You are on page 1of 3

Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong phòng,

chống tham nhũng

Trong báo cáo phục vụ xây dựng chuyên đề “Thực trạng ban hành các văn
bản dưới luật của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ về kiểm soát quyền lực
trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, UBND TP đã kiến nghị Bộ Nội vụ 6
giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực phòng, chống
tham nhũng.

Một là cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở, đặc
biệt là các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng các cấp như:
Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân,
Công an nhân dân. Đây là những cơ quan giúp nhà nước giữ gìn kỷ luật, kỷ
cương, pháp luật và kiểm soát quyền lực.

Hai là tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ trong
các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cao, bản lĩnh chính trị và tinh thần trách nhiệm. Mỗi cán bộ, công
chức từ Trung ương đến cơ sở, trong đó có cán bộ, công chức các cơ quan
chuyên trách phòng, chống tham nhũng đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác
thực hiện tốt nhất quyền và trách nhiệm được giao và tự kiểm soát chức trách,
nhiệm vụ của chính mình.

Ba là tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật nhà nước, kỷ luật, kỷ cương hành
chính, bảo đảm cho quyền lực được thực hiện đúng đắn, có hiệu lực, lành mạnh
và việc kiểm soát quyền lực có hiệu quả; các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà
nước phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra Đảng và các cơ quan nội chính
thường xuyên tiếp thu kiến nghị, phản ánh của nhân dân, kịp thời phát hiện, xử
lý những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Bốn là Nhà nước cần hoàn thiện hệ cơ chế quản lý, kiểm soát ngân sách,
vốn và tài sản của nhà nước, tài nguyên của đất nước; tránh để việc lợi dụng
chức vụ để tham nhũng, chiếm đoạt tiền, đất đai... như trong thời gian vừa qua.

Năm là tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của các
cơ quan, trong đó có cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng, qua đó
ngăn ngừa tha hóa quyền lực, lạm quyền, lộng quyền và tạo mọi điều kiện để
người dân dễ dàng, thuận lợi trong tiếp cận thông tin về hoạt động của nhà nước,
đặc biệt là những thông tin về những quyết định liên quan đến quyền và lợi ích
của người dân. Việc công khai, minh bạch buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân
được giao quyền phải thực hiện đúng đắn, nghiêm túc, công bằng các quyền hạn
được giao, phải giải trình đầy đủ những vấn đề liên quan đến việc thực thi quyền
hạn khi có yêu cầu.

Sáu là bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện quyền
lực, các cơ quan nhà nước phải đặt mình dưới sự giám sát của nhân dân, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với cơ
quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức. Những ý kiến, kiến nghị, khiếu
nai, tố cáo của nhân dân về các hành vi lạm quyền, lộng quyền, sử dụng quyền
lực vì mục đích cá nhân, lợi ích nhóm, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền cần
phải được nghiêm túc lắng nghe, tiếp nhận và xử lý theo đúng quy định của
pháp luật.

Ngoài các giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nói chung, đặc
biệt là kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, cấp ủy
Đảng, chính quyền các cấp cần có giải pháp nâng cao năng lực và trình độ thực
hành dân chủ và khả năng giám sát của các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động
của các tổ chức nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực phòng,
chống tham nhũng; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -
xã hội, các tổ chức xã hội trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các tầng lớp
nhân dân thực hiện hiệu quả các quyền làm chủ của mình, trong đó có quyền
giám sát việc thực hiện quyền lực trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.

You might also like