You are on page 1of 17

Chương 1

1. Hãy giải thích tổ chức lao động là tiền đề của định mức lao động?
- Vì nó đảm bảo rằng công việc được cấp phát và thực hiện một cách có hệ
thống và hiệu quả.
- Tổ chức lao động giúp xác định nhiệm vụ, phân công công việc, đặt ra mục
tiêu và tiêu chuẩn công việc, giám sát quá trình làm việc và đánh giá kết quả.
- Định mức lao động hay còn gọi là tiêu chuẩn thời gian, là một công cụ giúp đo
lường và quản lý người lao động. Nó giúp xác định rõ thời gian và tài nguyên
cần thiết để hoàn thành một công việc, từ đó tạo ra cơ sở để tính toán chi phí lao
động, tối ưu hóa quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng công việc.
→ Để định mức lao động có căn cứ kỹ thuật cần phải tổ chức lao động trước
khi định mức.
2. Tại sao định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động?
Định mức tạo cơ sở quan trọng để tổ chức lao động khoa học bởi vì:
 ĐMLĐ giúp xác định số lượng và phân chia công việc một cách hợp lý,
khoa học, từ đó tối ưu hiệu quả lao động.
 ĐMLĐ giúp dự báo được lượng nhân lực cần thiết cho tương lai, giúp
chúng ta lên kế hoạch cũng như đào tạo nhân lực hợp lý hơn.
 ĐMLĐ giúp người quản lý có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và hiệu suất làm
việc của từng người hay từng nhóm người, nhờ vậy mà kịp thời đưa ra
những quyết định đúng đắn cho việc quản lý đạt hiệu quả cao.
 ĐMLĐ cho phép xây dựng và áp dụng vào sản xuất, công tác những hình
thức tổ chức LĐ hợp lý.
 Mức LĐ là cơ sở để tiến hành phân phối hợp lý công việc cho từng NLĐ
dưa trên trình độ chuyên môn – kỹ thuật của họ. Thông qua việc nghiên
cứu kết cấu thời gian tiêu hao cho các công việc, ĐMLĐ giúp ta xác định,
bố trí và phân công LĐ hợp lý.
 Mức LĐ là căn cứ để tính nhu cầu LĐ của từng nghề, tạo điều kiện phân
phối tỷ lệ người làm việc ở từng bộ phận hợp lý và tiết kiệm, thực hiện
hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận
 ĐMLĐ còn nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ khả năng sản xuất, công tác của
NLV, qua đó đưa ra các biện pháp khắc phục những bất hợp lý trong tổ
chức NL.

3. Tại sao định mức lao động là cơ sở để hoàn thiện tổ chức lao động khoa
học?

Định mức lao động là cơ sở để hoàn thiện tổ chức lao động khoa học vì:

+ Mức lao động gắn với tiêu chuẩn về chất lượng lao động và điều kiện tổ chức
kỹ thuật nhất định.

+ Xác định nhu cầu về công nhân, viên chức trong các bộ phận, công đoạn SX –
KD;

+Đảm bảo bố trí đúng người lao động thực hiện nhiệm vụ SX – KD
+ Phát hiện những tồn tại trong tổ chức và phục vụ NLV

4. Hãy giải thích định mức lao động là cơ sở để thực hiện công tác kế hoạch
hóa nguồn nhân lực?

Định mức lao động là cơ sở để thực hiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực
vì:

- Định mức lao động là quá trình xác định số lượng và chất lượng lao động cần
thiết để hoàn thành một công việc hoặc sản xuất một sản phẩm trong một thời
gian nhất định.

- Định mức lao động giúp doanh nghiệp đánh giá được năng suất lao động và
hiệu quả sử dụng lao động.

- Định mức lao động tạo ra cơ sở để thực hiện chính sách tiền lương, thưởng và
các chế độ phúc lợi khác, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động và
khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn.

- Định mức lao động góp phần đảm bảo sự cân đối giữa nguồn cung và cầu lao
động trên thị trường, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu lao động, giúp doanh
nghiệp tuyển dụng được lao động có chất lượng và người lao động tìm được
việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình.

- Để tính được mức lao động phải trải qua nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là
chụp ảnh hoặc bấm giờ.

5. Hãy phân tích các nội dung của công tác định mức lao động?

+ Nghiên cứu các quá trình sản xuất – kinh doanh, quá trình LĐ và các bộ
phận hợp thành; xác định kết cấu hợp lý của BCV và trình tự thực hiện BCV.

+ Nghiên cứu các loại thời gian được ĐM và các loại thời gian không được
ĐM.

+ Nghiên cứu các nhân tố kinh tế - kỹ thuật, tổ chức, xã hội ảnh hưởng đến
mức LĐ.
+ Nghiên cứu quy trình công nghệ, tính năng kỹ thuật của máy móc, thiết bị
để tiến hành ĐMLĐ.

+ Nghiên cứu tổ chức nơi làm việc, trang bị NLV, an toàn vệ sinh lao động
phù hợp để NLĐ thực hiện các mức LĐ một cách thuận lợi, đảm bảo sức khỏe,
duy trì khả năng làm việc lâu dài.

+ Sử dụng các phương pháp khảo sát, nghiên cứu các loại hao phí thời gian
LĐ, thời gian lãng phí và phát hiện các nguyên nhân sử dụng không hiệu quả
thời gian LĐ của NLĐ và máy móc thiết bị.

+ Đề xuất các biện pháp tổ chức-kỹ thuật nhằm hợp lý hóa các thao tác và
phương pháp làm việc phù hợp với quá trình LĐ được ĐMLĐ.

+ Tính toán, xây dựng, xét duyệt và ban hành hệ thống các mức lao động.

+ Áp dụng các thành tựu mới của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kinh tê, kỹ
thuật, xã hội vào sử dụng công tác định mức và quản lý mức lao động trong các
doanh nghiệp, cơ quan.

+ Tổ chức áp dụng vào SX – KD và vào hoạt động của các cơ quan các loại
mức lao động.

+ Thường xuyên quản lý, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện mức để có
các biện pháp điều chỉnh, sửa đổi kịp thời các mức không phù hợp với các điều
kiện tổ chức – kỹ thuật.

+ Xác định các bước công việc, thời gian lao động và các tiêu chuẩn kỹ
thuật, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Công tác định mức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức lao
động khoa học, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, tạo điều kiện cho
người lao động phát huy khả năng sáng tạo và năng lực chuyên môn, cũng như
làm cơ sở để xây dựng kế hoạch lao động, tính toán mức lương và giá thành sản
phẩm
6. Hãy phân tích mức lao động là biện pháp quan trọng để tăng năng suất
lao động và hạ giá thành sản phẩm?
Tăng năng suất lao động:

- Quá trình xây dựng và áp dụng mức lao động và sản xuất kinh doanh, công tác là quá
trình nghiên cứu, tính toán về giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật, sắp xếp nơi làm việc
cũng như các yếu tố bảo đảm sức khỏe cho người lao động... → tăng thời gian tác
nghiệp ca

- Quá trình này cũng giúp cho việc phát hiện các loại thời gian lãng phí nhìn thấy được
(đi muộn, về sớm, làm việc không đúng nhiệm vụ... ) và thời gian lãng phí không nhìn
thấy (thao tác, bước công việc thừa...) tìm nguyên nhân gây ra chúng và các biện pháp
khắc phục → giảm thời gian tác nghiệp 1 sản phẩm

Đó là điều kiện thuận lợi để người lao động sử dụng hợp lý các thiết bị máy móc, vật
tư kỹ thuật và thời gian lao động, áp dụng các kinh nghiệm và phương pháp lao động
tiên tiến.

Giá thành sản phẩm:

Định mức lao động nghiên cứu, áp dụng một biện pháp tổ chức kinh tế - kỹ thuật nhằm
sử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ trong sản xuất, tiết kiệm lao động sống và lao
động vật hóa, làm cho lượng lao động tiêu hao trong mỗi đơn vị sản phẩm giảm
xuống, và do đó giá thành sản phẩm cũng giảm

→ Tăng NSLĐ → giảm hao phí lao động → giảm chi phí tiền lương → giá thành sản
phẩm giảm

Chương 2
7. Tại sao khi định mức lao động lại chọn BCV làm đối tượng định mức lao
động?
Khi định mức lao động, chọn BCV làm đối tượng định mức lao động vì BCV cụ
thể, dễ dàng định mức lao động hơn:
- Không chọn thao tác, động tác vì số lượng của thao tác, động tác rất nhiều và
khi xây dựng sẽ tốn rất nhiều thời gian, dễ sai sót (thao tác, động tác, cử động
cấu thành nên BCV).
- Nếu chọn cả quá trình sản xuất làm đối tượng định mức lao động thì sẽ có rất
nhiều BCV mà mỗi BCV có 3 yếu tố khác nhau. Điều kiện thực hiện các BCV
khác nhau nên không cụ thể trong quá trình định mức lao động.
- Mức lao động gắn liền với 1 người lao động nhất định, đối tượng lao động nhất
định, nơi làm việc, điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mà chỉ có BCV đáp
ứng được yêu cầu đó.

8. Khi tiến hành xây dựng định mức lao động Không nhất thiết phải xác
định rõ các loại thời gian lãng phí và nguyên nhân gây ra chúng?
Nhận định sai. Vì khi tiến hành xây dựng ĐMLĐ cần phải xác định rõ các loại
thời gian lãng phí (trông thấy và không trông thấy) khi thực hiện công việc và
phát hiện các nguyên nhân gây ra chúng (nguyên nhân sử dụng không hiệu quả
thời gian lao động của NLĐ và máy móc thiết bị), từ đó đưa ra các biện pháp
khắc phục, loại bỏ các loại thời gian lãng phí trong ca làm việc, giúp tiết kiệm
lao động sống, làm cho lượng lao động tiêu hao trong mỗi đơn vị giảm xuống,
để quá trình xây dựng mức đạt hiệu quả

9. Tại sao khi xây dựng mức lao động phải phân loại hao phí thời gian làm
việc của công nhân?
Phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân là một bước quan trọng
trong xây dựng mức lao động, nhằm mục đích:
- Xác định được thời gian có ích để xây dựng mức
- Xác định thời gian lãng phí trong quá trình sản xuất, phát hiện nguyên nhân, từ
đó đề xuất các biện pháp khắc phục để tăng năng suất lao động và giảm chi phí.
- Nghiên cứu những phương pháp lao động tiên tiến để phổ biến cho công nhân
- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch lao động, các hình thức tổ chức lao động, tổ
chức sản xuất hợp lý nhất và tính toán mức trả lương cho người lao động.
Ngoài ra, phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân còn giúp phù hợp
với tính chất, mức độ phức tạp, nặng nhọc của công việc, khả năng thực hiện
định mức, điều kiện tổ chức sản xuất, kỹ thuật, tâm sinh lý và kinh tế - xã hội.

10. Muốn phân loại thời gian làm việc được chính xác ta phải dựa vào
những căn cứ nào? Cho ví dụ minh hoạ?
- Khái niệm và đặc điểm của hao phí thời gian
+ Khái niệm: Hao phí thời gian là tình trạng mất đi thời gian một cách không
hiệu quả hoặc vô ích. Điều này có thể xảy ra khi công việc hoặc hoạt động
không mang lại kết quả mong đợi, hoặc khi sử dụng thời gian cho những việc
không quan trọng hoặc không cần thiết. Hao phí thời gian có thể gây mất cơ hội
phát triển, làm giảm năng suất làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Để hạn chế hao phí thời gian, quan trọng để có một kế hoạch công việc rõ ràng,
ưu tiên công việc quan trọng và tránh những hoạt động không có giá trị.
+ Đặc điểm:
1. Không hiệu quả: Hao phí thời gian đồng nghĩa với việc sử dụng thời gian một
cách không hiệu quả. Nó có thể xảy ra khi ta không sử dụng thời gian một cách
cẩn thận và không có kế hoạch.
2. Thiếu tổ chức: Hao phí thời gian xảy ra khi không có kế hoạch rõ ràng, khiến
người lao động, người quản lý trong 1 tổ chức sẽ không có những kế hoạch cụ
thể nên làm gì trước dẫn tới các công việc quan trọng cần được ưu tiên chưa
được thực hiện hay các hoạt động không mang lại giá trị lợi ích cho tổ chức
3. Thiếu sự tập trung: Khi ta không tập trung vào công việc cần làm, thì thời
gian sẽ bị lãng phí. Điện thoại di động, mạng xã hội và các yếu tố khác có thể
làm phân tán sự tập trung và làm mất đi hiệu suất làm việc.
4. Thiếu ưu tiên: Nếu không biết ưu tiên công việc quan trọng, dễ bị mất định
hướng và làm những công việc không có ý nghĩa. Điều này dẫn đến việc tiêu tốn
nhiều thời gian mà không đạt được kết quả mong đợi.
5. Thiếu quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian không chỉ có ý nghĩa trong
việc phân chia công việc một cách hợp lý, mà còn giúp ta ưu tiên công việc, dự
đoán thời gian thực hiện và thiết lập mục tiêu cụ thể. Thiếu kỹ năng này dễ dẫn
đến lãng phí thời gian.
+ Điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể đã được quy định ở nơi làm việc
Có dựa vào điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể ở nơi làm việc ta mới xác định
được những hao phí thời gian của công nhân làm việc có thuộc nhiệm vụ sản
xuất của họ hay không.
VD: công nhân vận hành máy có hao phí thời gian là sửa chữa máy khi bị hỏng.
Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật quy định máy bị hỏng công nhân vận hành máy
phải tự sửa chữa thì hao phí thời gian này thuộc nhiệm vụ sản xuất, ngược lại
nếu quy định máy hỏng sẽ do công nhân sửa chữa làm thì lúc này thời gian của
công nhân vận hành máy là một loại thời gian hao ph í
+ Thời điểm xuất hiện của hao phí thời gian:
Phải xem xét nội dung hao phí này xảy ra ở lúc đầu, cuối ca hay xảy ra trong khi
công nhân đang làm việc sản xuất.
VD: Thời gian điều chỉnh máy của công nhân: nếu thời gian này hao phí 1 lần
vào đầu ca thì đó là thời gian chuẩn kết, còn hao phí nhiều lần vào giữa ca thì là
thời gian phục vụ kỹ thuật
+ Nguyên nhân gây ra hao phí thời gian:
1. Quản lý thời gian kém: Nếu chúng ta không có kế hoạch và ưu tiên công việc
một cách hiệu quả, thì rất dễ bị phân tán và không tận dụng được thời gian.
2. Thiếu sự tổ chức: Không có hệ thống tổ chức công việc dẫn đến việc mất thời
gian tìm kiếm thông tin, tài liệu hoặc công cụ cần thiết.
3. Quá nhiều công việc đồng thời: Chia sẻ quá nhiều công việc và không tập
trung vào một nhiệm vụ cụ thể có thể làm giảm hiệu suất làm việc và dẫn đến
hao phí thời gian.
4. Thiếu kỹ năng quản lý: Khả năng cân nhắc và ước lượng thời gian cần thiết để
hoàn thành một công việc cũng như ưu tiên công việc quan trọng là rất quan
trọng. Thiếu kỹ năng quản lý có thể dẫn đến hao phí thời gian.
5. Quá lạm dụng công nghệ: Mất nhiều thời gian cho việc lướt web, kiểm tra
email và mạng xã hội có thể làm giảm năng suất và làm tăng tình trạng hao phí
thời gian.
11. Phân biệt giữa thời gian tác nghiệp phụ và thời gian phục vụ? Cho ví dụ
minh họa.?
*Giống nhau:
 Thời gian tác nghiệp phụ và thời gian phục vụ là hai loại thời gian hao phí
trong quá trình lao động
 Không trực tiếp làm thay đổi trạng thái của đối tượng lao động
 Là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, ổn
định và đạt hiệu quả cao.
*Khác nhau:
 Thời gian tác nghiệp phụ:
 Khái niệm: Là thời gian tiêu hao để bảo đảm thực hiện công việc chính
 Vị trí trong quá trình lao động: Nằm trong quá trình tác nghiệp chính
 Mục đích: Bảo đảm thực hiện công việc chính
 Đối tượng: Đối tượng lao động
 Ví dụ: Gá, kẹp phôi, đổ nguyên liệu, kiểm tra sản phẩm,..
 Thời gian phục vụ:
 Khái niệm:Là thời gian tiêu hao để đảm bảo nơi làm việc ở trạng thái bình
thường, đảm bảo công việc có năng suất
 Vị trí trong quá trình lao động: Nằm ngoài quá trình tác nghiệp chính
 Mục đích: Bảo đảm nơi làm việc ở trạng thái bình thường, đảm bảo công
việc có năng suất
 Đối tượng: Nơi làm việc
 Ví dụ: Sửa chữa máy móc, vệ sinh nơi làm việc,...

12. Nội dung “mài kéo” (thuộc nhiệm vụ của công nhân may) là thời gian
gì?
Thời gian “mài kéo” (thuộc nhiệm vụ của công nhân may) là thời gian phục vụ
kỹ thuật nơi làm việc. Nhằm duy trì khả năng làm việc bình thường của thiết bị.

13. Nêu khái niệm bước công việc, thao tác, động tác, cử động?
 Bước công việc là một phần của quá trình sản xuất do một hay một nhóm
người lao động thực hiện trên một đối tượng lao động nhất định, tại nơi
làm việc nhất định.
 Thao tác là tập hợp các động tác trọn vẹn nhằm mục đích nhất định của
người lao động.
 Động tác là tập hợp các cử động được các cơ quan công tác của con người
thực hiện liên tục để hoàn thành một phần thao tác.
 Cử động là sự di chuyển tay chân, ngón tay và mình của người lao động
từ tư thế này sang tư thế khác khi thực hiện động tác.

14. Phân tích tác dụng của kết cấu bước công việc về mặt lao động? Cho ví
dụ minh họa?

- Tăng năng suất lao động: Kết cấu bước công việc có thể tăng năng suất lao
động bằng cách phân chia công việc thành các bước nhỏ hơn và tối ưu hóa quy
trình làm việc. Điều này giúp công nhân tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, làm
việc hiệu quả hơn và nhanh chóng hoàn thành công việc.

- Đơn giản hóa quy trình làm việc: Kết cấu bước công việc giúp rõ ràng hóa và
đơn giản hóa quy trình làm việc. Bằng cách phân chia công việc thành các bước
cụ thể, công nhân có thể hiểu rõ từng bước và thực hiện chúng một cách dễ
dàng. Điều này giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi và tăng tính nhất quán trong quy
trình làm việc.

- Tăng sự chuyên môn hóa: Kết cấu bước công việc cho phép phân chia công
việc thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và giao cho những người có kỹ năng chuyên
môn tương ứng. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển chuyên môn và nâng
cao khả năng của nhân viên trong lĩnh vực cụ thể. Chuyên môn hóa cũng giúp
tận dụng tối đa kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi cá nhân.

- Giảm thiểu sai sót: Kết cấu bước công việc giúp giảm thiểu sai sót trong quy
trình làm việc. Bằng cách chia nhỏ công việc và xác định rõ từng bước, công
nhân có thể tập trung vào từng nhiệm vụ cụ thể và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi
chuyển giao công việc cho bước tiếp theo. Điều này giảm thiểu khả năng xảy ra
lỗi và tăng tính chính xác trong quy trình làm việc.

- Tăng động lực lao động: Kết cấu bước công việc cũng có thể tăng động lực lao
động bằng cách giúp công nhân nhìn thấy sự tiến bộ và hoàn thành công việc
một cách rõ ràng. Khi công việc được chia thành các bước nhỏ, công nhân có
thể đạt được sự hoàn thành từng bước và thấy được kết quả của công sức của
mình. Điều này có thể tạo động lực và sự hài lòng trong công việc.

VD: Một nhà máy sản xuất giày dép có một dây chuyền sản xuất gồm nhiều
bước công việc khác nhau: cắt vải, lắp ráp, kiểm tra chất lượng và đóng gói. Nếu
áp dụng kết cấu bước công việc, mỗi công việc sẽ được chia thành các bước
riêng biệt và được thực hiện bởi các công nhân có chuyên môn và kỹ năng tương
ứng. Chẳng hạn, có nhóm đảm nhiệm lắp ráp, nhóm khác sẽ kiểm tra chất lượng
và đóng gói… Điều này sẽ góp phần tăng hiệu suất lao động, giúp tiết kiệm thời
gian và năng lượng của người lao động, giảm thiểu sai sót, đảm bảo chất lượng
sản phẩm cũng như dễ quản lý và giám sát.

Chương 3
15. Trình bày trình tự tiến hành xây dựng mức theo phương pháp thống kê
kinh nghiệm.
Bước 1. Thu thập số liệu về năng suất lao động:
- Hiện vật (Wi)
- Thời gian (ti)
Bước 2. Tính năng suất lao động bình quân:

 Hiện vật
W =i=1n Wi n
 Thời gian
t =i=1n t i n

Bước 3. Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến:
 Hiện vật
Wtt = j=1m Wj m với Wj W

 Thời gian
t tt = j=1m t j m với t j t

B4. Tính mức lao động (áp dụng vào xuất):


Dựa vào kinh nghiệm của cán bộ định mức và chuyên gia =>Phương pháp thống
kê – kinh nghiệm
W MSL = Wtt W
t MTG = t tt t
16. Khi áp dụng thử mức lao động của phương pháp thống kê kinh nghiệm
cho các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động?
Việc áp dụng thử mức lao động của phương pháp thống kê kinh nghiệm cho các
doanh nghiệp mới thường nên xảy ra sau một khoảng thời gian đủ để thu thập dữ
liệu về nhân sự và hiệu suất làm việc. Điều này thường xảy ra sau vài tháng hoặc
một năm kể từ khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, để có đủ thông tin để
đánh giá và so sánh.
17. Nêu nội dung của phương pháp phân tích tính toán. Tại sao phương
pháp phân tích tính toán áp dụng cho các bước công việc thuộc loại hình
sản xuất hàng loạt?
Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp định mức kỹ thuật lao động
dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao
phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức
thời gian cho bước công việc
Bước 1: Xây dựng các bước công việc hợp lý: phân chia bước công việc ra
thành các bộ phận, loại bỏ những bộ phận thừa, thay thế những bộ phận lạc hậu
bằng những bộ phận tiên tiến, sau đó thiết kế kết cấu bước công việc hợp lý
Bước 2: Hoàn thiện tổ chức lao động NLV
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, điều kiện tổ chức kỹ
thuật của từng bộ phận công việc để xác định trình độ lành nghề, máy móc thiết
bị, chế độ làm việc, tổ chức nơi làm việc hợp lý.
Bước 3: Tính mức thời gian hoàn thiện bước công việc:
Tính toán mức lao động thời gian dựa trên quy trình công nghệ, tiêu chuẩn thời
gian, các phương pháp toán và công thức.
Phương pháp phân tích tính toán áp dụng thích hợp trong điều kiện sản xuất
hàng loạt vì cho phép xây dựng định mức được nhanh, đỡ tốn công sức, đảm bảo
tính đồng nhất và độ chính xác của định mức.
18. Trình bày nội dung của phương pháp phân tích khảo sát.?
Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức lao động có căn cứ kỹ
thuật dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng
đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát sử dụng thời
gian của người lao động ở ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước
công việc.
* Trình tự xác định mức gồm 3 bước:
Bước 1: Phân chia bước công việc ra những bộ phận hợp thành về mặt công
nghệ cũng như về mặt lao động, loại bỏ những thao tác và động tác thừa, xây
dựng kết cấu bước công việc hợp lý.
- Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành
từng bộ phận bước công việc, phân tích các điều kiện tổ chức - kỹ thuật cụ thể
của nơi làm việc... trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề mà người lao động
cần có, máy móc thiết bị dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và xây dựng
những điều kiện tổ chức - kỹ thuật, tổ chức lao động hợp lý nhất.
- Bước 3: Đảm bảo các điều kiện tổ chức - kỹ thuật đúng như quy định ở nơi
làm việc và chọn người lao động có năng suất trung bình tiên tiến, nắm vững kỹ
thuật sản xuất, có thái độ đúng đắn và sức khoẻ trung bình để tiến hành khảo sát.
Việc khảo sát hao phí thời gian trong ca làm việc của công nhân đó tại nơi làm
việc bằng chụp ảnh và bấm giờ.
19. Tại sao phương pháp phân tích khảo sát áp dụng cho các bước công việc
thuộc loại hình sản xuất loạt lớn?
Phương pháp phân tích khảo sát thường được áp dụng trong sản xuất loạt lớn vì
nó giúp đánh giá hiệu suất, xác định vấn đề và cải thiện quy trình. Qua việc thu
thập dữ liệu từ nhiều bước công việc, chúng ta có thể phân tích và tối ưu hóa
quy trình sản xuất để đảm bảo hiệu suất tối đa và giảm thiểu lỗi sản xuất. Điều
này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường hiệu suất toàn bộ hệ
thống sản xuất loạt lớn.

20. Trình bày nội dung của phương pháp so sánh điển hình.?

- Khái niệm: Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức lao
động cho các bước công việc dựa trên cơ sở so sánh hao phí thời gian thực hiện
bước công việc điển hình và những nhân tố ảnh hưởng quy đổi để xác định mức.

- Trình tự xác định mức gồm 5 bước:

+ Bước 1: Phân các bước công việc phải hoàn thành ra từng nhóm theo những
đặc trưng nhất định về kết cấu và quy trình công nghệ. Trong mỗi nhóm chọn
một bước công việc tiêu biểu gọi là bước công việc điển hình. Bước công việc
điển hình là bước công việc hay lặp lại nhất trong nhóm.

+ Bước 2: Xác định quy trình công nghệ hợp lý và các điều kiện tổ chức – kỹ
thuật để thực hiện bước công việc điển hình.

+ Bước 3: Xây dựng mức lao động có căn cứ kỹ thuật cho bước công việc điển
hình bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phương pháp phân tích khảo
sát. Mức kỹ thuật lao động của bước công việc điển hình, ký hiệu là M và M .
tg1 sl1

+ Bước 4: Xác định hệ số quy đổi K cho các bước công việc trong nhóm với
1

quy ước là hệ số của bước công việc điển hình bằng 1 (tức là K = 1), hệ số của
1

các bước công việc còn lại trong nhóm được xác định trên cơ sở phân tích điều
kiện tổ chức – kỹ thuật cụ thể của từng bước công việc, từng nhân tố ảnh hưởng
đến hao phí thời gian hoàn thành và so sánh với bước công việc điển hình.

Nếu điều kiện tổ chức – kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng của bước công việc
đó giống hoàn toàn bước công việc điển hình thì K = 1 (với i = 2,3…n; với n là
i

số bước công việc của nhóm).

Nếu điều kiện tổ chức – kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng của bước công việc
đó thuận lợi hơn bước công việc điển hình thì K < 1 (với i = 2,3…n)
i

Nếu điều kiện tổ chức – kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng của bước công việc
đó khó khăn hơn bước công việc điển hình, tức là hao phí thời gian cho bước
công việc đó tăng hơn thì K > 1 (với i = 2,3…n)
i
+ Bước 5: Căn cứ vào mức lao động của bước công việc điển hình và các hệ số
đổi K ta tính mức lao động có căn cứ kỹ thuật cho mỗi công việc trong nhóm
i

bằng các công thức:

Như vậy, nếu đã có mức của bước công việc điển hình và các hệ số đổi K thì i

định mức cho các bước công việc còn lại trong nhóm bằng phương pháp so sánh
điển hình rất nhanh chóng.

21. Giải thích tại sao phương pháp so sánh điển hình thường áp dụng với
các bước công việc sản xuất không ổn định ?

Trong sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, sản xuất không ổn định, quy trình
công nghệ không được chi tiết, nên không có đủ tài liệu để định mức kỹ thuật
lao động bằng phương pháp phân tích tính toán. Mặt khác, do sản xuất luôn thay
đổi, sự lặp lại của công việc không nhiều nên không đủ thời gian để định mức kỹ
thuật lao động bằng phương pháp phân tích khảo sát. Muốn có mức lao động kịp
thời đưa vào sản xuất ngay, các đơn vị thường sử dụng phương pháp so sánh
điển hình.

Ưu điểm: bằng phương pháp so sánh điển hình có thế xây dựng hàng loạt mức
lao động (cho các bước công việc có những đặc trưng gần giống nhau về kết
cấu, quy trình công nghệ) trong thời gian ngắn, ít tốn công sức.

Nhược điểm: trong thực tế mọi sự so sánh chỉ là tương đối, nên mức xây dựng
bằng phương pháp so sánh điển hình có độ chính xác không cao so với mức xây
dựng bằng phương pháp phân tích tính toán và phương pháp phân tích khảo sát
và việc xác định chính xác hệ số quy đổi Ki gặp khó khăn.

22. Hãy phân tích có 2 công nhân cùng thực hiện công việc giống nhau và
điều kiện làm việc như nhau, tiến hành công việc khác nhau trong khi cán
bộ định mức tiến hành xây dựng mức lao động bằng phương pháp phân
tích khảo sát, anh (chị). Anh (Chị) sẽ làm gì?
-Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sau:
Kết quả khảo sát có thể không chính xác. Nếu cán bộ định mức chỉ khảo sát một
công nhân, thì kết quả khảo sát chỉ phản ánh năng suất lao động của một công
nhân đó, không phản ánh năng suất lao động trung bình của công việc.
Mức lao động xây dựng được có thể không chính xác. Nếu mức lao động được
xây dựng dựa trên kết quả khảo sát không chính xác, thì mức lao động đó cũng
sẽ không chính xác.
-Để giải quyết vấn đề này, cán bộ định mức cần thực hiện các hành động sau:
+Khảo sát nhiều công nhân hơn. Cán bộ định mức cần khảo sát ít nhất 5 công
nhân để đảm bảo kết quả khảo sát có tính đại diện.
+Xử lý số liệu khảo sát một cách khoa học. Cán bộ định mức cần sử dụng các
phương pháp xử lý số liệu thống kê để loại bỏ những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng
đến kết quả khảo sát.
+Ngoài ra, cán bộ định mức cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi xây dựng mức
lao động bằng phương pháp phân tích khảo sát:
*Chọn công nhân đại diện cho đối tượng khảo sát. Cán bộ định mức cần chọn
những công nhân có năng suất lao động trung bình, có kinh nghiệm và tay nghề
cao để khảo sát.
*Thực hiện khảo sát trong điều kiện sản xuất bình thường. Cán bộ định mức cần
thực hiện khảo sát trong điều kiện sản xuất bình thường, không có những yếu tố
ngoại lai ảnh hưởng đến kết quả khảo sát.
*Xử lý số liệu khảo sát một cách khoa học. Cán bộ định mức cần sử dụng các
phương pháp xử lý số liệu thống kê để loại bỏ những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng
đến kết quả khảo sát.
Chương 4
23. Anh (chị) tiến hành xây dựng mức lao động trong một doanh nghiệp
bằng phương pháp phân tích - khảo sát. CN cố ý làm chậm. Anh (chị) xử lý
tình huống này như thế nào?
Khái niệm: Là PP ĐMKT LĐ dựa trên cơ sở phân tích kết cấu BCV, các nhân tố ảnh
hưởng đến hao phí TG, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc SDTG của CN ở
ngay tại NLV để tính mức LĐ cho BCV

Trình tự tiến hành

+ B1. XÂY DỰNG KẾT CẤU BCV HỢP LÝ (Phân chia ra các BP hợp thành, loại bỏ
thao tác thừa)

+ B2. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LỄ NƠI LÀM VIỆC (Tổ chức NLV, tổ chức SX hợp
lý)

+ B3. TÍNH MỨC LAO ĐỘNG CHO BCV (Trên cơ sở xử lý dữ liệu khảo sát tại
NLV)

Ưu điểm và điều kiện thực hiện của phương pháp:

Ưu điểm :

-XD Mức LÐ và tiêu chuẩn ĐMKTLĐ chính xác

- Tổng hợp được kinh nghiệm SX TT của CN


- Cung cấp số liệu để cải tiến TCLĐ, TCSX hợp lý

• Điều kiện thực hiện của phương pháp :

- SX phải tương đối ổn định

- Tốn nhiều TG và công sức

-CBĐM phải thành thạo nghiệp vụ và am hiểu kỹ thuật

*Công nhân cố ý làm chậm:


Gặp gỡ công nhân và trao đổi về lý do khiến công nhân làm chậm.

Giải thích cho công nhân về mục đích của việc xây dựng mức lao động, giúp công
nhân hiểu được rằng việc xây dựng mức lao động là cần thiết và công bằng.

Nếu công nhân vẫn cố tình làm chậm, cán bộ định mức cần khảo sát công nhân khác.

Với cách làm này, cán bộ định mức có thể xây dựng được mức lao động chính xác,
phản ánh đúng năng suất lao động trung bình của công việc.

Ngoài ra, cán bộ định mức cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi xử lý tình huống này:

Thái độ lịch sự, tôn trọng. Cán bộ định mức cần giữ thái độ lịch sự, tôn trọng đối với
công nhân, tránh gây căng thẳng, xung đột.

Tìm giải pháp phù hợp. Cán bộ định mức cần tìm giải pháp phù hợp với từng trường
hợp cụ thể, tránh áp dụng chung một cách xử lý cho tất cả các trường hợp.

24. Khi bấm giờ cán bộ định mức A nói cần bấm giờ 30 lần, cán bộ định
mức B nói phải bấm giờ 40 lần. Hai người tranh luận gay gắt để bấm giờ có
hiệu quả, theo anh (chị), nên lựa chọn công nhân như thế nào?Tại sao?
 Độ chính xác càng cao thì cần bấm giờ nhiều lần
 Số lần bấm giờ xác định được độ chính xác yêu cầu của mức ( tính bằng %) về
hệ số ổn định tiêu chuẩn của dãy số bấm giờ

25. Anh (Chị) hãy tóm tắt các nội dung chính trong giai đoạn chuẩn bị của
phương pháp chụp ảnh cá nhân ngày làm việc?
 Để có số liệu chính xác, công tác chuẩn bị phải đảm bảo làm tốt các nội
dung sau:
 Xác định rõ mục đích chụp ảnh và giải thích cho người lao động hiểu để
tránh trường hợp người lao động làm việc theo cách đối phó lại
 Chọn đối tượng quan sát: tùy theo mục đích chụp ảnh mà chọn đối tượng
cho phù hợp
Nếu chụp ảnh để nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc thì chọn
nlđ nào cũng được và càng nhiều càng tốt
Nếu chụp ảnh để xây dựng mức thì chọn nlđ có năng suất lao động trung
bình tiên tiến
Nếu chụp ảnh để nghiên cứu nlđ vượt mức thì chọn người có năng suất
cao. Ngược lại, nếu nghiên cứu hụt mức và nguyên nhân thì nghiên cứu
nlđ có năng suất thấp
 Số lượng ca khảo sát/một đối tượng ít nhất là 3 ca trở lên
 Nghiên cứu nơi làm việc và làm quen với công việc sản xuất của nlđ
 Dự kiến phân loại thời gian tiêu hao, xác định đơn vị đo, chuẩn bị và nắm
vững nội dung biểu mẫu ghi chép
 Chuẩn bị các phương tiện dụng cụ để chụp ảnh như: giấy, bút, đồng hồ và
các biểu mẫu
 Người quan sát phải đến trước giờ làm việc của người lao động khoảng 15
phút để kiểm tra lại công tác chuẩn bị và chỉnh lại đồng hồ khảo sát trùng
với đồng hồ phân xưởng.
26. Theo anh (chị), trong quá trình khảo sát bằng phương pháp phân tích
khảo sát, nếu xác định nhầm giữa TTN với TPV có ảnh hưởng đến mức lao
động không? Lấy ví dụ để lý giải cho từng trường hợp cụ thể?
Ttn Là thời gian thực hiện bước công việc – Lặp đi lặp lại trong ca qua mỗi sản
phẩm hoặc nhóm sản phẩm – Xảy ra nhiều lần trong ca– Thường chiếm tỷ trọng
lớn trong ca.
-Tpv mục đích: trông coi, phục vụ nơi làm việc – Yếu tố tác động: mọi yếu tố tại
nơi -làm việc. Không thực hiện bước công việc
-Vì 2 yếu tố thời gian này quan trọng trong việc TH mức nếu xác định nhầm sẽ
dẫn đến TH mức không chính xác.
27. Anh (Chị) hãy tóm tắt các nội dung chính trong giai đoạn chuẩn bị của
phương pháp chụp ảnh cá nhân ngày làm việc?
Xác định rõ mục đích chụp ảnh và nói cho công nhân hiểu để tránh trường hợp
đối phó lại của công nhân.
Chọn đối tượng quan sát: tùy theo mục đích mà chọn đối tượng cho phù hợp
Nghiên cứu nơi làm việc và làm quen với công việc sản xuất của công nhân vì
chất lượng của mức lao động tùy thuộc vào trình độ tổ chức nơi làm việc.
Chuẩn bị các phương tiện ghi chép như phiếu chụp ảnh, đồng hồ, viết, thước…

28. Anh (Chị) đang tiến hành xây dựng mức lao động bằng phương pháp
phân tích khảo sát. Trong khi tiến hành khảo sát công nhân ra ngoài uống
nước. gần 20 phút không thấy công nhân vào. Anh (Chị) xử lý tình huống
đó như thế nào? Anh (Chị) có sử dụng số liệu khảo sát trên hay không? Nếu
có cách xử lý thế nào?
- Xử lý tình huống đó:
+ Thảo luận với công nhân đi ra ngoài uống nước về lý do đi gần 20p không
thấy vào.
+ Sau khi biết lý do, tuỳ theo trường hợp nếu lý do hợp lý thì ghi nhận, lý do
không hợp lý thì xử lý theo quy định và cho công nhân tiếp tục làm việc.
- Vẫn sử dụng số liệu khảo sát. Xử lý bằng cách: cho 20p đó vào khoảng lãng
phí hoặc hao phí lao động.
29. Anh (chị) đang tiến hành xây dựng mức lao động bằng phương pháp
phân tích - khảo sát cùng với một đồng nghiệp. CN dừng máy sang "trợ
giúp" một công nhân khác. Anh (chị) sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Sẽ xử lý như sau:
- Thảo luận với công nhân đã dừng máy về nguyên nhân dừng máy dừng máy
(Trong trường hợp chưa biết nguyên nhân dừng máy của công nhân đó);
- Ghi chú lại nguyên nhân dừng máy, thời điểm chính xác mà CN đó dừng
máy và tiếp tục thao tác làm việc trở lại;
- Chỉ đạo công nhân dừng máy để làm việc riêng xong thì phải ngay lập tức trở
lại tiếp tục thực hiện công việc như tiến độ ban đầu.
Chương 7
30. Anh (chị) hãy phân tích trách nhiệm của các thành viên trong bộ máy
thực hiện công tác định mức lao động của doanh nghiệp?
- Trong bộ máy thực hiện công tác định mức lao động của một doanh nghiệp, có
nhiều thành viên chịu trách nhiệm khác nhau:
+Quản lý cấp cao: Chịu trách nhiệm chủ đạo trong việc thiết lập chiến lược
và mục tiêu chung cho việc định mức lao động, cũng như cung cấp nguồn lực và
sự hỗ trợ cần thiết cho các bộ phận thực hiện định mức lao động.
+Bộ phận nhân sự: Chịu trách nhiệm trong việc thu thập thông tin về lao
động và tham gia vào quá trình định mức. Họ cũng cần đảm bảo rằng quy trình
định mức lao động tuân theo các quy định pháp luật và chính sách nội bộ của
doanh nghiệp.
+Các chuyên gia và nhà quản lý tại các bộ phận sản xuất: Chịu trách
nhiệm chính trong việc xác định thời gian và năng suất lao động cho từng công
đoạn sản xuất cụ thể. Họ cần có kiến thức chuyên môn sâu về quá trình sản xuất
và sự hiểu biết rõ về hiệu suất lao động.
- Những thành viên trong bộ máy này cần làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng
quá trình định mức lao động được thực hiện một cách hiệu quả và công bằng.
31. Hãy phân tích mục đích áp dụng và các yêu cầu của mức lao động khi
đưa vào áp dụng thường xuyên trong doanh nghiệp?
- Mục đích áp dụng:
+ Kiểm tra lại chất lượng của mức vừa xây dựng để có kế hoạch, biện pháp
sửa đổi cho hợp lý.
+ Pháp huy đầy đủ tác dụng của công tác định mức lao động - Các yêu cầu
của mức lao động khi áp dụng:
+ Là những mức lao động trung bình tiên tiến.
+ Có tính khả thi, có tính tạo động lực lao động.
+ Mang lại hiệu quả thiết thực cho sản xuất - kinh doanh của DN.

32. Hãy phân tích các điều kiện khi đưa mức vào áp dụng thường xuyên,
phân tích tình hình thực hiện mức?
+ Điều kiện áp dụng mức vào sản xuất thường xuyên
- Mức lao động phải được Hội đồng định mức thông quá,ký quyết định ban
hành và phải đăng ký với cơ quan chức chức năng của nhà nước.
- Đảm bảo các điều kiện tổ chức kĩ thuật như quy định khi tiến hành xây dựng
mức.
- Hướng dẫn cho người lao động về quy trình,phương pháp và an toàn..khi
thực hiện công việc.
- Thực hiện áp dụng thử mức lao động trước khi áp dụng chính thức + + Phân
tích tình hình thực hiện mức
- Giúp cán bộ định mức thấy được tình hình thực hiện mức LD hàng tháng,quý
,năm của các bộ phận DN
- Nguyên nhân những người LD không đạt mức và biện pháp khắc phục.
- Phát hiện những mức sai,mức lạc hậu để có kết quả điều chỉnh,sửa đổi.
- Phát hiện những bất hợp lý trong tiền lương,thu nhập và sử dụng lao động
theo ĐMLĐ của NLĐ.
33. Hãy phân tích các chỉ tiêu: Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng mức;
chỉ tiêu phản ánh việc áp dụng mức trong sản xuất, chỉ tiêu phản ánh tình
hình hoàn thành mức lao động? cho ví dụ minh họa.
+ Đánh giá tình hình xây dựng mức lao động:
1. Tỷ lệ số BCV có mức so với tổng BCV có thể dịnh mức (IBCVĐM)
I(BCVĐM)= (Tổng BCV đã có định mức/Tổng BCV có thể XD mức LĐ)*100
2. Tỷ lệ mức có căn cứ KT so với ttoorng BCV có mức lao động(I(ĐMKT))
IĐMKT=(Tổng số mức có căn cứ kỹ thuật/ Tổng BCV đã có mức LĐ)*100
+ Đánh giá tình hình áp dụng mức lao động:
1. Tỷ lệ số mức lao động làm việc có mức so với tổng số lao động làm những
bước công việc có thể định mức
I(LĐM)=(Tổng lđ làm các BCV đã có mức lđ/ Tổng lđ làm các BCV có thể xd
mức lđ)*100
2. Tỷ lệ số lđ làm việc theo mức có căn cứ t so với tổng số lđ làm việc có
I(LĐMT)=( Tổng lđ làm việc theo mức căn cứ kt/ Tổng lao động làm việc có
mức lđ)*100
+ Đánh giá tình hình thực hiện mức lao động:
1. Tỷ lệ hoàn thành mức cá biệt (Icb)
Áp dụng khi người lao động ( nhóm người lđFX) chỉ thực hiện 01 loại SP trong
kỳ)
2. Tỷ lệ hoàn thành mức lđ tổng hợp (ITH)
Áp dụng khi người lao động ( nhóm người lao động FX) thực hiện loại SP trong
kỳ thì:
CT: Ith=∑𝐼𝑐𝑏∗𝑑𝑖𝑛𝑖
· Mối quan hệ giữa tỷ lệ hoàn thành mức lđ tổng hợp (Ith) với (ICB) có thể xác
định thông qua ICB và di
Ith= ∑𝐼𝑐𝑏∗𝑑𝑖𝑛𝑖=1
Di là tỉ trọng thời gian thực tế sx loại sp I so với tổng thời gian thực tế sx của tất
cả các loại sản phẩm trong DN
34. Hãy trình bày mục đích của việc sửa đổi mức lao động? đó phân tích nội
dung của từng trường hợp?
Mục đích:
- Để đảm bảo mức phù hợp với điều kiện tổ chức kỹ thuật vì điều kiện tổ chức
kỹ thuật thường xuyên thay đổi
- Nâng cao tỷ trọng mức có căn cứ kỹ thuật trong các DN, đảm bảo mức lđ luôn
mang tính tiên tiến
Các trường hợp sửa đổi mức và nội dung các trường hợp đó:
 Mức sai: Là những mức quá cao, đại bộ phận người là đã cố gắng làm việc,
nắm vững kỹ năng, sử dụng thời gian hợp lý mà vẫn không đạt. Hoặc mức quá
thấp, đại bộ phận người là làm việc bình thường, chưa tận dụng hết thời gian
mà vẫn đạt và vượt mức cao. Mức sai cần được phát hiện kịp thời, sửa đổi
ngay không chờ đến định kỳ mới sửa.
 Mức lạc hậu: Là mức xây dựng quá lâu và không còn phù hợp với điều kiện tổ
chức - kỹ thuật thực hiện công việc đó nữa, nghĩa là điều kiện tổ chức - kỹ
thuật đã có những thay đổi, tiến bộ hơn so với điều kiện tổ chức- kỹ thuật khi
xây dựng mức.
 Mức tạm thời, hết hạn: Là mức xây dựng và áp dụng cho những BCV mới, sản
phẩm mới mà từ trước đến nay cơ sở, DN chưa có mức. Mức tạm thời phải
được theo dõi chặt chẽ hàng tháng, và điều chỉnh kịp thời để sau 3 tháng phải
công bố thành mức chính thức.

You might also like