chưa sâu rộng, kinh nghiệm còn thiếu sót dẫn
đến quá trình nghiên cứu vụ án cũng có nhiều thiếu sót.
Để hành nghề tư vấn thì chính người tư vấn phải có kiến thức sâu rộng,
kinh nghiệm phong phú trong việc giải quyết các vụ án trên thực tế. Đặc biệt là
đối với hệ thống pháp luật tương đối rộng như tại Việt Nam, các quy định đôi
khi còn chồng chéo về thẩm quyền cũng như nội dung dẫn đến cách hiểu, áp
dụng còn thực sự chưa thống nhất.
Ví dụ: Trong lĩnh vực đất đai có nhiều Nghị định quy định hướng dẫn
chi tiết, nhiều thời kỳ lịch sử về quản lý đất đai nên việc xác định nguồn gốc sử
dụng đất cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong cách xác định thành viên
trong hộ gia đình là chủ sử dụng đất, theo như giải thích tại Công văn số
01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao thì cần lưu
ý “thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên phải dựa trên thời
điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất…. và
xem xét những người có công sức đóng góp làm tăng giá trị quyền sử dụng đất”
nhưng tại Luật đất đai năm 2013 thì “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có
quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định pháp luật về hôn
nhân và gia đình và đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung” mà không
nhắc đến những người ngoài có công sức đóng góp làm tăng quyền sử dụng đất
thì những người đóng góp này muốn chứng minh quyền sử dụng đất lại cần
khởi kiện tới Tòa án thì thủ tục phức tạp.
Ngoài ra thì thực tế có hướng dẫn này thì các Văn phòng/Phòng công
chứng lại xác định Hộ gia đình sử dụng đất là những người có tên trong sổ hộ
khẩu, như vậy thì có khá nhiều cách xác định về thành viên hộ gia đình và đôi
khi còn phụ thuộc vào quan điểm giải quyết của Tòa án về vấn đề này.
Chính việc quy định, giải thích khá nhiều tại các văn bản dẫn đến việc
áp dụng một vấn đề dẫn đến việc áp dụng còn mang tính “theo quan điểm” thì
người tư vấn không thể đưa được quan điểm nhất quán trong việc xây dựng bản

8
bào chữa, luận cứ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
II.2. Những giải pháp khắc phục

Để khắc phục những thực trạng về nghiên cứu hồ sơ nêu trên thì cần thực
hiện những giải pháp đồng bộ như sau:

- Tiếp tục nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn của những người tư vấn,
thậm chí là có những đề xuất để nâng cao trình độ của những cán bộ, công nhân
viên của nhà nước để nhận thức được hoạt động nghiên cứu hồ sơ là rất quan
trọng trong việc giải quyết vụ việc.
- Nhà nước cũng cần tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo đối với những
người tiến hành tố tụng để họ tiếp tục phát huy, tập trung thực hiện đúng nhiệm
vụ, công vụ, đảm bảo những người có liên quan được tiếp cận hồ sơ vụ việc một
cách nhanh chóng, đảm bảo hơn.
- Đảm bảo việc xây dựng pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành từ
cơ quan nhà nước, thống nhất cách áp dụng pháp luật, tránh sai sót trong quá
trình áp dụng, kịp thời ban hành các văn bản được thực thi đồng bộ hơn nữa.
- Người tư vấn cần thẩn trọng, tỉ mỉ hơn nữa để đưa ra những phương án
tối ưu giải quyết quyền lợi của khách hàng.
- Cần có những biện pháp xử lý đối với cơ quan nhà nước khi họ cố tình
không hỗ trợ đương sự, bị can, bị hại cũng như người bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của họ trong việc thu thập hồ sơ, tài liệu để giải quyết vụ việc, đảm bảo hồ
sơ được tiếp cận nghiên cứu là toàn diện, khách quan, trung thực.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật với toàn dân, để người dân nắm bắt
được những quy định pháp luật, có thái độ hợp tác hơn nữa trong việc xác định
sự việc khách quan để đảm bảo giải quyết vụ việc được nhanh chóng cũng như
hỗ trợ người tư vấn nghiên cứu hồ sơ được chính xác hơn nữa.

9
KẾT LUẬN
Có thể thấy, trong bối cảnh phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta hiện nay thì hoạt động tư vấn pháp luật đã có những đóng góp to lớn và
trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với cá nhân và xã hội. Do mới chỉ phát
triển trong những năm gần đây nên kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của luật sư, người
tư vấn vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động này
trên thực tế. Do đó, cần có những phương án đào tạo đội ngũ luật sư có tri thức
và kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp, tuân thủ đúng các nguyên tắc tư vấn pháp
luật, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ việc để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của công
dân cũng như đảm bảo lợi ích xã hội, của Nhà nước.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012;
2. Luật đất đai 2013;
3. Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân
tối cao;
4. Chu Liên Anh (2011): Kỹ năng tư vấn pháp luật của Luật sư, Luận án
tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội;
5. Sách chuyên khảo: Đạo đức và kỹ năng của Luật sư trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ biên PGS.TS Lê Hồng
Hạnh;
6. NGUYÊN TẮC TRÁNH XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG TƯ VẤN
PHÁP LUẬT | NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO (wordpress.com).

11

You might also like