You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE


----******----

BÀI TẬP NHÓM


Đề bài: Nghiên cứu thực trạng công tác định mức lao động trong công ty VPP Hồng Hà.
Đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện

GVHD: TS. Vũ Thị Uyên


NHÓM 6: 1. Nguyễn Thị Thảo Vân - 11208427
2. Phạm Ngọc Phương Uyên - 11208391
3. Nguyễn Tiến Trung - 11207315
4. Đặng Minh Tú - 11208264
5. Nguyễn Thành Vinh - 11208483
6. Phạm Thị Kiều Trinh - 11208205
7. Đặng Thanh Trúc - 11207302
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP........................................
1. Khái niệm định mức lao động....................................................................................................................................
2. Các phương pháp định mức lao động.........................................................................................................................
3. Vai trò của định mức lao động trong doanh nghiệp...................................................................................................
a. Vai trò định mức lao động trong doanh nghiệp....................................................................................................
b. Quy trình định mức lao động trong doanh nghiệp...............................................................................................
II. GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ................................................
1. Giới thiệu chung về công ty.......................................................................................................................................
2. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................................................................................
3. Cơ cấu lao động..........................................................................................................................................................
4. Đặc điểm về sản xuất và quy trình công nghệ............................................................................................................
a. Đặc điểm về sản xuất............................................................................................................................................
b. Đặc điểm về quy trình sản xuất............................................................................................................................
5. Thị trường lao động sản phẩm, kết quả sản xuất kinh doanh.....................................................................................
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN
PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ...............................................................................................................................................
1. Các loại mức lao động đang áp dụng.........................................................................................................................
2. Các phương pháp định mức lao động áp dụng tại Công ty........................................................................................
3. Phân tích Quy trình định mức lao động tại công ty....................................................................................................
a. Các bước công việc..............................................................................................................................................
b. Các nhân tố ảnh hưởng.........................................................................................................................................
c. Thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành xây dựng định mức............................................................................
d. Tổng hợp phân tích kết quả khảo sát và đưa ra mức dùng thử............................................................................
e. Áp dụng và quản lý mức lao động........................................................................................................................
4. Định mức kỹ thuật và 1 số vấn đề quản lý sản xuất...................................................................................................
a. Định mức lao động với công tác tiền công, tiền lương........................................................................................
b. Định mức lao động với các hoạt động tổ chức lao động khoa học khác.............................................................
IV. ĐÁNH GIÁ....................................................................................................................................................................
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC.............................................................................
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm định mức lao động
Định mức lao động ( theo nghĩa hẹp) là việc xây dựng các mức cho tất cả các loại công
việc phù hợp với từng loại công việc đó.

Định mức lao động (theo nghĩa rộng) là quá trình dự tính và tổ chức thực hiện những
biện pháp về tổ chức kỹ thuật để thực hiện công việc có năng suất lao động cao, trên cơ
sở đó xác định mức tiêu hao để thực hiện công việc. Nói cách khác đây là lĩnh vực hoạt
động thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả quá trình lao
động.

Trong các doanh nghiệp, thông thường mức lao động được phân thành 1 số loại chủ yếu
sau:
+ Mức thời gian
+ Mức phục vụ
+ Mức biên chế
+ Mức quản lý
+ Mức lao động tổng hợp

2.Các phương pháp định mức lao động


Có 2 nhóm phương pháp định mức lao động thường được áp dụng chia thành 2 nhóm cơ
bản như sau
● Nhóm các phương pháp phân tích: Xác định mức dựa trên sự phân chia QTXS thành
các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để thực
hiện chúng. Nhóm phương pháp phân tích gồm 3 phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở
phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các
tài liệu kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho từng bước
công việc.
+ Ưu điểm: Phương pháp này cho phép xác định mức nhanh và chính xác
+ Nhược điểm: Phải có đầy đủ tài liệu tiêu chuẩn về thời gian và cán bộ định mức
phải nắm vững nghiệp vụ, thành thạo nghề kỹ thuật. Phương pháp này chỉ phù
hợp với những bước công việc thuộc loại hình sản xuất vừa và hàng loạt lớn

- Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở
phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các
tài liệu kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của người lao động ngay
tại nơi làm việc để tính mức lao động cho từng bước công việc.
+ Ưu điểm: Phương pháp này có mức lao động được xây dựng một cách chính
xác, đồng thời có thể tổng kết được kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của người lao
động, cung cấp tài liệu để cải tiến tổ chức lao động và xây dựng các tiêu chuẩn
định mức lao động kỹ thuật đúng đắn.

+ Nhược điểm: Phương pháp này khá tốn thời gian, cán bộ định mức phải thành
thạo nghiệp vụ. chỉ áp dụng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.

- Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức dựa trên những hao
phí của mức điển hình và các nhân tố ảnh hưởng.
+ Ưu điểm: Mức được xây dựng nhanh và ít tốn công sức.
+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao, chỉ áp dụng xây dựng cho bước công
việc thuộc loại hình sản xuất nhỏ và đơn chiếc

● Nhóm các phương pháp tổng hợp: Xác định mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu,
phân tích các bộ phận của BCV và điều kiện TCKT để hoàn thành nó, thời gian hao phí
được quy định chung cho toàn bộ BCV. Nhóm phương pháp này bao gồm 3 phương
pháp định mức cụ thể sau:
- Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức lao động dựa trên cơ sở các số
liệu thống kê về thời gian tiêu hao để tạo ra các sản phẩm cũng như các công việc
tương tự đã làm ở thời kỳ trước đó.
- Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức lao động chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm đã được tích luỹ của các cán bộ định mức hay những công nhân lành
nghề trong quá trình sản xuất các sản phẩm hoặc công việc tương tự.
- Phương pháp dân chủ bình nghị là phương pháp được xác định bằng cách cán bộ
định mức dự tính bằng thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa cho công nhân cùng thảo
luận để quyết định

● Nhóm phương pháp định mức tổng hợp có những ưu, nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Đơn giản, ít tốn kém về thời gian, công sức, có thể xây dựng mức trong
khoảng thời gian ngắn
- Nhược điểm: Không phân tích được tỉ mỉ về năng lực sản xuất, các điều kiện tổ chức
kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và sử dụng tốt được những phương pháp sản xuất
tiên tiến của người lao động. Không xây dựng được các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, không khai thác được các khả năng tiềm tàng trong sản xuất.

3. Vai trò của định mức lao động trong doanh nghiệp
a. Vai trò định mức lao động trong doanh nghiệp
- Xây dựng mức lao động chính xác và hợp lý có vai trò rất quan trọng trong công tác
quản lý của 1 Doanh nghiệp.
- Mức lao động là căn cứ để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người lao động trong
Doanh nghiệp theo nguyên tắc phân phối theo lao động
- Là căn cứ để xác định số lượng lao động trong Doanh nghiệp.
- Là cơ sở vững chắc để xây dựng các kế hoạch của Doanh nghiệp trong đó bao gồm:
+ Kế hoạch sản xuất
+ Kế hoạch lao động tiền lương
+ Kế hoạch giá thành sản phẩm

b. Quy trình định mức lao động trong doanh nghiệp


- Công tác định mức lao động thực hiện thông qua 6 bước cơ bản sau:

+ Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn về mức lao động


+ Bước 2: Xét duyệt mức
+ Bước 3: Ban hành mức
+ Bước 4: Áp dụng định mức mới
+ Bước 5: Quản lý
+ Bước 6: Sửa đổi
II. GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ
1. Giới thiệu chung về công ty

Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ

Tên tiếng Anh : HONG HA STATIONERY JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt : HONG HA JSC

Mã số thuế : 0100100216

Mã cổ phiếu : HHA

Trụ sở chính : 25 Lý Thường Kiệt, Phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Địa điểm 2 : 672 Ngô Gia Tự, Phường Đức Giang,Long Biên, Hà Nội

Điện thoại : (84-4) 3652 3332

Fax : (84-4) 3652 4351

Email : congty@vpphongha.com.vn

Website : www.vpphongha.com.vn

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu và Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp số 0100100216 thay đổi lần thứ 14 vào ngày 02/07/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp, Hồng Hà có các lĩnh vực kinh doanh chính sau đây:

STT Tên ngành Mã ngành


1 Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng 4761 (Chính)
chuyên doanh
Chi tiết: Bán lẻ văn phòng phẩm
2 Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng 6820
đất
3 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669
4 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, 6810
chủ sử dụng hoặc đi thuê
5 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 4641
6 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 1410
7 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác 4659
8 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày 5510
9 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động 5610
10 Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu 9329
11 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch 7920
12 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933
13 Vận tải hành khách đường bộ khác 4932
14 Bán buôn đồ uống 4633
15 Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào 4634
16 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 4290
17 Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu 2599
18 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp 3320
19 In ấn 1811
20 Sản xuất khác chưa được phân vào đâu 3290
21 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được 8299
phân vào đâu
Chi tiết: xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, máy
móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của Công ty;
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa Công ty kinh doanh.
22 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649
Chi tiết:
- Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm;
- Bán buôn va li, cặp, túi, ví hàng da và giả da khác;
(Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp
chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật)

2. Quá trình hình thành và phát triển


Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà, hiện là Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng
Hà, đã có một hành trình phát triển đáng chú ý:
● Nhà Máy Đầu Tiên và Sự Thay Đổi: Trước đây, được biết đến là Nhà máy Văn
phòng phẩm Hồng Hà, được thành lập theo Quyết định số 2406/BCN/TC ngày
21/10/1959 của Bộ Công nghiệp. Sau đó, theo Quyết định số 1014 QĐ/TCLĐ ngày
28/07/1995 của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công thương), nhà máy này chính
thức đổi thành Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà.
● Gia Nhập Tổng Công Ty Giấy Việt Nam: Ngày 02/08/1995, Công ty Văn phòng
phẩm Hồng Hà gia nhập Tổng Công ty Giấy Việt Nam, mở ra cơ hội hội nhập với
ngành Giấy và tiềm năng phát triển mới.
● Đa dạng và Đổi Mới: Kể từ năm 1999, dưới tư duy sáng tạo của lãnh đạo và hỗ trợ
của Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Công ty đã tập trung vào nghiên cứu và sản xuất
nhiều sản phẩm mới như giấy vở, đồ dùng văn phòng và các loại bút. Sản phẩm của
Công ty liên tục được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
● Chuyển Đổi Thành Công Ty Cổ Phần: Dựa trên Quyết định số 2721/QĐ-BCN ngày
25/08/2005 của Bộ Công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103010462 ngày 28/12/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp,
Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần
Văn phòng phẩm Hồng Hà.
● Xuất Khẩu và Phát Triển: Dưới mô hình cổ phần từ năm 2006, Công ty đã xuất khẩu
hàng nghìn sổ lò xo và các sản phẩm khác sang thị trường Mỹ. Điều này đã giúp
Công ty khẳng định được chất lượng sản phẩm và tạo dựng thương hiệu tại thị
trường khó tính này.
● Sự Trẻ Hóa và Phát Triển Nhân Lực: Công ty đã tập trung vào việc bổ nhiệm và
tuyển dụng cán bộ trẻ vào các vị trí quản lý cũng như đào tạo thêm lao động có trình
độ. Đội ngũ nhân viên ngày càng trẻ hóa và phát triển, đóng góp vào sự thành công
của Công ty.

3. Cơ cấu lao động


Cơ cấu tổ chức và cơ cấu Bộ máy quản lý - Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014
(có hiệu lực từ 01/07/2015) của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp, các luật khác có liên quan và
Điều lệ Công ty.

Thời điểm 31/12/2018, Công ty có khoảng 420 lao động, trong đó lao động nữ chiếm gần
45%. Lao động thường xuyên có trình độ trên đại học chiếm 1,26%; trình độ đại học
chiếm 28,42%; trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 50,95%; lao động phổ thông chiếm
13,26%, còn lại là lao động mùa vụ và thử việc.

Công ty luôn quan tâm đến đời sống của người lao động. Công tác tiền lương được triển
khai đúng tiến độ và quy định của Nhà nước và Công ty. Thu nhập bình quân năm 2018
đạt 10,05 triệu đồng/người/tháng, tăng ~14% so với năm 2017.

Công tác đào tạo cũng được triển khai theo kế hoạch.

Đại hội đồng cổ


đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Phó TGĐ Kế hoạch Phó TGĐ Kinh


sản xuất doanh

Phân xưởng Giấy Phòng Kỹ thuật Phòng Marketing


vở đầu tư Ban Quản lý tòa
Phân xưởng Nhựa - Phòng Tài chính kế nhà
LR toán Phòng Dịch vụ Bán
Phân xưởng Kim Phòng Tổ chức HC lẻ

- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có
thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được luật pháp và Điều lệ
Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) sẽ thông qua các Báo cáo tài
chính hàng năm của Công ty đã được kiểm toán và ngân sách tài chính cho năm tiếp
theo.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát (BKS) có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính của
Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban điều hành.
Ban kiểm soát là cơ quan giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý
điều hành Công ty.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Hội đồng quản trị (HĐQT) có trách nhiệm giám
sát Tổng giám đốc (TGĐ) và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của
HĐQT do luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị
quyết ĐHĐCĐ quy định.

- Tổng giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm
trước HĐQT và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó Tổng giám đốc: Các Phó Tổng giám đốc Công ty giúp việc cho Tổng giám đốc
và điều hành hoạt động tại các lĩnh vực trong Công ty theo sự phân công và uỷ quyền
của Tổng giám đốc. Các Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.

Cơ cấu lao động toàn công ty theo trình độ chuyên môn

Năm 2020 2021 2022


Chỉ tiêu
Tổng Nữ Tổng số Nữ Tổng Nữ
số số
Tổng số lao động 392 184 396 188 419 194
1. Số lượng lao động 347 171 345 169 360 174
trực tiếp
*Bậc 1
*Bậc 2 92 58 93 54 101 53
*Bậc 3 65 30 60 32 57 35
*Bậc 4 45 23 43 24 42 23
*Bậc 5 39 24 37 23 39 24
*Bậc 6 54 19 52 19 57 21
*Bậc 7 52 17 60 17 64 18
2. Số lượng lao động 45 13 51 19 59 20
gián tiếp
*Trung cấp, sơ cấp 2 2 2
*Cao đẳng, Đại học 39 13 45 19 53 20
*Trên đại học 4 4 4
Có thể thấy, lực lượng lao động trong công ty là tương đối lớn, trong đó, lực lượng lao
động trực tiếp có tay nghề cao và lao động gián tiếp có trình độ đại học trở lên chiếm một
tỉ lệ không nhỏ đã góp phần tạo nên kết quả của công ty trong những năm gần đây, tuy
nhiên vẫn xuất hiện tình trạng lao động thiếu ý thức, phân công công việc không hợp lý,
nhiều lao động bậc thấp, sản xuất mang tính thủ công cũng nhiều, điều đó là nguyên nhân
dẫn đến chất lượng sản phẩm không đều.

4. Đặc điểm về sản xuất và quy trình công nghệ


a. Đặc điểm về sản xuất
Hiện nay, Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà phát triển rất đa dạng các dòng sản phẩm
như vở, sổ, bút, dụng cụ học sinh, xuất bản phẩm, họa phẩm, đồ dùng văn phòng, ba lô -
túi cặp sách, đồ chơi thông minh và vải không dệt với quy mô sản xuất lên tới 100 nhà
phân phối và hơn 10.000 điểm bán lẻ trải dài từ Bắc vào Nam.

Các sản phẩm chủ lực của công ty sản xuất có thể kể đến vở giấy trắng tự nhiên, chống
lóa- chống mỏi mắt,vở kẻ ngang, bút máy Nét Hoa luyện viết chữ đẹp, vở gáy vuông ép
keo bảo vệ môi trường, giấy in không sử dụng hóa chất gốc Clo…v..v.

Vào năm 2020, công ty CP văn phòng phẩm Hồng Hà đã chính thức đưa ra thị trường
sản phẩm mới, giấy in Hồng Hà Delus. Đây là sản phẩm nằm trong chiến lực phát triển
đầy đủ các ngành hàng văn phòng phẩm, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng Việt sau dấu
ấn kỷ niệm 60 năm ngày thành lập đơn vị.

b. Đặc điểm về quy trình sản xuất


Dưới đây là sơ đồ mô tả quy trình công nghệ sản xuất một số mặt hàng chính trong Công
ty.
Sơ đồ quy trình sản xuất giấy vở Hồng Hà

5. Thị trường lao động sản phẩm, kết quả sản xuất kinh doanh
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Thực So sánh (%)


hiện
năm
Kế Thực TH2018/ TH/KH
2017
hoạch hiện TH2017 2018

1 2 3 4 5 6 7 8

1 Tổng doanh thu Tr.đ 661.000 679.508 595.878 114,03% 102,80%

2 Giảm trừ CK giảm Tr.đ 25.950 26.992 23.393 115,38% 104,02%


giá

3 DT sau giảm trừ Tr.đ 635.050 652.516 572.485 113,98% 102,75%


CK giảm giá

4 Hàng trả lại Tr.đ - 4.028 12.358 32,59% -


5 Tổng chi phí Tr.đ 596.000 604.601 525.012 115,16% 101,44%

6 Lợi nhuận trước Tr.đ 38.500 43.886 35.115 124,98% 113,99%


thuế

7 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 30.200 34.961 27.889 125,36% 115,76%

8 Tỷ suất LNST/DT % 4,66% 5,15% 4,68% 110,04% 110,52%

9 Tỷ suất % 52,24% 59,30% 47,30% 125,37% 113,51%


LNST/VĐL

10 Lãi cơ bản/cổ Đồng 4.700 5.633 4.254 132,42% 119,85%


phiếu

11 Lao động BQ Người 450 453 430 105,35% 100,67%


(người/tháng)

12 Thu nhập BQ 1000đ 9.600 10.047 8.850 113,53% 104,66%


(trđ/người/tháng)

13 Cổ tức % 10% 20% 20% 100% 200%

LNST: lợi nhuận sau thuế


*Báo cáo tài chính 2018/HHA
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ
1. Các loại mức lao động đang áp dụng
Do mang đặc điểm của ngành sản xuất giấy, cho nên các sản phẩm trong Công ty có quá
trình sản xuất tương đối dài. Để thuận tiện cho việc tổ chức lao động khoa học cho công
nhân theo dây chuyền sản xuất giấy Công ty áp dụng 2 loại mức đó là mức thời gian và
mức biên chế (số lượng người cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất
định theo đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện sản xuất nhất định). Tuy mức thời
gian trong thực tế là cơ sở xuất phát để tính các loại mức khác vì thời gian làm việc là
thước đo lao động nói chung và về nguyên tắc định mức lao động là xác định hao phí
thời gian cần thiết để hoàn thành công việc này hay công việc khác nhưng nó chưa được
áp dụng thường xuyên trong Công ty. Dựa trên cơ sở xác định mức sản lượng Công ty
tiến hành xác định đơn giá tiền lương cho sản phẩm, để trả lương theo sản phẩm cho bộ
phận công nhân sản xuất. Mức thời gian được xác định theo công thức:

𝑀𝑡𝑔 = 𝑇𝑐𝑎 / 𝑀𝑠𝑙𝑐𝑎

Tất cả các loại bước công việc của quá trình sản xuất sản phẩm trong Công ty đều được
định mức để tiến hành trả lương một cách chính xác và xây dựng đơn giá tiền lương cho
từng loại sản phẩm, xác định đúng chi phí tiền lương để hạch toán giá thành sản phẩm
của từng chủng loại.

2. Các phương pháp định mức lao động áp dụng tại Công ty
Tại Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà, công tác định mức lao động đang áp
dụng chủ yếu là phương pháp phân tích khảo sát. Phương pháp phân tích khảo sát được
áp dụng bởi các quản đốc phân xưởng xây dựng cho các bước công việc bộ phận của sản
phẩm mà đơn vị được giao.

Phương pháp phân tích khảo sát được thực hiện như sau:

● Bước 1: Thống kê năng suất lao động của công nhân làm công việc cần định mức.
Ở bước này, quản đốc phân xưởng sử dụng các tài liệu thống kê về năng suất lao động
của các công nhân làm công việc tương tự qua các thời kỳ.

● Bước 2: Tính năng suất lao động trung bình và năng suất lao động trung bình tiên tiến.
- Tính năng suất lao động trung bình: Năng suất lao động trung bình được tính theo
phương pháp tính bình quân
- Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến: Năng suất lao động trung bình tiên tiến
được tính bằng bình quân của những năng suất lao động lớn hơn hoặc bằng năng
suất lao động trung bình.

● Bước 3: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm sản xuất của
bản thân quản đốc để quyết định.
● Bước 4: Điều chỉnh mức cho hợp lý.
● Bước 5: Trình Tổng giám đốc ra quyết định phê duyệt.

Đối với phương pháp kinh nghiệm, phương pháp này được áp dụng với những chi tiết
của một sản phẩm mới nhưng có sự tương đồng với những chi tiết của sản phẩm cũ.
Theo phương pháp này, cán bộ định mức nghiên cứu xem một sản phẩm mới có những
chi tiết nào tương tự như các sản phẩm cũ, dẫn tới có thể sử dụng chính những mức cho
chi tiết ở sản phẩm cũ hay có sự điều chỉnh thích hợp. Sự điều chỉnh này hoàn toàn do
kinh nghiệm của cán bộ định mức.

3. Phân tích Quy trình định mức lao động tại công ty
Cán bộ định mức tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát quy trình sản xuất để phân
chia bước công việc cần định mức thành các bộ phận hợp thành về mặt lao động cũng
như mặt công nghệ.xc

Quy trình sản xuất vở được thực hiện như sau:

a. Các bước công việc

● Bước công việc 1: Chuẩn bị Nguyên Liệu


- Mặt Công Nghệ:
+ Lựa chọn loại cây gỗ thích hợp và xử lý (chặt gỗ) chúng để lấy cellulose, thành
phần chính của giấy.
+ Xử lý cellulose để tạo thành chất nguyên liệu giấy, thường bao gồm việc thêm
nước và các hóa chất xử lý.
- Mặt Lao Động:
+ Thực hiện công việc vận chuyển và xử lý gỗ (rửa sạch, cho vào nồi nấu) để tạo
cellulose.
➢ Thao tác: rửa sạch
○ Động tác xả nước
○ Động tác rửa
+ Chuẩn bị các hóa chất và thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất giấy.

● Bước công việc 2: Chế Biến Nguyên Liệu


- Mặt Công Nghệ:
+ Trộn cellulose với nước để tạo thành bột giấy.
+ Đưa bột giấy vào máy sản xuất giấy để tạo thành màng giấy dạng cuộn.
➢ Giai đoạn chuyển tiếp: đưa qua ống lăn -> máy cán -> trục ép -> sấy khô
➢ Bước chuyển tiếp:
○ Mỗi lần đưa qua ống lăn là một bước chuyển tiếp
○ Mỗi lần đưa qua máy cán là một bước chuyển tiếp
○ Mỗi lần đưa qua trục ép là một bước chuyển tiếp
○ Mỗi lần sấy khô là một bước chuyển tiếp
- Mặt Lao Động:
+ Thực hiện việc nạp bột giấy vào máy sản xuất giấy và theo dõi quá trình sản
xuất.
+ Thao tác: nạp bột giấy vào máy sản xuất
➢ Động tác nâng
➢ Động tác vận chuyển
➢ Động tác đổ
➢ Động tác bật máy

● Bước công việc 3: Sản Xuất Giấy


- Mặt Công Nghệ:
+ Đưa màng giấy từ cuộn thành các tờ giấy bằng máy cắt.
+ Cân chỉnh nhiệt độ và áp suất để đảm bảo chất lượng của giấy.
- Mặt Lao Động: Thực hiện công việc vận hành máy cắt và máy làm giấy, đồng thời
kiểm tra chất lượng của sản phẩm và đưa ra điều chỉnh nếu cần.

● Bước công việc 4: In Ấn và Gia Công


- Mặt Công Nghệ:
+ Đưa các tờ giấy đã sản xuất vào máy in để in hình ảnh và văn bản lên giấy.
+ Sau khi in ấn, các tờ giấy có thể được cắt thành các kích thước và hình dáng
khác nhau.
- Mặt Lao Động: Thực hiện công việc vận hành máy in và máy gia công để hoàn thiện
sản phẩm cuối cùng.

● Bước công việc 5: Kiểm Tra Chất Lượng


- Mặt Công Nghệ:Sử dụng thiết bị kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng giấy và sản
phẩm in ấn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
- Mặt Lao Động: Thực hiện kiểm tra thủ công và đánh giá chất lượng cuối cùng của
sản phẩm trước khi đóng gói và phân phối.

Cùng với việc chia thành các bộ phận cho từng bước công việc, cán bộ định mức tiến
hành nghiên cứu các loại máy móc được sử dụng trong từng bộ phận để đánh giá và hiểu
rõ khả năng sản xuất của từng máy.

Sau khi đã thực hiện việc chia quy trình sản xuất thành các bộ phận cấu thành và hiểu rõ
về các điều kiện liên quan trực tiếp đến thực hiện công việc, bộ phận định mức tiếp tục
thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình định mức lao động

b. Các nhân tố ảnh hưởng


● Nhân tố thuộc về tổ chức
Nhân tố thuộc về tổ chức ảnh hưởng đến công tác định mức của công ty bởi vì chúng xác
định quy trình và chính sách tổ chức, vị trí và vai trò công việc, tổ chức và phân phối lao
động cũng như môi trường làm việc.. Ví dụ, nếu công ty có một hệ thống tăng cường cho
nhân viên làm việc đạt hiệu suất cao, công việc của họ có thể được định mức dựa trên
mục tiêu hoặc tiêu chí hiệu suất cao hơn.

Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà được thành lập vào ngày 1/10/1959, trải qua hơn
63 năm trưởng thành và phát triển, công ty đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên
thị trường với các chủng loại sản phẩm cả về chất lượng lẫn số lượng.

Công ty đặc biệt quan tâm tới công tác định mức lao động, nó là một trong những nội
dung quan trọng của tổ chức lao động, tổ chức sản xuất và quản lý nguồn nhân lực, do đó
Công ty đã luôn chú trọng và xác định rõ mục tiêu.
Công tác định mức lao động có liên quan tới việc nghiên cứu thao tác trong lao động, là
căn cứ trong việc trả lương cho công nhân.

Công tác định mức lao động luôn gắn liền với tổ chức lao động, tổ chức sản xuất và quản
lý lao động cùng với sự tương tác giữa các bộ phận trong công ty, quy trình làm việc
hiệu quả và linh hoạt.

Cách tổ chức công ty, nhóm làm việc, sự phân công nhiệm vụ và trách nhiệm, hệ thống
quyền lực và quyết định có thể ảnh hưởng đến định mức của công ty.

Tuy nhiên công tác định mức và để xây dựng nên các mức lao động chính xác cần đòi
hỏi sự phối hợp chặt chẽ từ mọi cấp trong tổ chức xuống các bộ phận và trực tiếp là
người lao động

● Nhân tố điều kiện làm việc


Điều kiện làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc , sự hài lòng, sức khỏe
và an toàn của nhân viên trong quá trình làm việc. Đồng thời cũng ảnh hưởng gián tiếp
đến sự phát triển của công ty.

Nhóm các yếu tố thuộc về tâm sinh lý lao động : Tâm sinh lý lao động bao gồm các yếu
tố về tinh thần và tâm trạng của nhân viên. Một tâm sinh lý lao động tốt, tức là nhân viên
có đầy đủ động lực và tinh thần làm việc, sẽ có khả năng làm việc hiệu quả hơn. Công ty
CP Văn phòng phẩm Hồng Hà trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc hiện đại cho, điều
kiện nơi làm việc được đánh giá cao

Nhóm các yếu tố vệ sinh phòng bệnh : Nếu môi trường làm việc không được thiết kế và
duy trì sạch sẽ, nhân viên có thể bị mắc bệnh và nghỉ việc, làm giảm định mức sản xuất.
Đối với công ty Hồng Hà, công ty có hệ thống hút bụi hiệu quả trong nhà máy sản xuất
giấy, Tuy nhiên tiếng ồn gây ra khi vận hành máy có thể làm giảm tập trung của nhân
viên, gây căng thẳng và ảnh hưởng đến sự hiệu quả làm việc..

Nhóm các yếu tố về thẩm mỹ lao động: Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà chuyên
sản xuất các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao như giấy, bút, vở. Điều kiện làm việc sạch
sẽ, gọn gàng và tổ chức có chuyên nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhân
viên làm việc trong môi trường thoải mái và thẩm mỹ hơn có thể cung cấp sản phẩm tốt
hơn, từ đó tăng định mức sản xuất của công ty.

Nhóm các yếu tố tâm sinh lý xã hội : Công ty đã tạo ra môi trường làm việc năng động,
có sản lượng ổn định , và xu hướng ổn định trong việc cung ứng các đơn hàng. Điều
này giúp cho công nhân có sự ổn định trong công việc và thu nhập của họ, giúp cho họ
có thể lập kế hoạch và ổn định cuộc sống.Cùng với đó công ty cần duy trì kênh thông tin
mở với công nhân để kịp thời nắm bắt nguyện vọng, tâm tư của họ bằng hotline hoặc
thông qua khảo sát.

Nhóm điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi: Công ty có chế độ làm việc và nghỉ
ngơi hợp lý, đáp ứng quy định của luật lao động . Chế độ làm việc linh hoạt, cân bằng
giữa công việc và gia đình, và đảm bảo các khoảng thời gian nghỉ ngơi đúng quy định sẽ
giúp duy trì sự cân bằng trong cuộc sống cá nhân và làm việc.

● Nhân tố thuộc về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất giấy vở
Đặc điểm về máy móc thiết bị sản xuất : Với mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng
những sản phẩm chất lượng tốt nhất, thỏa mãn tối đa nhu cầu sử dụng và đảm đảm an
toàn sức khỏe trong những năm gần đây, Công ty VPP Hồng Hà đã mạnh dạn đầu tư
hàng trăm tỷ đồng đổi mới trang thiết bị công nghệ từ các nước tiên tiến như: Đức, Nhật
Bản, Ấn Độ, Đài Loan… Cụ thể như:
- Các sản phẩm giấy vở được sản xuất trên dây chuyền các thiết bị tự động và bán tự
động của Nhật, Đức như: máy in Offset 1 màu, 2 màu, 4 màu, 5 màu và máy in
Offset 2 mặt, dây chuyền sản xuất vở tự động Flexo. dây chuyền sản xuất vở liên
động Flexo Nova RB 104 của Ấn Độ công suất 200.000 vở/ngày, máy in Offset
Mitsubishi Daiya của Nhật công suất 15.000 tờ/giờ.
- Các loại máy và dây chuyền vào keo gáy vở tự động công suất 90 vở/lần/phút, máy
xén Công nghệ cao. Các thiết bị cuốn lò xo, đột lỗ lò xo của Trung Quốc, Đài
Loan…
- Dây chuyền sản xuất vở ghim liên động: Công nghệ sản xuất vở tự động từ khâu lên
lô giấy đến sản phẩm vở hoàn thiện, chất lượng ổn định, đạt năng suất cao.
- Bên cạnh công nghệ dập ghim và may gáy vở truyền thống, nhằm tăng khả năng
cạnh tranh cho sản phẩm, VPP Hồng Hà đã chú trọng đổi mới áp dụng công nghệ
gáy vuông, ép keo lạnh tự phân hủy thân thiện với môi trường cho sản phẩm vở kẻ
ngang. Công nghệ này đã cho ra đời những cuốn vở có gáy vuông vắn như cuốn
sách và không bị phồng khi mở trang. Tiêu biểu như: Vở My Journey, Tarot, 3D
Adventure, Môn học, Feeling,...
- Dây chuyền vào keo dán gáy vở tự động: Sử dụng công nghệ ép keo gốc nước, dán
gáy vở đạt tiêu chuẩn về chất lượng, thẩm mỹ, thân thiện môi trường.
- Dây chuyền sản xuất giấy photo tự động: Công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam,
sản xuất đóng gói hoàn toàn tự động, quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ
khâu lên lô giấy, đến công đoạn đóng thùng.

Bảng số 1: Một số máy móc thiết bị đang sử dụng.

Tên máy móc thiết bị Số Nước sản xuất Công suất


lượn máy
g
1. Máy in Offset 6 màu 1 Nhật 41kw
2. Máy in Offset 2 mặt 1 Đức, Ấn Độ 7.5 kw
3.Máy đóng/xả tờ tốc độ 2 Ấn Độ 2kw
4. Máy cán 2 Việt Nam 7kw
5. Dây chuyền làm tập vở khâu chỉ COMPO 1 Ấn Độ 7.5kw
6.Dây chuyền làm tập vở tự động BOLT-RP104 3 Ấn Độ 380w
7. Máy dán gáy vở bán tự động CY- ZCB500 1 Việt 8kw
8. Máy cán màng nhiệt tự động SWAFM-1050 2 Trung Quốc 2.2kw
9. Máy cắt gáy sách 2 Đức 1kw
10. Nồi nấu bột vở 2 Đức, Việt Nam 4kw
11. Máy cuốn ống giấy cỡ lớn dạng thẳng 3 Đức, Việt Nam 37kw
12. Máy nghiền bột giấy 2 Việt Nam 750w
13. Máy kéo giấy 2 Việt Nam 1000w
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Quy trình công nghệ sản xuất giấy: Quy trình sản xuất của công ty được chia làm nhiều
công đoạn khác nhau, trong đó có các giai đoạn chính là: giai đoạn chặt nguyên liệu, giai
đoạn nấu, giai đoạn tẩy, giai đoạn xeo giấy. Quy trình khép kín nên đến giai đoạn ra bột
giấy sẽ đóng gói và nhập kho thành phẩm. Còn để sản xuất ra giấy thì cần Bột giấy do
công ty sản xuất và nhập khẩu 1 ít bột giấy ở nước ngoài để đảm bảo chất lượng giấy,
sau đó cho Bột giấy qua máy Xeo giấy và qua máy cắt để thành những khổ giấy kích
thước mong muốn. Cuối cùng là đóng gói và nhập kho.

● Nhân tố ảnh hưởng thuộc về nguyên liệu


Nguyên liệu là nhân tố khá quan trọng có ảnh hưởng tới Định mức lao động. Bởi, nguyên
liệu là một trong những thành phần cốt lõi tạo ra sản phẩm, từ chất lượng, số lượng,
lượng thiếu, lượng dư của nguyên liệu và tồn trong kho lưu trữ,... ảnh hưởng rất nhiều tới
chi phí sản xuất, hao phí, giá thành sản phẩm,... mà định mức lao động phải rà soát định
kỳ, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, tránh trường hợp thiếu nguyên
liệu ảnh hưởng tới quy trình sản xuất, tiến độ hoàn thành sp ở các khâu. Yêu cầu định
mức lao động cần linh hoạt, thường xuyên rà soát, liên tục thay đổi phương pháp định
mức cho đúng và chính xác nhất.

Nguồn nguyên vật liệu chính được Công ty sử dụng để sản xuất ra sản phẩm giấy và vở:
- Giấy: Giấy một phần nhiều được nhập từ các nhà chế tạo chuyên nghiệp trên thế giới
như Singapore, Indonesia, Hàn Quốc,... hoặc được Công ty mua từ các nhà cung cấp
trong nước.
- Ngoài ra còn dùng các nguyên liệu sẵn có trong nước có chất lượng cao: Gỗ, tre, nứa
để sản xuất giấy
- Các nguyên liệu khác: những nguyên liệu khác như thùng carton, túi ni lông, màng
co, vật tư in,... được Công ty mua từ các nhà cung cấp trong nước.
- Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính, tiêu biểu của Công ty:

Bảng 2: Danh sách nguyên vật liệu

STT Nguyên liệu Nhà cung cấp Xuất xứ

01 Giấy Chi nhánh Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Hà Nội Việt Nam

02 Giấy Công ty cổ phần Giấy và Bao bì Việt Thắng Việt Nam

03 Giấy Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại P.P Việt Nam

04 Giấy bìa Itochu Singapore Pte Ltd. Singapore

05 Giấy bìa PT. Surya Pamenang Indonesia

06 Giấy bìa KPI Co., Ltd Hàn Quốc

07 Vật tư in Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ngành in SIC Việt Nam

08 Hóa chất Công ty TNHH Hóa chất T&T Việt Nam

Nguồn nguyên liệu cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới ngành hàng giấy vở
của Hồng Hà. Để sản xuất các mặt hàng giấy vở của mình Hồng Hà cũng sử dụng một số
loại giấy được nhập về từ một số công ty trong và ngoài nước.

Trong thời gian qua giá cả của nguồn nguyên liệu giấy tăng cao trên thị trường thế giới
đã ảnh hưởng ít nhiều tới giá cả của các mặt hàng giấy vở Hồng Hà. Giá nguyên liệu
nhập khẩu tăng dẫn đến việc tăng giá của các sản phẩm giấy vở. Đây là một mặt hàng rất
nhạy cảm về giá. Chính vì thế, Hồng Hà đã cố gắng giữ giá cố định cho một số mặt hàng
giấy vở, còn một số loại thì có tăng giá bán nhưng tăng không đáng kể.

● Nhân tố thuộc về trình độ lao động


Người lao động là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất. Chính người lao động
là chủ thể của quá trình lao động sản xuất với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình,
sử dụng tư liệu lao động, trước tiên là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động
để sản xuất ra của cải vật chất. Có thể nói, người lao động là nguồn lực quan trọng nhất
trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính những người lao động đã làm việc và
tạo ra mức lao động tương xứng giúp doanh nghiệp lấy làm cơ sở để xây dựng định mức.

Ngoài ra, khi năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động,
nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để
sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Có thể nói, để giúp đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp cần trú trọng đẩy mạnh năng suất lao động.

Và nguyên nhân làm tăng năng suất lao động là các yếu tố về trình độ lao động. Có thể
nói, trình độ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác định mức lao động của công ty.
- Về mặt số lượng : Lượng lao động đã không ngừng và đạt số lượng lên tới 419 người
lao động trong năm 2022. Trong đó, số lượng lao động trực tiếp sản xuất chiếm phần
lớn là 360 người (chiếm 85,91%). Sự phân bổ lao động phù hợp với tính chất sản
xuất của công ty.
- Về mặt chất lượng: Lao động trực tiếp sản xuất: trình độ đại học là 02 người (chiếm
0,5% ), trình độ bậc 2 chiếm nhiều nhất (28,05%) và số còn lại là công nhân từ bậc
3-7. Lao động gián tiếp sản xuất: trình độ đại học chiếm nhiều nhất, 53 người
(chiếm 89,83%). Có thể nói, trình độ của người lao động phù hợp với tính chất và bố
trí công việc.
- Về mặt giới tính: giới tính Nam chiếm lớn hơn nữ giới (53,69%). Tuy nhiên, sự
chênh lệch không quá lớn, vẫn đảm bảo cân bằng giới tính.
- Về mặt độ tuổi: độ tuổi từ 31–45 tuổi chiếm lớn nhất (62%). Độ tuổi phù hợp với
tính chất công việc, đảm bảo được năng suất lao động.

● Nhân tố thuộc về thị trường tiêu thụ:


Nghiên cứu thị trường tiêu thụ là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến lĩnh
vực đang kinh doanh, bao gồm: khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu,... Thông qua
đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng định hướng chính xác, đề ra chiến lược phù hợp, nhằm
hướng đến sự phát triển bền vững và lâu dài trong tương lai.Từ việc nghiên cứu thị
trường tiêu thụ, công ty có thể xây dựng được định mức phù hợp để có thể tối ưu chi phí,
làm tăng năng suất và đặc biệt là phù hợp với định hướng kinh doanh của công ty.
- Tại Việt Nam:
+ Theo nghiên cứu của Vietstock, tại Việt Nam, thị trường văn phòng phẩm được
hình thành từ rất lâu. Sự phát triển của thị trường gắn liền với sự gia tăng về nhu
cầu sử dụng của con người. Dụng cụ văn phòng có nhiều ngành hàng khác nhau
và chúng liên tục thay đổi. Nhu cầu này lớn đến mức, tổng lượng sản xuất trong
nước chỉ đáp ứng được 5% từ khách hàng. Theo đó, tới 35% sản phẩm có linh
kiện nhập khẩu và 60% là sản phẩm từ nước ngoài về
+ Theo thời gian, nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng có sự thay đổi nhất định. Để
cạnh tranh, các sản phẩm vừa phải làm mới “diện mạo” mà vẫn đảm bảo về
công năng sử dụng. Đây cũng là lý do chỉ với một chiếc bút, chúng được thiết
kế với muôn vàn kiểu dáng khác nhau.

- Công ty VPP Hồng Hà:


+ Công ty cũng đã thiết lập hệ thống phân phối với hơn 100 nhà phân phối và gần
20.000 điểm bán lẻ trải dài từ Bắc vào Nam.
+ Hồng Hà đầu tư dây chuyền sản xuất giấy in mới công nghệ hàng đầu Việt
Nam, sản xuất đóng gói hoàn toàn tự động, quy trình kiểm soát chất lượng chặt
chẽ từ khâu lên lô giấy đến giai đoạn đóng thùng. Tiếp tục phát triển đa dạng
ngành hàng đồ chơi thông minh, họa phẩm bảo vệ sức khỏe, túi vải không dệt,
tập trung đẩy mạnh ngành hàng văn phòng phẩm phục vụ giới văn phòng. Đẩy
mạnh mở rộng hệ thống phân phối trên toàn quốc. Tháng 11/2020, lần thứ 5 liên
tiếp (kể từ năm 2012) Văn phòng phẩm Hồng Hà vinh dự là doanh nghiệp có
sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia.

c. Thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành xây dựng định mức
Để tiến hành khảo sát, bộ phận định mức phải:
- Chọn đối tượng khảo sát nhóm công nhân
- Địa điểm quan sát không ảnh hưởng đến người công nhân
- Tuỳ tính chất công việc mà cán bộ khảo sát chọn phương pháp chụp ảnh bấm giờ
thích hợp.

● Chọn thời điểm tiến hành bấm giờ.


Với sản xuất vở, người lao động phải làm việc với máy móc thiết bị và nó được
tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất liên tục, sản phẩm của bước công việc
này là đầu vào cho bước công việc tiếp theo. Các thao tác trên mỗi bước công
việc lặp lại nhiều lần trong ca làm việc nên bước công việc là đối tượng của
định mức.

Các bước công việc nấu gồm các thao tác:


1. Chuẩn bị Nguyên Liệu
2. Chế Biến Nguyên Liệu
3. Sản Xuất Giấy
4. In Ấn và Gia Công
5. Kiểm Tra Chất Lượng

Dụng cụ bấm giờ: Đồng hồ bấm giờ hai kim


Thời điểm bấm giờ: khoảng thời gian từ 9h -> 11h.
Tiến hành bấm giờ toàn bộ bước công việc và bấm giờ liên tục. Có phiếu sau:

Phiếu bấm giờ khâu sản xuất.

Thời gian (phút)- số lần bấm)


TT Tên thao tác ∑t n
1 2 3 4 5
1 Chuẩn bị nguyên liệu 10,4 11,3 9,3 9,7 9 50,7 5 10,4
2 Chế biến nguyên liệu 8 8,7 8,5 8,1 7,7 41 5 8,2
3 Sản xuất giấy 14,5 15 14,1 14 14,5 72,1 5 14,42
4 In ấn và gia công 6,6 6,7 6,4 6,3 6,5 32,1 5 6,5
5 Kiểm tra chất lượng 5,5 5,6 5,6 5,5 5,2 27,4 5 5,48
Chụp ảnh toàn bộ ca làm việc sau đó phân loại thời gian hao phí của từng loại,
xác định thời gian tác nghiệp ca. Qua tổng hợp số liệu có kết quả như sau:
- Thời gian chuẩn bị : 10 phút
- Thời gian nghỉ ngơi : 50 phút
- Thời gian tác nghiệp, phục vụ kỹ thuật được tiến hành khi tác nghiệp:
= 7 h - 1h = 6 h
- Do trong quá trình sản xuất, có thời gian cho máy nghỉ giữa mỗi ca là 1 h
cho nên khâu này chỉ cần làm 7h.

d. Tổng hợp phân tích kết quả khảo sát và đưa ra mức dùng thử

Qua số liệu thu thập từ ghi chép phiếu chụp ảnh bấm giờ, bộ phận định mức tập
hợp phân tích tính toán để đưa ra mức cho khâu sau.

Thông qua phiếu chụp ảnh thời gian tác nghiệp ca: 6h

Thông qua phiếu bấm giờ bước công việc xác định thời gian tác nghiệp chung
cho cả khâu bằng cách lấy tổng các trung bình cộng số học ở các bước công
việc ta có:

ttnBCV= 10,4 + 8,2 + 14,42 + 6,5 + 5,48 = 45 phút/công đoạn

Kết thúc khâu sản xuất, 1 công đoạn làm được 100 quyển vở do cả 12 người
trong tổ thực hiện.

Thời gian tác nghiệp ca của cả tổ là: 12*360 phút =4320 phút

Nên mức sản lượng tính cho cả tổ trong ca là:

Msl = 4320*100/45= 9600 sản phẩm/ca

Sau đó tính sản lượng cho một nguyên công như sau:

Mslngười = Mslca/Số người trong ca = 9600/12 = 800 sản phẩm/công

e. Áp dụng và quản lý mức lao động


Sau khi mức này đã được áp dụng thử nghiệm, các xí nghiệp áp dụng thử các mức này
vào một số khâu, bộ phận ở từng chủng loại sản phẩm và từng khâu sản xuất.
- Đối với những mức mới xây dựng như mức mới cho sản xuất vở hoặc đối với
công nhân mới vào sản xuất thì có thời gian để áp dụng “mức tạm thời” trong
vòng 3 tháng để người lao động quen dần với điều kiện sản xuất.
- Cán bộ phụ trách quản lý sản xuất ở các xí nghiệp theo dõi tình hình thực hiện
mức ở từng bộ phận có thể thông qua thống kê kết quả sản xuất trong ca của từng
cá nhân, từng bộ phận nhằm kiểm tra sự chính xác của mức, phát hiện mức sai,
mức lạc hậu và đề ra biện pháp khắc phục.

Lúc này vai trò của bộ phận thống kê văn phòng các xí nghiệp là rất quan trọng, ghi
chép đúng và khách quan với kết quả của từng bộ phận.
Sau khi thống nhất giữa các bộ phận định mức thì phòng lao động tiền lương phải lập
văn bản để trình giám đốc ký duyệt. Phòng lao động tiền lương phải thuyết trình lí do
dẫn đến sự thay đổi về mức qua các lần khảo sát trước để giám đốc đồng ý và kí
duyệt.
- Sau đó mức được ban hành và áp dụng chính thức vào các bước, các khâu của
quá trình sản xuất. Mức lúc này chính thức được dùng làm căn cứ để xác định
đơn giá tiền lương một cách chính xác.
- Điều chỉnh mức: Với các mức không chính xác qua theo dõi phân tích thì bộ phận
định mức lại tiến hành định mức lại (phân tích yếu tố ảnh hưởng đến mức như các
điều kiện tổ chức, kỹ thuật...). Với các mức lạc hậu do thay đổi máy móc thiết bị,
công nghệ, do cấp bậc công nhân tăng... kìm hãm tăng năng suất lao động cũng
được đưa ra xem xét lại. Việc áp dụng quản lý mức mới được tiến hành và kiểm
soát chặt chẽ vì đây là điều kiện để trả lương, tính thưởng cho công nhân thỏa
đáng , công bằng và có tác dụng tạo động lực lao động .

4. Định mức kỹ thuật và 1 số vấn đề quản lý sản xuất


a. Định mức lao động với công tác tiền công, tiền lương
Dựa trên cơ sở xác định mức sản lượng, công ty tiến hành xác định đơn giá tiền lương
cho sản phẩm để trả lương theo sản phẩm cho bộ phận công nhân sản xuất. Trong đó
mức thời gian được xác định theo công thức:

Mtg = Tca/Msl.ca
Mtg: là mức thời gian
Tca: là thời gian ca làm việc
Msl.ca: là mức sản lượng ca làm ra

Tất cả các bước công việc của quá trình sản xuất sản phẩm trong công ty đều được
định mức để tiến hành trả lương và xây dựng đơn giá tiền lương cho từng loại sản
phẩm. Tuy nhiên, công ty sản xuất có rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau nhưng
có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tương đối giống nhau về mặt nội dung lao
động, do đó, rất dễ bị nhầm lẫn trong quá trình khảo sát.

b. Định mức lao động với các hoạt động tổ chức lao động khoa học khác
● Phân công, hợp tác lao động
Trong các phân xưởng, tổ sản xuất, trình độ tay nghề của công nhân là không như
nhau. Do vậy, khả năng hoàn thành mức của của mỗi người là khác nhau và điều này
sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mức của cả tổ. Để đạt được mức cao trong sản xuất
thì công ty phân công lao động trong tổ sản xuất một cách hợp lý nhằm làm giảm tính
đơn điệu. Để quá trình sản xuất được diễn ra suôn sẻ, không có tình trạng phải chờ
nguyên vật liệu.

● Tổ chức phục vụ nơi làm việc


Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức phục vụ nơi làm việc là đảm bảo trang bị , bố trí sắp
xếp hợp lý các yếu tố vật chất kỹ thuật tại nơi làm việc tạo điều kiện thuận lợi cho
người lao động khi tiến hành công việc, giúp họ làm việc an toàn, giảm bớt thời gian
lãng phí không cần thiết để đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Do đó, tổ chức phục vụ
trong Công ty được tiến hành như sau:
Mọi trang thiết bị được cung cấp tại nơi làm việc như: giấy,..v..v

Quét dọn vệ sinh được tiến hành 3 lần/ ca, vào lúc: đầu ca, giữa ca, cuối ca vừa tận
dụng được thời gian nghỉ ngơi của công nhân chính vừa đảm bảo nơi làm việc sạch sẽ
an toàn.

Công nhân sửa chữa kỹ thuật phải thường xuyên có mặt trong ca sản xuất để khi có sự
cố thì khắc phục kịp thời giảm thời gian lãng phí do tổ chức, kỹ thuật gây ra.

III. ĐÁNH GIÁ


1. Đánh giá về phương pháp định mức
a. Ưu điểm
Công ty áp dụng phương pháp phân tích khảo sát được xây dựng có trình tự theo quy
trình gồm 5 bước phù hợp với loại hình sản xuất của công ty.

Sử dụng phương pháp này định mức sẽ có độ chính xác cao, hoàn thiện tổ chức lao
động. Đồng thời phương pháp này còn giúp tổng kết được những kinh nghiệm sản
xuất tiên tiến của người lao động, cung cấp tài liệu để tổ chức lao động và xây dựng
các loại tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động hợp lý.

Đối tượng khảo sát cụ thể có khả năng làm việc và có trình độ lành nghề nhất định.

b. Nhược điểm
Phương pháp phân tích khảo sát tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí khi tiến hành
định mức.Việc sử dụng phương này đòi hỏi người nghiên cứu phải có trình độ nghiệp
vụ nhất định, am hiểu kỹ thuật và quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm.

2.Đánh giá về công tác định mức lao động


a. Ưu điểm
Các định mức lao động được cán bộ xây dựng có trình độ tương đối phù hợp với tính
chất ngành nghề và công việc như xây dựng hệ thống mức có chất lượng, kiểm tra và
giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện để kều chỉnh kịp thời.

Các bước trong quy trình xây dựng định mức lao động rõ ràng và được tiến hành kỹ
lưỡng.

Thời điểm khảo sát trong lao động hợp lý, thời gian dành cho nhu cầu cần thiết và
nghỉ ngơi của người lao động được đảm bảo

Bộ phận định mức đã thực hiện đúng chức năng của mình. Cán bộ định mức là những
người có trình độ và qua đào tạo đại học, có nghiệp vụ chuyên môn về định mức lao
động.

Cách thức tổ chức công tác định mức lao động có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận.

b. Nhược điểm
Phương pháp chụp ảnh bấm giờ bước công việc chưa cho thấy được thời gian ngừng
việc trong quá trình sản xuất ( do chưa loại trừ thời gia lãng phí).

Bộ phận định mức phải kiêm thêm nhiều công việc khác, vì vậy việc bám sát thực tế
không được thường xuyên, không tránh khỏi những thiếu sót. Khi nào thấy có bất hợp
lý của mức thì đòi hỏi có sự thay đổi chứ không nghiên cứu, kiểm tra thường xuyên.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC
1. Cải tiến máy móc và thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động
Cải tiến máy móc và thiết bị trong công ty sản xuất vở có thể giúp nâng cao năng suất
lao động và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
- Đầu tư vào thiết bị hiện đại: Xem xét nâng cấp hoặc thay thế các máy móc và
thiết bị cũ bằng các thiết bị mới có hiệu suất cao hơn. Điều này có thể giúp tiết
kiệm thời gian và nguồn lực lao động.
- Tích hợp tự động hóa: Áp dụng các hệ thống tự động hóa để giảm đòi hỏi về lao
động và tăng tốc độ sản xuất. Các robot và máy móc tự động có thể thực hiện các
nhiệm vụ lặp lại một cách hiệu quả và chính xác.
- Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất: Đầu tư vào phần mềm quản lý sản xuất để
theo dõi và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Phần mềm này có thể giúp bạn lên kế
hoạch sản xuất, theo dõi hiệu suất máy móc và tối ưu hóa tồn kho.
- Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên của công ty được đào tạo để sử dụng máy
móc và thiết bị mới một cách hiệu quả. Điều này có thể giúp tận dụng tối đa tiềm
năng của công nghệ mới.
- Bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho máy móc và thiết bị để
đảm bảo chúng hoạt động ổn định và duy trì hiệu suất tốt.
- Nghiên cứu và phát triển: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các giải
pháp và sản phẩm mới, giúp cải thiện sản phẩm và tạo ra cơ hội mới trong thị
trường.
- Xây dựng quy trình làm việc tối ưu: Tối ưu hóa quy trình làm việc của bạn để loại
bỏ sự lãng phí và tối ưu hóa thời gian sản xuất.
- Giám sát hiệu suất: Sử dụng các hệ thống giám sát để theo dõi hiệu suất máy móc
và thiết bị. Điều này có thể giúp phát hiện sự cố và vấn đề kỹ thuật sớm, từ đó có
thể sửa chữa hoặc điều chỉnh kịp thời.
- Xem xét quản lý dự án: Nếu kế hoạch đưa vào hoạt động các máy móc mới hoặc
dự án cải tiến, quản lý dự án một cách chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng tiến
độ và ngân sách
- Liên tục cải tiến: Điều quan trọng là thúc đẩy tinh thần liên tục cải tiến trong toàn
bộ công ty. Lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên và tìm cách cải thiện quy
trình sản xuất liên tục.

2. Cải thiện điều kiện lao động


Cải thiện điều kiện lao động là một phần quan trọng để nâng cao hiệu suất và sự hài
lòng của nhân viên trong công ty sản xuất vở Hồng Hà.
- Kiểm tra và cải thiện an toàn lao động:
+ Đảm bảo rằng tất cả máy móc và thiết bị được bảo dưỡng định kỳ và an toàn
sử dụng.
+ Cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân và đào tạo nhân viên về việc sử dụng chúng.
+ Xem xét các quy tắc và quy định an toàn và thực hiện các biện pháp phòng
ngừa tai nạn.
- Cải thiện môi trường làm việc:
+ Đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng đãng và thoải mái
+ Cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên và chiếu sáng cho công việc.
+ Kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm nếu cần.
- Cần bảo dưỡng, thay thế hệ thống quạt gió cho các phân xưởng sản xuất.
- Cần che chắn chống tiếng ồn, cần bố trí vách biệt máy móc gây ồn với các bộ
phận khác. Cần quan tâm hỗ trợ người lao động nhằm khuyến khích để họ hăng
say lao động sản xuất, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho
người lao động. Đây là biện pháp có tác dụng lâu dài, có ảnh hưởng tới việc thực
hiện mức của người lao động.
- Tay nghề của người lao động càng cao thì mức được xây dựng càng cao và khả
năng hoàn thành mức cao hơn. Cần quan tâm từ khâu tuyển chọn, nhằm sát với
thực tế và yêu cầu của công việc.
- Nếu máy móc thiết bị đã quá cũ, chi phí tu sửa cao, công ty có thể cân nhắc đầu
tư mua máy móc thiết bị mới để thay thế. Tuy nhiên, để thực hiện phương án này
sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư tương đối lớn dành cho máy móc thiết bị mới và chi
phí đào tạo nhân công để sử dụng máy móc thiết bị đó. Do vậy, công ty nên xem
xét tình hình hoạt động kinh doanh để đưa ra phương án phù hợp.
3. Nâng cao hiệu quả trong quản lý lao động, quản lý kỹ thuật và quản lý vật tư.
Về quản lý lao động cần đảm bảo ca làm việc của từng lao động, thời gian làm việc
thực tế của họ, không để tình trạng nghỉ hoặc trống chỗ làm ảnh hưởng đến sản xuất.

Về quản lý kỹ thuật cần thực hiện đầy đủ các quy định về bảo dưỡng, tu sửa định kỳ
và bất chợt các loại máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo sản xuất
không bị dán đoạn do hư hỏng kỹ thuật.

Về quản lý vật tư cần đảm bảo đầy đủ vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất đồng thời
để cao việc tiết kiệm vật liệu, giảm tỷ lệ hao hụt do hư hỏng.

4. Đào tạo trình độ của cán bộ định mức:


Định mức lao động là một môn khoa học có tầm quan trọng hàng đầu trong việc quản
lý lao động, đồng thời là một công tác khá phức tạp, đòi hỏi người cán bộ định mức
phải có trình độ vững vàng. Tuy nhiên, qua phân tích, đánh giá tình hình thực tế tại
Công ty ta thấy bộ máy này về số lượng có thể coi là đủ, nhưng về chất lượng thì còn
tương đối hạn chế.

Chính vì thế, để hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động, trước hết ta phải
thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên trách. Trình độ của cán
bộ chuyên trách cần đào tạo lại bao gồm hai phần là trình độ nhận thức và trình độ
chuyên môn.

You might also like