You are on page 1of 29

Chủ đề: Phân tích những hạn chế bất cập và đề xuất

giải pháp về pháp luật khiếu nại hiện nay

I. Hành vi hành chính (Thúy Nga, Phong Lan)


Để thực hiện quyền khiếu nại hành chính trong pháp luật khiếu nại, cơ sở đầu tiên và
quan trọng nhất chính là xác định những đối tượng có thể bị khiếu nại để lấy đó làm căn
cứ để xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết và các vấn đề pháp lý khác có liên
quan. Đây là vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt ở những quốc gia có nền
dân chủ lâu đời.

1. Khái niệm “Hành vi hành chính” trong pháp luật khiếu nại:

Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về hành vi hành chính như sau: “Hành vi hành
chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành
chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật.” Khoản 9 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 cũng có quy định về khái niệm hành vi
hành chính tương tự. Tuy nhiên đặc điểm của hành vi hành chính trong luật khiếu nại có
một số điểm khác biệt như sau:

- Thứ nhất, HVHC chỉ có thể là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc là người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước

- Thứ hai, HVHC - đối tượng khiếu nại phải được thể hiện các dạng hành động hoặc
không hành động.

- Thứ ba, HVHC - đối tượng khiếu nại là hành vi phải liên quan đến các mục đích công
vụ được giao.

- Thứ tư, HVHC – đối tượng khiếu nại phải là hành vi không liên quan đến bí mật nhà
nước trong ba lĩnh vực: quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ
ban hành và không phải các HVHC là mang tính nội bộ cơ quan, tổ chức.

2. Những hạn chế, bất cập trong việc xác định HVHC – đối tượng khiếu nại

Tuy vậy, trên thực tế việc xác định hành vi hành chính nào là đối tượng để khiếu nại thì
vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, bởi lẽ:
Thứ nhất, thực tế cho thấy vẫn còn những trường hợp xác định sai HVHC là đối tượng
khiếu nại trong pháp luật khiếu nại dẫn đến khiếu nại sai chủ thể thực hiện HVHC gây
ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể khiếu nại. Bởi vì theo như đặc
điểm của HVHC – đối tượng khiếu nại mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên thì không
phải HVHC nào cũng là hành vi liên quan tới công vụ hay hành vi nào mới là đối tượng
của khiếu nại. Điều này có thể bắt nguồn từ sự thiếu am hiểu pháp luật khiếu nại, tố tụng
hành chính của người khiếu nại, nhưng cũng bắt nguồn từ sự mâu thuẫn trong quy định
của pháp luật.

Bên cạnh đó, những HVHC thể hiện dưới dạng văn bản hướng dẫn (công văn, kết luận,
thông báo...) nhằm chỉ đạo nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ nhưng lại ảnh hưởng quyền là
lợi ích hợp pháp của các tổ chức, các nhân thì có được khiếu nại hay không? Ở đây nói về
quy định HVHC trong nội bộ cơ quan của pháp luật khiếu nại chưa rõ ràng, tạo ra sự tùy
nghi trong việc tiếp nhận hay từ chối quyền khiếu nại của người dân, đẩy khó về phía
người khiếu nại, làm hạn chế khiếu nại của công dân.

Thứ hai, là vấn đề liên quan đến bí mật nhà nước trong ba lĩnh vực: quốc phòng, an ninh,
ngoại giao. Nghị định 49/2012/NĐ-CP lại là một văn bản mật, chỉ những cơ quan nhà
nước, cá nhân có thẩm quyền mới biết được nội dung của nghị định này, người dân
không thể tiếp cận nó. Điều này dẫn đến hệ quả là người dân không thể biết HVHC nào
nằm trong danh mục các HVHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, ngoại giao do Chính phủ quy định gây không ít khó khăn cho người
khiếu nại.

3. Một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện pháp luật quy định về HVHC và QĐHC
– đối tượng khiếu nại.

- Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung khái niệm HVHC - đối tượng của khiếu nại.

Như đã phân tích ở trên, khái niệm về HVHC trong pháp luật khiếu nại còn khá rộng và
người dân thì không thể nào có đủ kiến thức chuyên môn cũng như tìm hiểu rõ để thực
hiện quyền khiếu nại của mình, từ đó dẫn đến khó khăn và có thể làm mất đi quyền khiếu
nại của người khiếu nại. Nếu ta tiếp cận theo góc độ luật khiếu nại 2011 là văn bản thể
hiện quyền cơ bản của người dân đó là quyền khiếu nại theo khoản 1 Điều 30 Hiến pháp
2013 thì chúng ta cần phải quy định rõ ràng, rành mạch và khúc chiết hơn theo hướng để
người dân dễ dàng nhận biết và hiểu được pháp luật về tố cáo, từ đó đảm bảo và thực
hiện được tốt trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Do đó, để người dân có thể “nhận
biết” hay “biết được” một cách dễ dàng hơn thì cần sửa đổi, bổ sung khái niệm HVHC
trong luật khiếu nại theo hướng xác định rõ các dấu hiệu cần thiết để nhận diện đúng đâu
là HVHC – đối tượng khiếu nại. Cụ thể các dấu hiệu cần được xác định đó là:

+ HVHC đó là hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý nhà nước
hoặc được trao nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành các hoạt động mang tính quản lý nhà
nước;
+ Hành vi phải thể hiện bằng hành động hoặc không hành động khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước theo quy định pháp luật
(loại trừ các hành vi xã hội của cán bộ, công chức);

+ Có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc một số tổ chức, cá nhân
cụ thể.

- Thứ hai, cần phải quy định rõ ràng, cụ thể HVHC mang tính nội bộ trong nội bộ cơ
quan nhà nước

Tại khoản 1 Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định “Quyết định hành chính, hành vi
hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công
vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan
hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới” không thuộc đối tượng khiếu nại.
Nghĩa là người dân không có quyền khiếu nại đối với HVHC trong nội bộ cơ quan Nhà
nước để chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, công vụ và HVHC trong chỉ đạo, điều
hành của cơ quan hành chính cấp trên đối với cấp dưới. Nhưng khoản 6 Điều 3 Luật
TTHC 2015 thì lại quy định “Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội
bộ của cơ quan, tổ chức….” ở đây ta thấy đã có sự không thống nhất giữa định nghĩa
QĐHC, HVHC của luật khiếu nại và luật tố tụng dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong
việc xác định đối tượng khiếu nại và quá trình tiếp nhận giải quyết.

Vì vậy, pháp luật khiếu nại nên làm rõ quy định về nội hàm HVHC trong nội bộ cơ quan.
Cần phải xác định rõ các hành vi nào là phục vụ cho công tác hoạt động chỉ đạo, điều
hành của cấp trên đối với cấp dưới hay trong nội bộ cơ quan mà không tác động trực tiếp
đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác thì mới không phải là đối tượng khiếu nại.
Trường hợp nếu làm ảnh hưởng đến quyền, và lợi ích của cá nhân khác thì chủ thể bị xâm
phạm vẫn có thể khiếu nại theo quy định luật khiếu nại bởi vì bất kỳ HVHC nào tác động
đến quyền, lợi ích của công dân đều thuộc đối tượng khiếu nại.

- Thứ ba, cần “giải mật” và công bố danh mục kèm theo Nghị định số 49/2012/NĐ-
CP

Như đã đề cập ở trên, Nghị định số 49/2012/NĐ-CP là một văn bản mật. Điều này gây rất
nhiều khó khăn cho các cá nhân, tổ chức khi không biết những loại HVHC nào thuộc
danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao. Tuy nhiên,
Nghị định số 49/2012/NĐ-CP của Chính phủ là một văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy,
nên công khai văn bản Nghị định số 49/2012/NĐ-CP để các cá nhân, tổ chức có thể tiếp
cận được danh mục HVHC mang tính chất bí mật nhà nước tại Nghị định số
49/2012/NĐ-CP nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức
không bị xâm phạm, và đồng thời sẽ củng cố niềm tin của cá nhân, tổ chức đối với Đảng
và Nhà nước.

(footnote 3 cái trên là thuộc về link:


https://tapchitoaan.vn/hanh-vi-hanh-chinh-doi-tuong-khieu-nai-theo-phap-luat-khieu-
nai7177.html nha )

[Tài liệu tham khảo:

https://tapchitoaan.vn/hanh-vi-hanh-chinh-doi-tuong-khieu-nai-theo-phap-luat-khieu-
nai7177.html

https://thanhtra.com.vn/thanh-tra/hoat-dong-nganh/Doi-tuong-cua-khieu-nai-hanh-chinh--
Nhung-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-142959.html

https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=767 ]

Thứ tư, hoàn thiện sự cụ thể, chi tiết để phù hợp, thống nhất và thuận tiện cho người
khiếu nại, người giải quyết khiếu nại (hình thức, trình tự, thủ tục)

Để thi hành cho thống nhất, phù hợp với thực tiễn thì cần được cụ thể hoá bằng các văn
bản luật, dưới luật, đối với từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực và giữa chúng phải có sự
thống nhất, thuận tiện cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại. Nhà nước cần tạo
mọi điều kiện thuận tiện để người dân tiếp cận, tìm hiểu; phổ biến hình thức, tuyên truyền
để cho công dân biết và thực hiện theo luật định; tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện
các quyền trong quá trình các cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại của họ; giúp người
dân giám sát được các tiến độ cũng như các hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan
nhà nước, từ đó tránh tình trạng công dân khiếu kiện vượt cấp, trùng lắp, kéo dài.

Tài liệu tham khảo

[https://tapchitoaan.vn/khieu-nai-quyet-dinh-hanh-chinh-bat-cap-va-kien-
nghi6072.html?
fbclid=IwAR1OFVk8T8X0BTnw8GG7LJCvy56RtVYdOwQKkeASLuQkk4SFMlyCokv
hPqE]

[http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208155]
[https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Luat-khieu-nai-2011-
132446.aspx]

II. Xác định Đối tượng khiếu nại Hành chính (Ngân
Nguyễn)
1. Sơ lược về đối tượng khiếu nại Hành chính:
Được quy định gián tiếp tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011: “Khiếu nại là việc công
dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Theo đó, những đối tượng của khiếu nại hành chính gồm:
 Thứ nhất, quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước.
 Thứ hai, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước.
 Thứ ba, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Với điều kiện có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền,
lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Và trong phần phân tích này sẽ chú trọng vào “Quyết định
hành chính”:
2. Những vấn đề bất cập:
 Thứ nhất, có sự không đồng bộ giữa đối tượng của khiếu nại và đối tượng của khởi kiện
hành chính. Theo đó, có những đối tượng thuộc đối tượng của khiếu nại nhưng không
thuộc đối tượng của khởi kiện hành chính và ngược lại. Ví dụ: quyết định hành chính ở
khiếu nại chỉ thuộc các chủ thể là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhưng ở khởi kiện thì còn là cá nhân,
cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý HCNN theo quy định pháp luật (cơ trưởng
máy bay khi đang bay, thuyền trưởng tàu, thuyền đang hoạt động trên biển…) hay đối với
quyết định kỷ luật, trong khi luật khiếu nại cho phép khởi kiện toàn bộ hình thức kỷ luật
thì khởi kiện chỉ cho phép đối với hình thức buộc thôi việc.

 Thứ hai, không cho phép đối tượng khiếu nại là văn bản quy phạm pháp luật. Điều này vô
hình chung làm cho các văn bản pháp luật xâm phạm tới quyền và lợi ích của nhiều
người, nhiều cơ quan, tổ chức không có cơ chế để giải quyết nhanh chóng, kịp thời mà
phải qua các bên trung gian là cơ quan nhà nước hoặc các phương tiện truyền thông, báo
chí khác. Bên cạnh đó, hiện nay quan điểm chung nhất là chỉ có các quyết định, hành vi
cá biệt mới là đối tượng khiếu nại còn văn bản mang tính quy phạm thì không. Tuy nhiên,
cho tới thời điểm hiện tại, chưa có văn bản chính thức nào phân định giữa quyết
định/hành vi cá biệt và văn bản mang tính quy phạm.

 Thứ ba, để các đối tượng trên là đối tượng của khiếu nại phải thoả mãn “có căn cứ cho
rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
người khiếu nại”. Tuy nhiên, căn cứ ở đây là gì chưa được thống nhất thành một danh
mục rõ ràng. Bên cạnh đó, để chứng minh tính “trái pháp luật" là không dễ, bởi người
dân không phải lúc nào cũng rõ luật mà thường chỉ dựa vào nhận thức cảm tính của mình
để xem xét tính hợp lý hay bất hợp lý của các đối tượng trên.
3. Giải pháp khắc phục:
 Thứ nhất, tăng tính phù hợp giữa đối tượng khiếu nại và đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính. Bởi đối tượng đối tượng khởi kiện cũng nên là đối tượng khiếu nại. Điều này góp
phần giải quyết nhanh, kịp thời, nhanh chóng khắc phục những sai sót và giảm chi phí tố
tụng cho người bị ảnh hưởng bởi các đối tượng đó.
 Thứ hai, cho phép đối tượng khiếu nại là văn bản quy phạm pháp luật. Điều này sẽ giải
quyết nhanh chóng hơn so với việc chờ đợi những cơ quan nhà nước khác nhận được
thông tin phản ánh hay tự mình tìm ra những sai trái trong văn bản quy phạm pháp luật
đó. Nhưng đương nhiên rằng cũng cần phải có một số hạn chế để tránh tình trạng lạm
dụng và vì vậy việc thảo luận, soạn thảo ra một cơ chế hợp lý cho vấn đề này cũng là một
vấn đề đáng để xem xét.
 Thứ ba, quy định rõ những căn cứ mà người khiếu nại dựa vào đó để xác định một đối
tượng được quyền khiếu nại là trái pháp luật và xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.

III. Quyền của người khiếu nại, người bị khiếu nại (Đức Hòa, Gia Lâm)

Bất cập về quyền của người khiếu nại, vai trò của Luật
sư và Trợ giúp viên pháp lý (Đức Hòa)
Về quyền của người khiếu nại; luật sư, trợ giúp viên pháp lý.

Tại điểm d Khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, người khiếu nại có quyền:

“Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu

thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước” nhưng hiện

nay quy định đó không thực tế bởi vì quy trình giải quyết khiếu nại không có họp công

khai tài liệu chứng cứ như tố tụng (để các bên biết cơ sở tài liệu, chứng cứ) cho nên vì

quyền này rất bị hạn chế, các quyền tương tự cũng như thế nữa. Vì vậy ta cần phải làm rõ

hơn và tạo điều kiện trong quy trình, thủ tục tại các nghị định về sau nhằm hoàn thiện và

dẳm bảo hơn nữa các quyền của người khiếu nại.

Tại điểm d khoản 1 Điều 16 Luật khiếu nại 2011, luật sư, trợ giúp viên pháp lý có quyền:
“Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến
nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin,
tài liệu thuộc bí mật nhà nước”.

Còn người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu
nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên
quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại. Và trong thực tiễn hiện nay có
những bất cập như sau:

Thứ nhất, trên thực tế có những vụ việc khiếu nại có tài liệu, chứng cứ rát nhiều, có khi
lên đến hàng trăm hàng ngàn được thu thập bởi nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương. Thì
việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người khiếu nại, luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý
khi họ yêu cầu thì cần phải cần có thời gian, kinh phí nhưng hiện nay vẫn chưa có luật
nào điều chỉnh về vấn đề này. Và hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn về cách thức sao chụp
tài liệu như thế nào, ví dụ như một người được quyền sao chụp được bao nhiêu lần, có trả
chi phí sao chụp không?,…

Thứ hai, bên cạnh đó còn có vai trò của luật sư và trợ giúp viên pháp lý trong quá trình
giải quyết khiếu nại nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân theo thủ tục hành
chính. Mà Điều 16 Luật Khiếu nại năm 2011 có quy định “Quyền và nghĩa vụ của Luật
sư, trợ giúp viên pháp lý”, tên của điều luật này viết như vậy là chưa thật phù hợp. Vì
Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) cũng có quy định quyền và nghĩa vụ
của luật sư (Điều 21); Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 cũng có quy định quyền và nghĩa
vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 25). Nên là việc đặt tên Điều 16 Luật khiếu
nại hiện hành như vậy là chưa bao quát được hết nội hàm về quyền và nghĩa vụ của người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người khiếu nại và quy định về quyền và nghĩa vụ của
luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong Luật Khiếu nại năm 2011, còn chung chung. Chẳng
hạn như luật chưa quy định luật sư tham gia giải quyết khiếu nại theo yêu cầu của người
khiếu nại từ khi nào?, hoặc trường hợp nhiều luật sư tham gia bảo vệ cho một người
khiếu nại trong vụ khiếu nại cụ thể,… Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Luật sư
năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2011): “Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có
quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan”. Mà luật có liên quan ở đây là
Luật Khiếu nại, nhưng lại chưa có quy định.

Giải pháp:

Do vậy, nhằm minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho luật sư khi tham gia tư vấn
pháp luật cho khách hàng của mình trong giải quyết khiếu nại. Thì cần thiết sửa đổi quy
định để bổ sung quyền và nghĩa vụ của luật sư vào Luật Khiếu nại khi sửa đổi Luật này
sắp tới theo hướng cụ thể và minh bạch hơn các quyền và nghĩa vụ, với tư cách là người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Cụ thể:

Điều… Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại là người tham gia giải
quyết khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khiếu nại khi có yêu cầu của người khiếu nại và được Cơ quan giải quyết khiếu nại làm
thủ tục chấp thuận:
a) Luật sư tham gia giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp
luật về trợ giúp pháp lý;
c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị
kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan
Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong
ngành Công an.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại có thể bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của nhiều người khiếu nại trong cùng một khiếu nại, nếu quyền và lợi
ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người khiếu nại có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một
người khiếu nại trong vụ khiếu nại.
4. Khi đề nghị Cơ quan giải quyết khiếu nại làm thủ tục chấp thuận người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, người đề nghị phải xuất trình các giấy tờ sau
đây:
a) Luật sư phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử
người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thẻ trợ giúp
viên pháp lý hoặc thẻ luật sư;
c) Công dân Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này xuất trình
giấy yêu cầu của đương sự và giấy tờ tùy thân.
5. Sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này thì
trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Cơ quan giải quyết khiếu
nại phải xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khiếu nại. Trường hợp từ chối thì Cơ quan giải quyết khiếu nại phải thông báo bằng văn
bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị.
6. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau
đây:
a) Tham gia giải quyết khiếu nại từ khi Cơ quan giải quyết khiếu nại thụ lý đơn khiếu
nại hành chính của người khiếu nại;
b) Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu cho Cơ quan giải quyết khiếu nại,
nghiên cứu hồ sơ vụ khiếu nại và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có
trong hồ sơ để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
c) Tham gia phiên họp giải quyết khiếu nại hoặc trong trường hợp không tham gia thì
được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại cho Cơ quan
giải quyết khiếu nại;
d) Giúp người khiếu nại về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản mà Cơ quan giải quyết khiếu nại
gửi, thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho
người khiếu nại;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
(footnote cho đoạn bổ sung trên:
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?
ItemID=2096&fbclid=IwAR26MvnXH1jl5ULuriSf8VURa66msiv2P4gbxzco_vG1W0_L7f3k7x
Da10A).

IV. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại (Gia


Lâm)
Hạn chế , bất cập: về quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức: Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011; (Bùi Thị Đào, Quyền,nghĩa vụ của người khiếu nại,
người bị khiếu nại theo Luật khiếu nại 2011, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02(426), , tháng
1/2021)
Thứ nhất, Theo đó thì hiện nay LKN 2011 chỉ quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người khiếu
nại, người bị khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính tại các Điều 12 và Điều 13
LKN 2011 mà không quy định quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại đối với quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức. Điều này khó giải thích vì khi cán bộ, công chức thực hiện việc khiếu nại sẽ
làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa người khiếu nại với người giải quyết khiếu nại, giữa người
giải quyết khiếu nại với người bị khiếu nại như trong chính quyết định hành chính, hành vi hành
chính. Trong quan hệ pháp luật đó, các bên tham gia quan hệ cần phải có những quyền, nghĩa vụ
nhất định trong khi pháp luật về khiếu nại chưa quy định cụ thể vấn đề này.
Thứ hai, về quyền nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người bị khiếu nại: Theo quy định
về thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo Luật Khiếu nại 2011, người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu có thể là chính người bị khiếu nại; người giải quyết khiếu nại lần hai bao giờ
cũng là cấp trên của người bị khiếu nại. Nếu người giải quyết khiếu nại lần đầu đồng thời là
người bị khiếu nại thì họ chính là người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nên họ đương
nhiên không cần nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, chỉ cần quyền nhận quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai tại khoản 1 Điều 41 Luật Khiếu nại 2011. Tuy nhiên trong trường
hợp người giải quyết khiếu nại lần đầu là thủ trưởng của người bị khiếu nại thì người bị khiếu nại
không chỉ cần được nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà còn cần phải được nhận cả
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu để biết kết luận của người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại về tính hợp pháp của quyết định, hành vi của mình và điều đó khiến người khiếu nại
không khiếu nại tiếp hay khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án. Hiện nay theo nghị định
124/2020 tại điểm a khoản 2 Điều 29 vẫn chưa bổ sung vấn đề này khi quy định như sau
“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
lần đầu, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại
cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại;”.
Thứ ba, về quyền của người bị khiếu nại được yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết khiếu
nại: So sánh với quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại và người bị kiện trong vụ án hành chính
cho thấy, người bị kiện có quyền yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại quyết định, bản án sơ
thẩm về quyết định, hành vi bị kiện của mình tại Điều 203 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Trong khi đó, người bị khiếu nại không có quyền yêu cầu bất cứ cơ quan nào xem xét lại quyết
định giải quyết khiếu nại. Nếu như hành vi bị khiếu nại là đúng pháp luật nhưng vì lý do nào đó
người giải quyết khiếu nại kết luận là trái pháp luật thì người bị khiếu nại hoàn toàn không có cơ
hội yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đó. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến
lợi ích, danh dự, uy tín của người bị khiếu nại mà còn ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước
nói chung và ảnh hưởng đến mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại nói
riêng.
Thứ tư, về quyền chủ động sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính
của người bị khiếu nại: ta so sánh với quyền của người bị kiện trong vụ án hành chính thì người
bị kiện có quyền sửa đổi, bổ sung quyết định bị khởi kiện, chấm dứt hành vi bị khởi kiện thực
hiện việc này nếu có đủ điều kiện sẽ làm đình chỉ vụ án hành chính tại khoản 3 Điều 140, Điều
235 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Nhưng trong giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại
không có quyền tương tự quyền này. Trong khi đó, khoản 3 Điều 6 Luật Khiếu nại năm 2011
cũng quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình, nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa
chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại” và Khoản 2 Điều 13 Luật Khiếu nại năm 2011 quy
định nghĩa vụ của người bị khiếu nại: “Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt
hành vi hành chính bị khiếu nại”. Quy định này thể hiện mục đích của việc quản lý nói chung và
của giải quyết khiếu nại nói riêng là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân cung như thể hiện sự tự chủ, linh hoạt và nhận trách nhiệm của những chủ thể này.
Giải pháp:
Thứ nhất, về quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: Để
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ khiếu nại quyết định kỷ luật cán
bộ, công chức, cần sửa đổi Luật Khiếu nại theo hướng bổ sung quy định về quyền, nghĩa vụ của
người bị khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Thứ hai, về quyền nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người bị khiếu nại: Luật Khiếu nại
không nên dừng lại ở quy định người bị khiếu nại có quyền nhận quyết định giải quyết khiếu nại
lần hai mà cần quy định trong trường hợp người giải quyết khiếu nại lần đầu là thủ trưởng của
người bị khiếu nại thì người bị khiếu nại không chỉ cần được nhận quyết định giải quyết khiếu
nại lần hai mà cần được nhận cả quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, tức có quyền nhận
quyết định giải quyết khiếu nại (không phân biệt quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hay lần
hai) (Bùi Thị Đào, Quyền,nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại theo Luật khiếu nại
2011, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02(426), , tháng 1/2021, tr.37).
Thứ ba, về quyền của người bị khiếu nại được yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết khiếu
nại: Cần bổ sung quy định về quyền của người bị khiếu nại được yêu cầu cấp có thẩm quyền xem
xét lại tính hợp pháp của quyết định giải quyết khiếu nại khi họ cho rằng, quyết định giải quyết
khiếu nại trái pháp luật.
Thứ tư, về quyền chủ động sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính
của người bị khiếu nại: Cần bổ sung quy định về quyền của người bị khiếu nại được chủ động
sửa đổi, hủy bỏ quyết định, chấm dứt hành vi bị khiếu nại nếu việc đó làm cho người khiếu nại
rút khiếu nại sẽ không phải thực hiện hoạt động không còn cần thiết (hoạt động giải quyết khiếu
nại) mà vẫn đảm bảo được quyền, lợi ích của đối tượng quản lý.
(https://quangngai.gov.vn/xem-chi-tiet/-/asset_publisher/Content/mot-so-vuong-mac-bat-cap-
trong-thuc-hien-luat-khieu-nai?13278016)

V.Về bất cập, thiếu quy định trong vấn đề đại diện:
Theo đó tại điểm a khoản 1 Điều 12 LKN 2011 thì đối với trường hợp người khiếu nại là
“người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự” thì việc khiếu nại được thực
hiện thông qua người đại diện của họ. Và tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 124/2020 quy
định thêm “ Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật
dân sự”. Nhưng chúng ta thấy rằng luật đang đặt một mặc định là người khiếu nại chưa
thành niên, mất năng lực hành vi dân sự luôn có người đại diện theo pháp luật. Vậy thì
câu hỏi được đặt ra là trong trường hợp họ không có người đại diện thì sẽ thực hiện như
thế nào? Theo đó thì hiện nay có quan điểm là “trường hợp không có người đại diện để
thực hiện quyền khiếu nại thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cử người giám
hộ để thực hiện việc khiếu nại”, theo đó đây hoàn toàn là đúng theo tinh thần của Bộ luật
dân sự 2015. Nhưng sẽ dẫn đến một vấn đề là việc cử người giám hộ này của Ủy ban
nhân dân cấp xã để thực hiện việc khiếu nại với chính Ủy ban nhân dân cấp xã đó, hay
các cấp cao hơn thì có đảm bảo người được cử ra giám hộ có thực hiện hoàn toàn đúng
đắn tinh thần của người khiếu nại không? Cũng theo tác giả này, thì trong trường hợp
người khiếu nại là người khuyết tật mà không thể kí tên lẫn điểm chỉ (tức là vừa không
biết chữ vừa mất cả 2 tay), nhưng vẫn muốn tự mình khiếu nại thì luật nên quy định có
thêm người làm chứng trong việc khiếu nại trực tiếp và người này sẽ xác nhận, cũng như
ký tên vào biên bản sau khi được người tiếp nhận ghi và đọc lại nội dung khiếu nại (Châu
Hoàng Thân, Bất cập và hướng hoàn thiện quy định của luật khiếu nại năm 2011, tạp chí
Nhà nước và pháp luật, 2018, tr.37).

VI. Về những bất cập trong Thẩm quyền giải quyết khiếu
nại:
Hiện nay thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo LKN 2011 đang theo hướng liệt kê từ
Điều 17 đến Điều 26. Vấn đề là trình bày theo lối liệt kê như vậy thì sẽ dễ dàng bỏ sót các
cơ quan hay các cá nhân khác không phải là “cơ quan khung”(như Chính phủ hay Ủy ban
nhân dân), bởi lẽ hệ thống cơ quan hành chính Việt Nam chúng ta dễ có các hiện tượng
nhập và tách cơ quan này và cơ quan kia, dẫn đến tính ổn định của các cơ quan này
không cao (như Sở thì thường tách hay nhập, Cục hay Tổng cục cũng thường tách ra
nhập vô rồi đẩy lên Bộ này Sở kia). Tại Điều 7 LKN 2011 quy định rằng “người khiếu
nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có
hành vi hành chính”, nhưng điều này chưa thật sự chính xác trong thực tiễn khi có những
quyết định hành chính được ban hành bởi những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà
nước nhưng họ lại không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hay cơ quan của họ không
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại như Công an cấp xã hiện nay đã thành thiết chế độc
lập và Ủy ban nhân dân không còn quản lý trực tiếp công an xã nữa, hay như chiến sĩ
công an đang thi hành nhiệm vụ công vụ, công chức hải quan đang thi hành công vụ,…
điều này đã dẫn đến sự nhập nhằng trong vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết khiếu
nại. Hay như các chi cục thuế, đội quản lý thị trường,… có thể bị khiếu nại mà hiện nay
theo luật vẫn chưa xác định rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Do đó ta thấy rõ sự cần
thiết phải bổ sung cho LKN 2011 một quy định chung về thẩm quyền giải quyết khiếu nại
do xuất phát từ thực tiển cấp bách hiện nay, giống như Điều 12 Luật tố cáo 2018 đã xác
định thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo và do vậy tạo hành lang pháp lý để vấn đề tố
cáo được giải quyết chu toàn và rốt ráo hơn.

Một bất cập và chưa được minh định hiện nay đó là cụm từ “của mình” trong các Điều
luật quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại (các Điều 17, 18 và Điều 21 LKN
2011). Theo đó các Điều 17,18 và 21 LKN 2011 quy định về thẩm quyền của Chủ tịch ủy
ban nhân dân các cấp và đều quy định rằng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với
“quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.”. Nhưng từ “Của mình” này hiện
nay đang có hai cách hiểu đó chính là:

“+ Một là quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của
chính cá nhân người đó.

+ Các quyết định, hành vi thuộc thẩm quyền ban hành của cá nhân người đó và cả
những quyết định, hành vi thuộc về thẩm quyền của tập thể mà họ là người đứng đầu.”

(mở ngoặc ra là footnote nha: Châu Hoàng Thân, Bất cập và hướng hoàn thiện quy định
của luật khiếu nại năm 2011, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2018, tr.39).

Và hai cách hiểu trên có sự khác biệt về thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Chẳng hạn ta
lấy Điều 66 Luật đất đai 2013:

“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ
chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ
trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam.”

Và ta thấy rằng thẩm quyền thu hồi đất trong các trường hợp này là thuộc về Ủy ban
nhân dân chứ không phải là thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Theo đó tại khoản 4
Điều 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì ““Ủy ban nhân dân hoạt động
theo chế độ tập thể ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân
dân ”. Tức là về nguyên tắc thì “những vấn đề quan trọng nhất trong công tác của ủy
ban nhân dân phải được bàn bạc và quyết định bởi tập thể ủy ban nhân dân theo nguyên
tắc đa số quá nửa. Trường hợp số phiếu bằng nhau thì theo ý kiến biểu quyết của Chủ
tịch ủy ban nhân dân”. Do vậy nếu theo cách hiểu thứ hai thì Chủ tịch ủy ban nhân dân
sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định này và thực tiễn hiện nay đang
được hiểu và áp dụng như vậy.
(ví dụ: Chẳng hạn tại vụ việc của bà Huỳnh Thị Thu P, sinh năm 1957, địa chỉ: tổ 8, ấp
4, xã ĐP, huyện BC, Thành phố Hồ Chí Minh có nhà, đất bị ảnh hưởng bởi dự án xây
dựng đường cao tốc BL - LT trên địa bàn huyện BC. Ngày 22/9/2014, UBND huyện BC
ban hành Quyết định số 12816/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ đối với bà Huỳnh Thị
Thu P do có diện đất bị thu hồi với tổng chi phí bồi thường là 144.904.530 đồng. Ngày
26/12/2016, UBND huyện BC ban hành Quyết định số 13538/QĐ-UBND về bồi
thường, hỗ trợ bổ sung đối với bà P, với tổng số tiền là 942.719.192 đồng. Bà P có đơn
khiếu nại gửi đến Chủ tịch UBND huyện BC để yêu cầu xem xét lại số tiền bồi thường,
hỗ trợ do đất bị thu hồi. Ngày 25/7/2017, Chủ tịch UBND huyện BC ban hành Quyết
định số 9609/QĐ-UBND về việc GQKN của bà P với nội dung bác toàn bộ nội dung
khiếu nại.
(Foot note cho đoạn này: Bản án số 215/2020/HC-PT Ngày 22/6/2020 của Tòa án nhân
dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh)
(Ví dụ: Ngày 14/12/2017, ông Nghiêm Đình M, sinh năm 1965, địa chỉ: thôn Đ, thị trấn
T, huyện SĐ, tỉnh Bắc Giang khiếu nại Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 31/7/2017
của Ủy ban nhân dân huyện SĐ về việc thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng đường
tỉnh 293 đoạn Thị trấn T, huyện SĐ, tỉnh Bắc Giang (đợt 25).
Ngày 22/10/2018 ông M nhận được Quyết định số 606a/QĐ-UBND ngày 02/02/2018
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện SĐ về việc giải quyết với nội dung không chấp
nhận yêu cầu của ông M.
Footnote cái này: Bản án số 06/2020/HC-ST Ngày 28/02/2020 của Tòa án tỉnh Bắc
Giang)
(link footnote cho 2 cái ví dụ https://tapchitoaan.vn/thu-tuc-giai-quyet-khieu-nai-lan-
dau-doi-voi-truong-hop-nha-nuoc-thu-hoi-dat-bat-cap-va-kien-nghi8607.html)

Và với cách hiểu và áp dụng như vậy thì có một điểm không hợp lý. Đó là tại điểm h

khoản 1 Điều 31 thì người giải quyết khiếu nại lần đầu có quyền “Giữ nguyên, sửa đổi,

bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi

hành chính bị khiếu nại”. Do đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có sẽ có quyền sửa đổi, bổ

sung hay hủy bỏ một phần thậm chí là toàn bộ quyết định hành chính mà ta đang đề cập ở
đây là quyết định thu hồi đất thuộc về thẩm quyền của cả Ủy ban nhân dân mà chính Chủ

tịch Ủy ban nhân dân đã từng tham gia trước đó. Hay nói cách khác, “cá nhân trong tập

thể có quyền vô hiệu hóa thẩm quyền của tập thể” (Châu Hoàng Thân, Bất cập và hướng

hoàn thiện quy định của luật khiếu nại năm 2011, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2018,

tr.39). Vì lẽ đó mà hiện nay cần có quy định cụ thể để tách bạch, làm rõ hơn vấn đề thẩm

quyền như hiện nay. Rằng với các quyết định hành chính hay hành vi hành chính của cơ

quan những cá nhân này đứng đầu, các cá nhân này sẽ đứng ra giải quyết khiếu nại lần

đầu hay thủ trưởng cấp trên trực tiếp? Và quy định như thế nào để đảm bảo cá nhân

không lấn át quyền của tập thể thì hiện vẫn còn đang bỏ ngỏ.

VII. Những bất cập, chưa minh định trong vấn đề rút
khiếu nại và đình chỉ giải quyết khiếu nại.

Đối với vấn đề đình chỉ giải quyết khiếu nại thì hiện nay chỉ được quy định tại Điều 10
LKN 2011 trong trường hợp người khiếu nại rút đơn khiếu nại. Nhưng trên thực tiễn thì
nhiều vấn đề phát sinh hơn thế nhưng thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết như khi người
khiếu nại chết nhưng không còn người thừa kế quyền và nghĩa vụ của mình, bởi theo
khoản 4 Điều 5 NĐ 124/2020 thì chỉ quy định “Người khiếu nại đang thực hiện việc
khiếu nại bị chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp
luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại;” mà không quy định về trường hợp không có
người thừa kế thì sẽ như thế nào, hay là sau khi thụ lý vụ việc và yêu cầu người khiếu nại
cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ nhưng không thể liên hệ được hoặc họ không gửi sau
khi cơ quan có thẩm quyền đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu… Và trong một quan điểm
khác thì nêu rằng “Thực tế trong quá trình xác minh, cơ quan hành chính nhận thấy quyết
định hành chính, hành vi hành chính của mình đã ban hành, đã thực hiện là không đúng
nên chủ động thu hồi, hủy bỏ các quyết định, hành vi là đối tượng bị khiếu nại. Trong
trường hợp này cần có quy định phải đình chỉ giải quyết do đối tượng bị khiếu nại không
còn nhưng lại chưa có quy định cụ thể, dẫn đến còn lúng túng trong thực hiện, có nơi thì
thu hồi, hủy bỏ quyết định thụ lý, sau đó ra thông báo từ chối thụ lý vì không đủ điều
kiện thụ lý (không có quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm trực tiếp đến
quyền, lợi ích của người khiếu nại), có nơi thì đình chỉ thụ lý giải quyết khiến người
khiếu nại phản ứng,... Thực tiễn cho thấy có trường hợp người khiếu nại không phối hợp
cộng tác với người giải quyết, người được giao nhiệm vụ xác minh dẫn đến hồ sơ, tài liệu
thu thập được không đủ cơ sở để kết luận nội dung khiếu nại, trong khi đã hết thời hạn
giải quyết, nhưng pháp luật cũng không quy định hình thức đình chỉ hoặc tạm đình chỉ
giải quyết khiếu nại” (Bùi Thị Đào, Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu
nại theo Luật khiếu nại 2011, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02(426), , tháng 1/2021,
tr37). Do đó “để tạo căn cứ pháp lý rõ ràng trong thực tiễn áp dụng. Luật cần bổ sung quy
định cụ thể những trường hợp tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết khiếu nại, hệ quả của
việc tạm đình chỉ và đình chỉ. Đồng thời nhằm đảm bảo nguyên tắc giải quyết khiếu nại
nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm. Luật cần quy định về nhập và tách vụ việc khiếu
nại” (Châu Hoàng Thân, Bất cập và hướng hoàn thiện quy định của luật khiếu nại năm
2011, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2018, tr.41).

Theo đó tại khoản 1 Điều 8 LKN 2011 thì việc khiếu nại “ được thực hiện bằng đơn
khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.”, tức có hai hình thức để người khiếu nại lựa chọn.
Thực hiện bằng đơn tức là người khiếu nại sẽ làm đơn và mang đi nộp, còn khiếu nại trực
tiếp là người khiếu nại sẽ đến cơ quan có thẩm quyền và trình bày vấn dề khiếu nại của
mình bằng lời nói hay hành vi để người có thẩm quyền ghi nhận và sau đó sẽ làm thành
văn bản và xác nhận. Nhưng tại Điều 10 quy định về việc rút khiếu nại thì luật chỉ cho
phép một hình thức đó là rút khiếu nại bằng đơn như sau “việc rút khiếu nại phải được
thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại”. Quy định như thế này
là đã loại bỏ đi hình thức rút khiếu nại trực tiếp, như vậy thì khi đi khiếu nại có thể bằng
hình thức trực tiếp nhưng khi muốn rút thì phải làm đơn, trong một số trường hợp sẽ gây
bất tiện cho người đi khiếu nại. Đặt trường hợp đó là một người không biết chữ, hay
người già thì việc khiếu nại trực tiếp sẽ thuận tiện cho họ hơn là việc phải làm đơn từ
trước bởi lẽ họ sẽ phải tìm người tin cậy để giúp đỡ, hay phải thuê luật sư, cố vấn pháp lý
để thực hiện đơn khiếu nại. Và do vậy việc quy định thêm hình thức rút khiếu nại bằng
phương thức trực tiếp là hợp lý.

Luật khiếu nại cũng nên quy định thêm điều luật chỉ trong trường hợp người rút khiếu nại
hoàn toàn tự nguyện thì mới cho phép việc rút khiếu nại và đình chỉ giải quyết khiếu nại
như đã quy định hiện nay tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo 2018. Và cũng nên bổ sung
thêm mẫu đơn rút khiếu nại như các mẫu đơn khác trong Nghị định 124/2020 để đảm bảo
tính thống nhất trong việc giải quyết khiếu nại.

Thêm nữa, điều 10 LKN 2011 quy định rằng người khiếu nại có quyền rút khiếu nại tại
bất kì thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Như vậy ta đặt
hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi rằng trong trường hợp từ khi nộp đơn khiếu nại đến trước
khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thụ lý đơn khiếu nại tại Điều 27 LKN 2011 mà
nhận được đơn rút khiếu nại thì sẽ giải quyết như thế nào? Nếu như theo quy định hiện
nay thì phải thụ lý đơn và sau đó ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại, như vậy rõ
ràng là không hợp lý và lãng phí. Nhưng luật cũng đặt ra quy định là chỉ “người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải
quyết” và như vậy trong trường hợp người nhận được đơn không phải người có thẩm
quyền, đơn thì vẫn đang xác minh nội dung cũng như cấp có thẩm quyền và chưa thụ lý
thì làm thế nào để ra quyết định đình chỉ đây? Theo đó thì hướng giải quyết và đề xuất đó
là “nếu người khiếu nại rút khiếu nại trước khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
thông báo thụ lý thì người đã tiếp nhận ghi chú vào sổ nhận đơn về việc rút khiếu nại và
trả lại toàn bộ hồ sơ cho người khiếu nại, yêu cầu họ ký tên xác nhận việc rút khiếu nại và
nhận lại hồ sơ” theo tác giả Châu Hoàng Thân đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật.
(Châu Hoàng Thân, Bất cập và hướng hoàn thiện quy định của luật khiếu nại năm 2011,
tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2018, tr.38).

Vấn đề điều kiện để được khiếu nại lại cũng rất đáng để bàn luận. Bởi theo đó thì khi
người khiếu nại đã rút khiếu nại theo Điều 10 thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại và do đó dẫn ta đến khoản 8 điều 11
LKN 2011 “Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày
người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại”. Theo đó thì trong khoản thời gian 30 ngày sau
khi rút khiếu nại nếu người khiếu nại không khiếu nại lại thì vụ việc sẽ không được khiếu
nại nữa. Nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta phải lưu ý và xem xét đến thời hiệu của vụ việc
khiếu nại có còn hay không? Và do vậy có đến 2 điều kiện để ta có thể được quyền khiếu
nại lại: thứ nhất là trong thời gian 30 ngày sau khi đã rút khiếu nại và có được văn bản
thông báo, thứ 2 là vụ việc khiếu nại vẫn còn thời hiệu khiếu nại. Nhưng vấn đề về thời
hiệu khiếu nại chưa được nêu rõ ràng trong vấn đề khiếu nại lại. Thiết nghĩ rằng quyền
khiếu nại là một quyền cơ bản của người dân, và được cụ thể hóa trong Luật khiếu nại
2011, do đó luật khiếu nại phải quy định thật chặt chẽ, rành mạch và rõ ràng trong từng
vấn đề để người dân có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện quyền của mình hơn. Cho nên
việc quy định rõ ràng thêm điều kiện về thời hiệu khiếu nại là một yếu tố bắt buộc hoàn
toàn cần thiết để Luật khiếu nại 2011 được khúc chiết hơn. Bởi vì những người có hiểu
biết về pháp luật sẽ dễ dàng suy luận ra được điều kiện về thời hiệu này, nhưng với người
dân không có hiểu biết về pháp lý thì khi tiếp xúc khoản 8 Điều 11 thì họ hoàn toàn có
thể bỏ qua vấn đề về thời hiệu và chỉ đơn thuần hiểu rằng chỉ cần trong 30 ngày sau khi
nhận được văn bản thông bảo đình chỉ thì vẫn có thể đi khiếu nại lại được, và do vậy có
thể sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân do luật quy định không minh thị trong
vấn đề này.

VIII. Vấn đề về biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Điều 35
LKN 2011:
Theo đó thì ta thấy áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay chưa thật sự đầy đủ khi

mà tại khoản 1 Điều 2 LKN 2011 quy định đối tượng của khiếu nại là “quyết định hành

chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền

trong cơ quan hành chính nhà nước”. Do đó ta thấy rằng đối tượng khiếu nại bao gồm
quyết định hành chính và hành vi hành chính. Nhưng tại Điều 35 LKN 2011 hiện nay chỉ

mới quy định áp dụng biện pháp khẩn cấp là tạm đình chỉ khi xét thấy việc thi hành quyết

định hành chính đó “sẽ gây hậu quả khó khắc phục”. Như vậy thì luật đã bỏ qua hành vi

hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, hay của người có thẩm quyền mất rồi. Như

vậy trong quá trình giải quyết khiếu nại thì lại không có những biện pháp khẩn cấp cần

thiết hay là những biện pháp khác nhằm đảm bảo thực hiện việc giải quyết khiếu nại và

bảo vệ quyền và lợi ích của người khiếu nại, người khác có liên quan.

Ví dụ: Sau khi bản án có hiệu lực thi hành, ông A đã liên hệ và cung cấp Bản án số
06/2018/HC-ST ngày 22/8/2018 của TAND tỉnh Phú Yên cho UBND xã HTĐ để làm thủ
tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích 2ha đất vào ngày
16/10/2018. Đến ngày 19/12/2018 sẽ trả kết quả (theo giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết
quả do bà TTMT là người tiếp nhận), nhưng hồ sơ vẫn còn ở UBND xã HTĐ và trả lời tại
biên bản làm việc không cấp; việc UBND xã HTĐ không xác nhận hồ sơ để chuyển hồ sơ
cho cấp có thẩm quyền là không tiến hành đúng theo trình tự luật định. Ông A cho rằng
đây là việc làm trái quy định pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi ích hợp
pháp của gia đình ông.
(https://tapchitoaan.vn/hanh-vi-hanh-chinh-doi-tuong-khieu-nai-theo-phap-luat-khieu-

nai7177.html?fbclid=IwAR36fVxTdodjr4pygkRE_LuoyaamvJyuQ-

vW7R1ary5BEeRLHWF6CTmPyVc) và Tòa án đã nhận định rằng hành vi không tiến

hành giải quyết hồ sơ của xã HTĐ “là hành vi hành chính làm ảnh hưởng đến quyền, lợi

ích hợp pháp của ông A” ( Fn: Bản án số 01/2020/DS-HC ngày 30/9/2020 của Tòa án

nhân dân thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên).

Như vậy ta thấy rằng trong trường hợp này, nếu ông A đi khiếu nại hành vi hành chính

này thì người có thẩm quyền hoàn toàn không có một cơ chế pháp lý nào để buộc UBND

xã HTĐ phải thực hiện hành vi hành chính này cả. Tương tự như trường hợp này, ta xem

việc cấp giấy hay không cấp giấy phép và giấy chứng nhận là một hành vi hành chính, và
trong trường hợp người dân cần gấp các loại giấy tờ này nhưng trong việc khiếu nại thì

họ có thêm những yêu cầu khác nữa bởi lẽ khiếu nại thì thường không chỉ có một vấn đề

thì ta thấy rằng họ sẽ phải chờ cho đến khi có quyết định giải quyết khiếu nại thì vấn đề

về hành vi hành chính này mới được giải quyết. Nhưng trong trường hợp hành vi hành

chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính

nhà nước là sai và trái pháp luật rõ ràng thì vẫn đâu thể nào buộc họ thực hiện hay không

thực hiện hành vi hành chính đó ngay được như việc “tạm đình chỉ việc thi hành quyết

định” bởi lẽ Điều 35 LKN 2011 không đề cập hướng giải quyết, và do vậy phải trải qua

một khoảng thời gian tương đối thì mới có thể xử lý hành vi hành chính này trong quyết

định giải quyết khiếu nại. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người

dân. Do đó rất cần thiết phải “Bổ sung quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá

trình giải quyết khiếu nại là: tạm dừng hành vi hành chính, cấm hoặc buộc thực hiện

những hành vi nhất định” (Châu Hoàng Thân, Bất cập và hướng hoàn thiện quy định của

luật khiếu nại năm 2011, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2018, tr.41).

IX. Khiếu nại vượt cấp (Thanh Lâm)


Hiện nay theo quy định của luật khiếu nại thì hoàn toàn không có bất kỳ định
nghĩa nào về khái niệm khiếu nại vượt cấp. Tuy nhiên điều này vẫn diễn ra thường xuyên
trên thực tế đặc biệt là ở trong các lĩnh vực đất đai, áp giá bồi thường, giải phóng mặt
bằng,… tình trạng này đang có xu hướng gia tăng. Như vậy, công tác quản lý nhà nước
và việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về khiếu nại còn nhiều bất cập; chất lượng
công tác giải quyết khiếu nại còn hạn chế, vi phạm quy định pháp luật về quy trình, thủ
tục, thời hiệu, thời hạn và áp dụng pháp luật để giải quyết. Việc khiếu nại vượt cấp này
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi thì có một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất. quy định pháp luật hiện tại còn quá nhiều hạn chế, thiếu sót, tính khả thi
chưa cao,.. dẫn tới người dân khó khăn trong việc thực hiện quyền khiếu nại dẫn tới tình
trạng khiếu nại vượt cấp như trên. Có thể kể ra như:
- Theo quy định của Luật Khiếu nại. Thời hạn khiếu nại được tính từ ngày cơ quan
hành chính nhận đơn yêu cầu giải quyết khiếu nại và có hành vi thụ lý đơn trong vòng 10
ngày kể từ khi nhận được đơn. Trên thực tế, thời điểm này rất khó xác định. Bởi cơ quan
hành chính không phải bao giờ cũng thực hiện đầy đủ thủ tục để ghi nhận các sự kiện
này. Có những khả năng không hiếm trên thực tế: Cơ quan hành chính khi tiếp dân không
ghi nhận, nhận đơn thư của dân “quên: vào sổ hay trong quá trình trung chuyển làm thất
lạc đơn,… Hoặc khi người dân trình bày trực tiếp, người có thẩm quyền không lập văn
bản ghi lại. Hoặc cơ quan này từ chối giải quyết vụ việc ngay tức khắc nhưng không ra
văn bản mà chỉ nói miệng với người dân. Việc này dẫn đến người dân rất khó xác định
thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai. Tuy nhiên thực tế hiện nay đội ngũ, cán bộ công
chức làm công tác giải quyết khiếu nại chưa đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay.
Tình trạng quan, hách dịch, tham nhũng của một bộ phận lớn đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác giải quyết khiếu nại mà các cơ quan có thẩm quyền chưa có biện pháp hữu
hiệu để hạn chế, khắc phục. Dẫn đến nhiều trường hợp giải quyết không tuân theo quy
trình, trái pháp luật, gây thiệt hại,… thêm vào đó chưa có cơ chế bảo vệ những người
dám đứng ra khiếu nại như một số nước trên thế giới vẫn làm điển hình như là Pháp. Và
tâm lí của người dân hiện nay là việc gì mà dính tới nhà nước, cán bộ, công chức,… là họ
thường có xu hướng né tránh nên khi không được thụ lý giải quyết thì họ cũng không
đám hỏi. Điều này làm cho việc xác định thời hạn, thời hiệu rất là khó khăn kể cả đối với
người biết về luật.

- Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại như hiện nay thì luật khiếu nại
đang sử dụng phương pháp liệt kê để xác định những cơ quan nào có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại nhưng nó không đầy đủ mà còn chồng chéo nên người dân không thể nào
biết là à khi bị thu hồi đất thì mình phải đi đến cơ quan nào khiếu nại. Sự nhầm lẫn này
một phần cũng xuất phát từ nhận thức (thiếu kiến thức pháp lý, thiếu thông tin nên người
dân chưa nắm được rõ ràng các cấp hành chính nên gửi đơn một cách cảm tính, tự phát);
nhưng cũng có thể xuất phát từ thực tiễn là có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền trong
giải quyết khiếu nại và người dân thường có tâm lý là đi hỏi những người đã từng đi
khiếu nại rồi và sau đó họ sẽ nghe theo những người đã từng đi khiếu nại nhưng họ lại
không biết rằng họ khiếu nại đến sai cơ quan không có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ
việc của họ, đồng thời còn có tâm lý “thừa còn hơn thiếu”. Vậy thì những ai là “người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu”? Luật Khiếu nại quy định người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần đầu là người đã ra quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Tinh thần này thể hiện rõ tại quy định: “Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người
đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ công chức có hành vi hành chính mà
người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Tuy nhiên , trong nhiều điều này lại không thống
nhất. Ví dụ, theo Luật Thuế, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là cơ
quan lập sổ thuế chứ không phải là nhân viên có hành vi thu thuế. Pháp lệnh khai thác và
Bảo vệ công trình thủy văn thì quy định duy nhất một cơ quan có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại liên đến khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn là Tổng cục trưởng
Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Luật Nghĩa vụ quân sự cũng quy định việc khiếu nại đối
với quy định gọi nhập ngũ của Ban Chỉ huy Quân sự huyện, quận do Hội đồng Nghĩa vụ
Quân sự tỉnh, thành phố giải quyết,… Nhưng quy định Luật khiếu nại hiện hành không
quy định về việc khi có văn bản pháp luật chuyên ngành thì sẽ áp dụng theo quy định của
luật nào. Điều này làm cho thẩm phán cũng khó khăn trong việc xác định huống chi là
người dân.

Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo tính khách quan, công
khai, minh bạch và dân chủ, nhanh chóng, kịp thời. Nhiều cơ quan, chủ thể có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần đầu còn thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại,
không giải quyết, giải quyết nhưng kéo dài hoặc chưa áp dụng đúng các quy định để giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Hơn nữa. khi nhận đơn thư khiếu nại không thuộc trách nhiệm
giải quyết của mình, do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng họ thường thờ ơ, cảm thấy
không hướng dẫn để xảy ra khiếu nại vượt cấp.

Câu hỏi đặt ra là ở hiện tại dù đã có quy định về việc nếu người dân khiếu nại đến
cơ quan không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì cơ quan đó có nghĩa vụ phải
chuyển hồ sơ đến cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết và phải thông báo lại cho người
khiếu nại biết. Nhưng tại sao vẫn diễn ra tình trạng khiếu nại vượt cấp và để nguyên như
vậy mà giải quyết luôn. Vậy thì cơ quan đó có thực hiện đúng Luật Khiếu nại hay chưa?
Hay là về việc khi cán bộ, công chức thụ lý đơn giải quyết khiếu nại nhưng khi thấy sai
cơ quan có thẩm quyền họ lại từ chối thụ lý giải quyết và không giải thích gì hết với
người dân. Vậy thì họ có thực hiện theo tinh thần của luật tiếp công dân và luật khiếu nại
hay chưa? Tuy nhiên, pháp luật hiện hành đang thiếu chế tài cụ thể trong việc xử lý trách
nhiệm đối với các chủ thể này, theo đó, cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền khi
không thực hiện đúng công vụ trong quá trình giải quyết khiếu nại thì chủ yếu bị áp dụng
các hình thức kỷ luật cũng chưa tương xứng, việc xử lý trách nhiệm chưa được hiểu quả.
Trong khi đó, đối với cá nhân, tổ chức pháp luật hiện hành quy định rất rõ người khiếu
nại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình, tùy theo
mức độ sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính thậm chí cả trách nhiệm
hình sự. Chẳng hạn một vụ việc mà tôi được tiếp xúc liên quan đến vấn đề thu hồi đất của
Ủy ban nhân dân cấp huyện, thế nhưng người dân không biết và đi khiếu nại đến Ủy ban
nhân dân cấp xã thì không được hướng dẫn, các cán bộ của Ủy ban cấp xã đó tỏ ra dửng
dưng và không hề quan tâm đến đơn khiếu nại và cứ như vậy hết thời hiệu khiếu nại
trong khi Nghị định 124/2020 đã có quy định mạch lạc rằng nếu “nếu khiếu nại không
thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết” như tại Điều 8. Rõ ràng trong trường hợp này quyền và lợi ích của người dân bị
xâm phạm là điều quá dễ dàng, và người dân chỉ còn cách khiếu kiện ra Tòa án để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình, điều đó vừa gây ra sự hao tổn, mất mát, phí phạm thời gian và
công sức cho người dân nói riêng và xã hội nói chung mà vừa làm mài mòn đi tinh thần
cùa Luật khiếu nại 2011 là một công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích của người dân khi không
được vận dụng và bị người có thẩm quyền ngó lơ đi trên thực tế.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn hạn chế. Và
nhận thận với pháp luật của người dân còn chưa cao

Để giải quyết tình trạng khiếu nại vượt cấp hiện nay chúng tôi có một số đề xuất
như sau:

- Nghiên cứu hoàn thiện quy định của luật khiếu nại hiện tại, tránh rườm rà, phức
tạp, ảnh hưởng quyền lợi của người dân, xác định rõ địa chỉ, thời hạn khiếu nại, cơ quan
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ngay trong chính quyết định hành chính. Điều
này xuất phát từ cách tính thời hạn rất phức tạp và việc xác định cơ quan có thẩm quyền
giải quyết khó khăn như đã phân tích ở trên. Vì chỉ có chính chủ thể ban hành quyết định
hành chính, hành vi hành chính mới hiểu rõ được thời hạn cũng như cơ quan có thẩm
quyền giải quyết. Đồng thời, loại bỏ các quy định pháp luật không cần thiết.

- Xem xét đến việc thừa nhận khiếu nại vượt cấp không cần tuân thủ thứ bậc như ở
Pháp (ở Pháp đối với các hành vi hành chính, quyết định hành chính thì người dân có thể
khiếu nại lên cấp hành chính cao nhất như gửi trực tiếp cho Bộ trưởng). Vì theo quy định
của luật khiếu nại hiện tại thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thường là cơ quan
ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính nếu như để họ tự giải quyết về chính
hành vi của mình như vậy thì có phải đang là “vừa đá bóng vừa thổi còi” hay không? Vì
thông thường không ai muốn phủ nhận lại chính hành động của mình. Quy định như vậy
cũng giảm bớt phần nào việc đùn đẩy, trả đơn làm kéo dài thời gian khiếu nại, để khiếu
nại có thể được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên việc thừa nhận khiếu nại vượt cấp này
nó cũng gây ra nhiều vấn đề như là cho ta thấy rằng là người dân không tin tưởng cấp
chính quyền ở địa phương, các cơ quan cấp trên sẽ nhận lượng lớn công việc không thể
nào giải quyết hết được các đơn khiếu nại, cho nên khi xem xét vấn đề này thì ta có thể
đặt ra giả định rằng trong một số trường hợp đặc thù thì có thể cho phép việc khiếu nại
vượt cấp được hay không? Hoặc ta phải quy định chặt chẽ thêm rằng khi người dân khiếu
nại vượt cấp hay không đúng cấp thẩm quyền thì những người có thẩm quyền phải thực
hiện và buộc phải thực hiện việc hướng dẫn giúp người dân thực hiện đúng quyền của
mình.

X. Giao quyền trong GQKN (Cẩm Hoa)


1.Sơ lược về giao quyền trong GQKN:

Về vấn đề chuyển giao quyền, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã đề cập
một cách rõ ràng và chi tiết, đặt ra khía cạnh “giao quyền” một cách cụ thể. Theo đó, đối
tượng có thẩm quyền giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính theo khoản 1 Điều 54 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bổ sung 2020).
Ngược lại, Luật Khiếu nại năm 2011 chỉ sử dụng thuật ngữ đơn giản “giao” nhưng thực
chất lại là một hành động “giao quyền”, nghĩa là người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại chuyển giao một số thẩm quyền theo quy định của pháp luật cho một chủ thể khác để
thực hiện.
Trong giải quyết khiếu nại, các trường hợp giao quyền bao gồm: Căn cứ theo Điều 29,
Điều 38 Luật Khiếu nại 2011 và Điều 18 Nghị định số 124 quy định về vấn đề giao
quyền xác minh, kết luận nội dung khiếu nại.

Điều 38 Luật Khiếu nại 2011 quy định rằng: “ Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội
dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ
quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân…”

Còn tại Điều 29 LKN 2011“Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào
nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung
khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị
giải quyết khiếu nại. Việc xác minh thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều
29 của Luật Khiếu nại 2011”.
Điều 18 Nghị định số 124 quy định sau đây:
“Người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước
cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình tiến hành
xác minh nội dung khiếu nại…”

Bên cạnh đó, việc tổ chức đối thoại được quy định về vấn đề giao quyền như sau theo
Khoản 1 Điều 28: “Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân
công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng
cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếu
nại…”.
Ngoài ra, hoạt động đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại có hiệu lực pháp luật, Nghị định 124 cũng có đề cập vấn đề giao quyền. Theo Khoản
2 Điều 31 của Nghị định này: ““Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách
nhiệm tự mình hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành hoặc cơ quan thanh
tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật…”.
Qua những quy định trên, Luật Khiếu nại chưa thực sự quy định rõ về vấn đề giao quyền
trong giải quyết khiếu nại. Chỉ sử dụng thuật ngữ đơn giản là “giao”, và tự ngầm hiểu
rằng đó là hoạt động “giao quyền” trong giải quyết khiếu nại. Do đó, những sự không rõ
ràng này đã gây ra một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn.
2. Một số bất cập:
Thứ nhất, Luật Khiếu nại năm 2011 không quy định người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại phải tự mình hay có thể giao quyền cho cơ quan, tổ chức khác đôn đốc, theo
dõi, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực. Trong khi đó,
Nghị định số 124 quy định rõ vấn đề này tại khoản 2 Điều 31. Theo đó, “người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tự mình hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có
liên quan thi hành hoặc cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, ta có thể
thấy được sự không thống nhất giữa quy định của Luật Khiếu nại 2011 và Nghị định
124/2020 về thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Điều này, vô hình chung gây ra sự nhầm
lẫn và hiểu lầm về quyền và trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại cũng như mất thời gian đối với người khiếu nại.

Thứ hai, theo Điều 30,39,53 Luật Khiếu nại 2011 quy định về tổ chức đối thoại. Tuy
nhiên, về vấn đề giao quyền thì Luật Khiếu nại không quy định người giải quyết khiếu
nại có thể giao quyền tổ chức đối thoại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Mặt khác,
theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 thì lại quy định về việc tổ chức đối
thoại giải quyết khiếu nại hành chính lần hai có thể được giao cho cơ quan, tổ chức khác.
Đó là, Nghị định này đã chia việc tổ chức đối thoại thành hai trường hợp sau theo căn cứ
tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 124/2020.

TH1: Người giải quyết khiếu nại lần hai phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại.
Theo đó, “Người giải quyết khiếu nại lần hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Giám đốc sở hoặc tương đương.
Trong trường hợp khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có
nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người
khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội) thì có thể do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trực tiếp đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần
hai”.
TH2: Trường hợp người giải quyết khiếu nại có thể giao cho cơ quan, tổ chức khác xác
minh đối thoại.
“Trong trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân công cấp phó của mình
hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực
thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếu nại”.

Như vậy, ta có thể thấy Nghị định 124/2020 đã thêm những quy định mới về thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần hai. Người giải quyết khiếu nại có thể giao cho chủ thể khác tổ
chức đối thoại. Bên cạnh đó, để “giảm bớt gánh nặng công việc” cho người đứng đầu,
đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng cũng như giá trị pháp lý của đối thoại, nên cần phải có
cơ chế ủy quyền giữa người đứng đầu hoặc cấp phó hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn
cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối
thoại với người khiếu nại. Do đó, có thể thấy đây là một điều bất cập đối với Luật khiếu
nại 2011, và để tránh gây nhầm lẫn cho người khiếu nại cũng như cơ quan có thẩm quyền
khiếu nại thì cần phải có sự quy định rõ ràng về vấn đề này trong Luật Khiếu nại 2011.

Thứ ba, mặc dù Nghị định 124 đã quy định về một số hành vi vi phạm kỷ luật và hình
thức kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và người được giao nhiệm
vụ xác minh nội dung khiếu nại tại Điều 40 của nghị định. Tuy nhiên, việc giao quyền có
thể được thể hiện trong hoạt động tổ chức đối thoại hay đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Như vậy hoàn toàn có thể
xảy ra câu chuyện là người được giao quyền trong các hoạt động này thực hiện không tốt
hay không làm đúng nhiệm vụ được giao. Do đó, có thể thấy rằng, Nghị định này chưa
có những điều luật quy định cụ thể về hành vi vi phạm kỷ luật đối với người được giao
thực hiện việc tổ chức đối thoại và người được giao theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Thứ tư, giao quyền là vấn đề quan trọng, cần phải được quy định cụ thể và chi chi tiết
tuy nhiên về hành vi vi phạm kỉ luật liên quan đến giao quyền trong giải quyết khiếu nại
lại chưa được quy định đầy đủ. Nghị định 124 dành Chương VI quy định về xử lý vi
phạm pháp luật tại cái Điều 39,40,41,42 nhưng qua các nội dung quy định trên ta có thể
thấy:
+Thiếu quy định về hành vi vi phạm kỷ luật của người giao quyền.
+Thiếu quy định một số nhóm chủ thể thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật
+Thiếu quy định một số hành vi vi phạm của người được giao quyền.
Đây là một điểm thiếu sót của Nghị định 124 khi Nghị định chỉ tập trung chủ yếu
vào việc quy định về xử lý vi phạm pháp luật, mà trong khi đó chưa đi sâu vào
việc quy định phải xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật như thế nào đối với người
giao quyền, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng của các chủ thể thực hiện hành vi
vi phạm kỷ luật.

3. Một số giải pháp, và kiến nghị:


Thứ nhất, cần thống nhất các quy định giữa Luật Khiếu nại 2011 và Nghị định
124/2020.
(Footnote cho cái 3. Mốt số …
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210870 )
Quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 không đồng nhất với Nghị định 124. Theo như đã
phân tích ở trên, việc Nghị định 124 quy định rõ ràng về vấn đề trong quá trình giải quyết
khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể tự mình hoặc giao cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện tùy vào các chức danh hay tính chất vụ việc.theo
căn cứ cứ tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này. Ngược lại, Luật Khiếu nại năm 2011 lại
không quy định cụ thể về thẩm quyền của người giải quyết khiếu nại. Sự không rõ ràng
và thống nhất dẫn đến việc xử lý hành vi vi phạm của các chủ thể có thẩm quyền sẽ bị
trùng lặp, do vậy, cần phải thống nhất về quy định trên giữa Luật Khiếu nại năm 2011 và
Nghị định 124.

Thứ hai, cần phải có những cơ chế, quy định xác định rõ ràng về hành vi vi phạm cụ thể
trong giải quyết khiếu nại trong Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định 124/2020. Đặc
biệt, việc rõ ràng hóa trách nhiệm của người được giao quyền có thể giúp kiểm soát hiệu
quả hơn quyền và trách nhiệm được chuyển giao trong quá trình giải quyết khiếu nại.

Thứ ba, Luật Khiếu nại cần bổ sung thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan, tổ
chức. Việc Luật Khiếu nại chỉ quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch
UBND cấp huyện, tỉnh mà không quy định về thẩm quyền của các các cơ quan, tổ chức
của UBND ở các cấp khác. Điều này gây một số khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại
trong việc xác định nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc, Bên cạnh đó, việc gửi đơn
khiếu nại có thể không đến được người có thẩm quyền để giải quyết khiếu nại, gây mất
thời gian có thể ảnh hưởng đến quyền khiếu nại do thời hiệu khiếu nại đã hết.
Thứ tư, cần đặt ra nguyên tắc xác định thẩm quyền dựa trên lĩnh vực cụ thể và cấp bậc
quản lý. Điều này đảm bảo rõ ràng và minh bạch có thể xác định được cơ quan có thẩm
quyền giải quyết vấn đề của mình. Không chỉ vậy, điều này còn giúp tăng cường hiệu quả
và công bằng trong quá trình giải quyết khiếu nại.

XI. Bất cập và khúc mắc trong vấn đề ủy quyền từ


một vụ án ly hôn (Quỳnh Nga)
1. Quy định của pháp luật về ủy quyền khiếu nại và ủy quyền tham gia tố tụng
1.1. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật
Khiếu nại năm 2011 như sau: “1. Người khiếu nại có các quyền sau đây: a) Tự mình
khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; ...
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình...”.
1.2. Quy định tại Điều 5 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về Đại diện
thực hiện việc khiếu nại: “1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho
luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ thực hiện việc khiếu nại...”.
1.3. Điều kiện thụ lý khiếu nại được quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư số
01/2020/TT-TANDTC ngày 18/6/2020 như sau: “...Người khiếu nại có thể tự mình
hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại
diện thực hiện quyền khiếu nại;...”
1.4. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự được quy định tại khoản 4 Điều
85 BLTTDS năm 2015 như sau: “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ
luật Dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn,
đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng… ”.
Các quy định pháp luật nêu trên là cần thiết để giải quyết về vấn đề ủy quyền khiếu nại
trong vụ án Hôn nhân gia đình đang có những quan điểm khác nhau, thông qua ví dụ như
sau:
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật
Ngày 13/8/2022, Toà án thành phố NT thụ lý vụ án ly hôn giữa nguyên đơn ông
Dương Văn T và bị đơn bà Võ Thị D. Nội dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là yêu
cầu Tòa án giải quyết ly hôn với bị đơn và con chung, không yêu cầu giải quyết tài sản
chung.
Lúc đầu giữa 2 người đã thống nhất chỉ yêu cầu giải quyết việc Ly hôn, con
chung, tài sản chung không yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhưng sau đó bà D thay đổi ý
kiến nộp đơn phản tố yêu cầu chia tài sản chung. Tòa án chấp nhận yêu cầu này. Ông T
không đồng ý và ủy quyền cho ông M (vì ông T đang đi công tác ở xa) khiếu nại Thông
báo thụ lý bổ sung yêu cầu chia tài sản chung của bị đơn (có giấy ủy quyền bản chính đã
được công chứng, chứng thực).
Như vậy, câu hỏi đặt ra là việc nguyên đơn ông T ủy quyền cho ông M khiếu nại
trong trường hợp này có được hay không? Quy định của luật cũng chưa thống nhất về
vấn đề này.

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau: “1. Người khiếu nại có
các quyền sau đây: a) Tự mình khiếu nại….;Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già
yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình
khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên
hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại; … . Chỉ
ủy quyền khi người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do
khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại. Và nếu có lý do khách quan không thể
tự mình khiếu nại thì lý do khách quan này dựa trên cơ sở nào. Nếu lý do khách quan phù
hợp thì có được ủy quyền khiếu nại liên quan đến một trong các yêu cầu của vụ án ly hôn
hay không. Bởi trong vụ án ly hôn sẽ có các yêu cầu liên quan đến quyền nhân thân và
yêu cầu không liên quan đến quyền nhân thân. Pháp luật hiện tại không đề cập tới và
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Vấn đề này đã được sửa đổi bởi Điều 5
Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 như sau: “1. Người khiếu nại có thể tự
mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người
khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại...”. Theo đó thì đã có thể
ủy quyền mà không cần phải là người già yếu, ốm đau, có nhược điểm về thể chất,...

Hiện pháp luật chưa có quy định đối với trường hợp này cũng như chưa có sự
thống nhất dẫn đến có nhiều quan điểm trái ngược nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Ly hôn là quyền nhân thân nên không thể ủy quyền,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình. Quan điểm
này cho rằng, trong một vụ ly hôn, dù chỉ là quan hệ tranh chấp về phần tài sản chung, nợ
chung thì đương sự cũng không được ủy quyền cho người khác vì đây là một trong ba
yêu cầu của một vụ ly hôn mà tòa đang giải quyết. Ông T không được ủy quyền cho
người khác để đến Tòa giải quyết cho ly hôn, yêu cầu được nuôi con chung, yêu cầu cấp
dưỡng và yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung dẫn đến tương tự ông T cũng không được
ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại thay mình tham gia tố tụng tại Tòa án
về vấn đề chia tài sản chung trong vụ án ly hôn này.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Vì yêu cầu chia tài sản chung trong một vụ án ly hôn
không liên quan đến quyền nhân thân, nên việc ủy quyền sẽ không làm ảnh hưởng đến
việc xét xử. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 39 BLDS năm 2015 đã quy định quyền nhân
thân trong hôn nhân và gia đình thì chỉ không cho phép ủy quyền trong việc ly hôn,
quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các
quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa
các thành viên gia đình chứ không cấm ủy quyền trong các vấn đề khác.

Cùng với đó trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đương sự không hề đề cập đến
việc chia tài sản chung trong vụ án ly hôn mà khởi kiện bằng một vụ án khác để nhờ Tòa
án giải quyết. Khi đó, một trong các bên vẫn có thể ủy quyền cho người khác làm đại
diện. Việc giải quyết vụ án chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn được giải
quyết theo thủ tục các vụ án dân sự thông thường khác, do đó các bên hoàn toàn có thể ủy
quyền cho người khác làm đại diện.

3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Để tránh cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc vận dụng và áp dụng pháp luật để giải
quyết khác nhau của các Tòa án, kiến nghị TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể, tạo điều
kiện để đương sự thực hiện quyền khiếu nại. Cùng với đó cần quy định thêm quyền được
ủy quyền khiếu nại trong vụ án hôn nhân gia đình có yêu cầu giải quyết về tài sản chung
và nợ chung. Bởi khiếu nại là một quyền đặc trưng của đương sự trong vụ án dân sự.
Việc ủy quyền khiếu nại của đương sự và giải quyết khiếu nại đối với hành vi tố tụng của
Thẩm phán trong vụ án dân sự nói chung và vụ án ly hôn nói riêng không chỉ đảm bảo
quyền lợi cho chính người khiếu nại mà còn đảm bảo quyền lợi cho các đương sự khác,
tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án.

Tài liệu tham khảo


https://tapchitoaan.vn/uy-quyen-trong-vu-an-hon-nhan-duoc-hay-khong
https://plo.vn/uy-quyen-ve-tai-san-trong-an-ly-hon-post78806.html
https://tapchitoaan.vn/uy-quyen-khieu-nai-trong-vu-an-hon-nhan-gia-dinh8018.html

XII. Bổ sung quy định kết quả đối thoại:


Theo quy định về trình tự giải quyết khiếu nại hiện nay, trường hợp các bên có đối thoại

thành và thống nhất cao với kết quả đối thoại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu

nại vẫn phải thực hiện các bước sau là ban hành quyết dịnh giải quyết khiếu nại và gửi

quyết định giải quyết khiếu nại. LKN 2011 hiện nay quy định kết quả đối thoại là một

trong những căn cứ để ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo khoản 5 Điều 30

LKN 2011. “Qua thực tế tìm hiểu ở một số địa phương, nếu đối thoại thành và người giải

quyết khiếu nại xét thấy kết quả đối thoại đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi

ích các bên thì sẽ vận động người khiếu nại rút đơn và người bị khiếu nại thực hiện theo
kết quả đối thoại, khi đó vụ việc sẽ được đình chỉ” (Châu Hoàng Thân, Bất cập và hướng

hoàn thiện quy định của luật khiếu nại năm 2011, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2018,

tr.42). Nhưng ta thấy rõ ngay điều bất cập đó là việc này là sự “thỏa thuận”giửa các chủ

thể với nhau chứ không hoàn toàn được đảm bảo theo luật, và do vậy việc thực hiện kết

quả đối thoại cũng sẽ không được đảm bảo, kiểm soát và hoàn toàn có khả năng gây bất

lợi cho người khiếu nại. Do đó ta có thể tham khảo Điều 140 của Luật Tố tụng hành

chính 2015 để đề xuất một giải pháp giúp vụ việc khiếu nại được giải quyết nhanh chóng

và có sự bảo đảm. Theo đó thì “trường hợp các bên đối thoại thành, người giải quyết

khiếu nại xét thấy kết quả đối thoại đúng quy định pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích

hợp pháp của các bên thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản đối thoại thành,

người bị khiếu nại phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định hành chính

mới, chấm dứt hành vi hành chính theo kết quả đối thoại; người khiếu nại phải nộp đơn

xin rút khiếu nại. Nếu hết thời hạn này mà đương sự không thực hiện theo kết quả giải

quyết đối thoại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ ban hành quyết định giải

quyết khiếu nại. Trường hợp, các bên đều đã thực hiện theo kết quả đối thoại, người giải

quyết khiếu nại phải gửi kết quả thực hiện đó đến đương sự trong vụ việc. Trong thời hạn

07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thực hiện kết quả đối thoại của người

giải quyết khiếu nại mà các đương sự không có ý kiến gì , người có thẩm quyền giải

quyết khiếu nại ban hành quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ giải

quyết khiếu nại” (Châu Hoàng Thân, Bất cập và hướng hoàn thiện quy định của luật

khiếu nại năm 2011, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2018, tr.41)
XIII. Bất cập ở khái niệm:
Theo đó thì khái niệm giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 11 Điều 2 LKN 2011

“Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu

nại” là hoàn toàn không chính xác về mặt nội hàm, bởi khái niệm như thế này chỉ đang

nêu ra cái vỏ bề ngoài, nêu lên quy trình thủ tục mà thôi chứ về mặt bản chất vẫn chưa

được làm rõ. Do vậy Luật khiếu nại 2011 khi sửa đổi hoặc ban hành mới thì cần nêu rõ

ràng, rành mạch và cụ thể thêm về mặt bản chất của khái niệm này.

XIV. Bất cập về việc không tương thích giữa Luật và văn bản dưới luật (cụ
thể là Luật Khiếu nại 2011 và Nghị định 124/2020):
Theo đó thì tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định giới hạn trong việc
khiếu nại thông qua người đại diện như sau:

“Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự” thì khiếu nại thông qua
người đại diện theo pháp luật, còn đối với người khiếu nại trong các trường hợp “ốm đau,
già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình
khiếu nại” thì họ có thể ủy quyền khiếu nại cho những người thân thích như cha, mẹ, vợ,
chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Tuy nhiên tại Điều 5 Nghị định 124/2020 thì phạm vi
đối tượng được quyền ủy quyền đã được mở rộng ra không chỉ cho các trường hợp quy
định tại Điều 12 LKN 2011 mà là áp dụng cho tất cả “Người khiếu nại có thể tự mình
khiếu nại hoặc…”, theo đó tại khoản 2 Điều 2 LKN 2011 thì người khiếu nại là “công
dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.”. Do vậy ta
thấy Nghị định 124/2020 mặc dù là văn bản dưới luật nhưng mà đã điều chỉnh và mở
rộng một phạm vi hơn luật gốc, do đó đã tạo thành một sự vượt quyền. Xét theo tổng thể
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì đây là một sự bất cập của luật mà chúng ta cần
phải lưu ý đến, và trong lần ban hành luật khiếu nại tiếp theo phải có sửa đổi để Luật
khiếu nại được đồng bộ và hợp lý so với toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.

You might also like