You are on page 1of 9

Câu 1:

Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của Singapore

Singapore đã đề ra và thực hiện bốn trụ cột chống tham nhũng, đó là:
a. Luật chống tham những hữu hiệu;
b. Cơ quan chống tham nhũng hữu hiệu;
c. Cơ quan tư pháp hữu hiệu;
d. Bộ máy hành chính hữu hiệu.
a. Bộ luật chính là "Luật Ngăn chặn tham nhũng", quy định các tội tham nhũng và
quyền của Cơ quan Điều tra hành động tham nhũng và Luật Tham nhũng, Buôn
bán ma tuý và các Tội phạm nghiêm trọng khác, cụ thể hoá việc tịch thu tài sản,
tiền bạc mà người phạm tội không thể giải thích một cách thoả đáng.
Khác với luật của các nước khác, "Luật Ngăn chặn tham nhũng" cho phép Cơ quan
Điều tra hành động tham nhũng điều tra cả khu vực công và khu vực tư. Luật
Singapore còn có quy định công, viên chức chính phủ không giải thích được tiền
mình nhận không phải là tham nhũng, thì sẽ bị coi là tham nhũng. Người nhận tiền
sẽ bị toà coi là tham nhũng ngay cả khi người đó không có quyền hay không có cơ
hội làm gì cho người trả tiền.
Luật cấm không cho nhận "phong bì" dưới mọi hình thức, kể cả tiền lì xì Tết.
Người nhận tiền đút lót phải trả phạt bằng khoản tiền đã nhận, ngoài ra còn bị phạt
hay phạt tù…
b. Cơ quan Điều tra hành động tham nhũng là cơ quan duy nhất có quyền tiến hành
điều tra tội tham nhũng. Các cơ quan thực thi pháp luật khác phải chuyển tin về tội
tham nhũng cho Cơ quan này.
Cơ quan Điều tra hoàn toàn độc lập hành động và có thể tiến hành điều tra bất kỳ
người nào hay công ty nào. Cơ quan báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng để tránh thiên
vị hay bị can thiệp trong quá trình tiến hành công việc. Tự do hành động của Cơ
quan Điều tra được bảo đảm bằng Hiến pháp với điều khoản Tổng thống có thể cho
phép tiếp tục điều tra nếu Thủ tướng không cho phép.
Cơ quan hoạt động theo nguyên tắc "nhanh và chắc", bảo đảm hành động nhanh
chóng trong khi chắc có nghĩa là hành động dứt khoát và có kết quả cụ thể.
c. Phát hiện và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật phải được bổ sung bằng cơ quan
tư pháp hữu hiệu. Quyết định của toà án mang tính răn đe đối với phạm tội và
những người có ý định phạm tội. Với cơ quan tư pháp thì thông điệp phải là tham
nhũng không mang lại gì.
Quá trình xét xử phải mở và công khai. Phán quyết của toà phải đưa ra công khai
cho công chúng xem xét.
d. Bộ máy hành chính hữu hiệu cần có cách đề cập vấn đề tích cực. Công, viên
chức phải theo chuẩn cao:
1. Công, viên chức không được vay tiền từ những người mình đang giải quyết công
việc;
2. Nợ không bảo đảm của công, viên chức không vượt quá ba lần lương của mình;
3. Công, viên chức không được sử dụng bất cứ thông tin chính thức nào nhằm tăng
thu nhập;
4. Công, viên chức phải khai báo tài sản khi bắt đầu công việc và hàng năm sau
đó;
5. Công, viên chức không tham gia buôn bán hay kinh doanh hoặc có việc làm bán
thời gian nếu không được phép;
6. Công, viên chức không nhận quà dưới mọi hình thức.
Cuối cùng là nền công vụ hữu hiệu. Đó là nền công vụ dựa trên ba giá trị: Liêm
khiết, phục vụ và xuất sắc. Nền công vụ phải thấy trước điều gì sẽ xảy ra và phản
ứng thích hợp bảo đảm không có hành động tham nhũng.
Tham nhũng xảy ra ở hầu hết tất cả các nước, việc ngăn chặn là khó khăn, cần thiết
phải có thể chế kiên quyết, cơ quan tư pháp mạnh có thể độc lập đưa ra phán quyết
mang tính răn đe và một nền hành chính công liêm chính.

Áp dụng cho Việt Nam:


Thứ nhất, biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế
Theo Tổng Bí thư, trong công tác PCTN, trước hết phải có quyết tâm chính trị cao
và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất của Đảng, mà
trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN (nay là Ban Chỉ đạo
Trung ương về PCTN, tiêu cực). Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Phải biến quyết tâm
chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và
nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan,
tổ chức, đơn vị trong PCTN”.
Tham nhũng liên quan đến lợi ích, tiền tài, chức vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức,
cá nhân. Vì vậy, phải có quyết tâm chính trị rất cao, phải kiên quyết, không khoan
nhượng và hành động quyết liệt, cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Người được giao chức
vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa;
đồng thời phải tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực
của người có chức vụ, quyền hạn.
Thứ hai, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng
PCTN là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức
tạp, lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, “không ngừng”, “không
nghỉ” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp
chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững
chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một
cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”, một cơ chế răn đe, trừng
trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng” và một cơ chế bảo đảm để “không
cần tham nhũng”.
Trong đấu tranh PCTN, không được chủ quan, nóng vội, thỏa mãn; không được né
tránh, cầm chừng, không “ngừng”, không “nghỉ”, thiếu quyết liệt; vừa phải kiên
quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa
không để xảy ra tham nhũng, vừa phải luôn cảnh giác, đấu tranh với những âm
mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh PCTN để
kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử

Theo Tổng Bí thư, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là đột
phá, quan trọng. Trong phát hiện, xử lý phải quán triệt nguyên tắc: Có vụ việc thì
phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; xử lý cả
hành vi tham nhũng và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng, can thiệp, cản
trở việc chống tham nhũng. Có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết
luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật; vụ việc chưa đến
mức xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng, Nhà nước,
đoàn thể. Phải tiến hành đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính của Nhà
nước, đoàn thể và xử lý hình sự. Kỷ luật của Đảng phải thực hiện trước, là tiền đề
để xử lý kỷ luật hành chính của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự.
Từ năm 2012 đến 2022, qua công tác thanh tra, kiểm toán, đã xử lý, thu hồi được
hơn 975.000 tỷ đồng, gần 76.000 ha đất; xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá
nhân; chuyển cho cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu phạm tội...
Thứ tư, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội
trong đấu tranh PCTN
Để PCTN có hiệu quả, cần phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cơ quan và đại
biểu dân cử, MTTQ và các tổ chức thành viên, nhân dân, cơ quan truyền thông và
báo chí, doanh nghiệp, doanh nhân... Phải “lấy dân làm gốc”, dựa vào dân, lắng
nghe dân, lắng nghe dư luận để chọn lọc tiếp thu cái đúng, nhưng không chạy theo
dư luận. Triển khai có hiệu quả hoạt động PCTN ra khu vực ngoài Nhà nước; tăng
cường hợp tác quốc tế về PCTN.
Từ năm 2013 đến 2022, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham
mưu của Đảng đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và
PCTN; Quốc hội ban hành hơn 300 luật, pháp lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ ban hành hơn 2.600 nghị định, quyết định, chỉ thị; cấp ủy, tổ chức
đảng trực thuộc Trung ương ban hành hơn 45.000 văn bản; các bộ, ngành, địa
phương ban hành gần 100.000 văn bản để cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành, tổ chức
thực hiện công tác này.
Qua đó, đã xử lý nhiều vụ việc nổi cộm như vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng
phạm, vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm, vụ án Vũ Việt Hùng và đồng phạm,
vụ án Vũ Quốc Hảo và đồng phạm, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm,
vụ án Giang Kim Đạt và đồng phạm, vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, vụ án
Hà Văn Thắm và đồng phạm, vụ án Châu Thị Thu Nga và đồng phạm, vụ án Trịnh
Xuân Thanh và đồng phạm, vụ án Trần Phương Bình, vụ án Phan Văn Anh Vũ, vụ
án Đinh Ngọc Hệ, vụ án Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam, vụ án Hứa Thị
Phấn, vụ án tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, vụ án tại Công ty Hải
Thành,..., và mới đây là vụ Công ty Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh.
Thứ năm, tăng cường kiểm soát quyền lực
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc đến vấn đề kiểm soát được việc
thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp
chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan chức năng PCTN. Ban chỉ
đạo các cấp phải thực sự là trung tâm chỉ đạo, điều hòa phối hợp hoạt động, là chỗ
dựa vững chắc để các cơ quan chức năng PCTN thực thi nhiệm vụ được giao.
Kiểm soát quyền lực và thực hành liêm chính trước hết phải được tiến hành có hiệu
quả trong các cơ quan này, phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống
tham nhũng.
Trong đó, đội ngũ cán bộ làm công tác PCTN phải có bản lĩnh vững vàng, có dũng
khí đấu tranh, phải trung thực, liêm chính, “chí công vô tư”, thực sự là “thanh bảo
kiếm” của Đảng, Nhà nước trong công tác này. Nhờ đó, trong 10 năm qua, các cơ
quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000
vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo
Trung ương về PCTN đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc;
trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm
trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083
bị cáo, trong đó có 37 cán bộ diện Trung ương quản lý, bị xử lý hình sự (1 ủy viên
Bộ Chính trị, 10 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 6 bộ trưởng, nguyên
bộ trưởng, 13 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang...).
Thứ sáu, các giải pháp PCTN, tiêu cực phải phù hợp với đặc điểm, tình hình ở
Việt Nam
Các giải pháp PCTN phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm của nước ngoài. Đồng thời, phải xây dựng được văn hóa công vụ của mỗi
ngành, cơ quan, đơn vị. Trong từng giai đoạn khác nhau phải xác định những
nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính đột phá, phù hợp với tình hình của đất
nước, của địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Điều này góp phần đánh tan các luận điệu xuyên tạc cho rằng Việt Nam đang thực
hiện công tác PCTN rập khuôn của nước khác. Trên thực tế, chúng ta luôn nghiên
cứu, rút kinh nghiệm, tiếp thu các cách làm hay của tất cả các nước và vận dụng
phù hợp với tình hình của Việt Nam.

Câu 2:

“Hồi tỵ” có nghĩa là tránh đi hoặc né tránh. Luật “hồi tỵ” quy định, những người
thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê... thì
không được làm quan cùng một chỗ. Nếu ai gặp những trường hợp nói trên thì phải
tâu báo lên triều đình và các cơ quan chức năng để bố trí chuyển đi chỗ khác. Luật
“hồi tỵ” cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình.
Đây là một biện pháp cần thiết và hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý của các
cơ quan công quyền ở nước ta, nơi mà truyền thống văn hoá, tình cảm gia đình,
dòng họ, địa phương, quan hệ thầy trò… khá sâu đậm và có những ảnh hưởng nhất
định đến việc thực thi quyền lực.

Vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh ban hành và thực hiện luật "hồi tỵ" với
mục đích đề phòng việc kéo bè, kéo cánh, đem tình cảm riêng chi phối các mối
quan hệ làm việc trong các cơ quan nhà nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của
bệnh cục bộ địa phương, gia đình chủ nghĩa. Theo các ông, để bộ máy nhà nước
hoạt động minh bạch, có hiệu lực, hiệu quả thì những người làm việc trong bộ máy
ấy phải vô tư, khách quan, tận tuỵ vì công việc chung. Trong cùng một cơ quan, tổ
chức nếu có những người có quan hệ họ hàng, thân thuộc thì khi giải quyết công
việc, khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật sẽ dễ bị tình
cảm cá nhân chi phối, không thể khách quan, công tâm.

Trong lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam, vua Lê Thánh Tông là vị vua đầu
tiên đã ban hành và thực hiện luật “hồi tỵ” rất cụ thể và nghiêm túc. Trong Bộ luật
Hồng Đức, ông quy định những điều khoản phải “hồi tỵ”: “Cha con, thầy trò, anh
em, vợ chồng, thông gia... không được làm, không được tổ chức thi cùng một nơi”.

Để ngăn ngừa việc kéo bè, kéo cánh liên quan đến quyền uy của dòng họ, vua Lê
Thánh Tông thực hiện chế độ “hồi tỵ” ngay từ việc cắt đặt xã quan ở các làng xã.
Năm 1488, nhà vua xuống dụ quy định: “Từ nay các quan phủ, huyện, châu xét đặt
xã trưởng, hễ là anh em ruột, anh em con chú, con bác, bác cháu, cậu cháu với
nhau thì chỉ cho một người làm xã trưởng, không được cho cả hai cùng làm để trừ
mối tội bè phái hùa nhau”(1).

Năm 1497, ông xuống dụ quy định bổ sung: “Các viên quan quản quân, quản dân
nếu người nào có quê quán ở ngay phủ, huyện mình cai trị, có nhà ở nha môn mình
làm việc, thì Bộ lại điều động đi nơi khác, chọn người khác bổ thay”(2).

Đối tượng thực hiện luật “hồi tỵ” dưới triều vua Lê Thánh Tông là tất cả quan lại
trong bộ máy ở triều đình trung ương và các cấp chính quyền địa phương. Đặc biệt,
ông rất quan tâm đến việc áp dụng luật “hồi tỵ” ở các làng, xã, nơi mà các quan hệ
xã hội bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ gia đình, bà con, họ hàng.

Luật “hồi tỵ” dưới triều vua Minh Mệnh được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng
và bổ sung những quy định mới, bao gồm:

- Quan lại ở các bộ, trong Kinh và ở các tỉnh, huyện hễ có bố, con, anh em ruột,
chú bác, cô dì cùng làm một chỗ đều phải đổi đi chỗ khác. Đối với Viện thái y là
viện chuyên giữ việc thuốc men, chữa bệnh cần phải cha truyền con nối thì không
phải áp dụng luật “hồi tỵ”.

- Những quan lại, ai quê ở phủ, huyện nào thì cũng không được làm việc tại nha
môn của phủ, huyện ấy.

- Quan lại ở các nha thuộc phủ, huyện ai là người cùng làng thì phải chuyển đi nha
môn khác làm việc.

- Quan lại không được làm quan ở chính quê hương mình, quê vợ mình, thậm chí
cả nơi đi học lúc còn trẻ.

- Người có quan hệ thông gia với nhau, thầy trò cũng không được làm quan cùng
một chỗ.

- Khi thanh tra, thụ lý án, nếu trong đó có tình tiết liên quan đến người thân thì
phải bẩm báo để triều đình cử người khác thay thế.

- Quan lại không được coi thi, chấm thi ở nơi nào có những người ruột thịt, thân
quen ứng thi. Nếu có thì phải tâu trình thay người khác.

- Nghiêm cấm các quan đầu tỉnh không được đặt quan hệ giao du, kết thân, kết hôn
với đàn bà, con gái nơi mình trị nhậm, cấm tậu nhà, tậu ruộng... trong địa hạt cai
quản của mình(3).

Ngoài những quy định về “hồi tỵ” như trên, vua Lê Thánh Tông và vua Minh
Mệnh còn đề ra những quy định rất cụ thể về các hình thức xử phạt nếu quan lại
nào vi phạm các quy định về luật “hồi tỵ”. Trong chỉ dụ năm 1448, vua Lê Thánh
Tông nhấn mạnh: “Nếu ai man trá sẽ bị nghiêm trị”.

Những quy định trong luật “hồi tỵ” được áp dụng dưới triều vua Lê Thánh Tông và
vua Minh Mệnh rất cụ thể, đối tượng và phạm vị áp dụng luật rất rộng, đã góp
phần làm cho bộ máy nhà nước được củng cố, tránh được tình trạng cục bộ, bè
phái, địa phương chủ nghĩa, các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu
quả hơn.

Thực tế ở nước ta cho thấy, khi luật “hồi tỵ” không được thực hiện nghiêm chỉnh,
dùng quan hệ họ hàng, thân quen, “cánh hẩu” vào mục đích cá nhân, dẫn đến
những hậu quả tai hại về nhiều mặt:
Một là, kéo bè, kéo cánh làm lũng đoạn, tha hóa bộ máy nhà nước. Bằng mọi cách
những người cùng phe cánh tự ca ngợi nhau, thành lập các nhóm, ê kíp, vô hiệu
hoá những người không cùng chính kiến với mình, gây mất dân chủ trong các cơ
quan nhà nước.

Hai là, tìm việc, thăng quan tiến chức nhờ vào mối quan hệ thân quen. Từ thời rất
xa xưa trong xã hội đã tồn tại những quan niệm “một người làm quan cả họ được
nhờ”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”... rồi đến xã hội hiện đại chúng ta đang
sống, cứ mỗi lần về quê người ta lại kháo nhau ông nọ, bà kia làm quan ở Trung
ương, ở thành phố... Chẳng biết anh em họ hàng từ đời thủa nào nhưng vẫn khuyên
nhau “sao không đến đó mà nhờ”!

Trên phương diện tình cảm thì “thân quen” là động lực thúc đẩy sự gắn kết, gần
nhau, hiểu nhau hơn. Nhu cầu tất yếu đó có ích cho sự phát triển đa dạng các quan
hệ xã hội. Nhưng một khi “thân quen” chỉ là công cụ để đạt được các mục đích tìm
việc, tạo phe cánh, thăng quan tiến chức, trục lợi, tham nhũng... thì quả là nguy
hiểm cho sự phát triển của xã hội. Một cơ quan, đơn vị nếu chỉ xét trên tiêu chí
người thân, người quen hoặc anh em, họ hàng để tuyển dụng, đề bạt thì nhân tài sẽ
bị lãng quên, đức hạnh, tài năng khi đó cũng không còn mấy ý nghĩa.

Ba là, sự liên minh của doanh nghiệp “sân sau” với các quan chức nhà nước để
trục lợi, tham nhũng. Đây là biến tướng nguy hiển của mối quan hệ họ hàng, thân
quen thời hiện đại. Sự liên kết này xuất phát từ các quan hệ gia đình, họ hàng,
người làm chính trị, người làm kinh tế. Họ giàu có lên một cách nhanh chóng nhờ
“tài kinh doanh” của những người thân. Đằng sau cái “tài kinh doanh” đó bao giờ
cũng có hình bóng của những người trong bộ máy công quyền. Những hợp đồng
béo bở, những mối quan hệ làm ăn thuận lợi được chuyển cho các công ty do con
em người thân của họ thành lập.

Những hậu quả nêu trên, dù xét ở khía cạnh nào cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển của đất nước. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo: “Họ
kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình không tài năng gì cũng kéo vào chức này,
chức nọ. Người có tài, có đức nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Họ
quên rằng đây là việc công chứ không phải việc riêng gì dòng họ của ai”(4).

Từ việc nghiên cứu luật “hồi tỵ” dưới triều các ông vua cải cách và để đấu tranh
phòng, chống tham nhũng hiệu quả, khắc phục những bất cập trong công tác quản
lý hiện nay, xin có một số đề xuất sau:
Một là, cần mở rộng đối tượng và phạm vi áp dụng luật “hồi tỵ”. Khoản 3, Điều
37, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và
năm 2012) quy định: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của
mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký hợp
đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó”. Có thể thấy, Luật Phòng, chống tham
nhũng hiện hành quy định đối tượng và phạm vi áp dụng những quy định của luật
“hồi tỵ” hẹp hơn rất nhiều so với luật “hồi tỵ” của cha ông ta thủa trước.

Hai là, ban hành những chế tài đủ mạnh buộc những đối tượng thực hiện những
quy định của luật “hồi tỵ” phải nghiêm chỉnh thực hiện. Luật Phòng, chống tham
nhũng hiện hành quy định đối tượng và phạm vi áp dụng luật “hồi tỵ” đã hẹp như
vậy, nhưng việc thực hiện những quy định ấy chưa được nghiêm. Một trong những
nguyên nhân chính là vì chúng ta chưa có những chế tài đủ mạnh buộc những đối
tượng áp dụng phải thực hiện. Ở một số cơ quan, tổ chức hiện nay việc thực hiện
các quy định tại Khoản 3, Điều 37 Luật Phòng, chống tham còn tùy tiện, gây ra
nhiều bức xúc và hậu quả rất đáng lo ngại. Ở không ít cơ quan, tổ chức đã xảy ra
tình trạng cán bộ lãnh đạo nhận nhiều người nhà, anh em, con cái, họ hàng vào làm
việc trong cơ quan do mình phụ trách. Không ít cán bộ, công chức trong cùng một
cơ quan, tổ chức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trình độ, năng lực của những
người này cũng là vấn đề “tế nhị” trong tuyển dụng, sử dụng. Hình ảnh "cơ quan -
gia đình, gia đình - cơ quan” diễn ra ở khá nhiều nơi. Thực trạng này ắt dẫn đến
việc kéo bè, kéo cánh, tình trạng mất dân chủ trong các cơ quan, tổ chức.

Những biểu hiện tiêu cực của cái gọi là “thân quen, họ hàng” đã ảnh hưởng không
nhỏ đến tính minh bạch, dân chủ trong bộ máy nhà nước. Để khắc phục, chúng ta
rất cần có sự thay đổi; cần áp dụng cơ chế, chính sách mạnh buộc những người
tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy
định của pháp luật./.

You might also like