You are on page 1of 7

CHƯƠNG 4

1. Sai. Mục tiêu của hoạt động quản lí và sử dụng nhân sự còn là nhằm cung cấp cho doanh nghiệp
một lực lượng lao động có hiệu quả, chất lượng và sẽ đóng góp công sức được cho doanh nghiệp; tính kịp
thời của qt tuyển dụng…

2. Sai. Kiểm toán hoạt động quản lí và sử dụng nhân sự còn phải xét trên các tiêu chí khác: đánh giá lđ,
đào tạo và ptr nguồn nhân lực…

3. Sai. Mục tiêu của hoạt động quản lí và sử dụng nhân sự là tuyển được lao động có hiệu quả cho
doanh nghiệp với một mức tiền lương hợp lí và có đãi ngộ, phần thưởng đối với những lao động làm việc
tốt.

4. Sai. Phải kiểm toán cả ở những đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và tổ chức phi lợi nhuận vì ngay
cả đơn vị này cũng có hoạt động quản lí và sử dụng nhân sự, liên quan đến pháp luật và việc sử dụng quỹ
tiền, … bởi các tổ chức đều cần sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả.

5. Sai. Kiểm toán hoạt động quản lí và sử dụng nhân sự tập trung cả vào đánh giá người quản lí lao
động trực tiếp, đánh giá cả Phòng tổ chức nhân sự với những tiêu chí đánh giá bên trong doanh nghiệp và
bên ngoài doanh nghiệp. Trọng tâm là đánh giá việc thực hiện các chức năng của phòng nhân lực

6. Sai. Đối với những đơn vị sử dụng nhiều máy móc và ít lao động, kiểm toán hoạt động quản lí và sử
dụng nhân sự sẽ vẫn cần được chú trọng bởi những dn này sd nguồn lao động có trình độ cao => mức
lương cao hơn, hđ quản lý cx cần được chú trọng hơn.

7. Sai. Kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng nguồn nhân lực không chủ yếu sử dụng kỹ thuật lấy
thư xác nhận. Kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng nguồn nhân lực bao gồm việc đánh giá, kiểm tra, và
đảm bảo rằng các quy trình, chính sách và hoạt động quản lý nhân lực được thực hiện đúng theo quy định,
có hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật. Kỹ thuật lấy thư xác nhận có thể được sử dụng trong quá
trình kiểm toán, nhưng nó chỉ là một phương pháp cụ thể, không phải là phương pháp chủ yếu.

8. Đúng. Kiểm toán hoạt động quản lí và sử dụng nhân sự đánh giá hiệu quả lao động trong ngắn hạn
để kịp thời phát hiện các vấn để có thể nảy sinh trong dài hạn.

9. Sai. Kiểm toán hoạt động quản lí và sử dụng nhân sự còn sử dụng các thước đo khác như Thước đo
hiện vật, thước đo giá trị, thước đo lao động, … (các thước đo phi tài chính như độ hài lòng…)

10. Sai. Kiểm toán hoạt động quản lí và sử dụng nhân sự ở doanh nghiệp (quan tâm đến mục tiêu lợi
nhuận => đánh giá tính hiệu quả, thước đo cũng rõ ràng như năng suất lđ…) và đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước (dùng vốn nhà nc cấp => đánh giá tính hiệu lực, sd kết hợp cả chỉ tiêu định lượng và định tính)
được thực hiện khác nhau.

D. Bài tập

b1.

Đánh giá hiệu lực quản lí và sử dụng nhân lực ở công ty BD

Từ đầu bài có thể thấy kế hoạch, mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra là để đảm bảo được việc thu dọn vệ sinh,
trồng và chăm sóc cây xanh thì công ty sẽ phải cử nhân viên, người lao động của mình rà soát, thực hiện
hoạt động dọn vệ sinh và trồng cây xanh trên 100% ở các tuyến phố mà họ đề ra.
Thế nhưng, căn cứ vào kết quả đạt được trên thực tế so với mục tiêu, kế hoạch mà doanh nghiệp đề ra,
công ty vệ sinh môi trường đô thị BD mới chỉ sử dụng được 85% thời gian làm việc của công nhân dành cho
hoạt động chủ đạo là dọn vệ sinh đường phố, chưa tập trung được cả vào bên trồng và chăm sóc cây xanh.
Vì sử dụng hoàn toàn lao động thủ công nên thực hiện khó đảm bảo khi thời tiết xấu như có mưa bão. Do
hạn chế về kinh phí và lượng lao động nên hoạt động trồng và chăm sóc cây mới chỉ đạt được 65% tuyến
phố trên 100% theo như đã đề ra. Có thể thấy công ty chưa sử dụng tốt nguồn lao động và kinh phí của
mình để hoàn thành kế hoạch, ngoài ra việc lên kế hoạch và quản lí lao động cũng chưa đạt hiệu quả tối đa.

Phương án thay thế lao động thủ công bằng xe quét dọn đường phố do kiểm toán viên đề xuất ra là một
phương án tối ưu hơn so với việc sử dụng toàn bộ lao động thủ công. Điều này có thể tránh được các rủi ro
ngoại cảnh như điều kiện thời tiết, tiết kiệm được 200 triệu đồng/tháng tiền chi phí và tiến độ hoạt động có
thể đạt được đến 95%/100% kế hoạch khi công nhân dư ra sẽ được chuyển sang trồng và chăm sóc cây
xanh.

b2.

i) Các kỹ thuật kiểm toán là

- Thu thập dữ liệu:

+ Phỏng vấn người lao động

+ Quan sát (số người lao động, số giờ lao động…)

+ Thu thập và phân tích dữ liệu (so sánh năng suất các phân xưởng)

+ Kiểm tra tài liệu

- Phân tích dữ liệu:

+ Trình bày và biểu thị dữ liệu

ii) Công ty cần thực hiện thủ tục:

+ Quan sát tgian làm vc của nv văn phòng IT

+ Phỏng vấn nv phòng IT về tgian làm vc thực tế

+ pvan các nv tại các bộ phận nghiệp vụ khác => tham chiếu ttin

+ Kiểm tra và ptich số liệu về việc phân công chức năng, nvu cũng như năng suất tại các phân xưởng

iii) Kiểm toán viên cần phải thực hiện các công việc sau:

1. Thu thập bằng chứng bằng các thủ tục kiểm toán thích hợp
2. Phân tích các phát hiện
3. Lập báo cáo về phát hiện
4. Đưa ra nguyên nhân, hậu quả, đề xuất biện pháp giải quyết
5. Theo dõi sau kiểm toán

iv) Tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng đối với các phát hiện kiểm toán trên là hiệu lực quản lý.

Hiệu lực quản lý thể hiện ở các nội dung:

- Phân công, phân nhiệm rõ ràng và tạo ra mối quan hệ và điều kiện hoạt động thuận lợi.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ được thiết lập tốt và hoạt động hiệu quả.

- Xây dựng và nuôi dưỡng môi trường quản lý thịnh vượng, công bằng, minh bạch, thân thiện.

- Hệ thống ra quyết định, kiểm soát, báo cáo và đánh giá có hiệu lực.

- Tầm ảnh hưởng và tín nhiệm của bộ máy trước công chúng và xã hội.

v) Biện pháp cải thiện hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực đối với các phát hiện trên là:

- Phân bổ lại nguồn nhân lực sao cho hợp lý

- Tiến hành giám sát với các phân xưởng để đảm bảo năng suất

- Đối với phòng IT, với lượng thời gian rảnh nhiều, có thể giảm bớt số người hoặc tăng khối lượng
việc làm lên

- Tăng cường quản lý các phòng ban, bộ phận đồng thời đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người
lao động để tránh mâu thuẫn xảy ra giữa người lao động và công ty.

- Đảm bảo công bằng giữa những người lao động ( tiền lương, số giờ làm, khối lượng công việc của
hợp lí)

b3.

i. Kỹ thuật kiểm toán để phát hiện vấn đề:

• Xem xét tài liệu.

• So sánh (ap).

• Quan sát.

• Phỏng vấn

ii. Thủ tục kiểm toán thực hiện để có phát hiện trên:

- Xem xét tài liệu:

• Báo cáo số lượng sản phẩm hoàn thành ( của bộ phận sản xuất theo ngày, tháng, tuần..).

• Báo cáo sử dụng lao động.

• Báo cáo thời gian sản xuất ( Bảng chấm công)

- Tính năng suất lao động năm nay.

- Xem xét hệ thống đánh giá của đơn vị qua Báo cáo hoạt động của bộ phận sản xuất.

• Báo cáo của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ.

• Phỏng vấn quản đốc, tổ trưởng, đội trưởng về NSLĐ của bộ phận vì đây là những người nắm rõ
nhất.

• Phỏng vấn các công nhân sản xuất để tham khảo.

• Phỏng vấn ban giám đốc nếu cần.


iii. Định hướng công việc kiểm toán viên cần thực hiện đối với các phát hiện này:

• Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua sức sản xuất và sức lưu chuyển hàng hoá

• Đánh giá mục tiêu hiệu quả qua lợi nhuận (sức sinh lời)

• Đánh giá mục tiêu hiệu năng qua doanh thu

iv. Xác định tiêu chí đánh giá đối với hoạt động (phù hợp với các tiêu chí hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng)

• Mức tiết kiệm hoặc hiệu quả hoạt động:

• Sức sản xuất.

• Sức sản xuất của lao động.

• Sức sản xuất của lao động nói chung.

• Sức sản xuất của lao động trực tiếp.

• Mức đảm bảo nguồn lực cho sản xuất.

• Mức đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất.

• Mức đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất chung.

• Mức đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trực tiếp.

• Mức đảm bảo lao động cho sản xuất.

• Mức đảm bảo lao động sản xuất chung.

• Mức đảm bảo lao động sản xuất trực tiếp.

• Mức đảm bảo máy móc thiết bị cho sản xuất sản phẩm.

• Chính sách đãi ngộ cho công nhân viên.

• Chính sách đãi ngộ cho lao động trực tiếp

v. Đề xuất: xem xét cải thiện trước (tốn ít chi phí), Đổi mới sau ( tốn nhiều chi phí)

b4.a.

1.

- Do những hạn chế xuất phát từ bản thân nhân viên như: sự cố ý, chủ quan, đãng trí, thiếu kiến
thức, hiểu biết…

- Do khả năng đánh lừa, lẩn tránh của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hoặc với các cá
nhân, tổ chức bên ngoài công ty

2.

- Do những hạn chế xuất phát từ bản thân nhân viên như: sự cố ý, chủ quan, đãng trí, thiếu kiến thức, hiểu
biết…
- Những chính sách của hệ thống kiểm soát nội bộ có thể không tác động tới nhà quản lý mà chỉ đối
với các nhân viên cấp dưới.

3.

- Do lợi ích và nguồn chi phí thì hầu hết các nhà quản lý sẽ không muốn bỏ ra chi phí lớn hơn lợi ích
mà hệ thống kiểm soát có thể mang lại.

- Những chính sách của hệ thống kiểm soát nội bộ có thể không tác động tới nhà quản lý mà chỉ đối
với các nhân viên cấp dưới.

- Do những hạn chế xuất phát từ bản thân quản lý

4.

- Do những hạn chế xuất phát từ bản thân nhân viên như: sự cố ý, chủ quan, đãng trí, thiếu kiến
thức, hiểu biết…

- Những chính sách của hệ thống kiểm soát nội bộ có thể không tác động tới nhà quản lý mà chỉ đối
với các nhân viên cấp dưới

- Do lợi ích và nguồn chi phí thì hầu hết các nhà quản lý sẽ không muốn bỏ ra chi phí lớn hơn lợi ích
mà hệ thống kiểm soát có thể mang lại.

b. Giải pháp

1.

- Đối với các hoạt động giám sát nguyên vật liệu, một cách thức khá hiệu quả để hạn chế tình trạng
nhân viên ăn cắp nguyên vật liệu là hai biện pháp song song cụ thể là kiểm tra đột xuất và trả lương cao.

- Đào tạo hoặc tuyển thêm nhân viên kỹ thuật.

- Các trưởng phòng, phó phòng phải kiểm tra lại trang thiết bị trước khi đưa đi sửa chữa để tiết kiệm
chi phí

2.

- Lập thêm phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ và một ban kiểm soát với nhiệm vụ phát hiện những sai
sót của ban điều hành, kiểm tra các hợp đồng có đúng thủ tục, đủ điều kiện chưa, kiểm tra kho quỹ để biết
tiền có bị chiếm dụng không… nhằm ngǎn ngừa đến mức thấp nhất những rủi ro.

3.

- Lập thêm phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ và một ban kiểm soát với nhiệm vụ phát hiện những sai
sót của ban điều hành, kiểm tra các hợp đồng có đúng thủ tục, đủ điều kiện chưa, kiểm tra kho quỹ để biết
tiền có bị chiếm dụng không… nhằm ngǎn ngừa đến mức thấp nhất những rủi ro.

- Kiểm điểm lại hành vị của các quản quản lý cấp cao và áp dụng 1 số biện pháp như trừ lương, giáng
chức, sa thải…

- Kiểm tra và nâng cấp chất lượng của hệ thống bảo hành 4.

- Áp dụng biện pháp: trừ lương, giáng cấp đối với những nhân viên có lỗi nhẹ, biện pháp nặng: đuổi
việc đối với những lỗi nghiêm trọng
- Để công việc này được thuận tiện, bạn nên quy định rõ ràng khung giá cho các nhân viên bán hàng
tự quyết hoặc phải trình giám đốc quản lý. Sau đó các nhân viên bán hàng viết phiếu xuất, chuyển qua thủ
kho. Trên tờ phiếu này bắt buộc phải có chữ ký của trưởng phòng hoặc một phó phòng được uỷ quyền nào
đó thì thủ kho mới xuất hàng và ký vào đó.

b5.

Mục tiêu kiểm toán và các bước công việc kiểm toán

1. Các dự kiến về nhân sự

- Kiểm tra tính đầy đủ của các chính sách và quy trình liên quan đến các dự kiến về nhân sự

=> Rà soát, xem xét các tài liệu về các chính sách và quy trình phục vụ cho phát triển các dự kiến nhân sự

- Xem xét sự ảnh hưởng và sự cần thiết của các dự kiến về nhân sự

=> Phỏng vấn, thu thập thông tin từ các nhà quản trị cấp cao và các nhà quản lý sản xuất

- Đánh giá, xem xét sự phù hợp, hợp lý của các dự kiến về nhân sự

=> Kiểm tra và phân tích các dữ liệu về các xu hướng biến động về kinh tế dựa trên đó để kết luận về tính
hợp lý của các dự kiến về nhân sự

2. Đảm bảo nhân sự mới

- Đánh giá hiệu quả trong hoạt động tuyển dụng nhân sự giữa các bộ phận trong công ty

=> Quan sát quá trình tuyển dụng nhân sự trong các bộ phận; Phỏng vấn những người thực hiện công tác
tuyển dụng nhân sự trong các bộ phận và nhân viên được tuyển

- Kiểm tra tính đầy đủ của các chính sách, thủ tục có liên quan

=> Xem xét, rà soát các tài liệu ghi chép về các chính sách, thủ tục liên quan tới việc lựa chọn nhân viên

3. Mô tả vị trí công việc

- Xem xét tính xác thực trên các mô tả về vị trí tuyển dụng

=> Chọn mẫu một số các mô tả về vị trí tuyển dụng để kiểm tra các thông tin về thời gian xem xét lại và chữ
ký phê chuẩn

- Đánh giá chất lượng và tính hợp lý của những mô tả về công việc

=> Kiểm tra một số những mô tả về công việc cụ thể, so sánh với đặc điểm và yêu cầu thực tế về công việc
để xem mô tả đã thể hiện rõ ràng chưa; Phỏng vấn người phụ trách liên quan đến tạo lập các mô tả về vị trí
công việc

4. Bồi thường

- Đánh giá mức độ tuân thủ với quy định hoặc với những tiêu chuẩn của ngành

=> Xem xét tài liệu của doanh nghiệp về các quy định liên quan đến mức bồi thường; Phỏng vấn nhân viên
đơn vị về thực tế các mức bồi thường so với các quy định được doanh nghiệp đề ra hoặc so với các tiêu
chuẩn của ngành
- Đánh giá sự phù hợp của các mức bồi thường với các hoạt động

=> Xem xét các báo cáo, tài liệu đề cập đến các mức bồi thường tương ứng với hoạt động; Phỏng vấn các
nhân viên nhận được bồi thường liên quan đến các hoạt động khác nhau

- Đánh giá hoạt động của bộ phận nhân sự trong việc kiểm soát các mức bồi thường với từng loại
công việc

=> Phỏng vấn cán bộ nhân sự về các vấn đề liên quan kết hợp với phỏng vấn các nhân viên khác lấy ý kiến
về thực tế hoạt động của bộ phận nhân sự trong việc đánh giá các mức bồi thường trong từng loại công
việc; Xem xét lại các tài liệu về mức bồi thường trong từng loại công việc để kiểm tra xem có được đánh giá
và kiểm soát bởi bộ phận nhân sự không.

You might also like