You are on page 1of 2

Trong môi trường internet ngày càng phát triển nhanh chóng và đa dạng,

báo chí nói chung, báo chí điện tử nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ
cả về số lượng và chất lượng. Trên mạng internet còn xuất hiện ngày
càng nhiều các mạng xã hội, các trang web cá nhân, các công cụ tìm
kiếm, kết nối thông tin khác, là nơi để học hỏi, chia sẻ tri thức, giao lưu
và thực hiện các hoạt động khác và là nơi chia sẻ thông tin nhanh và
hiệu quả (cảnh quay 1). Tuy nhiên thời gian qua có một số cá nhân sử
dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, trái
pháp luật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
yên bình của nhân dân (cảnh quay 2). Đoạn phỏng vấn (làm thế nào để
xác định một thông tin chân thực? Làm thế nào để chọn tin trong biển
thông tin chuyển đến chúng ta?). Theo thống kê, từ đầu năm 2021 đến
nay, Trung tâm tiếp nhận 4.169 phản ánh tin giả; công bố 49 tin giả, 2
website giả mạo bộ ngành và 2 fanpage giả mạo các cơ quan báo chí và
yêu cầu mạng xã hội nước ngoài xử lý gỡ bỏ 1.750 tin giả ( cảnh 3).
Phỏng vấn 2 ( cách nhận biết các trang mạng chính thống? Theo a/c thì
mạng xã hội có phải là kênh thông tin chính thống hay kh?) Trong bối
cảnh hiện nay, mỗi nhà báo tham gia mạng xã hội, cần có ý thức về vai
trò trách nhiệm của mình trong việc chủ động cung cấp thông tin chuẩn
xác, kịp thời tới công chúng, không tiếp tay cho những thông tin độc hại.
Điều này cũng góp phần định hướng dư luận, không để xảy ra khoảng
trống thông tin cho tin giả xuất hiện, tiếp cận công chúng (cảnh 4). Theo
đó đối với trường hợp đăng tin sai sự thật sẽ bị xử phạt vi phạm hành
chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc gỡ bỏ thông tin
sai sự thật mà mình đã đăng. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm ( cảnh 5). Ngoài các hình thức xử phạt hành chính, có lẽ đã
đến lúc cần các biện pháp mạnh tay đối với những đối tượng tung tin
giả, tin sai sự thật để tránh việc "nhờn luật". Quan trọng hơn, những
người dùng mạng xã hội cần nâng cao cảnh giác trước những thông tin
thất thiệt, mang tính kích động, gây hoang mang dư luận; đồng thời phải
có biện pháp tự bảo vệ mình trước những thông tin xấu độc; tuyệt đối
không chia sẻ, bình luận, like các bài viết đăng tải những thông tin chưa
được kiểm chứng. Làm được điều đó, chắc chắn tin giả, tin sai sự thật sẽ
không còn đất sống.

You might also like