You are on page 1of 5

Tham nhũng và đấu tranh phòng chống tham nhũng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt

của cấc quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, nó được nhận diện là một quốc nạn,
chống tham nhũng được xác định là đâu tranh lâu dài. Trước những vụ án tham nhũng
xảy ra trong thời gian qua, đầy rẫy những đàm tiếu về nạn tham nhũng, về “nền văn
hoá tham nhũng” ta vẫn thấy được những tấm gương sáng trong phòng chống tham nhũng.
Định nghĩa hành vi tham nhũng
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018. Luật có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy
định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm
pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã nêu
rõ: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi”. Ở khoản 2, Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng năm
2018 cũng đã giải thích rõ người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên
môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi
thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Đặc điểm của hành vi tham nhũng
Thứ nhất: Tham nhũng phải là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
Bởi vì chỉ khi “có chức vụ, quyền hạn” họ mới dễ lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhu
cầu lợi ích riêng. Chức vụ, quyền hạn mà chủ thể của hành vi tham nhũng có được có
thể do được bầu cử, do được bổ nhiệm, do hợp đồng,do tuyển dụng, hoặc do một hình
thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ,
công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
đó. Chức vụ, quyền hạn phải gắn với quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực và các cơ
quan khác nhau: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, trong các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức
kinh tế Nhà nước hoặc lực lượng vũ trang từ Trung ương đến địa phương.
Đây là dấu hiệu giúp ta phân biệt hành vi tham nhũng với những vi phạm pháp luật có
yếu tố vụ lợi nhưng không phải là hành vi tham nhũng do người thực hiện hành vi đó
không có chức vụ và quyền hạn ví dụ như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài
sản của người khác hoặc buôn lậu,…
Thứ hai: Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng
chức vụ, quyền hạn của mình làm trái pháp luật để mưu lợi cá nhân.
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Khi
thực hiện hành vi tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một
phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác.
Nếu không có chức vụ, quyền hạn đó họ sẽ không thể thực hiện được hoặc khó có thể
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để đáp ứng nhu cầu hưởng lợi (trái pháp luật)
của bản thân.
*Ví dụ: A là thủ quỹ, A lợi dụng công việc của mình lấy quỹ cơ quan để đầu tư mua
bán đất đai riêng, nếu không phải là thủ quỹ thì A không thể hoặc khó có thể lấy
được tài sản trong kho quỹ của cơ quan. Việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn là thủ kho
trong trường hợp này đã giúp A đạt được mục đích hưởng lợi ích vật chất trái pháp
luật. Đó chính là tham nhũng.
Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền
hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không có hành vi tham nhũng. Tuy
nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi
này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham
nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
*Ví dụ: Trường hợp một công chức có hành vi trộm cắp tài sản của người khác hoặc
của cơ quan, tổ chức khác. Hành vi trộm cắp tài sản và chức vụ của người đó không
có quan hệ gì với nhau trong các trường hợp này. Hành vi trộm cắp tài sản có thể
được thực hiện bởi bất kỳ người nào không có chức vụ, quyền hạn hoặc có chức vụ,
quyền hạn nhưng chức vụ, quyền hạn đó không liên quan đến việc quản lý, bảo vệ tài
sản. Như vậy, dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật là một dấu
hiệu không thể thiếu của hành vi tham nhũng.
Thứ ba: Động cơ của người có hành vi tham nhũng là vì vụ lợi
Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để mưu cầu lợi
ích riêng, hành vi của họ không phải là vì nhu cầu công việc hoặc trách nhiệm của
cán bộ, công chức mà hoàn toàn vì lợi ích riêng và của đơn vị để nhằm chiếm đoạn
tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất của nhà nước, xã hội và
nhân dân như vậy thiếu yếu tố vụ lợi thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi
phạm pháp luật của cán bộ, công chức không bị coi là tham nhũng. Như vậy có thể
khẳng định rằng một hành vi được coi là tham nhũng khi thỏa mãn hai điều kiện, điều
kiện cần đó là người thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn và điều
kiện đủ đó là người có chức vụ, quyền.
Trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng phần nào vật chất cũng như chỗ dựa tinh
thần cho những người trung thực đấu tranh phòng chống tham nhũng khuyến khích những
tấm gương. Điển hình trong cuộc chiến cam go này, cần có chính sách tuyên dương
khen thưởng xứng đáng cho những người có công phát hiện và đấu tranh chống tham
nhũng. Những tấm gương điển hình được tuyên dương về phòng chống tham nhũng là:

– Ông Lê Xuân Mậu (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch, trợ lý Tổng Giám đốc TCT Dâu tằm
tơ Việt Nam) tố cáo ông Dương Xuân Túy, nguyên TGĐ TCT Dâu tằm tơ VN về nhiều sai
trái tại doanh nghiệp này. Cơ quan tố tụng đã vào cuộc. Ngày 28-5-2009, TAND tỉnh
Lâm Đồng đã tuyên phạt ông Túy 10 năm tù vì gây thiệt hại 4,3 tỷ đồng.

– Ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch Công đoàn các KCX-KCN Cần Thơ tố cáo sai phạm của
lãnh đạo LĐLĐ TP Cần Thơ đã giữ lại 435 triệu đồng từ khoản góp nhân đạo, từ thiện
ủng hộ nạn nhân vụ sập đường dẫn cầu Cần Thơ và “ăn chặn” tiền quà cho công nhân
lao động nghèo ăn tết. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ kết luận có nhiều sai phạm
và yêu cầu thu hồi 1,46 tỷ đồng. Hai cán bộ LĐLĐ TP Cần Thơ bị kỷ luật…

– Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt (TPHCM) tố cáo
đường dây sản xuất, kinh doanh sách lậu tại Công ty cổ phần In (tỉnh Thái Nguyên)
tiêu thụ tại TPHCM, thu hồi trên 100.000 cuốn sách lậu. Cơ quan điều tra khởi tố vụ
án, bóc dỡ toàn bộ đường dây sản xuất, kinh doanh sách lậu liên tỉnh, xử lý kỷ luật
giám đốc và phó giám đốc Công ty cổ phần In Thái Nguyên, truy nã chủ nhân các lô
hàng in lậu.

– Ông Nguyễn Bá Hiền (thị xã Bạc Liêu) tố cáo đường dây tham nhũng trong chạy điểm,
nâng điểm thi trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu. Từ nguồn tin do ông
Hiền cung cấp, cơ quan điều tra đã khởi tố điều tra vụ án với 260 người liên quan
và 26 người bị xử lý.

– Hai ông Hoàng Mạnh Tùng và Huỳnh Kim Thượng (quận 2) tố cáo 4 vụ sai phạm về nhà
đất tại quận 2, trong đó có 3 vụ được giải quyết có kết quả, một vụ đang được giải
quyết.

– Phóng viên Hoài Nam (Báo Thanh Niên) là tác giả của nhiều bài điều tra về tham
nhũng.

– Đại diện gia đình anh Đặng Vũ Thắng - người cung cấp thông tin về các sai phạm
xảy ra tại các công trình xây dựng liên quan đến Giám đốc Nguyễn Quốc Thắng và một
số cán bộ Thảo Cầm viên (TPHCM). TAND tối cao tại TPHCM đã xét xử vụ án sát hại anh
Đặng Vũ Thắng với các hình phạt nghiêm khắc.

– Thượng úy Nguyễn Thái Hùng (Công an thị xã Bến Tre): là cảnh sát giao thông liêm
chính, nhiều lần không nhận hối lộ khi thi hành công vụ.
– Trung úy Võ Thành Long (Công an quận 12 - TPHCM): có nhiều thành tích trong công
tác, được cấp trên công nhận nhiều lần không nhận hối lộ khi thi hành công vụ.

– Đại úy Trương Văn Tuyên (Phòng CSGT Đường bộ, Công an TPHCM): nhiều lần không
nhận hối lộ khi thi hành công vụ.

– Ông Huỳnh Thanh Bình (Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai): có nhiều sáng kiến
cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, quản lý,
thực thi nhiệm vụ, tích cực góp phần phòng ngừa tham nhũng.

– Đại tá Phan Anh Minh (Phó Giám đốc Công an TPHCM): trực tiếp chỉ đạo điều tra có
kết quả nhiều vụ án tham nhũng trên địa bàn TPHCM.

– Đại tá Lê Việt Hùng (Phó Giám đốc Công an Cần Thơ): chỉ đạo điều tra vụ án Nông
trường Sông Hậu lập quỹ trái phép gây thiệt hại 9 tỷ đồng, đã truy tố 5 đối tượng.

– Trung tá Lê Văn Hùng (Công an Đồng Nai): trực tiếp thụ lý vụ án Phạm Văn Ngọ và
đồng bọn can tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng,
xảy ra tại Phòng Thuế đầu tư nước ngoài - Cục Thuế tỉnh Đồng Nai (vụ án Grobest),
thu hồi về cho ngân sách 138 tỷ đồng.

– Ông Nguyễn Vũ Dũng (Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM): tham gia điều tra, xét xử
nhiều vụ tham nhũng điển hình như vụ đưa và nhận hối lộ tại Công ty Gò Môn (gây
thất thoát 16 tỷ đồng), vụ công trình Liên cảng A5 (đã thu hồi toàn bộ tiền thất
thoát), vụ công trình cầu Văn Thánh 2 (đã thu hồi toàn bộ tiền thất thoát)…

Tổng kết về công tác PCTN, tiêu cực trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng cho thấy,
có đến hơn 87 nghìn đảng viên bị kỷ luật, trong đó vi phạm chủ yếu là nguyên tắc
tập trung dân chủ và quy chế làm việc, những điều đảng viên không được làm, tham
nhũng, tiêu cực, buông lỏng lãnh đạo, cố ý làm trái. Kết quả cũng cho thấy, có đến
113 cán bộ cao cấp diện Trung ương quản lý bị kỷ luật (tăng hơn 10 lần so với nhiệm
kỳ Đại hội XI - chỉ xử lý 11 trường hợp cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý).
Thanh tra Chính phủ và thanh tra chuyên ngành đã chuyển cơ quan điều tra xem xét,
xử lý gần 450 vụ, hơn 600 đối tượng. Kiểm toán nhà nước đã chuyển gần 20 vụ việc có
dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật. Từ
năm 2013-2020, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã khởi tố,
điều tra 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ/22.600 bị cáo về
tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa hơn 800 vụ án, vụ việc tham
nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi,
chỉ đạo.
Hơn thế nữa, "Công tác PCTN ở một số địa phương, bộ, ngành chuyển biến chưa rõ rệt,
trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác PCTN chưa được đề cao. Việc phát
hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử
lý tham nhũng, lãng phí trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu; tình trạng
nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi…
Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu
hiện ngày càng tinh vi; tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá
phổ biến, gây bức xúc trong xã hội… Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe
dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PCTN
Có thể khẳng định, PCTN là một lĩnh vực công tác luôn thu hút được sự quan tâm đặc
biệt của xã hội, thể hiện sự tin tưởng của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Thời
gian qua, công tác PCTN trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng
đạt được những kết quả khá tích cực, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong đời
sống xã hội như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: "Công tác PCTN,
lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế, được nhân dân đồng tình, đánh
giá cao". Để công cuộc đấu tranh PCTN hiệu quả, các cấp ủy, tổ chức Đảng, người
đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương của tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ với quyết tâm cao, trong đó tập trung vào các nội dung
cơ bản:
Một là, cần chú trọng công tác tuyên truyền về PCTN gắn với thực hiện Chỉ thị số
05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) Về tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Gắn công tác
PCTN với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn PCTN với xây dựng và chỉnh đốn
Đảng; chấn chỉnh, đấu tranh, loại bỏ tư tưởng lo ngại việc đẩy mạnh PCTN của một số
cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Hai là, xây dựng và ban hành bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, đảng viên trong công
việc và trách nhiệm giải trình trước cơ quan có trách nhiệm về những vấn đề liên
quan theo quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao. Có cơ chế phù hợp khen thưởng,
bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí đúng. Tạo điều kiện, cơ chế đãi ngộ xứng
đáng cho đội ngũ chuyên trách làm công tác PCTN. Nâng cao mức sống cho đội ngũ cán
bộ, công chức thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao, từ đó chấp hành tốt "bốn
không"(không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không
cần tham nhũng) trong PCTN.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng; quản lý chặt chẽ cán
bộ, đảng viên, công chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà
nước. Nhiệm vụ này phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ,
thận trọng, chặt chẽ. Kiểm tra toàn diện công tác cán bộ, chú trọng kiểm tra, giám
sát cán bộ có biểu hiện tham nhũng, dư luận xã hội phản ánh, tố cáo; cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp. Đặc biệt, cần phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của Nhân dân,
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và báo chí trong đấu tranh PCTN.

Bốn là, thực hiện cải cách hành chính quyết liệt hơn, chú trọng rà soát, đơn giản
hóa, công khai thủ tục hành chính, mở rộng các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực
tuyến; công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận
thông tin và giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; xây
dựng kế hoạch và thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác hàng năm, điều chuyển vị
trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, mức độ
hài lòng của người dân không cao, uy tín giảm sút. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và PCTN trong
doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo đúng quy định của Luật PCTN năm
2018.

Năm là, đưa nội dung PCTN và kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội,
việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước vào chương
trình kiểm tra, giám sát hàng năm của cấp ủy. Trong đó, đặc biệt tăng cường kiểm
tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực quản lý, cho thuê đất công, mua bán, chuyển
nhượng tài sản công, quản lý trật tự xây dựng, xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng
tài chính, công tác tổ chức, cán bộ. Chú trọng kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền
lực trong công tác tổ chức, cán bộ; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên có biểu
hiện tham nhũng, nhiều đơn thư phản ánh, tố cáo tham nhũng; cán bộ có dấu hiệu suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
trong nội bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ
người tố cáo; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm,
siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước.

Sáu là, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án liên quan đến tham nhũng
nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tập trung lực lượng, phối hợp chặt
chẽ để giải quyết các vụ việc phát sinh mới với nguyên tắc: "Tích cực, khẩn trương,
làm rõ đến đâu xử lý đến đó", "Không có vùng cấm", "Không có ngoại lệ". Kiên quyết
xử lý nghiêm những người bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp,
cản trở việc xử lý hành vi tham nhũng. Ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng
nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, nhất là "tham
nhũng vặt" trong giải quyết công việc.
Bảy là, các cơ quan chức năng tập trung nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, xử
lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; chấp hành nghiêm quy định của
pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bảo đảm các hành
vi phạm tội phải được phát hiện, xử lý kịp thời. Phối hợp chặt chẽ trong giải quyết
các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham
nhũng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng. Chú
trọng công tác điều tra, mở rộng án, thu hồi tài sản, không để các đối tượng đối
phó, tiêu hủy tài liệu, bỏ trốn, tẩu tán tài sản; không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt
tội phạm.

Tám là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực thi công vụ, những vị
trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời,
công bố công khai các kết luận và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức. Cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra
nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Luật PCTN về công khai, minh bạch
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trong các
lĩnh vực, nhất là việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Xử lý nghiêm đối
với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực, sai phạm về chuyên môn.

You might also like