You are on page 1of 5

CHƯƠNG 7 : KIỂM TRA

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA


1. Khái niệm kiểm tra
Kiếm tra là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt
hơn, đồng thời, kiểm tra giúp phát hiện ra những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, bảo đảm
cho hoạt động thực hiện đúng hướng.

2. Bản chất của kiểm tra


2.1 Kiểm tra là hệ thống phản hồi và kết quả của các hoạt động

2.2 Kiểm tra là hệ thống phản hồi dự báo

3. Vai trò của kiểm tra


- Thẩm định tính đúng sai của chiến lược, đường lối, kế hoạch, tính tối ưu của cơ cấu tổ chức quản
lý....
- Đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với kết quả cao
- Đảm bảo thực thi quyền lực quản lực ưuanr lý của các nhà lãnh đạo hệ thống
- Giúp hệ thống theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường
- Tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới

4. Nội dung và mức độ kiểm tra


4.1 Nội dung kiểm tra
4.2 Mức độ kiểm tra
Các nhà quản trị khi thiết lập hệ thống kiểm tra cần xác định sự cân đối tốt nhất giữa kiểm tra và
quyền tự do của các cá nhân; giữa chi phí cho kiểm tra và lợi ích do hệ thống này đem lại cho doanh
nghiệp.

5. Những yêu cầu đối với hệ thống


- Hệ thống kiểm tra cần được thiết kế theo các kế hoạch
- Kiểm tra phải mang tính đồng bộ
- Kiểm tra phải công khai, chính xác và khách quan
- Kiểm tra cần phù hợp với tổ chức và con người trong hệ thống
- Kiểm tra cần phải linh hoạt, có độ đa dạng hợp lý
- Kiếm tra cần phải hiệu quả, có trọng điểm, địa điểm kiểm tra

6. Các chủ thể kiểm tra


6.1 Kiểm tra của Hội đồng quản trị
Nhiệm vụ của Hội đồng quản trị : Phê duyệt/thông qua hệ thống mục tiêu dài/ ngắn hạn, quy định rõ
thẩm quyền/chế độ trách nhiệm của HĐQT, phê duyệt những nội và phạm vi kiểm tra trong từng thời
kỳ, phê duyệt/thông qua hệ thống tổ chức thực hiện việc kiểm tra các cấp, phê duyệt/thông qua các dự
án tổ chức trang bị phương tiện/ dụng cụ kiểm tra cho các bộ phận/ cá nhân thực hiện kiểm tra, ra
quyết định và kiểm tra việc thực hiện các quyết định.
6.2 Kiểm tra của ban kiểm soát
Nhiệm vụ và quyền hạn của ban kiểm soát : kiểm tra sổ sách kế toán/tài sản/các bảng tổng kết tài
chính của công ty và triệu tập đại hội đồng khi xét thấy cần thiết, trình đại hội đồng báo cáo thẩm tra
các bảng tổng kết tài chính của công ty, báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra về
ưu/khuyết điểm trong quản trị tài chính của hội đồng quản trị
6.3 Kiểm tra của Giám đốc doanh nghiệp
Giám đôc doanh nghiệp có trách nhiệm : tổ chức và thực hiện chế độ kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ/kế hoạch/pháp luật và xét giải quyết khiếu nại/tố cáo theo thẩm quyền trong phạm vi cơ quan/ đơn
vị của mình, thực hiện yêu cầu/kiến nghị/quyết định về thanh tra của tổ chức thanh tra/đoàn thanh tra/
thanh tra viện hoặc cơ quan quản trị cấp trên thuộc trách nhiệm của cơ quan/ đơn vị mình, tạo điều
kiện cho ban thanh tra nhân dân trong cơ quan.
6.4 Kiểm tra của Hội viên
Quyền hạn của hội viện : quyền được thông tin về các sổ sách kế toán và các chương trình kế hoạch
hoạt động của doanh nghiệp, quyền được kiểm tra, có quyền kiểm tra việc chuyển nhượng vốn cũng
như kiểm tra việc tham gia hoặc không tham gia vào doanh nghiệp của các hội viên, cử ủy viên kiểm
tra tài chính.
6.5 Kiểm tra của người làm công
Quyền hạn của người làm công : có quyền thông qua những quản trị viên là người làm công trong
HĐQT để kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng đối với người làm công, kiểm tra việc thực hiện chế
độ trả công/thù lao/... theo quy định của người làm công của doanh nghiệp, được thông tin về mọi vấn
đề có liên quan đến tình hình tổ chức/quản trị và sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức ban thanh tra
nhân dân làm nhiệm vụ phát hiện ngăn chặn kịp thời các hiện tượng vi phạm pháp luật/phản ánh ý
kiến của người lao động với lãnh đạo doanh nghiệp giám sát việc thực hiện các kiến nghị đó

II. QUÁ TRÌNH KIỂM TRA


1. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn
1.1 Khái niệm tiêu chuẩn kiểm tra
Tiêu chuẩn kiểm tra là những chuẩn mực mà cá nhân, tập thể và doanh nghiệp phải thực hiện để
đảm bảo cho toàn bộ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
1.2 Các dạng tiêu chuẩn kiểm tra
- Các mục tiêu của doanh nghiệp, lĩnh vực, bộ phận và con người
- Các tiêu chuẩn thực hiện chương trình
- Các chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm và dịch vụ
- Các định mức kinh tế - kỹ thuật đối với quá trình sản phẩm và phân phối sản phẩm
- Các tiêu chuẩn về vốn và thu nhập

2. Đo lường và đánh giá thực hiện


2.1 Đo lường sự thực hiện
Việc đo lường được tiến hành tại các khu vực hoạt động thiết yếu và các điểm kiểm tra thiết yếu
trên cơ sở nội dung đã được xác định
Để rút ra được những kết luận đúng đắn về hoạt động và kết quả thực hiện cũng như nguyên nhân
của những sai lệch, việc đo lường cần được lặp lại bằng những công cụ hợp lí.
2.2 Đánh giá việc thực hiện các hoạt động
Xem xét phù hợp giữa kết quả đo lường so với hệ tiêu chuẩn :
Nếu việc thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn, nhà quản trị có thể kết luận mọi việc vẫn diễn ra
theo đúng kế hoạch và không cần điều chỉnh
Nếu kết quả thực hiện không phù hợp với tiêu chuẩn thì sự điều chỉnh có thể là cần thiết. Khi này
cần phải phân tích nguyên nhân của sự sai lệch và những hậu quả của nó đối với doanh nghiệp để đi
tới kết luận có cần điều chỉnh hay không.

3. Điều chỉnh các hoạt động


Quá trình điều chỉnh phải tuân theo các nguyên tắc sau : chỉ điều chỉnh khi thực sự cần thiết, điều
chỉnh đúng mức độ, tránh tùy tiện, tránh gây tác dụng xấu, phải tính tới hậu quả sau điều chỉnh, tránh
để lỡ thời cớ, tránh bảo thủ, tùy điều kiện mà kết hợp các phương pháp điều chỉnh cho hợp lý.

III. CÁC HÌNH THỨC VẦ KỸ THUẬT KIỂM TRA


1. Các hình thức kiểm tra
1.1 Các hình thức kiểm tra xét theo quá trình hoạt động

1.2 Theo mức độ tổng quát nội dung kiểm tra

1.3 Theo tần suất của các cuộc kiểm tra


Gồm có : kiểm tra đột suất, kiểm tra định kỳ và kiểm tra liên tục
1.4 Theo mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng kiểm tra
Kiểm tra là hoạt động của lãnh đạo doanh nghiệp và các cán bộ chuyên nghiệp đối với đối tượng
quản trị.
Tự kiểm tra là việc phát triển những nhà quản trị và nhân viên có năng lưc và ý thức kỷ luật cao;
có khả năng giám sát bản thân và áp dụng thành thạo kỹ năng

2. Các kỹ thuật kiểm tra


- Kiểm tra tài chính, kiểm toán
- Kiểm tra bằng phương pháp sơ đồ ngang và phương pháp sơ đồ FERT
- Kiểm tra quá trình sản xuất trực tiếp và kiểm tra nhân sự

You might also like