You are on page 1of 4

CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB:

Theo COSO, một hệ thống KSNB gồm 5 thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin
truyền thông, giám sát.
1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
Phản ánh bức tranh chung của toàn đơn vị, chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành
viên trong đơn vị và là nền tảng của các bộ phận khác của KSNB. Các nhân tố
chính thuộc về môi trường kiểm soát là:
- Triết lý quản lý và phong cách hoạt động:
+ Bao gồm sự tiếp cận, khả năng nhận thức và giám sát rủi ro, quan
điểm về chính xác xác của dữ liệu kế toán.
+ Nếu một nhà quản lý cho rằng cần phải đạt được mục tiêu bằng mọi
giá, các thuộc cấp của ông ta có thể có hành vi gian lận để hoàn thành
kế hoạch cá nhân.
- Sự trung thực và các giá trị đạo đức: việc thực hiện các giá trị đạo đức trong
doanh nghiệp cần quan tâm một số vấn đề sau:
+ Quan điểm và sự gương mẫu của lãnh đạo
+ Xây dựng bộ quy tắc đạo đức thống nhất
+ Các chương trình huấn luyện về đạo đức
+ Xây dựng các kênh thông tin
- Chính sách nhân sự: ảnh hưởng quan trọng đếnn trình độ, phẩm chất cũng
như các giá trị đạo đức của toàn thể nhân viên trong một tổ chức. Chính sách
nhân sự bao gồm:
+ Tuyển dụng
+ Đào tạo
+ Chính sách tiền lương
+ Giám sát
+ Khen thưởng
+ Kỷ luật
+ Luân chuyển nhân viên
- Cơ cấu tổ chức: đảm bảo cho công ty thực hiện các chức năng đã định. Gồm
3 cấp độ:
+ Cấp độ cơ cấu vĩ mô: là cách sắp xếp , tổ chức vị trí, vai trò của
từng cá nhân trong công ty.
+ Cấp độ vi mô: là cách quy định quyền hạn, trách nhiệm của từng vị
trí mà các cá nhân trong công ty nắm giữ.
+ Hệ thống bổ trợ: bao gồm hệ thống điều hành của tổ chức, hệ thống
văn hoá công ty và hệ thống quản lý hoạt động công ty.
- Hội đồng quản trị và ban kiểm soát: Uỷ ban kiểm soát sẽ thông tin và cảnh
báo đến hội đồng quản trị các rủi ro hay các tồn tại có thể xảy ra trước khi trở
nên nghiêm trọng.
- Trình độ và phẩm chất đội ngũ cán bộ nhân viên: Các nhân viên cần có các
kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần xem
trọng phẩm chất của nhân viên, nhất là đạo đức.
- Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm: xác lập các mối quan hệ báo
cáo và phương pháp uỷ quyền cho các cấp quản lý nhằm thực hiện các hoạt
động của công ty.
2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Rủi ro xảy ra do rất nhiều nguyên nhân đến từ cả bên ngoài và bên trong tổ
chức, có thể là rủi ro chủ quan hay khách quan.
Để quản lý rủi ro hiệu quả, người quản lý cần thực hiện các công tác sau:
- Thiết lập các mục tiêu của tổ chức: bao gồm mũ tiêu chung của toàn tổ chức
và mục tiêu riêng của từng bộ phận, từng hoạt động, từng giai đoạn.
- Nhận dạng và phân tích rủi ro khiến tổ chức không thể đạt được các mục
tiêu. Cần có chính sách giám sát thường xuyên, định kỳ để phát hiện các sai
sót.
- Đánh giá rủi ro: là bộ phận không thể thiếu của hệ thống KSNB. Việc nhận
dạng và phân tích rủi ro đe dọa đến mục tiêu của tổ chức rất quan trọng. Trên
cơ sở nhận dạng và phân tích rủi ro, nhà quản lý sẽ xác định rủi ro nên được
xử lý như thế nào.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
Là các chính sách, thủ tục giúp quản lý những rủi ro có thể phát sinh trong
quá trình thực hiện mục tiêu. Bao gồm các hoạt động:
- Phân chia trách nhiệm đầy đủ: không cho phép thành viên nào giải quyết mọi
mặt của nghiệp vụ từ khi hình thành đến khi kết thúc. Khi phân chia trách
nhiệm cần tách biệt các chức năng sau:
+ Chức năng phê chuẩn nghiệp vụ
+ Chức năng ghi chép: gồm cả việc lập chứng từ, ghi sổ kế toán, chuẩn
bị tài liệu đối chiếu, lập báo cáo thực hiện.
+ Chức năng bảo quản tài sản: bao gồm quản lý tiền, quản lý hàng tồn
kho, nhận séc hay lập séc thanh toán.
- Kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng:
+ Kiểm soát chung là môi trường chung cho các kiểm soát ứng dụng.
Kiểm soát ứng dụng gồm các thủ tục kiểm soát dữ liệu và nhập liệu
đầu vào, kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu và kiểm soát kết xuất.
+ Kiểm tra độc lâp và soát xét việc thực hiện: những thành viên thực
hiện kiểm tra là họ phải độc lập với đối tượng được kiểm tra. Gồm các
hoạt động:
o Đối chiếu hai quá trình ghi chép độc lập.
o So sánh giữa số thực tế và số liệu được ghi chép trên sổ
sách, được thực hiện thông qua quá trình kiểm kê.
o Thực hiện tốt việc ghi sổ kép, kiếm tra đối chiếu số liệu
trên bẳng CĐSPS.
o Trường hợp hệ thống xử lý theo lô, so sánh tổng số lô và
các số tổng kiểm soát tương ứng được người nhập liệu
chuẩn bị.
o Xem xét, đánh giá độc lập quá trình xử lý nghiệp vụ.
- Thiết kế và sử dụng các chứng từ và các sổ phù hợp: đảm bảo cho việc ghi
chép chính xác và đầy đủ tất cả các dữ liệu cần thiết của một nghiệp vụ kinh
tế.
- Đảm bảo an toàn cho tài sản vật chất và thông tin: gồm các thủ tục kiểm
soát:
o Giám sát quản lý một cách hiệu quả và phân chia trách
nhiệm đầy đủ.
o Ghi chép và theo dõi chính xác, đầy đủ các biến động của
tài sản vật chất và thông tin.
o Hạn chế tiếp cận vật chất đối với tài sản, tiếp cận với
thông tin và phương tiện lưu trữ thông tin, đặc biệt là
trong trường hợp tổ chức có mạng máy tính.
o Bảo vệ sổ sách, các tập tin, các tài liệu và chứng từ kế
toán.
o Kiếm soát môi trường làm việc trong tổ chức.
o Giới hạn tiếp cận với trung tâm dữ liệu.
4. THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Là điều kiện thông thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực
kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo để cung cấp thông
tin về hoạt động tài chính và sự tuân thủ, bao gồm nội bộ và bên ngoài.
- Thông tin: cần thiết cho mọi cấp của một tổ chức, giúp cho nhà quản lý đưa
ra quyết định phù hợp với doanh nghiệp.
- Truyền thông: là sự chuyển giao, truyền đạt và cung cấp thông tin.
Để đảm bảo tốt thông tin và truyền thông cần chú ý một số vấn đề sau:
- Mọi thành viên của đơn vị phải hiểu rõ công việc của mình, tiếp nhận đẩy đủ
và chính xác các chỉ thị cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ với các thành viên
khác và sử dụng được những phương tiện truyền thông trong đơn vị.
- Các thông tin từ bên ngoài phải được ghi nhận một cách trung thực và đầy
đủ.
5. GIÁM SÁT
Là một quá trình đánh giá chất lượng thực hiện kiểm soát nội bộ một cách liên tục,
giúp cho KSNB duy trì được sự hữu hiệu qua các giai đoạn khác nhau.
Để đạt được kết quả tốt, nhà quản lý cần thực hiện những hoạt động giám sát
thường xuyên hoặc định kỳ.
- Giám sát thường xuyên: diễn ra ngay trong quá trình hoạt động thông qua
việc tiếp nhận các ý kiến góp ý của khách hàng, NCC,… hoặc xem xét các
báo cáo hoạt động và phát hiện các biến động bất thường.
- Giám sát định kỳ: thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ do kiểm toán viên
nội bộ hoặc kiểm toán viên độc lập thực hiện.

You might also like