You are on page 1of 3

Câu 2: Phân tích vai trò của thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước

Theo Điều 2 Luật Thanh tra năm 2022, “Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Vai trò của thanh tra đối với quản lý nhà nước là vô cùng quan trọng, xuất phát từ mục đích
của hoạt động thanh tra. Vậy nên, hoạt động thanh tra nhằm điều chỉnh cách thức, phương
pháp quản ly của các cơ quan hành chính nhà nước, với ý nghĩa là bảo vệ mục đích của quản
lý hành chính nhà nước, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thực hiện tốt các quyền của
mình trên thực tế.
Nhìn chung, Thanh tra có 6 vai trò chính trong quản lý hành chính nhà nước:
- Thanh tra là một trong ngững phương thức kiểm soát hoạt động quản lý hành chính
nhà nước
- Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Thanh tra góp phần xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền và đảm bảo quyền con
người, quyền công dân
- Thanh tra là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật
- Thanh tra góp phần nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước
- Thanh tra góp phần nâng cao năng lực của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Thứ nhất, Thanh tra là một trong những phương thức kiểm soát hoạt động quản lý hành chính
nhà nước.
Xuất phát từ bản chất quyền lực nhà nước ở Việt Nam là thống nhất, có sự phân công phố hợp
kểm soát giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
(Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013). Mỗi nhánh quyền lực được trao cho các cơ quan khác
nhau, trong đó: Quốc hội nắm quyền lập pháp, có quyền làm ra Hiến pháp và Luật. Chính phủ
nắm quyền hành pháp có nhiệm vụ thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào tổ chức xã hội và
quản lý xã hội. Toà án nhân dân nắm quyền tư pháp có nhiệm vụ xét xử nhằm bảo vệ pháp
luật. Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp không hoàn toàn tách biệt nhau mà “ràng buộc lẫn nhau”, cả ba quyền đều phải phối hợp
với nhau, phải hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và
quyền hạn mà Nhân dân giao cho mỗi quyền được Hiến pháp – Đạo luật gốc của nhà nước và
xã hội quy định.
Các cơ quan thanh tra thuộc hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ thực thi
pháp luật và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, kế hoạch của nhà nước bằng hoạt động
bằng việc kiểm tra, thanh tra,giám sát cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó, giám sát chủ
yếu được thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc; hoạt động này được tiến hành
bởi Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan tư pháp và toàn thể nhân dân thông
qua hoạt động thực hiện chức năng, thẩm quyền do pháp luật quy định. Kiểm tra là hoạt động
thường xuyên của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới, có quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biện pháp hoạt
động tích cực với đôi tượng bị điều tra. Thanh tra là một trong những phương thức kiểm soát
hoạt động quản lý hành chính nhà nước thông qua hoạt động của các tổ chức thanh tra nhà
nước. hoạt động này có thể yêu cầu, kiên nghị xử lý hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế
đảm bảo công tác thanh tra
Hoạt động thanh tra giúp kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước chấp hành theo
đúng quy định của pháp luật. Trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, thanh tra đảm
bảo quyền lực nhà nước được trao cho cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có
quyền, trách nhiệm được thực hiện đúng chức phận trong quá trình thực thi công vụ. trong
nền công vụ, cấc cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ nhân danh nhà nước, mang tính quyền
lực nhà nước. Nếu quá trình này không được hoặc bị kiểm soát thì có thể xảy ra tình trạng lạm
quyền hoặc thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ. Tất cả những trạng thái đó đều là biểu
hiện của việc không tuân thủ trong thực hiện quyền lực nhà nước.
Hoạt động này giúp kiểm soát tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý hành chính nhà nước tránh
xuất hiện sai phạm. Hoạt động này bao gồm tổng thể các phương thức tổ chức – pháp lý bao
gồm các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra do các cơ quan tổ chức nhà nước, các tổ chức
xã hội và công dân tiến haành nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ lợi ích Nhà nước,
lợi ích xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Tóm lại, thanh tra là một trong những phương thức hữu hiệu trong những phương thức hữu
hiệu đối với hoạt động quản lý hnahf chính nhà nước bởi có hệ thống tổ chức, nghiệp vụ rõ
ràng.
Thứ hai, Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Thanh tra là một chu trình của quản lý nhà nước (là giai đoạn cuối cùng), có vai trò kiểm
định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước. Công tác thanh tra phát hiện những ơ hở, yếu
kém qua đó đề ra những biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế,
chính sách nhằm quản lý tốt hơn, đạt hiêu quả. Quản lý nhà nước không có thanh tra dẫn đến
quan liêu, xa rời thực tiễn. Thanh tra là quy trình, quy luật tất yếu trong bất cứ hoạt động quản
lý nhà nước nào.
Thanh tra đảm bảo hiệu lực của quản lý nhà nước, kiểm soát các đố tượng bị thanh tra, phát
hiện các sai phạm và đưa ra các biện pháp xử lý sai phạm, kết luận và xử lý kịp thời những
việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, đảm bảo kỷ cương
và trong sạch bộ máy nhà nước. Trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, vai trò của công
tác thanh tra ngày càng cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành
chính nhà nước.
Thanh tra đảm bảo hiệu quả của quản lý nhà nước nhằm đạt được kết quả tối đa trong quản lý
hành chính nhà nước. Các cơ quan thanh tra thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất tránh tình trạng “bỏ túi”, giảm chi phí một cấch tối đa.
Thứ ba, thanh tra góp phần xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền và đảm bảo quyền con
người, quyền công dân.
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa những đặc trưng là Nhà nước của dân,
do dân và vì dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở
Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp; quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối
thượng của pháp luật trong đời sống xã hội; tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền
và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã
hội. thanh tra thông qua tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng, trên cơ sở đó đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt
động trong khuôn khổ của pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.
Qua đó, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp, đảm bảo tính pháp chế XHCN, tính tối
thượng của pháp luật trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta. Để bảo vệ Hiến pháp và pháp
luật, đồng thời bảo đảm pháp luật được thực thi trong mọi mặt của đời sống xã hội, hoạt động
thanh tra, phòng, chống tham nhũng, cùng với các thiết chế kiểm tra, giám sát khác, hoạt động
thanh tra phải góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tiêu cực, tham
nhũng trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
Cơ quan thanh tra là một bộ phận trong hệ thống các cơ chế đảm bảo quyền con người, quyền
công dân. Hiến pháp năm 2013 đa quy định về quyền và các cơ chế đảm vào quyền con người
và quyền công dân; Điều 3, Điều 28, Điều 30. Với chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo,
thanh tra phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và tự do công dân thông qua việc
tổ chức tiếp công dân hiệu quả, lắng nghe những ý kiến, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người
dân. Giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nhưng phải
bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo nguyên tắc “thấu tình, đạt lý”, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong hệ thống các cơ chế đảm bảo quyền con người, quyền
công dân cũng như quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
thanh tra có vai trò quan trọng.
Thứ tư, thanh tra là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật.
Tính phòng ngừa của hoạt động thanh tra được thể hiện rõ nét. Hoạt động thanh tra là sự hiện
thân của kỷ cương phép nước, bất luận trong trường hợp nào, pháp luật phải được tuân thủ
tuyệt đối. Hoạt động thanh tra luôn là cách thức phân tích, mổ xẻ một cách sâu sắc nên các
giải pháp mà các cơ quan thanh tra đưa ra hông chỉ hướng vào việc xử lý hành vi vi phạm mà
còn khắc phục những kẽ hở, sự bất cập của chính sách, pháp luật của nhà nước. Thanh tra
luôn mang tính định hướng và xây dựng. Thông qua hoạt động thanh tra có thể dự báo được
tình hình vi phạm pháp luật sẽ xảy ra từ đó có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

You might also like