You are on page 1of 3

*Giải pháp để đảm bảo việc luật sư tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp của luật sư trong mối quan hệ với cơ quan truyền thông đại chúng:
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư Việt Nam đã được ban hành kèm theo
Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc, quy
định mối quan hệ giữa luật sư và các cơ quan thông tin đại chúng, như sau:
Luật sư cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền
pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các tiêu cực xã hội; luật sư có
thái độ tôn trọng và hợp tác với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp
thông tin trung thực, chính xác, khách quan theo yêu cầu của các cơ quan này, nếu
những thông tin đó không làm ảnh hưởng tới quy tắc bảo mật theo quy định của pháp
luật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng…
Chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ giữa luật sư và cơ quan truyền thông là
quan hệ rất mật thiết, có vai trò cộng hưởng để góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật,
bảo vệ công lý và lẽ phải.
Luật sư là người giúp các cơ quan truyền thông nắm vững hơn các quy định pháp
luật, quan điểm cá nhân về các vụ việc diễn ra trong xã hội. Bên cạnh đó, để thực hiện
giải đáp, tư vấn pháp luật trên báo và các phương tiện truyền thông, các cơ quan ngôn
luận cũng cần sự hỗ trợ của các luật sư để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cộng
đồng. Thông qua quan điểm của luật sư, các cơ quan truyền thông sẽ đem đến cho người
đọc những nhận định đa chiều về từng vụ việc.
Ngược lại, nhờ có các phương tiện truyền thông cùng với sự phát triển mạnh mẽ thời kỳ
công nghệ số đã ra đời nhiều hình thức truyền tải thông tin mà vì thế các mọi sự việc
được cập nhật nhanh chóng, đa dạng, sống động giúp cho luật sư nhanh chóng tiếp cận
được nhiều luồng thông tin cần thiết để tham khảo, kiểm chứng, phân tích và tổng hợp.
Cơ quan truyền thông đại chúng chính là cầu nối giữa luật sư và mọi người dân trong xã
hội hiện đại. Nhờ có các phương tiện truyền thông mà nhưng quan điểm, nhận định của
luật sư sẽ được đưa tới người dân, giúp họ nắm bắt rõ hơn về tình hình vụ việc.
Bên cạnh đó, truyền thông, báo chí còn là cầu nối quan trọng giữa luật sư với cơ
quan nhà nước. Đôi khi, chính những bài viết tưởng rằng chỉ đơn thuần trên giấy bút
nhưng lại có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Đồng thời, có trường hợp, ý kiến của các luật
sư thông qua truyền thông kịp thời hỗ trợ để các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra những
quyết định hợp với đại đa số dân chúng; có những bài báo đã là cơ sở để cơ quan nhà
nước nhìn nhận lại vụ việc. Các phương tiện truyền thông đồng hành cùng luật sư để
phản ánh trung thực, khách quan những vụ việc xảy ra trong xã hội, có thể khẳng định
đây chính là hoạt động phối hợp, cộng hưởng vì mục tiêu bảo vệ pháp luật, công lý, lẽ
phải.
Vậy trong mối quan hệ với các cơ quan truyền thông đại chúng Luật sư cần có cách ứng
xử hay nguyên tắc làm việc như thế nào để đảm bảo tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề
nghiệp? chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
Một là, Về việc cung cấp thông tin cho phương tiện truyền thông, báo giới,
Thông tin là sự sống còn của báo chí, phương tiện truyền thông, là công cụ chủ
yếu để báo chí thực hiện mục đích của mình. Do đó, người Luật sư cần nắm rõ đâu là
thông tin được phép tiết lộ, đâu là thông tin hạn chế, cấm tiết lộ để không vi phạm nghĩa
vụ bảo mật thông tin của chính mình..
Hai là, Phân định rõ tư cách, thẩm quyền của người nhận/cung cấp thông tin cho
mình.
Ví dụ: Khi quan hệ với nhà báo, không bao giờ được hỏi Thẻ nhà báo, bởi có thể
gây ra cho họ tâm lý khó chịu vì bị nghi ngờ, thiếu tin tưởng. Lý do khác là có những
phóng viên phải công tác liên tục tại một tờ báo ít nhất 3 năm mới được cấp thẻ nhà báo
hoặc một số lí do khác mà chưa có Thẻ nhà báo. Khi xướng danh, không nên gọi là
phóng viên mà nên gọi là nhà báo. Phóng viên chỉ là chức danh, chỉ một người tác nghiệp
cụ thể trong tòa soạn. Còn gọi nhà báo có tính chất trang trọng hơn.
Không chạy lăng xăng để tìm kiếm mối quan hệ với nhà báo. Hãy chọn một chỗ
ngồi tốt để có thể tiện làm quen, tiếp xúc với nhà báo.
Ba là, hỗ trợ với thái độ tích cực với các cơ quan truyền thông, đặc biệt cung cấp
các kiến thức pháp lý để họ có cách truyền tải đúng đắn nhất đối với cộng đồng.
Bốn là, Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan truyền thông, như thường
xuyên gửi email để liên hệ, gọi điện hỏi thăm, nhắn tin, gặp gỡ, chào hỏi....

You might also like