You are on page 1of 5

Phân tích các giai đoạn kiểm tra hành chính?

Trong các giai đoạn kiểm tra hành chính, theo anh
chị giai đoạn nào là quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của hoạt động kiểm tra?

Trả lời:
Công tác kiểm tra trong hoạt động quản lý nhà nước
Công tác kiểm tra có vai trò quan trọng trong quản lý nói chung, quản lý nhà nước nói riêng. Để
thực hiện hiệu quả, chất lượng công tác kiểm tra cần có sự quan tâm của tất cả các cơ quan, ban
ngành. Bài viết dưới đây sẽ nêu khái quát về khái niệm, chủ thể, đối tượng, mục đích, ý nghĩa của
kiểm tra, đồng thời phân loại hoạt động kiểm tra và phân biệt hoạt động kiểm tra với hoạt động
thanh tra.

1. Khái niệm
Theo Từ điển tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” (Từ điển
Tiếng Việt, Nxb Ngôn ngôn ngữ 1992). Theo Từ điển Luật học thì kiểm tra là xem xét tình hình
thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được
giao để đánh giá, nhận xét... Kiểm tra cũng là công tác thuộc nhiệm vụ của cơ quan cấp trên đối
với cấp dưới, của thủ trưởng đối với nhân viên.
Hiểu một cách chung nhất, kiểm tra là loại hoạt động mà chủ thể kiểm tra tiến hành xem xét tình
hình thực tế của đối tượng kiểm tra để đưa ra những đánh giá, nhận xét, kiến nghị, xử lý.
Kiểm tra là một hoạt động thường xuyên. Do tính chất này mà chúng ta không thể nói là đã có một
hệ thống kiểm tra hữu hiệu nếu chỉ có những người lãnh đạo tổ chức và những cán bộ tổ chức
chuyên trách tham gia vào hoạt động kiểm tra công việc. Điều quan trọng là phải thiết lập được hệ
thống tự kiểm tra và một nề nếp kiểm tra lẫn nhau trong nội bộ tổ chức và giữa các đơn vị phối
hợp. Cơ sở của kiểm tra là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhân tố chủ quan và khách quan trong tổ
chức hoặc hai nhân tố khác nhau trong cùng một công việc.
2. Chủ thể kiểm tra
Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đa dạng. Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc
cũng có thể là một chủ thể phi Nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội đối với các thành viên của mình (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn
thanh niên, Hội phụ nữ...); hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp: Kiểm tra của Giám
đốc đối với các phòng ban, kiểm tra của quản đốc đối với người lao động. Trên một bình diện rộng
hơn nữa, kiểm tra có thể là sự xem xét thực tế để đưa ra đánh giá, nhận xét của bất kỳ một cá nhân
nào trong xã hội trong bất cứ một hoạt động nào.
3. Đối tượng kiểm tra
Do chủ thể thực hiện việc kiểm tra đa dạng nên đối tượng của kiểm tra cũng là đa dạng. Tùy theo
thẩm quyền của chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra, đối tượng kiểm tra có thể là Đảng viên, tổ
chức đảng; công chức, cơ quan – tổ chức cấp dưới trong hệ thống cơ quan nhà nước; người lao
động, phòng – ban trong doanh nghiệp.
4. Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra
Những mục tiêu mà hoạt động kiểm tra hướng tới là:
- Theo dõi để cho hoạt động của tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công giữa
các đơn vị;
- Quan sát để đảm bảo rằng nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với thực tế.
Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất công việc của từng đơn vị:
- Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đặt ra.
Về góc độ quản lý chung, kiểm tra nhằm mục đích xem xét hợp lý hay không hợp lý của một
chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế.
Trong quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra có mục đích là tìm kiếm động cơ, nguyên nhân cán
bộ làm tốt (hay không làm tốt) nhiệm vụ được giao; chỉ ra những yếu kém bất cập trong quản lý,
nguyên nhân của chúng nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục; Phát hiện kịp thời các vi phạm
pháp luật, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý
kịp thời, xây dựng những biện pháp phòng ngừa.
* Ý nghĩa
Kiểm tra là một trong những chức năng của quản lý nói chung, quản lý nhà nước nói riêng;
Kiểm tra góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước;
Kiểm tra là một trong những phương thức bảo đảm pháp chế XHCN, kỷ luật trong quản lý nhà
nước;
Kiểm tra góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật;
5. Các yêu cầu đối với kiểm tra
Công tác kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tính chính xác;
Tính khách quan;
Tính công khai.
6. Phân loại các hoạt động kiểm tra
Có nhiều cách phân loại hoạt động kiểm tra, dựa trên những tiêu chí phân loại cụ thể:
- Dựa vào chủ thể tiến hành kiểm tra, kiểm tra gồm có:
Kiểm tra đảng (do cơ quan Ủy ban Kiểm tra đảng các cấp);
Kiểm tra hành chính (do người có thẩm quyền kiểm tra hành chính tiến hành);
- Dựa vào thời gian tiến hành kiểm tra:
Kiểm tra theo kế hoạch;
Kiểm tra đột xuất.
- Dựa vào phạm vi kiểm tra:
Kiểm tra toàn diện;
Kiểm tra trong một phạm vi cụ thể
7. Phân biệt giữa hoạt động kiểm tra và hoạt động thanh tra
Trên thực tế, hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra có những quan hệ mật thiết gắn bó với
nhau, cả hai hoạt động này đều có cùng mục đích hoạt động là nhằm phát huy những nhân tố tích
cực; phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
của các chủ thể, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và đưa ra các biện pháp tổ chức
thực hiện tiếp theo để đạt kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, đây vẫn là hai hoạt động quản lý
nhà nước riêng biệt và được phân biệt bởi những tính chất đặc thù sau:
Thứ nhất, về chủ thể tiến hành: chủ thể tiến hành hoạt động Thanh tra không đa dạng bằng chủ thể
tiến hành của hoạt động kiểm tra. Chủ thể tiến hành của hoạt động thanh tra chỉ có cơ quan thanh
tra được quy định tại Luật Thanh tra 2010. Bên cạnh đó, đối với hoạt động kiểm tra thì chủ thể
tiến hành rất rộng và đa dạng, bao gồm tất cả các thủ trưởng cơ quan, người được giao chức năng
kiểm tra tại các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị – xã hội (Đảng,
Công đoàn, Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh…), các lực lượng vũ trang; họ
đều là chủ thể của hoạt động kiểm tra, có trách nhiệm tự kiểm tra hoạt động của mình, kiểm tra
hoạt động cấp dưới của mình.
Thứ hai, về cơ sở pháp lý: hoạt động thanh tra được thực hiện trên cơ sở pháp lý quy định tập
trung, đầy đủ tại Luật Thanh tra 2010, trái ngược với nó, hoạt động kiểm tra hiện nay vẫn chưa có
văn bản pháp luật quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra nói chung. Thẩm quyền kiểm tra được
quy định trong các văn bản pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Thứ ba, về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động của thanh tra thường hẹp hơn phạm vị hoạt động
của kiểm tra. Phạm vi hoạt động của thanh tra chủ yếu được thực hiện theo kế hoạch, thường được
chọn lọc một cách kĩ lưỡng để đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm, hiệu lực hiệu quả của thanh tra
cũng như đảm bảo mục đích của thanh tra. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra thường được diễn ra
thường xuyên và thực hiện trên diện rộng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong đó có cả
hình thức mang tính quần chúng không bắt buộc theo hình thức, trình tự, thủ tục nghiêm ngặt như
hoạt động thanh tra do Luật thanh tra quy định.
Thứ tư, về phương pháp tiến hành: phương pháp tiến hành của hoạt động thanh tra bao gồm xem
xét, kết luận và ở mức độ nào đó được người quản lý uỷ quyền xử lý những việc làm sai lệch của
đối tượng bị quản lý nhằm bảo đảm cho các quyết định quản lý được chấp hành nghiêm chỉnh, có
hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, có quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm, xử lý như: phong tỏa tài
khoản, thu hồi tiền, yêu cầu cung cấp thông tin. Đối với hoạt động kiểm tra, phương pháp tiến
hành bao gồm xem xét những sự việc diễn ra có đúng với các quy tắc đã xác lập và các mệnh lệnh
về quản lý đã ban ra hay không. Đối với hoạt động kiểm tra cũng không có quy định về việc áp
dụng các biện pháp bảo đảm, xử lý
Tác giả: Đặng Minh Quân
Trưởng phòng PGQKNTC - Thanh tra Bộ Tư pháp

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luật Thanh tra năm 2010;
Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước (Chương trình chuyên viên chính) Phần II –
Học viện Hành chính quốc gia. NXB Khoa học và kỹ thuật năm 2013;
PGS.TS Lê Thiên Hương: Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý hành chính nhà nước;
Nguyễn Hữu Luận - Khoa Nhà nước và Pháp luật: Thanh tra, kiểm tra và những khác biệt cơ bản

Kn kiểm tra hành chính:

+ Kiểm tra vừa là chức năng quản lý vừa là giai đoạn trong chu trình quản lý nhằm xem xét, đánh
giá thực tế việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan đơn vị kịp thời phát hiện các sai lệch , vi phạm
trong thực hiện chính sách pháp luật để có căn cứ cho việc điều chỉnh tiếp theo. Ví dụ: điểm danh,
Kiểm tra giấy tờ.

+ Kiểm tra hành chính: là phương thức để đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính
NN, bảo đảm bảo vệ các quyền lợi ích (tự do) hợp pháp của công dân. Ví dụ: kiểm tra an ninh trật
tự, tạm trú, tạm vắng.

* Đặc điểm của Kiểm tra hành chính:


– Kiểm tra nội bộ cơ quan hành chính NN và kiểm tra các đối tượng trong phạm vi quản lý hành
chính NN. Vì vậy đối tượng chụi sự kiểm tra hành chính có thể là các cơ quan hành chính NN, đội
ngũ cán bộ, công chức nhưng cũng có thể là các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quản lý của hệ
thống hành chính. (Kiểm tra thu – chi tài chính; Thực hiện quy chế cơ quan; khen thưởng…)

– Là hoạt đông thường xuyên của từng cơ quan hành chính NN.

– Chủ thể tiến hành kiểm tra hành chính bao gồm: các cơ quan hành chính NN (Chính phủ, Bộ,
các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND) và những người đứng đầu các cơ quan đó.

– Hoạt động kiểm tra hành chính là hoạt động mang tính quyền lực NN buộc các đối tượng phải
tuân thủ…Khi thực hiện kiểm tra có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, kỷ luật or các biện
pháp tác động tích cực đến các đối tượng bị kiểm tra như khen thưởng về vật chất, tinh thần.

– Hoạt động kiểm tra hành chính đươc tiến hành dưới nhiều hình thức như: nghe báo cáo và đánh
giá báo cáo của đối tượng, tổ chức các đoàn kiểm tra.

– Hoạt động này có thể tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ or đột xuất.

( Kiểm tra: đối tượng các cơ quan HCNN, tổ chức, cá nhân thuộc sự quản lý của cơ quan NN, xử
lý ngay nếu vi phạm. Giám sát: all cơ quan NN: lập pháp, hành pháp, tư pháp; trừ trường hợp mới
có quyền xử lý ngay. Thanh tra: all cơ quan NN trừ TA, VKS; trừ trường hợp mới có quyền xử lý
ngay).

You might also like