You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------ oOo ------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN:


PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

GIẢNG VIÊN : TS Trần Bá Dung

SINH VIÊN : Đỗ Thị Quỳnh Trang

MÃ SINH VIÊN : 20030017

LỚP : K65 Báo Chí

KHOA : Báo chí

Hà Nội, Tháng 6 Năm 2022


Đề bài:

1. Nêu và phân tích những nội dung (Điều, Khoản) trong Luật Báo chí 2016
liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp của nhà báo.
2. Những Điều, khoản nào chi phối tính nhân văn của báo chí?

Bài làm:

Câu 1:

- Luật Báo chí 2016 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua vào
ngày 5/4/2016, có hiệu lực thi hành vào 1/1/2017. Với bộ luật mới này, sẽ tạo nên
hành lang pháp lý quan trọng cho sự nghiệp phát triển bền vững của Báo chí cách
mạng Việt Nam, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. So với Luật Báo chí
1999 thì Luật Báo chí 2016 có nhiều điều luật mới liên quan trực tiếp tới hoạt động
nghề nghiệp nhà báo, trong đó phải kể đến những điều luật:

+ Điều 38. Cung cấp thông tin cho báo chí

Nếu như các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp phát hiện ra những
hành vi gian lận, vi phạm pháp luật của bất kì cá nhân hay tổ chức nào đều có
quyền và nghĩa vụ cung cấp cho báo chí. Những thông tin đó phải là những thông
tin chính xác, có bằng chứng rõ ràng, cụ thể dưới hình thức văn bản, trang thông
tin điện tử, họp báo,…. Nếu như cung cấp những thông tin sai sự thật, đại diện
cung cấp sẽ phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Và những thông tin đó sẽ
được cơ quan báo chí sử dụng và nêu rõ tên người cung cấp, xuất xứ nguồn tin.

Tuy nhiên nếu như không muốn cung cấp thông tin cho báo chí, các cá nhân,
tổ chức có thẩm quyền có thể từ chối quyền cung cấp thông tin cho báo chí nếu
thông tin nằm trong các trường hợp:

1
Thông tin cá nhân, tổ chức nắm được thuộc vào danh mục bí mật của Nhà nước,
nguyên tắc của Đảng và những thông tin về đời tư cá nhân của người khác theo
pháp luật đã quy định.

Những thông tin liên quan đến các vụ án mà Pháp luật chưa được xét xử, tuy nhiên
đối với trường hợp công an cần những thông tin quan trọng để phối hợp điều tra,
xét xử vụ án thì cá nhân, tổ chức nắng giữ thông tin có nhiệm vụ phải cung cấp
thông tin cho cơ quan báo chí.

Đối với những vụ việc đang điều tra về tố cáo, khiếu nại, kiện tụng,…mà chưa
được Pháp luật xử lý, đang trong quá trình điều tra thì không cần phải cung cấp
thông tin nếu như Công an không cần đến đến xét xử.

Những văn bản của Nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện, chưa được cấp phép
hay công bố chính thức.

Với những vụ việc đang được xử lý bởi Pháp luật, chưa có kết quả chính
thức hay những hành vi vi phạm pháp luật nếu vẫn muốn cung cấp thông tin cho
báo chí, cơ quan có thẩm quyền thì cần phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật
về thông tin cung cấp.

Đối với những thông tin được cung cấp, các cơ quan báo chí có quyền và
nghĩa vụ không cần cung cấp thông tin người cung cấp thông tin. Đối với những
trường hợp có đích thị yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án
Tòa án nhân dân và các chức danh cao hơn đề nghị cung cấp. Và đây sẽ là những
cơ quan đứng ra đại diện bảo vệ người cung cấp thông tin.

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải cử đại diện phát ngôn cung cấp thông
tin cho cơ quan báo chí vào dịp định kỳ, hay có vấn đề bất thường xảy ra.

2
+ Điều 39. Trả lời trên báo chí

Những vấn đề liên quan đến việc công dân đặt câu hỏi, thắc mắc trên báo
chí, người đứng đầu cơ quan báo chí sẽ là đại diện giải đáp tất cả những thắc mắc
đó trong thời hạn 30 ngày được tính từ ngày câu hỏi được đặt ra. Nếu trong thời
hạn 30 ngày, người đứng đầu cơ quan báo chí không thể trả lời, cũng không ủy
quyền cho các cá nhân khác để trả lời những câu hỏi, giải đáp của công dân thì
công dân có quyền được ý kiến, phê bình, khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền
cao hơn để giải quyết vấn đề.

Đối với báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử có 10 ngày, báo tuần có 15
ngày kể từ khi nhận được câu trả lời giải quyết của những cơ quan có thẩm quyền
cao về việc cá nhân, tổ chức khiếu nại, tố cáo, ý kiến, phê bình mà không nhận
được câu trả lời từ người đứng đầu cơ quan báo chí. Khi đó cơ quan báo chí có
trách nhiệm phải xin ý kiến từ các cá nhân, tổ chức có ý kiến để đăng câu trả lời
lên nền tảng báo chí.

Các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời
những câu hỏi trên nền tảng báo chí mà cơ quan báo chí cung cấp trong vòng 15
ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.

+ Điều 40. Trả lời phỏng vấn trên báo chí

Đối với những người được lựa chọn để phỏng vấn trên báo chí, người phỏng
vấn phải nói trước câu hỏi, mục đích và những yêu cầu đưa ra để câu trả lời của
người được phóng vấn phù hợp với nội dung câu hỏi. Đối với những trường hợp
phỏng vấn trực tiếp, không có sự báo trước, người phỏng vấn có nhiệm vụ phải
thuyết phục cho tới khi nhận được sự đồng ý của người được phỏng vấn, khi đó
cuộc phỏng vấn mới có thể bắt đầu.

3
Đối với những thông tin nhận được từ câu trả lời của người được phỏng vấn,
người phỏng vấn có quyền sử dụng, xử lý và thể hiện chúng dưới những hình thức
phù hợp. Với yêu cầu những thông tin nhận được phải được đảm bảo độ trung
thực, chính xác, không xuyên tạc, đi sai sự thật so với câu trả lời của người được
phỏng vấn. Người được phỏng vấn được quyền xem lại nội dung mà người phỏng
vấn đã biên tập lại trước đi đăng tải, nếu phát hiện thông tin sai lệch có thể trực
tiếp yêu cầu sửa đổi.

Nhà báo không được quyền nêu lên ý kiến cá nhân tại các cuộc gặp gỡ, hội
nghị, hội thảo của nhà báo để chuyển sang bài phỏng vấn, trừ khi có sự đồng ý của
người phát biểu.

Cơ quan báo chí, người phỏng vấn, người được phỏng vấn là những người sẽ
chịu trách nhiệm trực tiếp với những nội dung ghi lại được đăng trên nền tảng báo
chí.

+ Điều 41. Họp báo

Bất cứ cơ quan, tổ chức nào cũng có quyền được tổ chức họp báo để thông
báo, tuyên bố hay giải thích những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, cá nhân, quyền
của cá nhân, tổ chức đó.

Người phát ngôn của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, các cơ quan của
tổ chức chính trị ở cấp độ trung ương và tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân mỗi năm đều có nhiệm vụ phải tổ chức họp báo định
kỳ để cung cấp những thông tin cần thiết cho cơ quan báo chí.

Đối với những cá nhân, tổ chức khi muốn tổ chức một cuộc họp báo đều
phải thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí, bằng văn
bản trước 24 giờ tính đến thời điểm cuộc họp báo chính thức bắt đầu.

4
Nếu tổ chức là các cơ quan trực thuộc trung ương thì cần thông báo cho Bộ Thông
tin và Truyền thông nắm rõ thông tin.

Nếu tổ chức là cơ quan không trực thuộc trung ương thì cần thông báo tới Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi dự định tổ chức họp báo.

Khi nộp thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước, bản thông báo cần phải
đáp ứng đủ các mục sau: Địa điểm dự định tổ chức họp báo, thời gian họp báo diễn
ra, những nội dung sẽ được đề cập trong buổi họp báo, người đại diện chủ trì họp
báo.

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phải trả lời về bản thông báo
của những cá nhân, tổ chức muốn tổ chức họp báo trong thời gian 24 giờ. Trong
trường hợp, cơ quan quản lý nhà nước không có câu trả lời, điều đó đồng thuận với
việc những cá nhân, tổ chức có thể tổ chức họp báo. Nội dung của tổ chức họp báo
phải đúng và chính xác so với những thông tin trong thông báo đã gửi lên cơ quan
quản lý nhà nước.

Cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu buổi họp báo của cá nhân, tổ
chức dừng lại nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, liên quan đến vi phạm
pháp luật.

+ Điều 42. Cải chính trên báo chí

Cải chính là một hoạt động nghề nghiệp bắt buộc phải có đối với nghề báo
và người làm báo. Những vấn đề cải chính có tính pháp lý khi có những văn bản
quy định luật riêng đối với vấn đề này. Đặc biệt, nhiều người làm báo chưa nhận
thức được rõ về ý nghĩa của hoạt động cải chính.

5
Nếu cơ quan báo chí đăng những thông tin không đúng sự thật, có nội dung
xuyên tạc, vu khống danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân nào đó thì cần phải
đăng cải chính xin lỗi công khai cá nhân, tổ chức đó trên nền tảng báo chí. Đối với
loại báo chí điện tử, ngoài việc đăng cải chính, xin lỗi, tờ báo đó còn phải gỡ bỏ
bài viết đưa thông tin sai sự thật đã đăng. Tuy nhiên nếu vấn đề xảy ra nghiêm
trọng thì cần lưu nội dung thông tin trên máy chủ phục vụ công tác kiểm tra của
các cơ quan có thẩm quyền cao.

Nếu nhận được kết quả của các cơ quan có thẩm quyền cao về vấn đề cơ
quan báo chí đăng tải nội dung sai sự thật, xuyên tạc đến danh dự, nhân phẩm của
cá nhân, tổ chức nào đó thì cơ quan báo chí phải đăng kết quả đó cùng với cải
chính, lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả bài báo của cơ quan báo chí lên nền
tảng báo chí.

Khi đăng cải chính, lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả bài báo tới cá
nhân, tổ chức hay công chúng, cần phải đảm bảo các quy tắc riêng mà pháp luật
quy định.

Trong bài cải chính, xin lỗi cả cơ quan báo chí, tác giả bài báo cần có những
mục: Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”, tên bài báo, tên chuyên Mục, số báo,
ngày, tháng, năm đã đăng, phát lời cải chính, kèm theo đó là những thông tin sai sự
thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm về danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức
đã đăng trên mặt báo và nội dung thông tin được cải chính.

Đăng lời cải chính, xin lỗi cần được đăng với từng mốc thời gian riêng, phụ
thuộc vào từng loại báo. Đối với báo điện tử, bản cải chính phải được lưu giữ ít
nhất là 7 ngày tính từ ngày bắt đầu đăng cải chính, xin lỗi. Đối với báo in, báo
truyền hình có thời hạn thực hiện bài cải chính trong 2 ngày.

6
Trong trường hợp cơ quan báo chí này đăng lại những nội dung đã từng xuất
hiện trên mặt báo, hay đưa những thông vi vu khống, sai sự thật của một cơ quan
báo chí khác cũng cần phải làm bản cải chính, lời xin lỗi.

+ Điều 43. Phản hồi thông tin

Khi các tổ chức, cơ quan nắm giữ bằng chứng cơ quan báo chí đưa những
thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân hay gây
ra sự hiểu lầm liên quan đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân đó đều có quyền
được nêu lên ý kiến tới các cơ quan báo chí, cơ quan quản lí nhà nước hoặc nghiêm
trọng hơn có thể kiện.

Các cơ quan phải đăng ý kiến phản hồi theo đúng thời hạn đã quy định đối
với cải chính. Đối với trường hợp cơ quan báo chí không đồng tình với ý kiến của
các cá nhân, tổ chức thì vẫn phải nêu rõ quan điểm của mình trên báo chí để cá
nhân, tổ chức có thể nắm rõ được quan điểm.

Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phản hồi lại nếu như những ý kiến
của cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của
cơ quan báo chí hay tác giả bài báo.

Khi đăng ý kiến phản hồi của cơ quan báo chí về những ý kiến của cá nhân,
tổ chức cần lưu ý cần có tên cơ quan, tổ chức, cá nhân, tên bài báo, chuyên mục, số
báo, ngày tháng năm bị phản hồi lại thông tin.

+ Điều 44. Quảng cáo trên báo chí

Với những mục đích lợi nhuận, quảng cáo một cá nhân, tổ chức, công ty hay
sản phẩm nào đó, cơ quan báo chí muốn đăng bài cần phải đảm bảo mọi yêu cầu về
quy định cuả pháp luật về vấn đề quảng cáo trên nền tảng bảo chí. Nếu như vi

7
phạm một trong những quy định đó, cơ quan báo chí sẽ phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật.

+ Điều 45. Quyền tác giả trong lĩnh vực báo chí

Khi đăng bài báo hay các ấn phẩm liên quan đến báo chí, cơ quan báo chí
phải đảm bảo bảo vệ quyền tác giả cho tác giả bài viết, nếu như vi phạm phải
quyền tác giả theo những điều lệ của Pháp luật, cơ quan báo chí sẽ phải chịu mọi
trách nhiệm.

+ Điều 46. Các thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí

Đối với một bài báo hay một ấn phẩm báo chí cần có những quy định riêng
về các thông tin bắt buộc phải có mà cơ quan báo chí cần lưu ý để đưa vào, bao
gồm:

Các thông tin nằm trên trang nhất, bìa của một tờ báo in, trang chủ đối với báo điện
tử: Tên sản phẩm báo chí, tên của cơ quan báo chí, tên cơ quan chủ quản, tên miền
(nếu đó là bài báo mạng điện tử), số thứ tự của kỳ phát hành (nếu đó là bài báo in),
ngày, tháng, năm phát hành.

Các thông tin chân của trang cuối, bài cuối đối với báo in, trang chủ đối với báo
mạng điện tử: Số giấy phép, số giấy phép, ngày cấp giấy phép, cơ quan cấp giấy
phép hoạt động, địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, fax, thư điện tử cơ quan
báo chí, tên đầy đủ người đứng đầu cơ quan báo chí, nơi in (đối với báo in), khuôn
khổ tờ, số trang báo, kỳ hạn xuất bản, giá bán (đối với báo in).

Các loại hình báo nói, báo hình cần đảm bảo thể hiện được biểu tượng, nhạc hiệu.

Câu 2:

8
-Những Điều/Khoản chi phối tính nhân văn trong báo chí trong Luật Báo chí
2016 bao gồm những điều khoản:

-Những Điều/Khoản chi phối tính nhân văn trong báo chí trong Luật Báo chí 2016
bao gồm những điều khoản:

+ Điều 10: Quyền tự do báo chí của công dân

1. Sáng tạo tác phẩm báo chí.

2. Cung cấp thông tin cho báo chí.

3. Phản hồi thông tin trên báo chí.

4. Tiếp cận thông tin báo chí.

5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí.

6. In, phát hành báo in.

+ Điều 11: Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.

2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ
chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá
nhân khác.

+ Điều 12: Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

9
1. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công
dân phù hợp với tôn chỉ, Mục đích và không có nội dung quy định tại các Khoản 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này; trong trường hợp không đăng, phát
phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu.

2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả
lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.

+ Điều 13: Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngôn luận trên báo chí của công dân

1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo
hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và
công dân.

3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.

=> Đây là những Điều/Khoản trong bộ Luật Báo chí 2016 nằm trong chương II
“Quyền tự do Báo chí, Quyền tự do ngôn luận trên Báo chí của công dân” liên
quan, chi phối trực tiếp tới tính nhân văn trong báo chí vì đây là những điều luận
bảo vệ quyền của công dân trên nền tảng báo chí. Nếu như trước đây, báo chí chỉ
được tiếp cận bởi những nhà báo, người làm việc liên quan đến báo chí thì đến nay,
bộ luật mới đã có Điều/Khoản mới bảo vệ quyền lợi của công dân. Họ có thể trực
tiếp thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình, quyền cung cấp những thông tin
quan trọng cho báo chí với mục đích xây dựng một xã hội tốt đẹp. Với những
Điều/Khoản này công dân còn được bảo vệ bởi báo chí, khi gặp những vấn đề

10
trong cuộc sống liên quan đến pháp luật, Báo chí có thể đứng về phía chính nghĩa
bảo vệ của công dân của mình. Tất cả những quyền trên đều được các cơ quan báo
chí và Nhà nước đảm bảo. Em thấy đây là một trong những điều khoản rất nhân
văn, nói lên đúng quyền tự do ngôn luận của công dân, không bị gò bó, ép buộc
vào một cá nhân hay tổ chức nào đó.

*Tài liệu tham khảo: Luật Báo chí 2016, Quốc hội.

11

You might also like