You are on page 1of 3

Khái quát thực trạng các tội phạm tham nhũng ở Việt Nam

Trước thực trạng đó, Đảng ta đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, thể hiện quyết
tâm cao trong công tác phòng, chống tham nhũng, kiên quyết xử lý đối với các vụ
việc tham nhũng, tiêu cực, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người
đó là ai”

- Trong lĩnh vực quản lý xã hội, quản lý hành chính công: Tham nhũng gắn
liền với việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Tình hình này diễn ra phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực quản
lý kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, lao động, xã hội. Nổi lên là các hành vi lợi
dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc triển khai thực hiện các dự án
đầu tư của Nhà nước để trục lợi; hiện tượng vòi vĩnh, đưa và nhận hối lộ; cố
ý làm trái trong các hoạt động cấp phép, chứng nhận, các hoạt động dịch vụ
hành chính công; các hoạt động thanh tra, kiểm tra; tuyển sinh, tuyển dụng,
thi cử…, điển hình như vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG; vụ cổ
phần hóa Cảng Quy Nhơn; các dự án, gói thầu liên quan đến Đinh Ngọc Hệ;
vụ Tổng Công ty thép Thái Nguyên…
- Trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính: Tình trạng tham ô tài sản, thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ xảy ra ở nhiều ngân hàng
thương mại. Một bộ phận lãnh đạo, nhân viên các ngân hàng thoái hóa, biến
chất được các doanh nghiệp thông đồng với đối tượng vay nhận hồ sơ thế
chấp không hợp lệ, hồ sơ giả để vay tiền, dẫn đến hàng nghìn tỷ đồng bị thất
thoát, hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng và giám đốc các doanh
nghiệp bị truy tố trước pháp luật. Một số vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, như vụ án xảy ra
tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ
đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đại Dương (Oceanbank); các vụ án Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền
Như, Hứa Thị Phấn, Trần Phương Bình và đồng phạm phạm tội cố ý làm trái
các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…
- Trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản: Những công trình để xảy ra thất
thoát tài sản liên quan đến các hành vi tham nhũng ở hầu hết các khâu, các
giai đoạn từ khâu lập và phê duyệt dự án, khảo sát, thiết kế, duyệt kế hoạch
vốn, đấu thầu, tư vấn giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình…
Điển hình như vụ Công an tỉnh Thái Bình khởi tố Giám đốc Trung tâm dịch
vụ đấu giá tài sản về tội lạm quyền trong việc giúp vợ chồng Nguyễn Xuân
Đường (Đường Nhuệ) thay đổi kết quả đấu thầu các dự án đất đai trên địa
bàn để trục lợi.
Bên cạnh đó, xuất hiện một số phương thức, thủ đoạn, như lợi dụng, lạm dụng
chức vụ, quyền hạn, sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, thông đồng, với các
đối tượng bên ngoài để chiếm đoạt tài sản Nhà nước; lập chứng từ khống, làm giả
tài liệu của cơ quan, tổ chức để trục lợi (điển hình như vụ án lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại 67 tỷ đồng xảy ra tại Công ty tài
chính cao su, Công ty Minh Hằng, tỉnh Bình Dương); thiếu trách nhiệm gây thất
thoát, lãng phí, nhất là trong công tác quản lý đấu thầu, đấu giá tài sản công (điển
hình là vụ án thiếu trách nhiệm gây thiệt hại 120 tỷ đồng xảy ra tại Công ty
Unimex Hà Nội và các đơn vị liên quan); lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý,
giám sát, triển khai các chủ trương, chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội để
thông đồng, làm sai quy định về tiêu chuẩn, đối tượng và lập khống hồ sơ, chứng
từ để trục lợi, như: các dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc, chế độ chính sách do bị chất
độc màu da cam, hỗ trợ dịch bệnh COVID-19, hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi;
lợi dụng thông tin, truyền thông, báo chí để “tống tiền” doanh nghiệp, cá nhân…
Thực trạng trên đây cho thấy tình hình tội phạm tham nhũng rất phức tạp và đáng
báo động, đòi hỏi công tác phòng, chống tham nhũng cần kiên trì, đồng bộ và
quyết liệt hơn nữa để có thể ngăn chặn, đẩy lùi một cách hiệu quả loại tội phạm
nguy hiểm này. 

Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Trong thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,
TC) có bước tiến đột phá, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, tạo hiệu ứng tích
cực được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao. Theo Tổ chức Minh bạch
quốc tế, chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam năm 2021 đứng thứ
87/180, tăng 46 bậc so với năm 2012, cũng là năm Việt Nam có chỉ số CPI cao
nhất trong 10 năm 2012-2021(1). Theo số liệu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao
cung cấp, trong 10 năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều
tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can, xét xử sơ thẩm
15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Trong đó, số các
vụ án tham nhũng đã khởi tố, điều tra là 2.657 vụ/5.841 bị can (2). Tội phạm về tham
nhũng không chỉ gây ra những thiệt  hại về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến
quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách xã hội, làm suy yếu hệ thống tổ
chức bộ máy trong các cơ quan nhà nước và làm giảm sút lòng tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Chính vì vậy, Đảng ta đã có
nhiều chỉ đạo quyết liệt, thể hiện quyết tâm cao trong công tác phòng, chống tham
nhũng, kiên quyết xử lý đối với các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, “không có vùng
cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”

You might also like