You are on page 1of 2

1.

Xét về xuất phát điểm của Nghề luật sư, có căn nguyên từ cuộc đấu tranh chống nhứng áp
bức và bất công trong lòng xã hội có phân chia giai cấp. Trong xã hội lúc bấy giờ, sự
thượng đẳng, tham lam, áp bức bóc lột của tầng lớp thống trị là một thực tế đã được lịch
sử ghi nhận. Thực tế này tạo ra một nhu cầu đấu tranh chống lại những bất công để đòi lại
công bằng công lý cho những người yếu thế trong xã hội. Cùng với sự vận động thay đổi
của xã hội, nghề luật sư trong mỗi giai đoạn và thời kỳ cũng đều có sự thay đổi và thích
nghi cho phù hợp với nhiệm vụ, vai trò của mình nhằm giải quyết những vấn đề trong
giai đoạn, thời kỳ cụ thể mà xã hội đặt ra khi đó. Nghề luật sư ngày nay cũng kế thừa
những bài học, kinh nghiệm, thành quả trong quá trình hình thành và phát triển của nó đặt
trong bối cảnh sự vận động thay đổi của xã hội khiến nó có vẻ như trở nên thực dụng và
bớt đi phần nào đặc trưng đấu tranh cuồng nhiệt trong giai đoạn lịch sử bức thiết khi đó.
2. Thực tế thì bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần đem lại thu nhập cho người lao động. Nghề
luật sư cho dù với vai trò, sứ mệnh to lớn nào cho xã hội họ cũng cần trước tiên phải đáp
ứng được nhu cầu sinh tồn, sinh hoạt an toàn, phát triển của bản thân hay gia đình mà họ
là người chịu trách nhiệm chăm sóc,…Trong một xã hội mà mọi chi phi sinh hoạt cơ bản
trong cuộc sống đều ngày càng cao và đắt đỏ, đặc biệt tại các thành phố lớn thì luật sư
cũng càng cần phải có thu nhập xứng đáng với trách nhiệm nghĩa vụ của họ để phục vụ
cho nhu cầu cao hơn là nhu cầu phát triển tri thức phát triển bản thân tinh thần và tri thức
để phục vụ cho những lý tưởng cao đẹp mà nghề nghiệp hướng đến. Do đó, để tồn taị
phát triển bền vứng với nghề luật sư, một nghề dựa nhiều vào uy tín và đạo đức, thì người
luật sư cần có bản lĩnh rất lớn nếu chỉ dựa trên quan điểm làm vì tiền, luật sư sẽ nhanh
chóng bị đào thải bởi khách hàng và xã hội. Nghề luật sư thực tế không dễ kiếm tiền nếu
so sánh với mặt bằng chung các nghề nghiệp khác trong xã hội. Quan điểm cho rắng nghề
luật sư trở thành nghề làm vì tiền có thể đúng nếu koi là một hiện tượng nhất thời, nhưng
nó không đúng trong thực tế yêu cầu của luật pháp, quy tắc nghề nghiệp, cũng như yêu
cầu của xã hội nên sẽ bị áp lực từ nhiều phía buộc chất lượng luật sư phải thay đổi để
thích ứng, đi kèm theo sự hỗ trợ tương ứng từ mặt chính sách, luật pháp, xã hội,..

3.
Nó có trở thành một nghề tự do hay không? thực tế xét về không gian thời gian để làm
việc thì luật sư có thể được koi là tự do khi không bị ràng buộc phải làm việc ở một vị trí
hay một khung giờ cố định như một số nghề nghiệp văn phòng hiện nay. Tuy nhiên nghề
luật sư ngày nay lại bị ràng buộc ngày càng nhiều hơn với ngày càng nhiều những hệ
thống quy phạm pháp luật mà họ phải tuân thủ với tư cách là một công dân trong xã hội
như mọi công dân khác, họ còn phải tuân thủ luật chuyên ngành, các quy tắc đạo đức ứng
xử của luật sư cũng như liên tục bị giám sát tư cách đạo đức, uy tín bởi đoàn luật sư, liên
đoàn luật sư, bởi khách hàng, các cơ quan tố tụng, … tất cả những người mà họ tương
tác, hợp tác, hỗ trợ hay hỗ trợ mỗi ngày vì đặc trưng công việc của họ dựa trên uy tín, đạo
đức, bên cạnh kỹ năng nghề nghệ, năng lực chuyên môn và hiểu biết pháp luật.
nếu hiện tượng ở nhiều luật sư đang xảy ra hiện tượng bất chấp đạo đức nghề nghiệp và
quy định pháp luật để cam kết, hứa hẹn với khách hàng và bằng nhiều cách đạt được mục
đích của khách hàng nhằm nhận được sự đồng ý ký hợp đồng và thanh toán của khách
hàng. Thì để có thể đưa ra được những góc nhìn khách quan nhất về hiện tượng này , cần
nhìn nhận nghề nghiệp luật sư hay cụ thể là giới luật sư tại Việt Nam trong tương quan
với tổng thể tất cả các mối quan hệ chi phối họ trong môi trường pháp luật, xã hội, kinh
tế, chính trị, kinh tế vi mô vĩ mô trong thời gian phạm vi địa lý mà quan điểm trên đang
đề cập đến. Khi đó, cần phải trả lời những câu hỏi như, hiện tượng này có đang xảy ra
trên số lượng và quy mô được cho là nhiều và đáng lo ngại trong xã hội không? Nó bắt
đầu trở nên nhiều và gây ảnh hưởng xấu đến xã hội từ khi nào? Những nguyên nhân ,
động cơ nào thường gây ra hành vi này của những luật sư trên? những khó khăn thách
thức nào mà ngành luật sư nói chung đang phải đối mặt khi thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình? Thu nhập của họ so với những kiến thức kinh nghiệm, thời gian công sức
đầu tư cho việc học thành luật sư cũng như thời gian công sức tri thức phải bỏ ra trong
mỗi sự việc có xứng đáng với họ theo dữ liệu được thống kê trong lĩnh vực nghề nghiệp
luật sư?........Ở chiều ngược lại cũng nên đặt câu hỏi về thực trạng đào tạo và hướng dẫn
hộ trợ những người đang theo đuổi con đường trở thành luật sư, kỹ năng trình độ thực tế
của giới luật sư nói chung tại Việt Nam, hay nền tảng giáo dục và một số những chi phối
về các quan điểm truyền thống từ gia đình, văn hoá, xã hội mà họ bị chi phối kể cả phạm
vi trong nước hay các yếu tố toàn cầu.

You might also like