You are on page 1of 9

BÀI TẬP CHƯƠNG 2 - NHÓM 8

PHẦN A
Câu 1: Trình bày định nghĩa kiểm soát nôi bộ và các thành phần của kiểm
soát nội bộ theo báo cái của COSO.
- Định nghĩa:
+ KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên
của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm
thực hiện mục tiêu: (i) Báo cáo tài chính đáng tin cậy; (ii) Các luật lệ và quy
định được tuân thủ; (iii) Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.(Theo COSO năm
1992)
+ KSNB là một quy trình đưa ra bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà quản
lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra sự đảm bảo cho việc đạt được
mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ.(COSO Internal Control 2013)
+ KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong
đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng
đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài
chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy
định có liên quan (VSA 315)
- Các thành phần của kiểm soát nội bộ:
Các thành phần của KSNB theo COSO 1992
(1) Môi trường kiểm soát: tạo ra sắc thái chung trong đơn vị - nơi mỗi người
tiến hành các hoạt động và thực hiện nghĩa vụ kiểm soát của mình.
(2) Đánh giá rủi ro: là việc nhận dạng và phân tích các rủi ro đe dọa các mục
tiêu của mình. Trên cơ sở nhận dạng và phân tích các rủi ro, nhà quản lý sẽ xác
định rủi ro nên được xử lý như thế nào.
(3) Hoạt động kiểm soát: là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các
chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện. Hoạt động kiểm soát diễn ra trong toàn
đơn vị ở mọi cấp độ và mọi hoạt động.
(4) Thông tin và truyền thông: các thông tin cần thiết phải được nhận dạng, thu
thập và trao đổi trong đơn vị dưới hình thức và thời gian thích hợp sao cho nó
giúp mọi người trong đơn vị thực hiện được nhiệm vụ của mình.
(5) Giám sát: là quá trình đánh giá chất lượng của HTKSNB qua thời gian.
Những khiếm khuyết của HTKSNB cần được báo cáo lên cấp trên và điều
chỉnh lại khi cần thiết.
Các thành phần của KSNB theo COSO 2013
(1) Môi trường kiểm soát:
 Bao gồm: các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc (structure) của tổ chức,
cung cấp nền tảng cho việc thực hiện KSNB tổ chức.
 Một số nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát:
 Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo
đức.
 Sự độc lập của bộ phận kiểm tra.
 Sự tham gia của Ban quản trị.
 Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc.
 Cơ cấu tổ chức.
 Phân công quyền hạn và trách nhiệm.
 Các chính sách và thông lệ về nhân sự.
(2) Đánh giá rủi ro:
- Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị hình thành nên cơ sở để BGĐ xác định
các rủi ro cần được quản lý.
Xác định RRKD liên quan lập BCTC F Ước tính mức độ RR F Đánh giá khả
năng xảy ra RR F Quyết định các hành động đối với RR.
- Các tình huống rủi ro có thể phát sinh hoặc thay đổi:
+ Những thay đổi trong môi trường hoạt động
+ Nhân sự mới
+ Hệ thống thông tin mới hoặc đƣợc chỉnh sửa
+ Tăng trưởng nhanh
+ Công nghệ mới
+ Các hoạt động, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới
+ Tái cơ cấu đơn vị
+ Mở rộng các hoạt động ở nƣớc ngoài
+ Áp dụng các quy định kế toán mới
(3) Hoạt động kiểm soát
- Các hoạt động kiểm soát: là các hành động được thiết lập bới các chính sách
và thủ tục để đảm bảo những chỉ dẫn của nhà quản lý trong việc giảm thiểu rủi
ro để đạt được các mục tiêu.
- Các hoạt động kiểm soát cần đạt được những nội dung sau :
¶ Phân chia trách nhiệm thích hợp..
¶ Phê chuẩn đúng đắn (phê chuẩn chung và phê chuẩn cụ thể).
¶ Kiểm soát chứng từ: (1) – Biểu mẫu chứng từ đầy đủ, rõ ràng; (2) – Đánh số
trước liên tục; (3) – Lập kịp thời; (4) – Lưu chuyển chuyển chứng từ khoa học;
(5) – Bảo quản và lưu chữ chứng từ.
¶ Kiểm soát sổ sách: (1) – Thiết kế sổ sách; (2) – Ghi chép kịp thời, chính xác;
(3) – Bảo quản và lưu chữ.
¶ Kiểm soát vật chất.
¶ Kiểm tra độc lập việc thực hiện.
¶ Đánh giá hoạt động và xử lý thông tin.
Các hoạt động kiểm soát được xây dựng theo 3 nguyên tắc chỉ đạo chung sau
đây:
Thứ nhất: Về nguyên tắc phân công, phân nhiệm.
Thứ hai: Nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
Thứ ba: Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.
(4) Hệ thống thông tin và truyền thông
Tạo lập một hệ thống thông tin và truyền thông hữu hiệu trong toàn doanh
nghiệp, phục vụ việc thực hiện các mục tiêu kiểm soát.
Chất lượng hệ thống thông tin chỉ đạt được khi các nội dung sau được đảm
bảo:
- DN thường xuyên cập nhật các thông tin quan trọng cho ban lãnh đạo và
những người có thẩm quyền.
- Hệ thống truyền thông của DN đảm bảo cho nhân viên ở mọi cấp độ đều có
thể hiểu và nắm rõ các nội quy, chuẩn mực của tổ chức; đảm bảo thông tin
được cung cấp kịp thời, chính xác đến các cấp có thẩm quyền theo quy định.
- DN đã thiết lập các kênh thông tin nóng, cho phép nhân viên báo cáo về các
hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây thiệt hại cho DN.
- DN đã lắp đặt hệ thống bảo vệ số liệu phòng ngừa sự truy cập, tiếp cận của
những người không có thẩm quyền.
- DN đã xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng chống thiên tai, hiểm họa
hoặc kế hoạch ứng cứu sự cố mất thông tin số liệu.
(5) Hệ thống giám sát và thẩm định
Là hoạt động nhằm đánh giá chất lƣợng của các bộ phận của hệ thống kiểm
soát và điều chỉnh cho phù hợp
- Giám sát thường xuyên: diễn ra ngay trong quá trình hoạt động, do các nhà
quản lý và các nhân viên thực hiện trong trách nhiệm của mình.
- Giám sát định kỳ: thườnng được thực hiện thông qua các cuộc kiểm toán định
kỳ do kiểm toán viên nội bộ trong đơn vị hoặc kiểm toán độc lập thực hiện.

Câu 2: Tại sao kiểm toán viên phải tìm hiểu về kiểm toán nội bộ của đơn vị
được kiểm toán? Trình bày tóm tắt trình tự nghiên cứu kiểm soát nội bộ
của kiểm toán viên.
- "Kiểm soát nội bộ" theo COSO 1992 định nghĩa như sau:
Là 1 quá trình, chịu ảnh hưởng bởi con người (HĐQT, người quản lý, nhân
viên), được thiết lập nhằm cung cấp 1 sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được các
mục tiêu về: hoạt động (operations), báo cáo tài chính (financial reporting) và
tuân thủ (compliance).
Đó là hệ thống có tổ chức bao gồm nhiều yếu tố giúp cho DN hoạt động theo
ý muốn của nhà quản lý. Biểu hiện là những chính sách, quy chế, quy định của
Pháp luật và DN, mà bắt buộc mọi thành viên phải tuân theo, nhằm đạt được
những chính sách, quy chế, quy định đó.
Cho thấy vai trò của nó là nhằm giảm thiểu rủi ro cho DN.
ð Vì vậy việc xét xem hệ thống trước tiên này là điều không thể nào thiếu
của KTV.
- Tóm tắt trình tự nghiên cứu KSNB của KiTV:
Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và lập kế hoạch kiểm toán.
Ở bước này, kiểm toán viên tìm hiểu từng yếu tố cơ bản của hệ thống KSNB
trên hai mặt chủ yếu: Thiết kế KSNB, thiết kế về quy chế kiểm soát và thiết kế
bộ máy kiểm soát và hoạt động liên tục, có hiệu lực của KSNB.
Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên được sử dụng để:
+ Xác định các loại sai sót tiềm tàng
+ Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến các rủi ro của việc khai báo sai trọng yếu.
+ Thiết kế các thử nghiệm cơ bản.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, “sau khi hiểu được hệ thống kế
toán và kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá ban đầu về rủi
ro kiểm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số dư của mỗi tài khoản trọng yếu”.
- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát chính là việc đánh giá tính hiệu lực của
hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai
phạm trong hoạt động tài chính - kế toán của doanh nghiệp.
Bước 3: Thiết kế và thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán.
Mục đích là nhằm thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu cuả các quy chế và thủ
tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ (bước
công việc này được quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400).
Bước 4: Lập bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
Những đánh giá này dựa theo những thông tin và các tiêu chuẩn đánh giá về
một hệ thống kiểm soát nội bộ được tổng hợp qua các bước đã thực hiện ở trên.
Sau khi lập bảng đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải
đánh giá lại rủi ro kiểm soát và nếu thấy cần thiết thì phải thiết kế lại các thử
nghiệm cơ bản đã dự kiến.
Trong trường hợp kiểm toán viên đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát là tối đa thì
không cần thiết lập các thử nghiệm cơ bản (bước 3) và thực hiện đánh giá lại và
điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản đã dự kiến (bước 4).
Câu 3: Cho ví dụ về khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ tại một doanh
nghiệp. Khiếm khuyết đó ảnh hưởng như thế nào đến việc lập và trình bày
báo cáo tài chính.
Ví dụ :
- Một nhân viên tại công ty ABC đã bỏ qua mục đích sử dụng vốn vay của
khách hàng và tiến hành cho vay dù khoản vay không đủ điều kiện. ð Gây ra
rủi ro tín dụng cho ngân hàng.ð Làm cho Báo cáo tài chính không được phản
ánh khách quan và trung thực.
- Số lượng nhân viên tại công ty X được kê khai cao hơn thực tế ð ảnh hưởng
đến chi phí tiền lươngð ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và các chi tiêu
NCKQKD và BCĐKT.
Câu 4: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp mô tả
kiểm soát nội bộ.
Phương pháp mô tả tường thuật
Ưu điểm: Đơn giản, có thể được sử dụng thích hợp với những đơn vị có cơ cấu
kiểm soát đơn giản và dễ mô tả.
Nhược điểm: Khó diễn đạt và mô tả chi tiết, do vậy khó áp dụng ở những đơn
vị có cơ cấu kiểm soát phức tạp.
Phương pháp mô tả bảng câu hỏi
Ưu điểm:
- Hoàn thiện tương đối về mặt tin tức
- Có thể đƣợc lập khá nhanh và không bỏ sót những vấn đề quan trọng
- Thuận lợi khi phân công cho những kiểm toán viên
Nhược điểm: Có thể không bao gồm các kiểm soát đặc thù
Phương pháp mô tả lưu đồ
Ưu điểm:
- Giúp KiTV nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với
các hoạt động
- Dễ dàng chỉ ra các thủ tục kiểm soát cần bổ sung.
Nhược điểm: Mất nhiều thời gian và có khi không cho phép xác định điểm yếu
của kiểm soát nội bộ
Câu 5: Kiểm toán viên cần có kế hoạch thực hiện các thủ tục kiểm toán
như thế nào sau khi có kết quả đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát?
a. Thủ tục đánh giá rủi ro
Chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải thu thập hiểu biết về đơn vị
được kiểm toán và môi trường hoạt động, bao gồm cả kiểm soát nội bộ, để từ
đó đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu trên các báo cáo tài chính của khách
hàng.
b. Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát 
Hiểu biết của kiểm toán viên về kiểm soát nội bộ được sử dụng để đánh giá rủi
ro kiểm soát cho mỗi nghiệp vụ - Mục tiêu kiểm toán liên quan.
c. Thủ tục kiểm toán cơ bản 
- Thủ tục kiểm toán cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thu thập bằng
chứng kiểm toán thích hợp, đầy đủ.
- Có 3 thủ tục kiểm toán cơ bản gồm:
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: Loại thủ tục này được sử dụng để xác
định liệu các mục tiêu kiểm toán các nghiệp vụ liên quan có bị vi phạm hay
không tương ứng với mỗi nghiệp vụ.
+ Thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích liên quan tới sự so sánh giữa số tiền đã
ghi nhận với dự tính/kế hoạch hay số liệu kì vọng nói chung được kiểm toán
viên đưa ra.
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư: Kiểm tra trực tiếp số dư là một thủ tục giúp
kiểm toán viên thu thập được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao.

PHẦN B
1A
2D
3D
4B
5D
6D
7B
8D
9A
10A
11C
12D
13D
14D
15B

PHẦN C
1. Kiểm soát nội bộ được thiết kế rất tốt thì có thể đảm bảo chắc chắn đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp.
Sai.  KSNB không thể yêu cầu tuyệt đối thực hiện được các mục tiêu mà
chỉ có thể sự đảm bảo hợp lý hạn chế đến mức tối đa những sao sót trong việc
thực hiện mục tiêu. Do luôn có khả năng tồn tại những yếu kém xuất phát từ sai
lầm của con người khi vận hành hệ thống kiểm soát, dẫn đến việc không thực
hiện được mục tiêu. KSNB có thể giúp ngăn chặn và phát hiện sai phạm nhưng
không thể đảm bảo chắc chắn sẽ không xảy ra sai phạm.
2. Kiểm soát nội bộ nói chung là không hiệu quả trong việc ngăn ngừa các gian
lận của nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.
Sai. Khi nhà quản trị cấp cao cố tình gian lận thì lúc này họ sẽ tìm cách
bỏ quan các thủ tục kiểm soát cần thiết.
3. Khi xét thấy kiểm soát nội bộ của đơn vị là không hữu hiệu, kiểm toán viên
sẽ tăng cường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để làm giảm rủi ro kiểm
soát.
Đúng
4. Hàng tháng, bộ phận kiểm toán nội bộ đều có kế hoạch kiểm tra tình hình
hoạt động của các phòng ban trong đơn vị theo yêu cầu của Ban Giám đốc và
báo cáo lại vấn đề này với Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát – Thí dụ này liên
quan đến bộ phận Môi trường kiểm soát trong các bộ phận hợp thành kiểm soát
nội bộ.
Sai. Thí dụ này liên quan đến bộ phận Thông tin và truyền thông trong
các bộ phận hợp thành
5. Kiểm tra tài liệu luôn là cách tốt nhất để thu thập bằng chứng về tính hữu
hiệu của hoạt động kiểm soát
Đúng. Thủ tục “kiểm tra” trong thử nghiệm kiểm soát là kiểm tra tài
liệu, sổ kế toán và chứng từ, thường là để thu thập bằng chứng về việc tuân thủ
các quy định và việc phê duyệt đúng thẩm quyền.
6. Khi kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên chủ yếu quan tâm đến các
kiểm soát nhằm ngăn ngừa và phát hiện các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài
chính.
Đúng. Vì khi kiểm toán BCTC chính là kiểm toán độ tin cậy của BCTC
cho nên KTV cần quan tâm các kiểm soát nhằm ngăn ngừa và phát hiện các sai
sót trọng yếu trên BCTC.
7. Thiết lập và duy trì kiểm soát nội bộ là trách nhiệm của các cổ đông của
doanh nghiệp.
Sai. Vì thiết lập và duy trì KSNB là trách nhiệm của Ban quản trị, Ban
Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị.
8. Việc bảo quản các chứng khoán có thể giao dịch trên thị trường nên được
thực hiện bởi phòng kế toán.
Sai. Việc bảo quản các chứng khoán có thể giao dịch trên thị trường nên
được thực hiên bởi bộ phận Kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Tổng giám đốc
(Ban Giám đốc).
9. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ là ngăn ngừa gian lận của ban giám đốc.
Sai. Vù mục tiêu của KSNB là:
+ Đản bảo độ tin cậy của BCTC.
+ Hiệu quả, hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
+ Việc tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.
10. Môi trường kiểm soát tốt sẽ đảm bảo chắc chắn kiểm soát nội bộ sẽ hoạt
động hiệu quả.
Đúng.Vì theo A69 của VSA 315 : A69. Môi trường kiểm soát bao gồm
các chức năng quản trị và quản lý, các quan điểm, nhận thức và hành động của
Ban quản trị và Ban Giám đốc liên quan đến kiểm soát nội bộ và tầm quan
trọng của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động của đơn vị. Môi trường kiểm soát
tạo nên đặc điểm chung của một đơn vị, có tác động trực tiếp đến ý thức của
từng thành viên trong đơn vị về công tác kiểm soát.

PHẦN D
Bài 1:
1. Các hành vi có thể xảy ra gây bất lợi cho doanh nghiệp nếu anh Hải cố
tình thực hiện:
- Không lập sổ theo dõi tiền mặt: Sô tiền thu và chi của cty sẽ không
kiểm soát được và hơn nữa sẽ có thể có trường hợp trộm cắp tiền mặt
mà cty không biết.
- Không lập phiếu chi tạm ứng tiền mặt cho từng cá nhân, mà chỉ lập
phiếu chi tổng hợp những trường hợp tạm ứng tiền trong ngày: Cty
không kiểm soát được những ai đã tạm ứng tiền mặt một cách chính
xác, và có thể có trường hợp đã ứng tiền mặt nhưng không trả lại thì sẽ
không có bằng chứng để buộc tội.
- 3 phó giám đốc doanh nghiệp ký séc mà không có văn bản ủy quyền
của giám đốc doanh nghiệp: Gây ra nguy cơ bị chiếm đoạt tài sản giá
trị trong tờ séc cho cty.
2. Kiểm soát nội bộ trong quản lý tiền mặt của Doanh nghiệp Đồng Tâm
còn yếu kém về cách Quản lý nội bộ, không đảm bảo được các yếu tố
như về hoạt động rủi ro trong giao dịch, kiểm soát nội bộ.
Sự yếu kém trên liên quan đến hoạt động kiểm soát tiền mặt.

Bài 2:
a) Loại thủ tục kiểm soát đã được áp dụng: Kiểm soát vật chất
b) Xử lí thông tin
c) Phân chia nhiệm vụ
d) Kiểm soát vật chất
e) Phân chia nhiệm vụ
Bài 3:
1. Những sai sót có thể xảy ra trong giai đoạn bán vé và thu tiền của
khách hàng:
Nhân viên vừa thu ngân vừa bán vé có thể bị nhầm lẫn các loại vé với
nhau dẫn đến thu tiền nhầm.
Nhân viên giữ xe phải thu vé của rất nhiều người và khi bỏ vé vào hộp rất
có thể vé bị rơi ra ngoài và khi kiểm tra lại vé sẽ bị thiếu sót.
2. Những thủ tục kiểm soát có thể phát hiện được sự biển thủ đó:
Hoạt động kiểm soát phân chia nhiệm vụ và kiểm soát vật chất. Dựa vào sự
phân công nhiệm vụ đã giao cho nhân viên và số vé bán được so sánh với số
lượng khách hàng vào rạp trong camera sẽ có thể phát hiện được sự biển thủ
trong đó.

Bài 6:Các tình huống sau liên quan đến các điểm yếu trong kiểm soát nội bộ
của một doanh nghiệp:
a. Thủ quỹ kiêm nhiệm kế toán tiền mặt.
b. Các nhân viên thờ ơ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì chế độ khen
thưởng bình quân.
c. Bất cứ nhân viên bán hàng nào cũng được quyết định việc bán chịu
d. Thông báo của ban giám đốc gửi đến nhân viên thường phải mất vài ngày do
đợi thư ký photo và gửi đến từng phòng ban
e. Không có những chương trình đánh giá định kỳ về hoạt động nên tồn tại
những yếu kém kéo dài.
f. Giám đốc thường tự quyết định tuyển dụng nhân viên trong khi quy định của
doanh nghiệp là mọi trường hợp tuyển dụng phải qua phòng nhân sự.
g. Các nghiệp vụ mua hàng không được phân công người xét duyệt.
h. Các kiến nghị của kiểm toán nội bộ không được chú trọng.
i. Công tác kế hoạch mang tính chất hình thức.

==>
A/ Môi trường kiểm soát
B/ Môi trường kiểm soát
C/ Môi trường kiểm soát
D/ Hệ thống thông tin
E/ Giám sát các kiểm soát
F/ Môi trường kiểm soát
G/ Các hoạt động kiểm soát
H/ Giám sát các kiểm soát
I/ Giám sát các kiểm soát

Bài 8: Sau đây là những sai sót thường xảy ra liên quan đến chu trình bán hàng
– phải thu - thu tiền:
a. Thủ kho lấy hàng trong kho và đổ lỗi cho kế toán theo dõi sổ sách sai
b. Thực hiện ghi nhận khống nghiệp vụ hàng bán bị trả lại (không có hàng trả
lại nhập kho)
c. Tiền thu được từ khách hàng bị biển thủ và không ghi chép nghiệp vụ thu
tiền.

==>
A/ Loại hàng hóa, số lượng, đơn giá, thuế và thành tiền phải được kiểm tra và
soát xét trước khi phát hành hóa đơn. Các giao dịch bán hàng chưa thanh toán
ngay đều phải được phê duyệt bán chịu.
B/ Phải đảm bảo sự độc lập giữa các bộ phận: Bộ phận phê duyệt tín dụng cho
khách hàng, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý nợ phải thu và bộ phận thu
tiền. Lập Báo cáo về hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. BGĐ phân tích
Báo cáo này, điều tra các chênh lệch bất thường và ghi lại kết quả.
C/ Nhân viên lập và gửi báo cáo cho khách hàng phải độc lập với nhân viên kế
toán nợ phải thu. Hệ thống không cho phép thay đổi ngày hóa đơn (ví dụ: ngày
đã cài sẵn trên máy, thì máy sẽ tự động hiện ngày trên hóa đơn khi lập, nhân
viên không thể sửa tay vào quy trình này)..

Bài 12: Các thủ tục kiểm soát sau đây liên quan đến các séc thanh toán tại một
doanh nghiệp mà kiểm toán
viên đang kiểm toán:
a. Ngay khi thanh toán (ký phát hành séc) phải đóng dấu “Đã thanh toán” trên
chứng từ thanh toán và các chứng từ có liên quan
b. Chỉ những nhà quản lý được ủy quyền mới ký séc
c. Không kiêm nhiệm xét duyệt các chứng từ thanh toán với ký séc
d. Những séc chưa sử dụng phải được cất giữ an toàn

==>
A/ Chỉ thanh toán bằng séc cho các nhà cung cấp được phê duyệt và không
được thanh toán bằng tiền mặt.
B/ Có quy định về cá nhân có thẩm quyền phê duyệt Đề nghị mua hàng/Đơn
đặt hàng và hạn mức phê duyệt của các cá nhân đó.
C/ Nhân viên chịu trách nhiệm đối với việc mua hàng, vận chuyển, tiếp nhận
hàng và thanh toán phải có đủ năng lực, được đào tạo và giám sát đầy đủ.
D/ Việc sử dụng séc trống chỉ được hạn chế cho các cá nhân có thẩm quyền.

You might also like