You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP NGHỀ LUẬT

Đề bài 7: Phân tích những kỹ năng giao tiếp cần có của Luật sư và liên hệ thực tiễn.

Họ và tên: NGUYỄN NGỌC LINH


Ngày, tháng, năm sinh:22/10/2002
MSSV:20A52010037
Lớp: Luật Quốc Tế
Ngành: Luật

Hà Nội, 2022
A. MỞ ĐẦU:
Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, lắng nghe ý kiến, nội dung sự việc của
khách hàng là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai hành nghề Luật sư, nếu tiếp
nhận sai thông tin từ khách hàng thì toàn bộ các công việc, các dịch vụ mà Luật
sư cung cấp sẽ không có ý nghĩa đối với khách hàng và không được trả phí; hoặc
nếu khách hàng không có ấn tượng tốt đối với Luật sư từ cuộc tiếp xúc, thì họ sẽ
không lựa chọn Luật sư đó để thực hiện tư vấn pháp lý, v.v...
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với luật sư, nhất là
khi phải thường xuyên trao đổi nội dung công việc với khách hàng. Giao tiếp là một
trong những kỹ năng cơ bản nhất mà mội luật sư cần có, bởi lẽ nếu không thể giao
tiếp được hay giao tiếp không hiệu quả thì dù có rất giỏi chuyên môn, luật sư cũng
không thể truyền đạt tối những ý kiến, quan điểm của mình đến với khách hàng hay
với các cơ quan nhà nước, đồng nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho Luật sư xây dựng được mối quan hệ với
khách hàng, tạo được hình ảnh tin cậy của  Luật sư cũng như tổ chức hành nghề,
đem lại sự hài lòng cho khách hàng đối với dịch vụ Luật sư.
B. NỘI DUNG:
I. Phân tích những kỹ năng giao tiếp cần có của Luật sư
1. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
a. Khái niệm
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng trong tư vấn pháp luật của luật sư là
sự vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm của hoạt động tư vấn pháp luật chuyên
nghiệp để biểu hiện tôn trọng khách hàng, biểu hiện sự trung thực và tận tâm với
khách hàng, nhằm tạo ra mối quan hệ cởi mở, tin cậy, trung thực với khách hàng khi
thực hiện tư vấn.
b. Mục đích, yêu cầu xây dựng mối quan hệ với khách hàng
- Mục đích của XD mối quan hệ với khách hàng
+ Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa luật sư và khách hàng.
+ Tạo ra mối quan hệ tôn trọng lợi ích cộng đồng, sự tuân thủ pháp luật.
- Yêu cầu của mối quan hệ với khách hàng
Mối quan hệ trong tư vấn pháp luật phải cởi mở, chân thành; mối quan hệ tin cậy;
mối quan hệ chuẩn mực.
c. Các kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng
- Kỹ năng thể hiện tôn trọng khách hàng
+ Biết thể hiện coi trọng nhân cách của khách hàng:

 Biết thể hiện sự nồng nhiệt đón tiếp khách hàng

 Biết thể hiện coi trọng, chấp nhận các giá trị riêng của khách hàng

 Biết thể hiện coi trọng trình độ của khách hàng

+ Biết thể hiện tôn trọng quan điểm, quyết định của khách hàng

 Biết đánh giá vấn đề từ quan điểm, chuẩn mực của khách hàng.

 Biết thể hiện tôn trọng quyết định và sự lựa chọn của khách hàng khi sử dụng
dịch vụ tư vấn pháp luật
- Kỹ năng thể hiện trung thực với khách hàng
+ Biết thể hiện sự rõ ràng, nghiêm túc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật:

 Biết thể hiện sự rõ ràng minh bạch trong các thông tin về dịch vụ

 Biết nghiêm túc thực hiện cam kết


+ Biết thể hiện tôn trọng pháp luật khi thực hiện tư vấn pháp luật:

 Biết thể hiện làm đúng pháp luật

 Biết từ chối yêu cầu trái pháp luật của khách hàng

+ Biết thể hiện tôn trọng sự thật khách quan khi tư vấn pháp luật:

 Biết thể hiện thái độ khách quan trước vấn đề của khách hàng

 Biết khuyến cáo khách hàng trình bày vấn đề trung thực, khách quan

+ Biết sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ, ngôn ngữ thể hiện sự trung thực
- Kỹ năng thể hiện sự tận tâm với khách hàng:
+ Biết thể hiện luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng: kiên nhẫn lắng nghe với một thái
độ chia sẻ và chân thành, sẵn sàng nhận điện thoại của khách hàng, kiên nhẫn lắng
nghe với một thái độ chia sẻ và chân thành
+ Biết thể hiện trách nhiệm trước công việc của khách hàng: không tư vấn khi chưa
kiểm tra tính chính xác và căn cứ pháp lý của thông tin
+ Biết thể hiện ý thức bảo vệ lợi ích của khách hàng
+ Biết thể hiện đồng cảm với khó khăn của khách hàng
Bằng các nhóm kỹ năng trên, luật sư thể hiện được sự tận tâm và thái độ trách
nhiệm trước công việc của khách hàng, sẵn sàng trợ giúp khi khách hàng cần đến.
2. Kỹ năng lắng nghe của luật sư
- Biết thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin: kết hợp tri giác với tư duy, kinh
nghiệm, hành vi, hiểu bản chất pháp lý của sự việc, hiểu mong muốn và yêu cầu của
khách hàng; đánh giá tính chính xác, tính đầy đủ của thông tin
- Biết ghi chép lại thông tin: thông tin về nội dung sự việc, thông tin có liên đới đến
sự việc, thông tin về khách hàng
- Biết quan sát tinh tế để hiểu tâm lý khách hàng
- Biết phản hồi bằng hành vi và ngôn ngữ
3. Kỹ năng đặt câu hỏi của luật sư
- Kỹ năng xác định đầy đủ nội dung hỏi
+ Biết làm sáng tỏ diễn biến và bản chất sự việc
+ Biết làm rõ yêu cầu, mong muốn của khách hàng
- Kỹ năng sử dụng các loại câu hỏi hợp lý
+ Biết sử dụng câu hỏi để tổ chức tư duy của K.H.
+ Biết sử dụng câu hỏi để điều khiển giao tiếp
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
+ Biết sử dụng ngôn ngữ để đặt câu hỏi
+ Biết biểu cảm phi ngôn ngữ để minh hoạ cho câu hỏi nhằm giúp khách hàng tiếp
nhận chính xác nội dung hỏi.
4. Kỹ năng phản hồi
a. Khái niệm
Phản hồi là nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời của đối tượng giao tiếp
một cách cô đọng làm sáng tỏ điều họ cảm thấy và đạt được sự tán thành của họ.
Trong giao tiếp nghề luật, phản hồi đạt được một sự khách quan khi chủ thể giao
tiếp chỉ đơn giản nói lại những điều mình quan sát thấy mà không gắn với suy luận,
đánh giá về vấn đề và con người đương sự.
Đối với hoạt đông của luật sư, phản hồi là làm cho đương sự có cảm giác họ được
tôn trọng, còn chủ thể giao tiếp biết được điều mình hiểu là không sai, không suy
diễn.
b. Thực hành
Để học kỹ năng phản hồi nên lưu ý các bước sau:
- Tâm trạng của đối tượng giao tiếp thời điểm tiếp xúc đó như thế nào?
- Ta cảm nhận được thông tin đưa ra từ đối tượng là gì?
- Phản hồi trực tiếp những điều ta cảm nhận được từ những thông tin đối tượng đưa
ra.
- Quan sát phản ứng của đối tượng để có sự phản hồi từ phía họ.
Tóm lại, khi sử dụng kỹ năng phản hồi phản hồi, ta có thể dựa vào tình huống giao
tiếp để sử dụng phản hồi nội dung, phản hồi cảm xúc hay phản hồi kết hợp.
c. Luật sư phản hồi hiệu quả khi
- Thân chủ sẵn sàng, có nhu cầu hiểu rõ vấn đề
- Mô tả khách quan điều thân chủ bày tỏ, ý kiến nhận định riêng của luật sư: “Anh
đã không đến”
- Nói về hành vi quan sát được
- Điều thân chủ vừa thể hiện
- Đúng tâm trạng hoàn cảnh
- Bày tỏ tập trung vào một điểm
- Không đòi hỏi một sự thay đổi mà cung cấp dữ kiện
- Nhằm mục đích giúp đỡ, trợ giúp thân chủ sáng tỏ
d. Phản hồi kém hiệu quả khi
- Thân chủ chưa sẵn sàng nghe
- Mang tính phê phán hay đánh giá: “Anh đã hiểu sai vấn đề”
- Chung chung: “anh hơi vô trách nhiệm với con cái”
- Bàn về động cơ, ý đồ.
- Điều gợi lại thân chủ
- Không đúng lúc, không có khả năng tiếp nhận
- Đưa ra nhiều điểm, nhiều khía cạnh
- Bắt buộc thay đổi theo cái mà luật sư cho là đúng
- Để chứng minh cho thân chủ thấy sự yếu kém của anh ta
5. Thực hành kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ khi trình bày vấn đề: Biểu cảm phi ngôn
ngữ giúp cho luật sư biểu đạt chính xác thông tin và là công cụ để tương tác với
khách hàng
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt thông tin: Thông tin được khách hàng
lĩnh hội ở mức độ nào là phụ thuộc vào kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói để truyền đạt
thông tin của luật sư.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với trình độ, đặc điểm của khách hàng.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ chính xác: ngôn ngữ xúc tích, dùng từ chính xác chỉ hiểu
theo một nghĩa, sử dụng câu "theo qui định...của pháp luật" để nêu căn cứ pháp lý
của vấn đề
+ Biết sử dụng ngôn ngữ văn học: thơ ca, ca dao, thành ngữ… khi cung cấp thông
tin, làm tăng tính hấp dẫn
+ Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học: các thuật ngữ pháp lý, các thuật ngữ chuyên
ngành kinh tế để tăng tính chặt chẽ, khoa học của thông tin.
+ Biết biểu cảm giọng nói phù hợp: giọng nói điềm tĩnh, tự tin và thân thiện, đa
dạng ngữ điệu, thường xuyên thay đổi cường độ và cao độ để tránh sự đơn điệu và
có sức thuyết phục
+ Biết sử dụng cử chỉ để biểu đạt thông tin, giúp cho thông tin được truyền đạt
chính xác, sinh động và hấp dẫn.
+ Biết thể hiện ánh mắt: khi nói, giữ ánh mắt tiếp xúc tự nhiên với ánh mắt của
khách hàng để thu hút sự đồng cảm của họ với những gì đang trình bày.
+ Biết thể hiện tư thế và điệu bộ cử chỉ: người hơi nghiêng về phía trước, buông
lỏng tự nhiên, động tác phối hợp với ngôn ngữ. Số lượng động tác phải thích hợp
(nếu quá nhiều thì mất đi tính cẩn trọng và lịch sự, nhưng nếu ít quá thì gây cảm
giác khô khan, đơn điệu).
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Trong quá trình hành nghề luật sư, luật sư thường tiếp xúc nhiều đối tượng khác
nhau như khách hàng, cơ quan nhà nước, đồng nghiệp,... Việc tiếp xúc với những
chủ thể này thông qua hoạt động trao đổi thông tin được gọi là giao tiếp. Như vậy
giao tiếp là hoạt động liên tục, diễn ra hàng ngày đối với luật sư, cụ thể:

 Đối với khách hàng: Thông qua việc giao tiếp với khách hàng, đặc biệt là
quá trình tiếp xúc ban đầu, luật sư thể hiện trình độ, khả năng của mình và
tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Bên cạnh đó, luật sư còn vận dụng kỹ năng
giao tiếp để thu thập các thông tin có liên quan về vụ việc một cách đầy đủ
và toàn diện nhất nhằm mục đích xác định rõ các yêu cầu của khách hàng.
Hơn nữa, trong quá trình tư vấn, với kỹ năng giao tiếp tốt, luật sư sẽ có thể
truyền đạt đầy đủ ý kiến tư vấn pháp luật cho khách hàng.

 Đối với các cơ quan nhà nước: Bên cạnh mối quan hệ với khách hàng, luật
sư còn phải làm việc với các cơ quan nhà nước ở địa phương và trung ương
trong quá trình thực hiện các thủ tục cấp phép chấp thuận từ cơ quan nhà
nước hay xin ý kiến của cơ quan nhà nước về những vướng mắc mà trên thực
tế chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh hoặc pháp luật có điều chỉnh nhưng
không rõ ràng. Do đó, luật sư cũng cầu kỳ co léo và sử dụng những kỹ năng
cần thiết để làm việc với các cơ quan nhà nước được hiệu quả.

 Đối với đồng nghiệp: Không giống như luật sư tranh tụng , quan hệ đồng
nghiệp của luật sư tư vấn không tập trung chủ yếu tại phiên tòa với các luật
sư đồng nghiệp bên phía đối tụng mà tập trung chủ yếu ở hai quan hệ: (i)
quan hệ với các luật sư khác trong cùng tổ chức hành nghề luật sư; và (ii)
quan hệ với các luật sư đồng nghiệp cùng cung cấp dịch vụ pháp lý cho
khách hàng. Theo đó, sự phối hợp nhịp nhàng trong khi quan hệ nói trên sẽ là
cơ sở để đem lại những dịch vụ pháp lý tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của khách
hàng. Và để làm được điều đó, luật sư cũng cần có kỹ năng giao tiếp để
truyền đạt, trao đổi thông tin hiệu quả với các luật sư đồng nghiệp về các
dung tư vấn cho khách hàng.
Một điều tra về lỗi thường gặp trong giao tiếp cho biết : 1/3 luật sư chỉ biết nói mà
không biết lắng nghe, 1/3 khác chỉ nghe dù không hiểu mà  không biết cách làm rõ
về vấn đề và 1/3 còn lại thì hiểu vấn đề nhưng lại không được đối tắc chấp nhận.
C. KẾT LUẬN
Thực tiễn luôn luôn là thước đo của chân lý. Mỗi sinh viên luật cũng như
mỗi học viên trong các tổ chức đào tạo nghề Luật sư, bên cạnh việc nắm vững, củng
cố kiến thức chuyên ngành luật rất cần có kiến thức thực tiễn về hoạt động và kỹ
năng hành nghề Luật sư, đặc biệt là Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Khi nắm vững những kiến thức và kỹ năng này, giúp học viên sớm có định hướng
nghề nghiệp cũng như xác định rõ những mục tiêu phải phấn đấu, những kỹ năng
phải rèn luyện, những kiến thức phải trau dồi, đó chính là hành trang quan trọng cho
hoạt động thực tiễn sau này.
Đối với mỗi Luật sư đã hành nghề, thông qua việc nhận diện đúng và đầy đủ
các Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư, tổng hợp những vấn đề vướng
mắc thường gặp hoặc nổi cộm, nhất là qua một số ví dụ tình huống, luật sư có thêm
kiến thức thực tiễn về hành nghề luật sư, qua đó tự suy ngẫm và đưa ra bài học kinh
nghiệm cho mình trong hành nghề, trong các mối quan hệ cụ thể: luật sư với khách
hàng, với đồng nghiệp, với cơ quan tiến hành tố tụng, với cơ quan nhà nước khác và
với báo chí. Thông qua việc chia sẻ các nội dung kể trên, giúp cho mỗi Luật sư có
thêm kinh nghiệm và kỹ năng phòng tránh những sự cố và cạm bẫy trong hành nghề
Luật sư.
Như vậy, đào tào và bồi dưỡng kỹ năng hành nghề Luật sư là hoạt động rất
quan trọng và cần thiết, nếu xác định đúng và có phương pháp phù hợp thì Việt
Nam mới có thể có đội ngũ Luật sư đông về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có
khả năng tốt trong hội nhập quốc tế.

You might also like