You are on page 1of 14

CLC41A (NGUYÊN)

Câu 1: Anh chị hãy phân tích quy tắc “Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự
thật khách quan”?
- Trong hoạt động nghề nghiệp, luật sư phải độc lập trong tư duy, suy nghĩ và hành động trên
cơ sở Hiến pháp và pháp luật, không bị chi phối bởi bất cứ một áp lực hoặc lợi ích vật chất và tinh thần
nào để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp luật sư;
- Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan thể hiện bản chất nghề nghiệp luật sư, là điều kiện
để tạo lập niềm tin với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với cộng đồng xã hội;
- Nếu không tuân thủ Quy tắc này sẽ dẫn tới hậu quả là làm mất uy tín, danh dự của luật sư,
làm mất niềm tin của khách hàng và xã hội đối với luật sư và hành nghề luật sư.
Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh
thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Quá trình hành nghề
luật sư để đảm bảo được phẩm giá và sự tin cậy của Nhà nước và xã hội, người luật sư cần phải có sự
độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan Luật sư phải bảo vệ pháp luật và sự công bằng của
pháp luật. Muốn có sự công bằng, luật sư phải dựa trên sự thật khách quan và chi khi có sự thật khách
quan luật sư mới có thể bảo vệ được . Để tìm ra sự thật, Luật sư cần phải độc lập , độc lập trong suy
nghĩ , hành động, trong phương thức hành nghề , phải trung thực, trung thực với chính mình, với khách
hàng, với các cơ quan, tổ chức khác kể cả các cơ quan, người tiến hành tố tụng. Luật sư không vì lợi
ích của chính bản thân mình hoặc để đảm bảo lợi ích của khách hàng mà đi ngược lại sự thật, làm việc
theo sự sắp đặt hoặc ảnh hưởng của khách hàng hay của người khác mà không dựa trên sự thật. Sự
trung thực, tôn trọng sự thật khách quan của Luật sư thể hiện xuyên suốt các mối quan hệ , với khách
hàng, với cơ quan tiến hành tố tụng và trung thực với chính mình, các Luật sư đồng nghiệp và với xã
hội.
QT1: Sứ mạng của luật sư

Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý , công
bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự ra
đời, tồn tại và phát triển của luật sư và nghề luật sư trong xã hội chính là sự phân công lao động xã hội
trong nhà nước pháp quyền, lý giải cho sự mệnh của luật sư . Khác với cơ quan, người tiến hành tố
tụng, cán bộ , công chức trong các cơ quan nhà nước có sứ mạng bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý , luật
sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách
hàng là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hoạt động độc lập của hệ thống tư pháp ở mỗi quốc gia là thành trì
để bảo vệ công lý . Do vậy, luật sư có sứ mệnh bảo vệ sự độc lập của tư pháp, bằng hoạt động nghề
nghiệp của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
QT3: Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thông của nghề luật sư

3.1. Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự , uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự , uy tín
của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và
nghề luật sư.
3.2. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư; thường xuyên học tập
nâng cao trình độ chuyên môn; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử
đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống, xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối
với luật sư và nghề luật sư . Nghề luật sư là nghề đặc biệt, bởi hoạt động hành nghề cá nhân gắn liền
với từng luật sư , nhưng có sự ảnh hưởng chung theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đều liên đới với cả
đội ngũ luật sư và nghề nghiệp luật sư . Chính vì vậy, luật sư phải luôn coi trọng, bảo vệ danh dự, uy
tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình. Luật sư có trách nhiệm xây dựng,
củng cố duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư Đó là niềm tin
vào công lý , sự độc lập của tư pháp mà luật sư góp phần giữ vững và bảo vệ . Niềm tin về sự an toàn
pháp lý , được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tìm đến với luật sư , tổ chức hành nghề luật sư.
1. Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sử hành nghề dựa trên nền tảng kiến thức, kỹ
năng về luật pháp, phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp mà không chỉ dựa vào nguồn vốn, tài
sản như các ngành nghề kinh doanh đơn thuần khác. Do vậy, việc thường xuyên học tập nâng cao trình
độ chuyên môn là hết sức cần thiết. Việc luật sư giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp
luật sư , có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống của luật sư , phát huy
truyền thống tốt đẹp của nghề luật sự có ý nghĩa sống còn đối với nghề luật sư , để xứng đáng với sự
tin cậy, tôn trọng của xã hội. Bởi lẽ chỉ khi có tin cậy vào luật sư và nghề luật sư , khách hàng mới tìm
đến với luật sư , tạo cho nghề luật sư phát triển bền vững.
QT4: Tham gia hoạt động cộng đồng

4.1. Luật sư luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng
đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của luật sư.
4.2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như
đối với các vụ việc có nhận thù lao. Nghề luật sư là nghề liên quan đến số phận con người, hoạt động
nghề nghiệp của luật sư liên quan chặt chẽ với cộng đồng xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề của xã
hội. Do vậy, luật sư cần phải thực hiện trách nhiệm xã hội nghề nghiệp của mình, luôn sẵn sàng và tích
cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của
luật sư . Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối
với các vụ việc có nhận thù lao. Thực hiện trợ giúp pháp lý là quy tắc thể hiện cụ thể và sống động đạo
đức nghề nghiệp của người luật sư . Người nghèo và các đối tượng hưởng chính sách của nhà nước ,
đặc biệt là người nghèo, người già yếu, tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em không nơi nương
tựa, là những đối tượng yếu thế trong xã hội. Khi gặp phải các rủi ro pháp lý họ càng nghèo và rơi vào
hoàn cảnh khốn quẫn. Nhà nước có chính sách trợ giúp pháp lý cho họ , nhưng nguồn lực của nhà nước
là có hạn. Người được trợ giúp rất cần tinh thần nghĩa hiệp , “ hiệp sỹ ” của luật sư , để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của họ . Bởi nghề Luật sư hành nghề không chỉ vì tiền, do vậy, thực hiện trợ giúp
miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao cả của luật sư . Khi thực hiện
trợ giúp pháp lý luật sư phải thực hiện bằng cả tấm lòng nghĩa hiệp của mình, tận tâm, vô tư và trách
nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có thù lao.
CLC41E
Câu 1: (4đ)
Anh chị hãy phân tích tầm quan trọng của việc trao đổi, tiếp xúc với khách hàng trước
khi khởi kiện? Xác định những nội dung cơ bản mà luật sư cần làm rõ Anh/chị hãy phân tích
tầm quan trọng của việc trao đổi, tiếp xúc với khách trong quá trình trao đổi với khách hàng?
- Việc trao đổi, tiếp xúc với khách hàng trước khi khởi kiện có ý nghĩa quan trọng:
 Xác định được vụ việc cụ thể của khách hàng
Thông qua hoạt động tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, sẽ xác định được yêu cầu cụ thể của
khách hàng, tìm hiểu những bức xúc và nguyện vọng của họ, nắm vững nội dung vụ việc để từ đó xác
định khách hàng cần gì và mong muốn gì, mong muốn của khách hàng có phù hợp với khả năng và đáp
ứng những yêu cầu của việc khởi kiện hay không. Bên cạnh đó, trên cơ sở thông tin vụ việc và yêu cầu
cụ thể của khách hàng, căn cứ theo các quy định của pháp luật nội dung có liên quan, Luật sư có thể
xác định chính xác quan hệ pháp luật là gì. Hoạt động tìm hiểu nội dung vụ việc có thể thông qua việc
nghe lời trình bày của khách hàng kết hợp với việc xem xét các giấy tờ, tài liệu do khách hàng cung
cấp.
 Xác định đối tượng khởi kiện trong tiếp xúc với khách hàng
Thông qua trao đổi trực tiếp với khách hàng, nghiên cứu tài liệu, chứng cứ do khách hàng cung
cấp hoặc trao đổi trực tiếp kết hợp nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do khách hàng cung cấp (hồ sơ
khởi kiện), trước tiên Luật sư định hướng xác định đối tượng khởi kiện trên cơ sở yêu cầu của đương
sự.
Tiếp theo căn cứ vào đặc điểm của từng loại đối tượng khởi kiện, Luật sư đánh giá việc xác
định đối tượng khởi kiện và yêu cầu khởi kiện của khách hàng có phù hợp với quy định của pháp luật
hay không để giúp khách hàng kiện đúng đối tượng, với yêu cầu khởi kiện phù hợp trong trường hợp
cụ thể của họ.
 Xác định tư cách đương sự trong vụ án
Việc xác định tư cách đương sự trong vụ việc là rất cần thiết trong chuỗi các thao tác kỹ năng
của Luật sư trong giai đoạn khởi kiện, đồng thời tạo cơ sở cho Luật sư nhận định điều kiện về thẩm
quyền thụ lý giải quyết của Tòa án và định hướng cho Luật sư thực hiện các thủ tục tố tụng trong các
giai đoạn tiếp theo.
- Những nội dung cơ bản mà luật sư cần làm rõ
Yêu cầu của khách hàng và những tài liệu chứng cứ khách hàng cung cấp
Tư cách đương sự của khách hàng trong vụ việc mà khách hàng yêu cầu
Câu 2: (6 điểm)
Chị Trần Thị Thúy và anh Trần Văn Vĩnh yêu thương nhau và quyết định tiến tới hôn nhân
trên cơ sở tự nguyện, được gia đình hai bên thừa nhận. Anh chị có đăng ký kết hôn và được Ủy ban
nhân dân xã Biển Bạch, nơi cư trú của chị Thúy cấp giấy đăng ký kết hôn vào ngày 15/5/2008.
Ngày cưới, cha mẹ chồng (cha mẹ anh Vĩnh) cho anh chị nữ trang gồm: thuốc
- 04 chỉ vàng 24k;
- 01 đôi bông tai bằng 2 chỉ vàng 9k
Cha mẹ ruột chị Thúy cho vợ chồng chị 01 chỉ vàng 24k;
Ngoài ra, vợ chồng chị Thúy cũng tự tạo lập được 5 chỉ vàng 24k.
Toàn bộ tài sản này, sau ngày cưới, vợ chồng chị Thúy đã tiêu xài hết, chỉ còn lại đôi bông tai
hiện tại chị Thúy vẫn đang sử dụng và quản lý.
Hai vợ chồng có một con chung là Trần Anh Thư sinh ngày 18/6/2010, hiện cháu đang ở với
mẹ.
Trước khi lấy nhau, anh Vĩnh được cha mẹ ruột cho một phần đất gồm 7 công đất nông nghiệp
tọa lạc tại ấp N, xã T, huyện H, tỉnh C. Sau ngày cưới, hai vợ chồng tiếp tục quản lý, sản xuất trên số
công đất này.
Một năm sau ngày cưới, vợ chồng anh Vĩnh được bố mẹ cho ở riêng, cha mẹ chồng tuyên bố
cho vợ chồng anh Vĩnh số đất nói trên. Sau đó, anh chị đã xây dựng một căn nhà trên diện tích đất này,
phần còn lại, hai vợ chồng tiếp tục canh tác. Năm 2011 anh chị được Ủy ban nhân dân cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đang sử dụng, với diện tích là 11.190 m2 tờ bản đồ số 21, tại
ấp N, xã T, huyện H, tỉnh C.
Về tình cảm, hai vợ chồng hiện tại sống ly thân, nguyên nhân là do vợ chồng thường xuyên cãi
vã mất hạnh phúc. Theo chị Thúy thì anh Vĩnh có tính ghen tuông rồi đánh đập chị. Vợ chồng thường
xuyên bất đồng quan điểm, dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được. Sau nhiều lần được địa
phương, gia đình hòa giải mà không được. Ngày 12.11.2019 anh Vĩnh và chị Thúy quyết định yêu cầu
Tòa án giải quyết cho họ ly hôn. Nếu chị Thúy nhờ anh/chị tư vấn.
Câu hỏi 1: Với tư cách luật sư, anh chị hãy xác định các thông tin, tài liệu cần thu thập
trong vụ việc trên?
- Giấy đăng ký kết hôn ngày 15/5/2008 của chị Thúy và anh Vĩnh
- Giấy khai sinh của cháu Trần Anh Thư
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất diện tích 11.190 m 2 tờ bản đồ số 21, tại
ấp N, xã T, huyện H, tỉnh C
- Giấy chứng nhận thương tật của chị Thúy do anh Vĩnh đánh đập chị
- Biên bản hòa giải tại địa phương
Tình tiết bổ sung
Về con, anh Vĩnh đồng ý với chị Thúy là nếu ly hôn, chị Thúy sẽ nuôi con là Trần Anh Thư,
anh Vĩnh có trách nhiệm cấp dưỡng.
Về tài sản, anh Vĩnh thừa nhận căn nhà trị giá 550.000.000 đồng là tài sản chung của vợ
chồng. Anh Vĩnh đồng ý nếu ly hôn, căn nhà sẽ chia đôi, mỗi người sử dụng một nửa căn nhà. Về thửa
đất 11.190 m2 là tài sản của cha mẹ anh cho riêng anh Vĩnh. Khi anh Vĩnh và chị Thúy xây nhà ở riêng
thì cha mẹ anh cho anh với chị Thúy để hai người quản lý, sản xuất tạo lập cuộc sống của vợ chồng
cũng như cho con cái sau này. Nay chị Thúy có yêu cầu ly hôn thì anh đồng ý, riêng về thửa đất thì anh
không đồng ý chia cho chị Thúy theo yêu cầu của chị Thúy mà anh sẽ trả lại đất cho bố mẹ.
Các khoản nợ chung anh chị nợ: chị Nguyễn Thị Tho 02 chỉ vàng 24k, chị Thúy có trách
nhiệm trả. Khoản nợ ông Đùm: 1,5 chỉ vàng 24k, anh Vĩnh có trách nhiệm trả.
Câu hỏi 2: Trên cơ sở các quy định của pháp hiện hành, anh/chị hãy tư vấn cho chị Thúy
về hướng giải giải quyết vụ việc nêu trên?
- Về ly hôn: anh Vĩnh chị Thúy kết hôn năm 2008 trên cơ sở tự nguyện và có GCN đăng ký kết
hôn nên đây là hôn nhân hợp pháp. Trong quá trình chung sống, vợ chồng anh chị thường xuyên cãi vã,
anh Vĩnh do ghen tuông nên đanh đập chị Thúy. Sau nhiều lần hòa giải không thành và do nhận thấy
tình cảm vợ chồng không còn, chị Thúy và anh Vĩnh mong muốn Tòa giải quyết ly hôn. Do anh Vĩnh
chị Thúy đều đồng ý muốn ly hôn nên anh chị có thể yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn
- Về con chung: anh Vĩnh chị Thúy đã thỏa thuận về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Theo
đó, cháu Trần Anh Thư sẽ do chị Thúy nuôi dưỡng, anh Vĩnh có nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo quy định
pháp luật thì vợ chồng được quyền thỏa thuận về nuôi dưỡng và cấp dưỡng con sau khi ly hôn. Tuy
nhiên, do cháu Trần Anh Thư đã từ đủ 7 tuổi trở lên nên theo quy định pháp luật việc nuôi dưỡng cũng
cần xét đến nguyện vọng của cháu. Nếu cháu Trần Anh Thư có nguyện vọng ở với mẹ thì chị Thúy sẽ
nuôi dưỡng cháu, anh Vĩnh có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Về tài sản:
Đối với căn nhà trị giá 550.000.000 đồng, anh chị đã thỏa thuận là sẽ chia đôi. Theo quy
định pháp luật thì vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn. Do vậy đối với tài sản là căn
nhà thì Tòa án sẽ giải quyết theo thỏa thuận của anh Vĩnh chị Thúy
Đối với mảnh đất diện tích 11.900 m2: Dù đây là mảnh đất cha mẹ anh Vĩnh tặng cho anh
trước khi anh kết hôn với chị Thúy, nhưng sau khi kết hôn cả anh Vĩnh chị Thúy đều quản lý, sản xuất
tạo lập cuộc sống vợ chồng trên mảnh đất này. Theo quy định pháp luật thì Tài sản chung của vợ chồng
gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng nên xác định đây tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, do anh Vĩnh chị Thúy
không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung là mảnh đất 11.900 m 2 nên Tòa án sẽ giải quyết việc
chia tài sản theo quy định pháp luật.
- Về nợ chung: anh Vĩnh chị Thúy có nợ chị Nguyễn Thị Tho 02 chỉ vàng 24K, ông Đùm 1,5
chỉ vàng 24K. Do khoản nợ này xác định là khoản nợ chung của vợ chồng, nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ
chung của hai vợ chồng nên anh Vĩnh chị Thúy có nghĩa vụ thực hiện trả nợ cho chị Nguyễn Thị Tho
và ông Đùm, không chia nghĩa vụ trả nợ chung.
HS39.2 (NGUYÊN)
1/ Theo em, để giữ được “cái tâm” (đạo đức) trong nghề luật, người hành nghề luật cần
có những điều kiện gì? (trình bày không quá 3 điều kiện) (3đ)
Để giữ được “cái tâm” trong nghề luật, người hành nghề luật cần có những điều kiện sau đây:
 Người hành nghề luật cần độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan. Không được
vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức hành nghề
nghiệp.
 Người hành nghề luật luôn phải có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử
dụng những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cũng như các biện pháp hợp pháp để bảo vệ
tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo
đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.
 Người hành nghề luật luôn phải giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch
vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy
định của pháp luật. Bên cạnh đó, người hành nghề luật cũng phải có trách nhiệm yêu cầu các đồng
nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật
thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
2/ Em hãy chứng minh: Việc phân nhóm khách hàng (theo độ tuổi, giới tính, trình độ...)
của luật sư, người tư vấn là cần thiết trong hoạt động tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng nhằm đạt
được hiệu quả cao trong hoạt động này (3đ)
Với số lượng thông tin khách hàng cần quản lý lớn, việc phân loại khách hàng là cách thức tối,
ưu giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc quản lý khách hàng. Bên cạnh đó, chia các phân
khúc khách hàng thích hợp, các kế hoạch chăm sóc khách hàng và chiến lược Marketing sẽ đạt hiệu
quả cao hơn khi nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng tốt nhu cầu, nâng cao trải nghiệm của khách
hàng, giữ chân khách hàng hiệu quả hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng trung thành. Ngoài
ra, qua đó còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các khoản đầu tư và tiết kiệm khoản chi phí trong dịch vụ
khách hàng.
Việc phân loại này nhằm mục đích giúp cho người tư vấn xác định được những công việc và
cách thức cần thiết để tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng phù hợp với yêu cầu tư vấn, tránh được những
công tác chuẩn bị không cần thiết, gây lãng phí thời gian của người tư vấn. Chẳng hạn:
– Việc chuẩn bị bảng hỏi có sự khác biệt khi chuẩn bị cho khách hàng lần đầu và khách hàng
quen. Với khách hàng quen, một số thông tin cá nhân đã được lưu trữ trong hồ sơ từ những lần tư vấn
trước đó, người tư vấn không cần phải hỏi lại những thông tin này để tiết kiệm thời gian cho quá trình
tư vấn, ví dụ: không cần thiết phải đặt câu hỏi “tên anh(chị) là gì?” với một người đã từng gặp mặt và
hỏi tên người đó trước đây, tương tự với các câu hỏi “anh (chị) làm gì?, bao nhiêu tuổi?…”. Với khách
hàng tiếp xúc lần đầu, việc chuẩn bị đầy đủ các câu hỏi liên quan đến thông tin của khách hàng lại vô
cùng cần thiết vì chúng ta chưa biết gì về khách hàng đó.
– Việc chuẩn bị các chủ đề tạo môi trường giao tiếp cũng cần có sự khác biệt giữa khách hàng
lần đầu và khách hàng quen. Với khách hàng quen thì việc này thường không cần thiết mà trong nhiều
trường hợp, đôi bên có thể đi luôn vào vào vấn đề chính. Với khách hàng lần đầu thì cần phải tìm hiểu
thông tin về cá nhân, gia đình, tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, thành tựu mà cá nhân, tổ chức
có được làm tư liệu để tạo được môi trường giao tiếp tối ưu cho hoạt động tư vấn.
- Việc tổ chức tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên có những công việc và cách thức khác với
việc tổ chức một buổi tiếp xúc khách hàng đã từng làm việc với người tư vấn. Việc phân loại sẽ giúp
người tư vấn tránh được những công tác chuẩn bị không cần thiết, những thủ tục rườm rà khi tổ chức
tiếp xúc khách hàng quen, đồng thời tổ chức tiếp xúc một cách đầy đủ, tối ưu nhất khi tiếp xúc với
khách hàng lần đầu, góp phần làm cho hoạt động tư vấn diễn ra thuận lợi. Việc tư vấn diễn ra thuận
lợi,thành công sẽ giúp tạo dựng uy tín cho người tư vấn, “biến” những khách hàng lần đầu trở thành
khách hàng quen trong tương lai cho người tư vấn.
3/ Em hãy lựa chọn 2 trong số những yếu tố sau đây mà em cho là quan trọng nhất, sẽ tác
động chủ yếu đến sự thành công trong các hoạt động đàm phán của nghề luật. Phân tích (4đ):
1. Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc, đặc biệt là đối với luật
sư. Giao tiếp là phương tiện cho phép luật sư tư vấn xây dựng cầu nối với khách hàng, thuyết phục
khách hàng chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ được nhu cầu của khách hàng khi tìm đến luật sư tư
vấn. Trong quá trình thực hiện hoạt động tư vấn của mình, luật sư có thể chưa hiểu rõ yêu cầu tư vấn
của khách hàng, nhưng nếu có kỹ năng, luật sư sẽ dễ dàng có phương pháp để khai thác thông tin và đi
vào trọng tâm vấn đề.
Nên luôn cố gắng trình bày ngắn gọn, xúc tích. Giải thích quá dài dòng thường đồng nghĩa
rằng quan điểm của chúng ta không rõ ràng.
Luật sư không thể nói những điều không có căn cứ, nếu không sẽ mất uy tín. uy tín của luật sư
có được hay không chính là ở mỗi cuộc thương lượng, mỗi vụ ánvà uy tín đó là một yếu tố quan trọng
quyết định sự thành bại. Do đó khi có kỹ năng giao tiếp tốt thì bản thân em sẽ không nói ra những lập
luận không vững vàng do quá gấp gáp, lo lắng.
2. Kỹ năng thương lượng tốt
Để khách hàng nghe và hiểu những điều mà mình nói thì cần có phương pháp khác nhau đối
với từng đối tượng. Tùy vào từng đối tượng khách hàng mà người thực hiện hoạt động tư vấn linh hoạt
trong việc tiếp xúc và trình bày quan điểm về vụ việc. Bên cạnh đó, những kỹ năng như soạn thảo văn
bản, soạn thảo hợp đồng tư vấn sẽ giúp cho luật sư thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Những
kỹ năng này sẽ giúp cho hoạt động tư vấn của luật sư trở nên chuyên nghiệp hơn, khiến cho khách
hàng dễ dàng nắm bắt được những quyền và nghĩa vụ của mình khi làm việc với luật sư. Việc trang bị
cho mình kỹ năng tìm kiếm văn bản pháp luật phù hợp với vụ việc cũng là rất quan trọng, bởi lẽ, khi đã
có được kỹ năng này người thực hiện hoạt động tư vấn sẽ nhanh chóng tìm được nhưng văn bản pháp
luật liên quan có thể sử dụng được, văn bản còn hiệu lực pháp lý và có giá trị cao. Đồng thời sẽ không
bị mắc phải những văn bản đã hết hiệu lực, những văn bản không quan trọng, không đem lại hiệu quả
cho công việc cần giải quyết.
3. Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đàm phán
kiến thức chuyên môn là nền tảng chính để tạo ra các nhà chuyên môn thì kỹ năng là phần giá
trị tối quan trọng cần có ở người tư vấn pháp luật.
Một người tư vấn có kỹ năng cao sẽ đóng góp tích cực vào sự thành công của một tổ chức, đặc
biệt với những tổ chức phục vụ khách hàng hay cộng đồng như trung tâm tư vấn pháp luật thì kỹ năng
là tố chất cực kỳ quan trọng mà người tư vấn pháp luật cần được đào tạo.
4. Có kỹ năng tổ chức buổi đàm phán hiệu quả
5. Có kỹ năng sống (bảo vệ sức khỏe, giải trí, du lịch...)
DS40A
Câu 1: 4 điểm
Anh/chị hãy phân tích kỹ năng và mục đích nghiên cứu đơn khởi kiện với tư cách là luật sư
của bên nguyên đơn.
Câu 2: 6 điểm
Khoảng 19h ngày 21/02/2019, anh B dẫn con đi chơi tại công viên HN. Lúc này, một người
phụ nữ đi ngang qua và hô hoán "bắt cóc con nít". Anh Đ và vợ đang đứng gần đó chạy đến can thiệp.
Anh B có nói rằng Đ đã hiểu lầm, B chỉ là đang dắt con đi dạo mát nhưng Đ không tin nên cả 2 mâu
thuẫn. Đ đã chạy vào một quán gần đó lấy một con dao nhọn đâm một nhát trúng tim anh B. Mặc dù
anh B được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa H nhưng đã tử vong. Đ đã bị Viện kiểm sát tỉnh X
truy tố về tội giết người theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015.
Nhân chứng Lê Văn B, người đã chứng kiến toàn bộ vụ việc cho biết:
“Lúc đó là hơn 18h, tôi thấy người đàn ông (nạn nhân B) đang chơi với một đứa nhỏ. Sau đó,
người này gọi bé trai đi về nhưng đứa bé khóc không chịu. Do đó, anh ta đã kéo đứa bé đi. Cùng lúc,
có bà bán vé số đi ngang qua liền hô lên “Bắt cóc con nít”. Nghe hô, có hai vợ chồng đang đứng gần
đó chạy lại. Người chồng (anh Đ) không nói gì mà nhảy vào đánh tới tấp nạn nhân. Người vợ có can
ngăn chồng nhưng người chồng vẫn không dừng lại. Sau khi giằng co hơn 30 phút, người vợ lấy điện
thoại gọi ai đó. Khoảng 10 phút sau, tại đây xuất hiện một nhóm 4 - 5 người đàn ông. Nhóm người này
khi đến nơi liền lao vào nhưng không phải để can ngăn mà ôm, siết nạn nhân lại để cho người chồng
đánh nạn nhân. Khoảng 5 phút sau, người chồng chạy vào một quán nước gần đó lấy một con dao nhọn
chạy ra đâm một nhát vào ngực nạn nhân. Nạn nhân gục xuống thì vừa lúc đó có công an đến, người
chồng bị công an bắt đi”,
Theo lời khai của Đ, Đ không có quen biết gì anh B trước đó. Do có người la “bắt cóc trẻ em”,
khi chạy lại thì thấy B lôi tay một đứa bé kéo đi, đứa bé vừa đi vừa khóc nên anh cứ nghĩ B là người
bắt cóc trẻ con thật. Mặc dù B có giải thích đứa bé là con của anh nhưng Đ không tin. Lúc đó, Đ cũng
đang say rượu, không kìm chế được bản thân nên đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Anh/chị hãy viết luận cứ để bảo vệ anh Đ trong vụ việc trên.
Luận cứ để bảo vệ anh Đ trong vụ việc:
- Anh Đ phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động do nghĩ rằng anh B có hành vi trái
pháp luật là bắt cóc bé trai.
- Sau khi thực hiện hành vi giết người, anh Đ đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi
của mình.
=> Căn cứ điểm e,s khoản 1 Điều 51 BLHS, có thể xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của
anh Đ.
QTL40
Câu 1: Phân tích sự cần thiết của đạo đức trong hành nghề luật (2 điểm).
Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật và đạo lý cho
người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao
quý. Trước khi là một luật sư thì chính bản thân phải rèn luyện được đức tính độc lập, trung thực,
khách quan, nhiệt tình trong công việc, không ngại khó, ngại khổ, không dồn trách nhiệm cho đồng
nghiệp, cho người khác. Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích
vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Luật sư
có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư, thường xuyên học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, giữ gìn phẩm chất và uy tín nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong
hành nghề và lối sống để xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.
Là người thừa hành pháp luật, am tường các quy định của pháp luật, luật sư phải là người tuân
thủ pháp luật, không được trực tiếp hay gián tiếp làm bất cứ những việc gì gây ảnh hưởng bất lợi hoặc
khả năng làm ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của luật sư. Luật sư không được
tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc gian trá. Thông thường luật
sư phải từ chối hoặc rút lui khỏi một vụ việc nếu khách hàng yêu cầu luật sư làm một việc phạm pháp
hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Để tạo vị thế của luật sư với xã hội và niềm tin với khách
hàng, luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng. Luật sư chỉ nhận những vụ
việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc theo phạm vi yêu cầu của khách hàng. Không được
nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xung đột vì quyền lợi với khách hàng khác. Trong quan hệ
với khách hàng luật sư không nên để áp lực tài chính ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa luật sư và khách
hàng của mình nên tách bạch hai vấn đề thì việc luật sư cung cấp cho khách hàng những lời khuyên
mới vô tư và trong sáng.
Đạo đức của mỗi luật sư thể hiện nhiều trong mối quan hệ giữa luật sư với những đồng nghiệp
của mình. Đây là mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các luật sư nhằm nâng cao các hoạt động
nghiệp vụ và phục vụ khách hàng được tốt hơn. Từ những lý do đó rất cần sự đoàn kết giữa các luật sư.
Vì vậy luật sư không được làm mất uy tín của nhau bằng việc tự đề cao mình và phải thận trọng trong
việc phê phán hoặc chỉ trích luật sư khác. Quan hệ đồng nghiệp là lĩnh vực được điều chỉnh bởi quy tắc
đạo đức nghề nghiệp của luật sư và nó thể hiện được tính tự quản trong hoạt động nghề nghiệp của luật
sư.
Câu 2: Nêu những kỹ năng cần thiết để viết bài bào chữa. Điều gì là quan trọng nhất
trong quá trình thu thập chứng cứ để viết bài bào chữa? (3 điểm).
Bài bào chữa trước hết thể hiện kỹ năng viết của Luật sư. Bên cạnh kỹ năng viết, LS còn cần
những kỹ năng khác khi viết bài bào chữa như: Kỹ năng nghiên cứ hồ sơ, Kỹ năng soạn thảo văn bản,
Kỹ năng sử dụng ngôn từ trong văn bản... Nhưng để viết được một tài liệu có tính chặt chẽ, ngắn gọn,
đầy đủ nội dung, có văn hóa, có trí tuệ, có căn cứ xác đáng và có tính thuyết phục cao như vậy, Luật sư
còn phải vận dụng những kỹ năng khác trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư. Có kỹ năng hành
nghề tốt, Luật sư còn phải có một nền tảng kiến thức khoa học về pháp lý vững vàng. Kiến thức về
pháp luật có thể giúp cho Luật sư nhìn nhận một vấn đề pháp lý có tính khoa học và có căn cứ, từ đó
thể hiện quan điểm của mình, đề xuất những ý kiến pháp lý quan trọng trong bài bào chữa và bài bảo
vệ. Nếu không có đạo đức nghề nghiệp, nếu không yêu quý công việc của mình, nếu không thật sự tôn
trọng những cam kết mang tính công việc đối với khách hàng, nếu không có tinh thần trách nhiệm cao,
thì cũng khó có được một kết quả tốt đẹp cho bài bào chữa, bài bảo vệ của Luật sư. Vì vậy có thể nói
rằng: Bài bào chữa các Luật sư, đều là những tài liệu quan trọng, kết tinh công sức của các luật sư, thể
hiện kết quả của một quá trình tích cực nghiên cứu khai thác để tìm ra những tình tiết, chứng cứ cần
thiết phục vụ cho nhu cầu mục đích cho việc bào chữa cho thân chủ của mình.
Điều quan trọng nhất trong quá trình thu thập chứng cứ để viết bài bào chữa:
LS cần thu thập chứng cứ liên quan đến vụ việc thông qua nhiều phương tiện, chủ thể khác có
liên quan đến thân chủ. Từ những chứng cứ mà bản thân thu thập được, LS phải xác định đâu là chứng
cứ có lợi cho thân chủ, đâu là chứng cứ bất lợi cho thân chủ. Ngoài ra, LS cũng cần phải xác định từ
những chứng cứ có lợi đó, LS sẽ viết bài bào chữa cho thân chủ theo hướng nào. Đồng thời, LS khi
viết bài bào chữa phải chọn lọc lại từ những chứng cứ mà mình thu thập được, chọn ra những chứng cứ
bảo vệ tốt nhất quyền lợi của thân chủ. Không nên đưa vào bài bào chữa những chứng cứ không cần
thiết, những chứng cứ không liên quan đến vụ việc và những chứng cứ bất lợi đối với thân chủ.
Câu 3: Theo các anh chị, những điểm yếu thường gặp của người tư vấn và người bào
chữa trong kỹ năng viết bài tư vấn và bài bào chữa là gì? Làm thế nào để khắc phục những hạn
chế đó? (3 điểm).
- Sử dụng từ đa nghĩa, diễn đạt không đúng trọng tâm vấn đề. Đôi khi, người tư vấn và người
bào chữa sử dụng những từ đa nghĩa, hoặc diễn đạt từ ngữ quá dài dòng. Điều này có thể dẫn đến việc
khiến cho khách hàng/thân chủ không hiểu hoặc hiểu sai nội dung tư vấn và bài bào chữa, dẫn đến việc
quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ tối đa
- Xác định sai vấn đề pháp lý trong thư tư vấn/ bài bào chữa. Đây có thể xuất phát từ lỗi chủ
quan của người tư vấn và người bào chữa do không hiểu rõ vấn đề khách hàng đang gặp phải hoặc do
không yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng cứ đầy đủ.
- Đối với bài bào chữa, người bào chữa đôi khi không đưa ra được chứng cứ có lợi cho thân
chủ. Trong quá trình thu thập chứng cứ, người bào chữa không chọn lọc những chứng cứ, tài liệu có lợi
cho thân chủ của mình nên khi trình bày những cứ đó trong bài bào chữa, người bào chữa vô tình tạo
thêm nhiều tình tiết bất lợi cho thân chủ.
- Đối với bài tư vấn, người tư vấn không xác định phạm vi nghĩa vụ của người tư vấn cũng như
không giới hạn phạm vi tư vấn. Vì vậy có nhiều trường hợp, bên nhờ tư vấn cung cấp tài liệu chứng cứ
không trung thực dẫn đến việc tư vấn sai. Điều này ảnh hưởng quyền lợi của cả hai bên là bên tư vấn
và bên nhờ tư vấn.
Để khắc phục những hạn chế trên:
- Đối với người tư vấn:
· Cần xác định rõ ràng vấn đề pháp lý, nội dung vụ việc.
· Xác định rõ yêu cầu của khách hàng
· Sử dụng ngôn dễ hiểu, sử dụng từ đơn nghĩa, văn phong mạch lạc, rõ ràng
· Xây dựng cấu trúc bài tư vấn phù hợp với tính chất vụ việc của khách hàng
- Đối với người bào chữa:
· Thu thập chứng cứ cần chọn lọc những chứng cứ có lợi cho thân chủ
· Khi viết bài bào chữa cần nêu bật được những chứng cứ, căn cứ pháp lý có lợi cho thân
chủ
· Đưa ra những đề xuất phù hợp với quy định pháp luật và thuyết phục.
CLC39B
Vợ chồng ông A, bà B có tài sản chung là hai căn nhà (căn thứ nhất tại số 1, Đường 1 Xã 1
Huyện 1 Tỉnh 1, căn thứ hai tại số 2, Đường 2, Xã 2 Huyện 2 Tỉnh 2). Ông A và bà B có hai con chung
là chị AB1 và chị AB2. Do ông A và bà B không muốn người thân phát sinh tranh chấp về di sản thừa
kế sau khi ông bà chết nên muốn lập di chúc. Ông A và bà B mong muốn sau khi chết, tài sản của họ
được chia đúng theo di chúc nên đã nhờ Anh/Chị tư vấn và soạn thảo di chúc chung của hai vợ chồng.
Câu hỏi:
1. Anh/Chị hãy nêu các vấn đề mà Anh/Chị cần hỏi ông A và bà B khi phỏng vấn. (6
điểm)
 Thông tin đầy đủ và chính xác của người lập di chúc (thông tin trên giấy tờ tùy thân;
thông tin về năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc; thông tin về gia đình: cha mẹ, tình trạng
hôn nhân, con (ruột, con nuôi)…)
 Hai căn nhà có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu không?
 Hiện ông bà đang có tranh chấp về tài sản gì? Với ai không?
 Ông A, bà B muốn chia di sản thừa kế cho ai? Chia như thế nào?
 Có nguyện vọng gì về việc để di sản dùng vào việc thờ cúng không? Ai là người quản lý
phần di sản đó (nếu có)?
 Ngoài tài sản chung là 2 căn nhà thì ông, bà còn tài sản riêng nào khác không? Nguyện
vọng đối với tài sản riêng như thế nào (nếu có)?
2. Sau khi tư vấn và soạn di chúc cho ông A và bà B theo yêu cầu, chị AB1 đến gặp
Anh/Chị để hỏi về nội dung di chúc để giúp cha mẹ sửa đổi, bổ sung di chúc vì theo chị AB1, có
một số nội dung ông A đã trình bày không chính xác trong các lần cung cấp thông tin trước.
Anh/Chị có tiếp nhận và làm việc với chị AB1 theo yêu cầu hay không? Vì sao? (4 điểm)
Không được tiếp nhận và làm việc với chị AB1. Vì:
- Căn cứ Khoản 3 Điều 631, Điều 640 BLDS 2015, Chỉ có người lập di chúc mới có thể
sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di
chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Theo đó, Ông A,
bà B muốn sửa đổi, bổ sung di chúc thì cả hai người phải tự mình sửa đổi, bổ sung nên không thể
làm theo yêu cầu của chị AB1.
- Căn cứ Điều 9 Luật Luật sư, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là tiết lộ thông tin
khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề cũng như cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách
hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ, việc. Trong trường hợp này ông A, bà B và chị AB1
đang là hai bên có quyền lợi đối lập nhau nên theo đó, Luật sư không thể cung cấp thông tin về nội
dung di chúc cũng như không thể sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của chị AB1. (Trong đề không có
nói mình là LS không nên nếu có thì ghi ý này nha)
CLC40D
Câu 1:
Bằng những hiểu biết của em về đạo đức nghề luật, em hãy nêu và phân tích hai lý do mà
theo em thường dẫn đến việc vi phạm đạo đức trong hành nghề luật?
=> Nguyên nhân đầu tiên: Chỉ quan tâm đến quyền lợi bản thân nên hạ bệ đồng nghiệp
Trong Bộ Quy tắc Ứng xử và Đạo đức Nghề nghiệp Luật sư có yêu cầu Luật sư phải thể hiện
sự tôn trọng và hợp tác đối với đồng nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế có một số Luật sư vì không kiểm
soát được bản thân, chỉ trỏ đồng nghiệp ngay tại phiên tòa chỉ vì quyền lợi đối nghịch giữa mình với
luật sư đối thủ. Không chỉ có vậy, trong quá trình tư vấn, làm việc với khách hàng một vài Luật sư còn
đưa ra những lời lẽ khiếm nhã, sai sự thật nói về đồng nghiệp về giành giật khách hàng cũng như xúi
giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình. Bên cạnh đó, trong giai đoạn công
nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Luật sư lợi dụng mạng xã hội để đăng tải các bài viết
có nội dung liên quan đến vụ việc đang được giải quyết và bình luận theo chiều hướng tiêu cực để hạ
thấp uy tín, năng lực của Luật sư đối thủ, cũng như để khẳng định năng lực của chính bản thân mình.
Bên cạnh đó, phạm vi ảnh hưởng của vấn đề này đôi khi không chỉ dừng lại ở Việt Nam, mà nhiều
Luật sư còn cố tình nói xấu, nói sai sự thật về đồng nghiệp của mình ở những diễn đàn quốc tế, như
Trung tâm Trọng tài Quốc tế.Không chỉ thế, Luật sư còn cố tình không tuân theo quy trình tố tụng, cản
trở Luật sư đối thủ tiếp cận hồ sơ, tài liệu của vụ việc. Cụ thể theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự
Việt Nam, khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ
đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác. Tuy nhiên, Luật sư vẫn cố
tình không tuân theo quy định này, chỉ đến khi có phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải, Luật sư đối thủ mới biết được sự tồn tại của những tài liệu này, dẫn đến bị động
trong việc phản biện, phải yêu cầu Tòa án cho thêm thời gian để nghiên cứu hồ sơ, làm cho thời gian
giải quyết vụ việc bị kéo dài.
=> Nguyên nhân thứ hai: Lạm dụng kiến thức pháp luật để chạy theo lợi ích vật chất
Quy tắc Ứng xử và Đạo đức Nghề nghiệp Luật sư là khuôn mẫu để giữ gìn uy tín nghề nghiệp,
thanh danh của Luật sư. Đại đa số Luật sư đều hoạt động tích cực, tuân thủ bộ quy tắc này và đã có
nhiều đóng góp to lớn cho ngành Tư pháp của nước nhà. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bộ phận Luật
sư chỉ chăm chút cho lợi ích cá nhân, luồng lách các quy phạm về đạo đức để thu lợi nhuận. Thông
thường, các “tiểu xảo” mà những luật sư này áp dụng là:
 Gợi ý khách hàng tặng quà “cảm ơn” cho người tiến hành tố tụng để đẩy nhanh tiến độ
giải quyết vụ việc hoặc “lưu ý” đến những yêu cầu của đương sự;
 Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với người tiến hành tố tụng để được giới thiệu khách
hàng và chia hoa hồng cho người tiến hành tố tụng, làm ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ việc
 Hứa hẹn kết quả tốt đẹp với khách hàng để nhận được hợp đồng dịch vụ với thù lao cao;
xúi giục, kích động khách hàng kiện tụng dù biết rõ không có cơ sở pháp lý;
 Thậm chí, một số ít Luật sư còn bày vẽ cho khách hàng “làm bùa” giấy tờ, tài liệu không
đúng thực tế để hợp thức hóa chứng cứ, thuê, nhờ “người làm chứng” giả để tăng tính thuyết phục đối
với Hội đồng xét xử,...
Câu 2 (6 điểm):
Theo lời trình bày của chị Mai Thị N:
Ngày 03/6/2016 chị Bùi Thị Kim T có mượn của chị N số tiền 100.000.000 đồng, đến ngày
16/8/2016 chị T mượn tiếp số tiền 100.000.000 đồng, ngày 25/8/2016 mượn tiếp số tiền 100.000.000
đồng nữa. Cộng chung cả ba lần là 300.000.000 đồng.
Khi mượn tiền, chị T có làm “giấy biên nhận” ký tên giao cho chị N cất giữ để làm tin đồng
thời có cam kết sẽ thanh toán trong vòng một tháng sẽ thanh toán hết số nợ trên cho chị. Tuy nhiên, khi
đến hạn chị T đã không thanh toán số tiền trên cho chị N.
Chị N có yêu cầu chị T và chồng chị T phải liên đới trả cho chị N số tiền đã vay và lãi suất
chậm trả. Ngày 12 tháng 11 năm 2018 chị N đến gặp luật sư tư vấn.
Nếu là luật sư tư vấn cho chị N:
1. Em cần trao đổi với chị N những vấn đề gì để thu thập thông tin, tài liệu liên quan
của vụ việc?
Những vấn đề cần trao đổi với chị N để thu thập thông tin, tài liệu:
 Hỏi cụ thể xem chị N mong muốn khởi kiện chị T ra tòa hay muốn thương lượng đòi
tiền.
 Đề nghị chị N cung cấp “giấy biên nhận” mà chị T đã làm và ký tên giao cho chị N
 Đề nghị chị N cung cấp thông tin cá nhân chị T và chị N trường hợp chị N muốn khởi
kiện.
2. Em hãy tư vấn cho chị N để đòi lại số tiền nêu trên? (Lưu ý: chỉ viết các ý kiến tư
vấn, không viết cả thư tư vấn).
Phương án 1, chị N có thể đến tìm gặp và nói chuyện với chị T, yêu cầu trả nợ trong khoản
thời gian nào cụ thể và phải có sự ghi lại bằng văn bản có công chứng hoặc lập vi bằng bởi nhân
viên thừa phát lại.
Phương án 2, Nếu chị T có dấu hiệu trốn nợ, chị N cần chuẩn bị hồ sơ tố cáo ra cơ quan
điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Phương án 3, Chị N có thể kiện ra tòa trong vụ án dân sự. Tòa án chắc chắn sẽ ban hành
quyết định hoặc bản án buộc người vay trả cả tiền gốc lẫn lãi. Tuy nhiên quá trình kiện ra tòa tốn
rất nhiều thời gian.
DS41
Câu 1 (4 điểm): Những câu nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Đạo đức nghề nghề nghiệp yêu cầu người hành nghề luật không được tiết lộ thông tin về
vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề cho đến khi kết thúc vụ án/ hoàn tất vụ
việc.
Nhận định sai.
Trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật thì người hành nghề
luật được quyền tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề cho
đến khi kết thúc vụ án/hoàn tất vụ việc.
2. Tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý là trách nhiệm về đạo đức chỉ riêng đối với Luật
sư.
Nhận định sai.
Tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý không phải là trách nhiệm về đạo đức chỉ riêng đối
với luật sư mà còn đối với các Luật gia. Luật gia là những người không có chứng chỉ hành nghề luật
sự, ngoài công việc chính tại các cơ quan, tổ chức họ có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp tại Trung
tâm trợ giúp pháp lý với vai trò cộng tác viên hoặc là tư vấn viên, cộng tác viên tại các Trung tâm tư
vấn pháp luật.
3. Để tôn trọng khách hàng, trong lần tiếp xúc khách hàng để thu thập thông tin ban đầu,
người hành nghề luật nên để cho khách hàng nói mà không nên đặt ra bất kỳ câu hỏi nào.
Nhận định sai.
Ở lần tiếp xúc khách hàng việc đặt câu hỏi cho khách hàng là điều hết sức cần thiết cho người
hành nghề luật. Việc đặt câu hỏi sẽ giúp quá trình thu thập thông tin trở nên nhanh chóng và đi vào
những nội dung mấu chốt.
4. Khi khách hàng đến nhờ luật sư tư vấn, luật sư nên lắng nghe ý kiến và nhu cầu của
khách hàng, sau đó đưa ra cho khách hàng các giải pháp kèm theo những ưu điểm và nhược điểm của
từng giải pháp và khuyến khích khách hàng tự mình quyết định.
Nhận định sai.
Luật sư có thể đưa ra nhiều giải pháp cho khách hàng nghe tham khảo nhưng đến cuối cùng thì
luật sư phải là người đưa ra quyết định sẽ chọn phương án nào để đảm bảo là tốt nhất cho quyền và lợi
ích của khách hàng.
Câu 2: 6 điểm
Công ty TNHH NP kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các nhà hàng, khách sạn đều phải tạm ngưng hoạt động 03
tháng. Công ty có nhu cầu tạm ngưng hợp đồng lao động với khoảng 300 người lao động để sau dịch
vẫn có người lao động làm việc.
Bạn hãy tư vấn cho Công ty NP các giải pháp pháp lý để đảm bảo nhu cầu trên của Công ty
NP.
Lưu ý: Chi viết phần ý kiến tư vấn, không viết cả thư tư vấn.
Phương án 1: Thương lượng:
Người lao động và công ty P tiến hành thương lượng về việc cắt giảm nhân sự. Công ty P sẽ
phải đưa ra mức bồi thường cũng như mức trợ cấp cho người lao động khi bị cho thôi việc theo quy
định của pháp luật.
Phương án 2: Người lao động không chấp nhận thương lượng:
Áp dụng việc cắt giảm nhân sự theo quy trình sau đây:
· Bước 1: Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động có sự tham gia của Công
đoàn cơ sở
· Bước 2: Trao đổi với Công đoàn cơ sở về việc cho thôi việc đối với người lao động
· Bước 3: Thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh – Xã hội cấp tỉnh
trong vòng 30 ngày trước khi tiến hành thôi việc (nếu có từ 2 lao động trở lên)
· Bước 4: Trả trợ cấp mất việc làm
Phương án 3: Khởi kiện ra Tòa án
Đây là trường hợp xấu nhất vì khi tiến hành khởi kiện thì cả người lao động lẫn công ty P đều
bị ảnh hưởng xấu. Hơn nữa thời gian thụ lý và giải quyết của Tòa án khá lâu và phải trả phí khá cao.

You might also like