You are on page 1of 12

Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I/ Khái quát chung về Tư vấn pháp luật............................................................1
1. Khái niệm tư vấn pháp luật...........................................................................1
2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn pháp luật..............................2
II/ Kỹ năng tư vấn pháp luật và vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn
pháp luật................................................................................................................3
1. Kỹ năng tư vấn pháp luật............................................................................3
2. Vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật................................8
III/ Một số kiến nghị.............................................................................................9
KẾT LUẬN............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................11
PHỤ LỤC...............................................................................................................12

Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội


Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

LỜI NÓI ĐẦU


Tư vấn pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng của luật sư
trong quá trình hành nghề luật, đây chính là việc luật sư giải đáp pháp luật, hướng
dẫn thực hiện đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý khác nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Thông qua hoạt động này, người tư vấn đã
góp phần tuyên truyền phổ biến, giải thích pháp luật nhằm nâng cao văn hoá tư
pháp cho người dân, giúp họ có kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật,
giảm thiểu được những tranh chấp, vi phạm pháp luật không đáng có, góp phần ổn
định xã hội, phát triển kinh tế từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Khi xã hội
càng phát triển thì đồng thời càng có nhiều các mối quan hệ được thiếp lập, những
vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực xảy ra hàng ngày. Để thực hiện những việc
làm đúng với quy định của pháp luật thì chúng ta cần phải tìm hiểu luật và có sự
vận dụng linh hoạt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được điều này. Do
vậy, em chọn đề tài số 04: “Kỹ năng tư vấn pháp luật và vai trò của kỹ năng
trong hoạt động tư vấn pháp luật” để làm bài tập học kỳ.

NỘI DUNG
I/ Khái quát chung về Tư vấn pháp luật
II/ Kỹ năng tư vấn pháp luật và vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn
pháp luật
1. Kỹ năng tư vấn pháp luật

Trước tiên, chúng ta phải hiểu kỹ năng là gì? Kỹ năng là năng lực (khả năng)
của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết
(kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Do đó, kỹ năng tư vấn pháp luật là loại kỹ năng làm việc, kỹ năng hỗn hợp.
Có thể định nghĩa kỹ năng tư vấn pháp luật như sau: Kỹ năng tư vấn pháp luật là
khả năng của người thực hiện tư vấn pháp luật vận dụng kiến thức pháp luật, đạo

1
Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung
cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan nhằm giúp cho người
khác được tư vấn biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc pháp
luật của người phù hợp với pháp luật.

1.1. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng và tìm hiểu yêu cầu tư vấn

*Kỹ năng giao tiếp

Ngôn ngữ phải rõ ràng, rành mạch, tiết tấu âm lượng vừa phải; tránh những
trường hợp nói giọng, nói lắp, nói quá nhanh, quá to, nói quá nhỏ. Về phi ngôn
ngữ: Hình thức, dáng điệu, cử chỉ, cách bắt tay đúng mực; nét mặt, ánh mắt cũng
như thái độ phù hợp, bày tỏ sự tôn trọng với người nói.

* Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ
nghĩa. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp:

Một là, Lắng nghe mô ̣t cách chủ đô ̣ng: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe.
Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ
có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

Hai là, Tâ ̣p trung vào quá trình giao tiếp: Bày tỏ sự tôn trọng với người nói
là việc làm cần thiết.

Ba là, Đă ̣t câu hỏi: Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói
đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi.

Bốn là, Hưởng ứng người nói

Năm là, Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Mặt đối mặt và nhìn họ. Hãy thực sự chú
tâm vào người nói.

2
Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

Sáu là, Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Kỹ thuật này có thể giúp mọi
người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn
diễn đạt.

* Kỹ năng ghi chép

Ghi chép là một thói quen tốt của những người thành công vượt bậc. Có rất
nhiều điều để ghi chép, tuy nhiên bạn không nhất thiết phải ghi chép hết tất cả, mà
chọn ra những điều quan trọng nhất để ghi chép thì mới hiệu quả.

Khi lắng nghe khách hàng trình bày cũng chúng vừa nghe vừa phải kết hợp
với ghi chép ý chính, cần phải: ghi chép thật nhanh, ghi chép đó phải chính xác,
ghi chép đầy đủ thông tin và gạch chân những điểm cần lưu ý; biết cách viết tóm
tắt lược diễn biến vụ việc. Cuối cùng phải tóm lại được diễn biến vụ việc cho
khách hàng nghe lại để nhấn mạnh và đã chính xác hoàn toàn chưa.

*Kỹ năng diễn giải và tổng hợp vấn đề

Sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề, việc tiếp theo bạn hãy bắt tay
vào phân tích vấn đề đó. Phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của vấn
đề, biết được vấn đề đó sai ở đâu, sai như thế nào, có nghiêm trọng hay không và
đưa ra các lựa chọn hợp lý nhất để xử lý vấn đề một cách tốt nhất.

Đánh lại lại kết quả vấn đề là việc bạn tổng kết lại toàn bộ quá trình giải
quyết của bạn từ khâu xác định nguồn gốc cho đến khi vấn đề được giải quyết
xong. Việc làm này giúp bạn có cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề, những giải
pháp, cách lựa chọn giải pháp, quá trình thực hiện từ đó bạn sẽ rút ra được kinh
nghiệm cho bản thân và cho những lần giải quyết vấn đề sau này.

* Kỹ năng đặt câu hỏi và tìm hiểu vấn đề.

3
Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

Để bảo đảm rằng người tư vấn đã hoàn toàn hiểu bối cảnh của câu chuyện
mà khách hàng đem lại, cần kiểm tra xem các câu trả lời của khách hàng và những
thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp thực sự đã giải đáp được hết các câu hỏi
sau chưa: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao?

1.2. Kỹ năng thoả thuận ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý

Kết thúc giai đoạn tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, người tư vấn pháp luật
có thể tự mình có được nhận định và kết luận sơ bộ về sự việc; đánh giá được tính
chất và dự kiến được khối lượng công việc, thời gian và nhân sự để xử lý công việc
đó, từ đó có cơ sở để chào phí dịch vụ tư vấn.

Người tư vấn pháp luật cần đảm bảo mình có đủ năng lực xử lý công việc
của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. Mọi
khách hàng đều có quyền đòi hỏi dịch vụ tư vấn pháp luật được cung cấp bởi người
có trình độ. Niềm tin vào người tư vấn, vốn dĩ là nền tảng cuả mối quan hệ giữa họ
với khách hàng, đòi hỏi người tư vấn một sự trung thực và khả năng đánh giá được
mức độ chuyên môn của mình cũng như phạm vi các dịch vụ mà mình cung cấp.

1.3. Kỹ năng xác định vấn đề pháp lý

Thực chất của việc xác định vấn đề pháp lý của vụ việc là việc nghiên cứu
một cách kỹ lưỡng và thấu đáo hồ sơ của khách hàng và tìm ra những vấn đề mấu
chốt cần giải quyết. Trong giai đoạn tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, chúng ta đã
ít nhiều nắm bắt được sự việc và đã có những nhận định, đánh giá sơ bộ về hướng
giải quyết của hồ sơ. Tuy nhiên, việc đọc kỹ lại toàn bộ hồ sơ là điều cần thiết. Qúa
trình tìm ra vấn đề pháp lý là quá trình người tư vấn pháp luật đặt một chuỗi các
câu hỏi pháp lý có tính liên kết với nhau, câu hỏi pháp lý này sẽ làm nảy sinh câu
hỏi pháp lý kế tiếp.

4
Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

Khi xác định vấn đề pháp lý, nên xuất phát từ câu hỏi mà khách hàng muốn
người tư vấn giải đáp. Vấn đề pháp lý của hồ sơ thường là câu hỏi pháp lý mà câu
trả lời sẽ giúp giải đáp được nguyện vọng của khách hàng.

1.4. Kỹ năng xác định luật áp dụng

Khi tra cứu văn bản pháp luật, cần lư ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, Xác định hiệu lực về không gian và thời gian của văn bản pháp
luật áp dụng. Nếu tình huống có yếu tố nước ngoài, cần phải xem xét liệu tình
huống có bị điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài hay không? Điều khoản lựa chọn
luật áp dụng có giá trị hay không? Vì vậy, khi nghiên cứu một văn bản pháp luật,
đừng bao giờ bảo quên hai điều khoản i) đối tượng và phạm vi áp dụng của văn
bản; ii) hướng dẫn thi hành và áp dụng văn bản pháp luật này.

Thứ hai, Dựa vào tính chất pháp lý của dữ kiện để xác định lĩnh vực pháp
luật và các văn bản pháp luật cần nghiên cứu.

Thứ ba, Dựa vào các câu hỏi pháp lý đã được mổ xể khi nghiên cứu hồ sơ để
tìm điều luật liên quan.

Thứ tư, Khi tìm kiếm văn bản pháp luật áp dụng, ngoài văn bản luật, phải tra
cứu và đọc kỹ các văn bản hướng dẫn luật. Người tư vấn cần nghiên cứu kỹ các
văn bản hướng dẫn như Nghị định, Thông tư. Đặc biệt, cần phải nghiên cứu kỹ các
nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
luật nhằm nắm rõ thực tiễn áp dụng luật của toà án.

Thứ năm, Qúa trình áp dụng văn bản pháp luật vào tình huống của khách
hàng là quá trình lập luận để trả lời cho các vấn đề pháp lý mà hồ sơ đặt ra. Thực
chất, nó cũng được hiểu là quá trình giải thích luật. Ở đây, người tư vấn cần vận
dụng các phương pháp lập luận, gắn liền với cách hiểu luật và đánh giá chứng cứ.

5
Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

Nên sử dụng thường xuyên phương pháp suy luận tam đoạn luận, là loại hình suy
luận gián tiếp, xuất phát tư hai tiền tất yếu để rút ra một kết luận.

1.5. Trả lời tư vấn

Mô tả giải pháp: Sau khi phân tích vụ việc, đối chiếu với các quy định của
pháp luật, người tư vấn thấy đã nhìn thấy được các giải pháp có thể áp dụng cho
trường hợp của khách hàng. Khi tìm kiếm giải pháp, người tư vấn phải đánh giá
các khả năng khác nhau có thể xảy ra trên cơ sở xem xét chúng dưới gốc độ logic
pháp lý và thực tiễn. Tốt nhất nên sử dụng bảng đánh giá các giải pháp.

Định hướng cho khách hàng: Định hướng và thuyết phục khách hàng lựa
chọn giải pháp, tức là tìm cách đàm phán và thuyết phục khách hàng. Thức tế,
người tư vấn cần giải thích cho khách hàng một cách rõ ràng, bằng ngôn ngữ đơn
giản và dễ hiểu, những khía cạnh pháp lý phức tạp của hồ sơ. Khi lựa chọn phương
án cũng cần sự hợp tác tích cực của khách hàng.

Lựa chọn chiến thuật: Cuối cùng, sau khi đã lựa chọn được giải pháp, người
tư vấn cũng cần làm rõ với khách hàng cách thức tiến hành giải pháp đó, các chiến
thuật có thể được áp dụng. Mặt khác, cũng không hiếm những trường hợp khách
hàng cần tiến hành ngay một số thủ tục trong một thời hạn nhất định.

2. Vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật là hoạt động mang tính chất lao động trí óc bằng việc sử
dụng chất xám vào công việc chuyên môn đặc thù, có vai trò rất quan trọng trong
đời sống xã hội. Vì vậy, đòi hỏi người thực hiện tư vấn pháp luật phải hội đủ các
tiêu chuẩn nhất định. Do vậy mà hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò rất quan
trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay:

6
Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

Thứ nhất, tư vấn pháp luật đóng vai trò quan trọng vào việc phổ biến giáo
dục pháp luật, giúp định hướng hành vi ứng xử cho các cá nhân, tổ chức theo
khuôn khổ pháp luật.

Thứ hai, tư vấn pháp luật giúp nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người
được tư vấn: Thông qua vụ việc mà họ yêu cầu tư vấn, sẽ giúp họ có cái nhìn cụ
thể và rõ hơn về vấn đề mình đang vướng mắc, để từ đó cho họ nâng cao hiểu biết
pháp luật để có nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đúng, hình thành và phát huy
ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Thứ ba, tư vấn pháp luật giúp tổ chức, cá nhân hiểu được những quyền và
nghĩa vụ pháp lý của mình: Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những
hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu
rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong quan hệ pháp luật cụ thể nảy
sinh trong đời sống xã hội.

Thứ tư, tư vấn pháp luật góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan
tố tụng, tránh được sự quá tải trong hoạt động xét xử: Tư vấn pháp luật góp phần
hòa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp các mâu thuẫn, xung đột liên
quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các tranh chấp, giảm bớt tình trạng
khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không
đầy đủ. Thứ năm, tư vấn pháp luật còn góp phần hoàn thiện pháp luật, giám
sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

III/ Một số kiến nghị


Thứ nhất, Có cơ chế hợp lý hơn để đảm bảo sự tuân thủ các quy tắc đạo đức
nghề nghiệp và quản lý hoạt động tư vấn pháp luật của người tư vấn.

7
Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

Thứ hai, Tiếp tục duy trì nội dung đào tạo kiến thức về kỹ năng giải quyết
vấn đề; tiếp tục duy trì, cải tiến phương pháp giảng dạy kết hợp lý thuyết trong đào
tạo kỹ năng.

Thứ ba, Người tư vấn cần nhận thức đúng đắn về chức năng nghề nghiệp của
mình, có long yêu thương con người, coi trọng lẽ phải, có thái độ tuân thủ nghiêm
túc pháp luật và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, Người tư vấn là người có tư duy logic, sắc sảo, linh hoạt, có khả
năng hung biện, có trí tuệ xúc cảm cao.

Thứ năm, Ngoài kiến thức sâu rộng về các ngành luật Việt Nam và quốc tế,
người tư vấn phải thường xuyên trau dồi để có hiểu biết về đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội, về tâm lý con người.

Thứ sáu, Tiếp tục củng cố các điều kiện và cơ chế tạo ra động lực giúp nâng
cao chất lượng phục vụ của người tư vấn khi thực hiện tư vấn pháp luật.

KẾT LUẬN
Người tư vấn cần tạo ấn tượng tốt với khách hàng để họ thấy mình vừa giỏi
về chuyên môn, xong cũng rất gần gũi, hiểu họ, thông cảm với họ, ngoài mục đích
làm việc vì kinh tế ra thì người tư vấn còn làm việc để góp phần tạo nên công bằng
xã hội, muốn làm được điều này, người tư vấn cần xây dựng cho mình những tiêu
chí kỹ năng nghề nghiệp nhất định và từ đó hoàn thiện, bổ sung các kỹ năng đó
hoàn thiện từng ngày để có thể giải quyết công việc hiệu quả nhất. Thông qua hoạt
động tư vấn chúng ta đã phát hiện được những điểm còn thiếu sót, những quy định
còn hạn chế, những bất cập tồn tại trong việc xây dựng pháp luật để từ đó kịp thời
có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

8
Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật của Học viện Tư pháp, chủ biên: TS.
Phan Chí Hiếu, ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga; Nxb. CAND, Hà Nội – 2012.
2. Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật chung, trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. CAND.
3. Luật Luật sư năm 2006
4. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006
5. Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học – Năm 1998.
6. http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFfqzMZmSC2011.1.14#
7. http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?
a=d&d=TTcFfqzMZmSC2011.1.25&e=-------vi-20--1--img-txIN-------
8. http://www.trogiupphaply.net/2014/04/ky-nang-tu-van-phap-luat-trong-hoat-
ong.html

9
Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

PHỤ LỤC

10
Bài tập lớn môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

Tư vấn viên

11

You might also like