You are on page 1of 6

Nhà nước Việt Nam luôn xác định phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả

hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó báo chí (với sự hỗ trợ của các phương
tiện truyền thông) có vai trò và trách nhiệm đặc biệt. Hệ thống pháp luật Việt Nam
về báo chí và về Phòng chống tham nhũng đang từng bước hoàn thiện. Lý do tôi
chọn đề tài này là vì trên thực tế, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vai trò của báo
chí và báo chí điều tra về vấn đề tham gia công tác đấu tranh Phòng chống tham
nhũng.

Đầu tiên, khái niệm của điều tra theo cuốn Giáo trình báo chí điều tra của PGS.TS
Đỗ Thị Thu Hằng (Giáo trình báo chí điều tra, 2015): Điều tra là tìm hiểu, xem xét
để biết rõ sự thật. Theo từ điển Tiếng Việt 2001 - Viện ngôn ngữ học Việt Nam:
Điều tra là hành động tra xét, tìm tòi ra sự thật đằng sau một hiện tượng câu
chuyện nào đó (Tiểu luận môn Báo chí điều tra, tr2, 2018). Điều tra là đặt ra vấn đề
câu hỏi khám phá sự vật hiện tượng và đi tìm lời giải đáp. Điều tra xuất hiện trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như điều tra xã hội học điều tra hình sự điều tra báo chí,
nó cũng là phương pháp cơ bản của nghề báo, trong đó bao gồm các thao tác như:
phỏng vấn, nghiên cứu tâm lý, quan sát, phân tich, thổng hợp, thống kê, so sánh,
suy luận… Dù nhà báo viết tin, phóng sự, bài thông tấn hay ghi nhanh, luần luận,
điều tra thì cũng luôn cần phải sự dụng phương pháp điều tra nhằm xác minh tính
chân thực của vấn đề. Tiếp theo là khái niệm về điều tra báo chí theo Giáo sư
ngành báo chí Steve Weinberg đã định nghĩa báo chí điều tra như sau: " thông qua
công tác điều tra độc lập và các bài báo điều tra, tường thuật lại các vấn đề quan
trọng cho độc giả, thính giả và khán giả (Weinberg, Steve, 1996). Theo người viết
báo thì đây là một thể loại tác phẩm báo chí mà trong đó nhà báo phải đi tìm hiểu,
thu thập những thông tin, bằng chứng có liên quan đến một vụ việc or vấn đề đang
dược dư luận và công chúng quan tâm, để rổi từ đó suy luận, những luận điểm
logic để làm rõ rang, làm sáng tỏ, giúp công chúng hiểu và biết được. Vậy sự khác
nhau giữa báo chí và báo chí điều tra là gì? Báo cáo tin tức thông thường phụ thuộc
phần lớn và đôi khi hoàn toàn vào các tài liệu do những người khác cung cấp
(chẳng hạn như cảnh sát, chính phủ, công ty, v.v.); về cơ bản nó là phản ứng nếu
không muốn nói là “thụ động”. Ngược lại, báo cáo điều tra phụ thuộc vào tài liệu
được thu thập hoặc tạo ra, thông qua sáng kiến của chính người báo cáo (đó là lý
do tại sao nó thường được gọi là "báo cáo doanh nghiệp").  Chủ thể tham gia quy
trình báo chí điều tra bao gồm Tác giả, nhóm tác giả các tác phẩm báo chí điều tra,
Ban biên tập, đặc biệt là người đứng đầu ban biên tập của một tờ báo/ một đài
truyền hình/ đài phát thanh, Tổng thư ký toà soạn và ban thư ký toà soạn, Ban bạn
đọc hoặc bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận và trả lời phản hồi của công chúng,
Bộ phận chuyên môn quản lý mảng các dự án điều tra hoặc trưởng bộ phận quản lý
các phóng viên điều tra, Bộ phận tư vấn pháp luật và tư vấn chuyên môn. Trên thế
giới có rất nhiều tập đoàn/tổ chức phóng viên điều tra quốc tế luôn hỗ trợ và hợp
tác cùng nhau để đưa ra những cáo buộc, bằng chứng liên quan đến vấn đề tham
nhũng. Một trong số đó tôi muốn kể tới Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế
(International Consortium of Investigative Journalists – ICIJ). Năm 1997, nhà báo
Mỹ Chuck Lewis thành lập ICIJ như một dự án của Trung tâm Liêm chính Công
nhằm tập trung điều tra về ba vấn đề chính: tội phạm xuyên biên giới, tham nhũng
và trách nhiệm của nhà cầm quyền. Mạng lưới thành viên đáng tin cậy của ICIJ
bao gồm 280 phóng viên điều tra giỏi nhất đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Chúng tôi cũng hợp tác với hơn 100 tổ chức truyền thông, từ các hãng truyền
thông nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm BBC, New York Times, Guardian và Asahi
Shimbun, đến các trung tâm điều tra phi lợi nhuận nhỏ trong khu vực. Ngoài đội
ngũ nhân viên tại Hoa Kỳ, ICIJ có các thành viên trong nhóm ở Úc, Pháp, Tây Ban
Nha, Hungary, Serbia, Bỉ và Ireland. Nhờ sức ảnh hưởng, độ uy tín và phạm vi
toàn cầu, theo thống kê năm 2020 tổ chức ICIJ đã có 5,800,000 lượt truy cập vào
website và cơ sở dữ liệu của ICU (tạo ra 20 triệu lượt xem trang), có hơn 210,000
người theo dõi trên twitter (tăng 12%), 134,000 lượt theo dõi ở facebook (tăng
4.5%) và gần 6000 người theo dỗi Instagram (tăng 70% so với năm 2019) (Báo cáo
thường niên, 2019).
Theo như tôi tìm hiểu một trong những vụ việc thể hiện rõ nhất sự hợp tác quốc tế
giữa nhiều nước của tổ chức ICIJ là Hồ sơ Pandora Là vụ việc 11,9 triệu tài liệu bị
rò rỉ (bao gồm 2,94 terabyte dữ liệu) do ICIJ công bố kể từ ngày 3/10/2021. Cuộc
điều tra Pandora Papers là sự hợp tác báo chí lớn nhất từ trước đến nay trên thế
giới, với sự tham gia của hơn 600 nhà báo từ 150 hãng truyền thông ở 117 quốc gia
(Pandora papers, ICIJ, 2021). Các tài liệu bị rò rỉ bao gồm hồ sơ, hình ảnh, thư
điện tử và các bảng tính đến từ 14 công ty dịch vụ tài chính khác nhau thuộc
Panama, Thụy Sĩ và UAE. (Pandora papers, ICIJ, 2021). Với 11,9 triệu tài liệu
được công bố, mức độ nghiêm trọng của vụ việc này đã vượt qua vụ rò rỉ hồ sơ
Panama xảy ra vào năm 2016 (vốn chỉ có 11,5 triệu tài liệu mật bị tiết lộ). Danh
sách nhân vật có tên trong Hồ sơ Pandora là những cổ đông, giám đốc và người thụ
hưởng của các công ty nước ngoài. Tổng cộng có 35 nhà lãnh đạo đương nhiệm và
cựu lãnh đạo quốc gia có tên trong vụ rò rỉ tài liệu cùng với 400 quan chức khác
của gần 100 quốc gia. Hơn 100 tỷ phú, 29.000 tài khoản nước ngoài, 30 lãnh đạo
đương nhiệm và cựu lãnh đạo, và 300 quan chức Nhà nước đã được nêu tên trong
vụ rò rỉ đầu tiên vào tháng 10 năm 2021(The Guardian, 2021). Theo báo cáo, ước
tính có khoảng 32.000 tỷ đô la Mỹ có thể đã bị che giấu để trốn thuế. 
 
Sức ảnh hưởng của hồ sơ Pandora, các đài, các báo đã đăng tải 
(i)            https://vnexpress.net/ho-so-pandora-phoi-bay-bat-binh-dang-toan-cau-
4367180.html (vne)
(ii)          https://tuoitre.vn/ho-so-pandora-tiet-lo-tai-san-chim-khong-lo-cua-cac-
yeu-nhan-20211004083837376.htm(báo tuổi trẻ)
(iii)        https://www.youtube.com/watch?v=6EQsvMDsB_A (vtv24)
(iv)         https://www.youtube.com/watch?v=4kPLpZN3I3A (abc news)
(v)           https://www.youtube.com/watch?v=i8LEQ54XZys (radio canada)
(vi)         https://www.washingtonpost.com/business/interactive/2021/pandora-
papers-offshore-finance/ (washington post)
(vii)       https://tunein.com/radio/The-Dark-Money-Files-p1184209/?
topicId=167216477
 

Tiếp theo, khái niệm tham nhũng Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham
nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Trong đó: Người có chức vụ, quyền hạn là người
do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác,
có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ
nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao
gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân,
viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ
sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; người đại diện phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp; người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ
chức; những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn
trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi
vật chất không chính đáng. Một số vụ bê bối tham những ở Việt Nam, Vụ án Trịnh
Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng
Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC và Công ty Cổ phần Bất động
sản Điện lực dầu khí Việt Nam – PVP Land (Tạp chí tòa án, 2018). Vụ án Trần
Phương Bình và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á – DAB
(Tạp chí tòa án, 2018)…

Vậy báo chí và báo chí điều tra với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông có
vai trò quan trọng như thế nào trong việc chống tham nhũng? Đối với việc đóng
góp cho các hoạt động chống tham nhũng, báo chí có 3 vai trò quan trọng. Thứ
nhất, Đảng và Nhà nước đánh giá cao vai trò to lớn của báo chí trong đời sống xã
hội. Điều này đã được Đảng ta khẳng định trong các văn kiện của Đảng; được thể
chế hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, tạo hành lang pháp lí giúp các
cơ quan báo chí thực thi nhiệm vụ và thực hiện chức năng, vai trò xã hội của mình.
Thứ hai, Báo chí tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật
và chính sách của Nhà nước về Phòng chống tham nhũng. Thứ ba, Báo chí cung
cấp thông tin, phản ánh những phát hiện của nhân dân, cán bộ và cung cấp những
phát hiện của chính báo chí; đấu tranh phòng, chống tham nhũng thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, để các cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lí. Báo
chí điều tra theo dõi, hợp tác cùng các cơ quan chức năng đưa ra những cáo buộc,
phản ánh và giám sát quá trình xử lí các vụ việc tham nhũng, tham gia phản biện
quá trình xử lí. Theo Luật Báo chí năm 2016 “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã
hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội; là diễn đàn của nhân dân”. (Điều 4, Luật Báo chí, 2016).

Ở Việt Nam đã có nhiều quy định về vai trò, trách nhiệm của báo chí, vừa khẳng
định tầm quan trọng của báo chí, vừa thể hiện sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và
nhân dân đối với báo chí trong công tác Phòng chống tham nhũng. Trong bài essay
của mình, tôi đã phân tích nhưn

You might also like