You are on page 1of 25

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN:

LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN CĂN BẢN

PHẦN LÝ THUYẾT
Câu 1: Kiểm toán là gì? Tại sao cần phải kiểm toán?
Kiểm toán là một quá trình do kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm
thu thập bằng chứng về thông tin có thể định lượng của một tổ chức và đánh giá chúng
nhằm thẳm định và báo cáo mức độ phù hợp giữ những thông tin đo với những chuẩn
mực đã được thiết lập .
Kiểm toán là cái thước đo tin cậy về chi tiêu lỗ lãi thật của cơ quan doanh nghiệp. Vì
vậy, để đánh giá về mặt tài chính một cơ quan thì phải kiểm toán. Hiện nay có kiểm
toán nhà nước để kiểm toán các cơ quan dùng tiền ngân sách và một số công ty kiểm
toán để phục vụ bất cứ cơ quan nào cần kiểm toán. Ví dụ một công ty cổ phần mà có
nghi ngờ về tài chính thì có thể thuê công ty kiểm toàn vào để minh bạch tài chính cho
cổ đông biết.

Câu 2: Trình bày về cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.
Cơ sở giải trình của báo cáo tài chính là những giải trình của người quản lý để chứng
minh về các dữ liệu được trình bài trên báo cáo tài chính. Những cơ sở dẫn liệu này
xuất phát từ trách nhiệm của các nhà quản lý đối với việc thiết lập, trình bày và công bố
báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành. Có thể phân thành các cơ
sở dẫn liệu sau:
 -Hiện hữu và phát hành: Tài sản và công nợ được phàn ánh trên báo cáo tài chính thì phải có
thực vào thời điểm báo cáo, và các nghiệp vụ ghi chép thì thật sự xảy ra trong báo cáo tài chính.
 - Đầy đủ: Toàn bộ các nghiệp vụ, tài sản, có nghĩa vụ phản ánh thanh toán công nợ được trình
bài trên báo cáo tài chính.
 -Quyền và nghĩa vụ: Đơn vị có quyền sở hữu đối với tài sản, có nghĩa vụ thanh toán công nợ
được trình bài trên báo cáo tài chính.
 -Đánh giá: Tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và công nợ phải được thanh toán theo đúng
nguyên tắt kế toán được chấp nhận phổ biến.
 -Ghi chép chính xác: Các nghiệp vụ phải ghi chép đúng số tiền, các tài khoản đảm bảo chính
xác về mặt tính toán, tổng cộng, lũy kế và số liệu trên sổ cái, sổ chi tiết phải khóp nhau. Mọi thu
nhập và chi phải được phân bổ trong kỳ.
 -Trình bài và công bố: Các tài khoản phải được trình bài, phân loại và công bố trên báo cáo
tài chính phải đúng theo chuẩn mực kế toán hiện hành, mọi vấn đề trọng yếu được công bố theo
đúng yêu cầu trên báo cáo tài chính.
Câu 3: Phân biệt các loại kiểm toán (theo đối tượng và
theo chủ thể)?
 a/ Theo đối tượng:
 - Kiểm toán hoạt động: là tiến hành kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả của
một hoạt động để đề xuất phương án cải tiến, loại này thường được thực hiện bởi công việc kiểm
toán viên nội bộ, có thể do kiểm toán viên Nhà nước hay kiểm toán viên độc lập tiến hành. Kết
quả kiểm toán dùng để phục vụ lợi ích của một đơn vị.
 -Kiểm toán tuân thủ: là kiểm tra nhằm đánh giá mức độc chấp hành pháp luật hay một văn
bản, một quy định nào đó của đơn vị. Kết quả kiểm tra nhằm phục vụ cho các cấp có thẩm
quyền.
 -Kiểm toán báo cáo tài chính: là kiểm tra và trình bài ý kiến, nhận xét về những báo cáo tài
chính của đơn vị, loại này thường được thực hiện bởi kiểm toán viện độc lập. Kết quả kiểm toán
phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan.
 b. Phân loại theo chủ thể kiểm toán:
 - Kiểm toán nội bộ: là loại kiểm toán do những kiểm toán viên nội bộ thực hiện và chủ yếu để
kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Do kiểm toán viên là nhân viên của đơn vị do đó kết
quả kiểm toán khó được bên ngoài tin cậy. Thông thường kiểm soát nội bộ đảm bảo một số lĩnh
vực.
 -Kiểm toán Nhà nước: do các kiểm toán viên của nhà nước tiến hành chủ yếu để thực hiện
kiểm toán tuân thủ, riêng tại các đơn vị có sử dụng kinh phí của Nhà nước thì sẽ thực hiện các
kiểm toán hoạt động.
 -Kiểm toán độc lập: do các kiểm toán viên độc lập thực hiện, họ kiểm toán các báo cáo tài
chính tùy theo yêu câu của khách hàng, họ có thể kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ
Câu 4: Gian lận là gì? Sai sót là gì? Cho các ví dụ.
a/ Gian lận:
Việc kiểm toán viên đã biết có sai lầm nhưng thay vì sửa chữa hợp lệ lại che dấu bằng
các thủ đoạn như dùng các bút toán khác để bù trừ và khỏa lấp, và lặp đi lặp lại nhiều
lần, đó là hành vi gian lận.
Ví dụ:
 - Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính;
 - Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính;
 - Biển thủ tài sản;
 - Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo cáo
tài chính;
 - Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật;
 -Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán,
chính sách tài chính;
 - Cố ý tính toán sai về số học.
b/ Sai sót:
Sai sót là những sai lầm diễn ra một cách hiếm hoi không mang lại lợi ích gì cho kế
toán viên đó có thể xem là sai sót.
Ví dụ: trong báo cáo tài chính lỗi sai do tính toán hoặc ghi chép, áp dụng sai các chuẩn
mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính nhưng không
cố ý.

Câu 5: Trách nhiệm của kiểm toán viên về vấn đề gian lận
và sai sót.
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm giúp đơn
vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót, nhưng kiểm toán viên và công ty
kiểm toán không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và
sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán.

Câu 6: Rủi ro kiểm toán là gì? Phân tích các loại rủi ro
kiểm toán thành phần? Nêu mối quan hệ giữ các loại rủi
ro?
 a/ Rủi ro là: rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán không tìm thấy những thông tin
không xác đáng nên dẫn đến kết quả không xác đáng.
 b/ Phân tích các loại rủi ro kiểm toán:
 -Rủi ro tiềm tàng (IR): là khả năng có thể có sai sót nghiêm trọng hoặc vấn đề bất thường
tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh hay trong bản chất của nghững khoản mục trước hki xem xét
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
 -Rủi ro kiểm soát (CR): là khả năng có sai sót nghiêm trọng hay những điểm bất thường mà
hệ thồng kiểm soát nội bộ không phát hiện được hoặc không ngăn chặn được.
 - Rủi ro phát hiện (DR): là khả năng thông qua các bước kiểm toán những kiểm toán viên
không phát hiện được sai sót nghiêm trọng hay những điểm bất thường trong báo cáo tài chính.
 c/ Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán:
Do tồn tại độc lập giữa các loại thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên nên dù có tiến
hành kiểm toán hay không, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn tồn tại và hoạt động
trong môi trường kinh doanh của đơn vị, cũng như nằm trong bản chất số dư của các
tài khoản. Ngược lại, rủi ro kiểm soát có thể kiểm soát được thông qua việc điều chỉnh
nội dung, thời gian và phạm vi thử nghiệm cơ bản.
AR=IR*CR*DR

Khi rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng cao => rủi ro phát hiện thấp.
Khi rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng thấp => rủi ro phát hiện cao.

Câu 7: Bằng chứng kiểm toán có nghĩa là gì? Những dạng


bằng chứng nào có thể sử dụng trong báo cáo tài chính?
a/ Bằng chứng kiểm toán có nghĩa là những thông tin tài liệu chi tiết mà kiểm toán viên
thu thập làm cơ sở cho những nhận xét của mình về báo cáo tài chính được kiểm toán.
b/ Những dạng bằng chứng có thể sử dụng trong báo cáo tài chính gồm có 3 dạng:
 - Bằng chứng về tài liệu, ví dụ như: đối chiếu sổ sách, chứng từ kế toán.
 - Bằng chứng về vật chất như: kiểm kê tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền mặt...
 -Bằng chứng qua thu thập phỏng vấn ví dụ như: thu thập qua những thông tin người nói hay
viết từ phía người được kiểm toán.
Câu 8: Bằng chứng có tính thuyết phục là gì? Bằng chứng
có tính thuyết phục phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a/ Bằng chứng có tính thuyết phục là bằng chứng phải đạt được những yêu cầu nhật
định về mặt chất lượng và số lượng, trong đó “đầy đủ” là tiêu chuẩn về số lượng và
“thích hợp” là tiêu chuẩn về chất lượng thì mới tạo nên bằng chứng có tính thuyết phục.
 b/ Bằng chứng có tính thuyết phục phụ thuộc vào những yếu tố:
 -Thích hợp: chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán, cần chú ý các nhân tố
sau:
 + Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán;
 + Dạng bằng chứng kiểm toán;
 + Hệ thống kiểm soát nội bộ;
 + Sự kết hợp giữa các loại bằng chứng.
 -Đầy đủ: đây là một nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về yêu cầu đầy
đủ:
 + Tính trọng yếu;
 + Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
Câu 9: Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm
soát nội bộ được tạo thành bởi những yếu tố nào?
 a/ Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các chính sách, thủ tục được thiết lập tại
đơn vị nhằm đảm bảo tính hợp lý cho các nhà quản trị đạt được các mục tiêu sau:
 -Bảo vệ hữu hiệu và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, ngăn ngừa và phát hiện mọi hành vi
lãng phí, gian lận, sử dụng tài sản không đúng mục đich hoặc vượt quá thẩm quyền.
 - Cung cấp những thông tin đáng tin cậy.
 - Định kỳ đánh giá kết quả hoạt động.
 - Mọi thành viên trong đơn vị phải tuân thủ chính sách và quy định nội bộ.
b/ Hệ thống kiểm soát nội bộ được tạo thành bởi những yếu tố sau:
 - Môi trường kiểm soát, gồm có:
 + Tính chính trực và giá trị đạo đức;
 + Đảm bảo về năng lực;
 + Ủy ban kiểm toán;
 + Triết lý quản lý và phong cách dều hành của nhà quản lý;
 + Cơ cấu tổ chức;
 + Cách thức phân định quyền và trách nhiệm;
 + Chính sách nhân sự.
 - Đánh giá rủi ro.
 - Hoạt động kiểm soát, bao gồm:
 + Phân chia trách nhiệm đầy đủ;
 + Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ;
 + Kiểm soát vật chất;
 + Kiểm tra độc lập việc thực hiện;
 + Phân tích và soát xét lại việc thực hiện.
 -Thông tin và truyền thông.
Câu 10: Trình bày quy trình kiểm toán?
Quy trình kiểm toán gồm có 3 bước:
 a/ Chuẩn bị kiểm toán: Là tiếp nhận khách hàng, thỏa thuận và ký kết hợp đồng b/ Thực hiện
kiểm toán:
Công ty lập kế hoach kiểm toán bao gồm kế hoạch chiến lượt, kế hoạch tổng thể,
chương trình hoach toán. Sau khi hoàn thành xong công ty thực hiện xong, công ty
thực hiện kế hoạch kiểm toán kiểm toán của mình nhằm bài tỏa và xác nhận ý kiến về
tính trung thực của các khoản mục nghiệp vụ kinh tế, tài chính phù hợp với các chuẩn
mực kết thúc của việc kiểm toán.
 c/ Hoàn thành kiểm toán:
 -Khi kết thúc cuộc kiểm toán kiểm toán viên phải xem xét và thực hiện các phát sinh.
 - Ngày kí báo cáo kiểm toán.
 - Phải thu thập thư giải trình của giám đốc.
 - Lập báo cáo kiểm toán và soạn thư quản lý.
 - Hoàn tất công việc kiểm toán.
Câu 11: So sánh giữa thử nghiệm kiểm soát và thử
nghiệm cơ bản.
 a/ Giống nhau giữa thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản: Cả hai đều thu thập bằng
chứng.
b/ Khác nhau:
 -Thử nghiệm kiểm soát là nghiệp vụ kiểm tra thu thập bằng chứng về sư hữu hiệu thực sự của
kiểm soát nội bộ.
 -Thử nghiệm cơ bản là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán liên qua đến báo cáo
tài chính nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
Câu 12: Báo cáo kiểm toán là gì? Nêu các nội dung quan
trọng của báo cáo kiểm toán? Trình bày các dạng của báo
cáo kiểm toán
a/ Báo cáo kiểm toán là văn bản được kiểm toán viên phát hành để trình bày ý kiến của
mình về thông tin tài chính được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là sảm phẩm cuối cùng
của công việc kiểm toán có vai trò hết sức quan trọng.
b/ Các nội dung quan trọng của báo cáo kiểm toán:
 - Đối tượng kiểm toán;
 -Chuẩn mực kế toán và các nguyên tắc được dùng làm chuẩn mực đánh giá cuộc kiểm toán;
 - Công việc kiểm toán đã làm;
 - Chuẩn mực kiểm toán đã được áp dụng;
 - Các giới hạn về phạm vi kiểm toán;
 - Ý kiến của kiểm toán viên về thông tin tài chính;
 - Nhận xét và biện pháp cải tiến đối với kiểm soát nội bộ.
 c/ Các dạng của báo cáo kiểm toán:
 -Báo cáo chấp nhận toàn bộ: là kiểm toán viên đưa ra báo cáo chấp nhận toàn bộ khi kiểm
toán viên không có sự loại trừ nào về việc áp dụng hợp lý các nguyên tắc kế toán và không có sự
giới hạn về phạm vi kiểm toán.
 -Báo cáo chấp nhận từng phần: khi kiểm toán viên cho rằng chỉ phản ánh trung thực và hợp lý
nếu không ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoại trừ hoăc yếu tố tùy thuộc mà kiểm toán viên đã nêu ra
trong báo cáo tài chính.
 -Báo cáo không chấp nhận: đưa ra nhận xét rằng báo cáo tài chính của đon vị này trình bày
một cách không hợp lý về tình hình tài chính và kết quả hoạt động theo chuẩn mực kế toán hiện
hành.
 -Báo cáo từ chối nhận xét: kiểm toán viên đưa ra báo cáo từ chối nhận xét khi có giới hạn
nghiêm trọng về phạm vi kiểm toán hoặc tồn tại những tình huống chưa rõ ràng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến báo cáo tài chính.
PHẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH
Câu 1: Bốn mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ (bảo vệ tài sản của đơn
vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ
pháp lý, bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý) luôn là thể
thống nhất và hòa hợp.
TL: SAI
GT: Bốn mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ đôi khi mâu thuẫn với nhau như tính
hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hay cung cấp thông tin
đầy đủ và tin cậy.
Câu 2: Doanh nghiệp TNHH Nhà nước Một thành viên để đảm bảo tiết kiệm
chi phí quản lý đã giảm thiểu tối đa bộ máy quản lý bằng cách kế toán kiêm
nhiệm làm thủ quỹ của công ty.
TL: SAI
GT: vì theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm quy định: sự cách li thích hợp về trách nhiệm
trong các nhiệm vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng
quyền hành.
Câu 3: Ủy ban kiểm soát của các công ty chỉ bao gồm các thành viên HĐQT
kiêm nhiệm các chức vụ quản lý.
TL: SAI
GT: vì ủy ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của
đơn vị bao gồm những thành viên của hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các
chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát.
Câu 4: Khi tiến hành các cuộc kiểm toán của đơn vị kiểm toán độc lập thì
kiểm toán viên phải tìm hiểu rõ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm
toán.
TL: ĐÚNG
GT: vì phải hiểu rõ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán thì kiểm toán
viên mới ước lượng được rủi ro kiểm toán của cuộc kiểm toán.
Câu 5: Các đặc thù về quản lý đề cập đến các quan điểm khác nhau trong
điều hành hoạt động doanh nghiệp của nhà quản lý. Các quan điểm đó sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, các quy định và các tổ chức
kiểm soát trong doanh nghiệp.
TL: ĐÚNG
GT: Bởi vì chính các nhà quản lý đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao nhất sẽ phê chuẩn
các quyết định, chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ áp dụng tại doanh nghiệp.
Câu 6: Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp
phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt.
TL: ĐÚNG
GT: Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo 1 hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong
việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các quyết định đó trong toàn bộ doanh nghiệp. Do đó sẽ góp phần tạo
môi trường kiểm soát tốt.
Câu 7: Trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát chỉ để xác minh tính hữu hiệu của
kiểm soát nội bộ.
TL: SAI
GT: Không chỉ vậy mà còn làm cơ sở cho việc xác minh phạm vi thực hiện các thử
nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.
Câu 8: Một hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế hoàn hảo sẽ ngăn ngừa,
phát hiện được các sai phạm.
TL: SAI
GT: Mỗi hệ thống kiểm soát nội bộ dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng không thể
ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra. Đó là những hạn chế cố hữu của
hệ thống kiểm soát nội bộ.
Câu 9: Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc 1 cấp cao và có quyền hạn tương
đối rộng rãi, hoạt động độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động
được kiểm tra.
TL: ĐÚNG
GT: Vì bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc 1 cấp cao để không giới hạn phạm vi
hoạt động của nó, đồng thời hoạt động độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt
động được kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan.
Câu 10: Bước nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù trong quá trình kiểm
toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểm soát
cần thiết phải xem xét mọi quá trình kiểm soát.
TL: SAI
GT: Không cần phải xem xét mọi quá trình kiểm soát mà chỉ nhận diện và phân tích các
quá trình kiểm soát dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thỏa mãn mục tiêu kiểm
soát.
Câu 11: Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập trong đơn vị.
TL: ĐÚNG
GT: Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công
việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị.
Câu 12: Kiểm toán nội bộ không có ý nghĩa đối với doanh nghiệp.
TL: SAI
GT: Bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về
toàn bộ hoạt độngcủa doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận
hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ. Bộ phận này hoạt động hữu hiệu
sẽ giúp cho doanh nghiệp có được thông tin kịp thời và xác thực vể các hoạt động của
doanh nghiệp, chất lượng của hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung
các quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả.

Câu 13:Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử


dụng các phương pháp kĩ thuật kiểm toán thích ứng với
đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập cơ sở dẫn liệu.
TL: SAI
GT: Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm
toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán.

Câu 14: Quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán thể hiện
rõ chức năng xác minh của kiểm toán.
TL: ĐÚNG
GT: Vì quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các kỹ thuật thích
ứng để thu thập bằng chứng kiểm toán từ đó đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung
thực và hợp lý của các bảng khai tài chính.

Câu 15: Thủ tục kiểm soát được thực hiện trước khi tìm
hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là
khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt
động có hiệu lực.
TL: SAI
GT: Vì thủ tục kiểm soát được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với
đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có
hiệu lực.

Câu 16: Trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán,
nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá cao thì chỉ
cần triển khai các trắc nghiệm đạt yêu cầu.
TL: SAI
GT: Vì trong mọi trường hợp cùng với trắc nghiệm đạt yêu cầu đều phải sử dụng các
trắc nghiệm độ tin cậy (độ vững chãi). Trắc nghiệm độ tin cậy chỉ ít dần đi khi hệ thống
kiểm soát nội bộ được đánh giá cao chứ không được bỏ qua.

Câu 17: Trong từng trường hợp cụ thể, kiểm tra hệ thống
chỉ áp dụng 1 biện pháp cụ thể riêng rẽ phù hợp với nó
nhằm giảm chi phí.
TL: SAI
GT: Cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp vì một biện pháp kĩ thuật cụ thể riêng rẽ
thường không có hiệu lực và không thể đáp ứng được yêu cầu đầy đủ và tin cậy của
bằng chứng kiểm toán.

Câu 18: Quan sát cho phép người kiểm tra có được nhận
thức trực diện về đối tượng kiểm toán và qua đó có thể
thu thập bằng chứng kiểm toán tin cậy.
TL: ĐÚNG
GT: Quan sát cho phép người kiểm tra có được nhận thức trực diện về đối ượng kiểm
toán và qua đó có thể thu thập bằng chứng kiểm toán tin cậy khi kiểm toán viên trực
tiếp quan sát hiện trường.

Câu 19: Cách thức tiếp cận hiệu quả nghiệp vụ thường
xuyên là trắc nghiệm đạt yêu cầu.
TL: SAI
GT: Vì đối tượng của loại nghiệp vụ này là tiền mặt, các khoản thanh toán, hàng tồn
kho… do đó nếu hệ thống kiểm soát nội bộ không tốt, các lạo nghiệp vụ này dễ xảy ra
sai sót, gian lận.Vì vậy cách thức tiếp cận hiệu quả loại nghiệp vụ này phải là trắc
nghiệm độ tin cậy trong trắc nghiệm nghiệp vụ.
Câu 20: Báo cáo về những chênh lệch kiểm toán cần
được thực hiện cho ban giám đốc bởi kiểm toán viên trong
những thời kỳ định kỳ (quý, tháng).
TL: SAI
GT: Vì báo cáo về chênh lệch kiểm toán chỉ được thực hiện khi kiểm toán viên:
 - Phát hiện sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.
 -Phát hiện 1 điểm yếu quan trọng hoặc 1 khía cạnh phải báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ.
 - Phát hiện ra sai phạm cố ý.
 -Tin rằng có tồn tại sai phạm.
Câu 21: Trong thực hành kiểm toán, trắc nghiệm trực tiếp
số dư kết hợp với trắc nghiệm độ vững chãi trong trắc
nghiệm công việc để hình thành các thủ tục kiểm toán chi
tiết.
TL: ĐÚNG
GT: Mối quan hệ ấy được cụ thể hóa hơn bởi công thức:
Thủ tục kiểm tra chi tiết = Trắc nghiệm độ vững chãi trong trắc nghiệm công việc + Trắc
nghiệm trực tiếp số dư

Câu 22: Kiểm toán viên có nhiệm vụ phải phát hiện khả
năng có hành vi phạm pháp của khách thể và mức độ của
tính vi phạm ấy.
TL: SAI
GT: Bởi xác định tính phạm pháp về mức độ thường vượt quá khả năng nghề nghiệp
của kiểm toán viên.

Câu 23: Ý kiến tùy thuộc của kiểm toán viên thường liên
quan đến các sự kiện xảy ra ở quá khứ.
TL: SAI
GT: Vì liên quan đến có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của
đơn vị và kiểm toán viên.

Câu 24: Ý kiến của kiểm toán viên đưa ra trên báo cáo
kiểm toán về báo cáo tài chính là sự đảm bảo tuyệt đối
rằng không có bất kỳ sự sai sót nào trên báo cáo tài chính
đã được kiểm toán.
TL: SAI
GT: Vì chỉ đảm bảo báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạnh
trọng yếu, có thể có những sai sót nhưng là không trọng yếu.

Câu 25: Thư quản lý nhất thiết phải đính kèm báo cáo
kiểm toán về báo cáo tài chính.
TL: SAI
GT: Thư quản lý không nhất thiết phải đính kèm báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính.

Câu 26: Sau khi báo cáo tài chính được công bố phát hiện
ra những sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài
chính vào thời điểm ký báo cáo tài chính, kiểm toán viên
sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.
TL: SAI
GT: Về mặt hình thức thì kiểm toán viên không phải chịu trách nhiệm nhưng thực chất
kiểm toán viên vẫn phải cân nhắc việc phát hành lại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính và điều này cần được thảo luận với thủ trưởng đơn vị.

Câu 27: Yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu có ảnh


hưởng nghiêm trọng tới báo cáo tài chính.
TL: SAI
GT: Vì yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, thường liên quan
đến những sự kiện xảy ra trong tương lai nằm ngoài tầm kiểm soát của đơn vị và kiểm
toán viên nên không biết mức độ nghiêm trọng của nó đối với báo cáo tài chính.

Câu 28: Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là
số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
của công ty kiểm toán theo từng cuộc kiểm toán.
TL: SAI
GT: Theo từng năm (GT/167)

Câu 29: Kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận
toàn phần trong trường hợp báo cáo tài chính được kiểm
toán có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát
hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán
viên.
TL : ĐÚNG
GT : GT/174

Câu 30: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải
được trình bày bằng văn bản.
TL: ĐÚNG
GT: Vì trong trường hợp đơn giản, khi kiểm toán báo cáo tài chính cho 1 cá nhân nào
đó và họ không cần có kết quả kiểm toán bằng văn bản.

Câu 31: Khi phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn thì
kiểm toán viên chỉ có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn
phần.
TL: SAI
GT: có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp
nhận.

Câu 32: Một kiểm toán viên cần tỏ ra độc lập để duy trì sự
tin cậy của công chúng.
TL: ĐÚNG
GT: Để thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin, nhằm xác nhận và báo
cáo đúng với các chuẩn mực kiểm toán.

Câu 33: Kiểm toán của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp
là kiểm toán tuân thủ.
TL: ĐÚNG
GT: Vì kiểm toán của cơ quan thuế là xem xét việc tuân thủ các thủ tục, nguyên tắc,
các quy định pháp lý của Nhà nước.

Câu 34: Doanh nghiệp có thuê kiểm toán và nhờ kiểm


toán viên làm hộ báo cáo tài chính.
TL: SAI
GT: Vì không có tính độc lập.
Câu 35: Phân tích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so
sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu báo cáo tài chính.
TL: SAI
GT: Vì đó là việc phân tích ngang.

Câu 36: Ở tất cả các cuộc kiểm toán thì đều phải đánh giá
tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
TL: ĐÚNG
GT: Vì qua đó có thể lập được một kế hoạch kiểm toán hợp lý, tính trước được rủi ro và
chi phí.

Câu 37: Để giảm bớt chi phí thì các công ty kiểm toán
thường có một chương trình kiểm toán chung cho tất cả
khách hàng.
TL: SAI
GT: Vì mỗi khách hàng có những đặc điểm khác nhau về hình thức sở hữu, ngành
nghề kinh doanh, mục đích sử dụng kết quả kiểm toán,… nên công ty kiểm toán phải có
những chương trình khác nhau cho mỗi cuộc kiểm toán.

Câu 38: Ước lượng ban đầu của kiểm toán viên về tính
trọng yếu và số lượng bằng chứng phải thu thập có mối
quan hệ tỉ lệ nghịch.
TL: ĐÚNG
GT: Vì giả sử ước lượng mức trọng yếu càng thấp thì tức là độ chính xác của các số
liệu trên bác cáo tài chính càng cao, nên số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều.

Câu 39: Trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên, công
ty kiểm toán cần thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc
kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm để có cái
nhìn khách quan và trung thực đối với khách hàng.
TL: SAI
GT: Vì công ty kiểm toán cần tránh thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán
cho một khách hàng trong nhiều năm (do kiểm toán viên sẽ tích lũy được nhiều kinh
nghiệm cũng như có được hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của khách hàng
đang được kiểm toán).
Câu 40: Việc lập kế hoạch kiểm toán chỉ nhằm chuẩn bị
những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán.
TL: SAI
GT: Vì lập kế hoạch kiểm toán ko chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán
nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán, cho cuộc kiểm toán
mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn
mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân thủ theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành
công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng.

Câu 41: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm
toán viên nên xác định các bên liên quan tới khách hàng
và nhận định sơ bộ về mối quan hệ này.
TL: ĐÚNG
GT: Vì nó giúp kiểm toán viên bước đầu dự đoán được các vấn đề có thể phát sinh
giữa các bên liên quan để lập kế hoạch kiểm toán.

Câu 42: Xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc công
ty khách hàng không phải là vấn đề được ưu tiên trong
việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán của giai
đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán.
TL : SAI
GT: Vì nó đóng vai trò rất quan trọng vì Ban quản trị có thể phản ánh sai các nghiệp vụ
hoặc giấu diếm các thông tin dẫn tới sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính.

Câu 43: Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm toán


viên có thể gặp phải khi đưa ra những nhận xét không xác
đáng về thông tin tài chính và đó là những sai sót nghiêm
trọng.
TL: ĐÚNG
GT: Theo định nghĩa của nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG 25.

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Kiểm toán có chức năng:
 a. Xác minh
 b. Báo cáo kết quả kiểm tra
 c. Bày tỏ ý kiến
 d. Cả a và c đều đúng.
Câu 2: Chủ thể của kiểm toán nội bộ:
 a. Nhà nước
 b. Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán
 c. Kế toán viên trong doanh nghiệp
 d. Do các kiểm toán viên nội bộ trong đơn vị tiến hành
Câu 3: Kiểm toán báo cáo tài chính không bao gồm đối tượng nào sau đây:
 a. Bảng cân đối kế toán
 b. Báo cáo doanh thu
 c. Báo cáo kết quả kinh doanh
 d. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Câu 4: Hành động nào sau đây có thể coi là sai sót trong kiểm toán:
 a. Tính toán nhầm.
 b. Bỏ quên nghiệp vụ.
 c. Che giấu các thông tin nghiệp vụ.
 d. Bao gồm a và b
Câu 5: Hành động nào sau đây không phải là gian lận trong kiểm toán:
 a. Ghi nghiệp vụ sai nguyên tắc có tính hệ thống
 b. Tẩy xoá chứng từ theo ý muốn
 c. Hiểu sai nghiệp vụ
 d. Gồm a và c
Câu 6: Những tài liệu làm cơ sở cho ý kiến của kiểm toán viên là:
 a. Cơ sở dẫn liệu (là căn cứ để đưa ra kế hoạch, mục tiêu, nhận xét, kết luận kiểm toán)
 b. Bằng chứng kiểm toán
 c. Báo cáo kiểm toán
 d. Báo cáo tài chính
Câu 7: Công thức nào thể hiện mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán:
 a. AR= IR x CR x DR
 b. DR = IR x CR x AR
 c. IR = AR x CR x DR
 d. CR = IR x DR x AR
Câu 8: Các thử nghiệm chi tiết được áp dụng khi:
 a. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao.
 b. Rủi ro kiểm soát thấp.
 c. Rủi ro tiềm tàng cao.
 d. Bất kỳ lúc nào.
Câu 9: Phương pháp phân tích tổng quát nên thực hiện vào giai đoạn nào
của cuộc kiểm toán:
 a. Giai đoạn chuẩn bị
 b. Giai đoạn kết thúc
 c. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
 d. Cả 3 giai đoạn
Câu 10: Một ý kiến chấp nhận từng phần có ngoại trừ của kiểm toán viên
được đưa ra khi bị giới hạn về phạm vi kiểm toán cần được giải thích trên:
 a. Thuyết minh báo cáo tài chính
 b. Báo cáo kiểm toán
 c. Cả báo cáo kiểm toán và thuyết minh báo cáo tài chính
 d. Cả báo cáo kế toán và báo cáo tài chính
Câu 12: Một công ty khách hàng trong năm đã thay đổi phương pháp kế toán
làm ảnh hưởng trọng yếu tới một số lượng lớn các khoản mục trên báo cáo
tài chính. Kiểm toán viên khi đó nên:
 a. Đưa ra ý kiến trái ngược và giải thích lý do.
 b. Đưa ra ý kiến từ chối và nêu lý do.
 c. Đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần (loại ý kiến ngoại trừ).
 d. Đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
Câu 13: Báo cáo kiểm toán là hình thức biểu hiện trực tiếp của:
 a. Chức năng kiểm toán
 b. Thư hẹn kiểm toán
 c. Kết luận kiểm toán
 d. Câu a và b đúng
Câu 15: Khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hay số liệu của
doanh nghiệp mập mờ (không chắc chắn) ở mức độ lớn, thì kiểm toán viên
nên đưa ra loại ý kiến:
 a. Chấp nhận toàn bộ
 b. Loại trừ (chấp nhận từng phần)
 c. Từ chối
 d. Trái ngược
Câu 16: Theo liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là
một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được mục tiêu:
 a. Bảo đảm độ tin cậy của thông tin.
 b. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý.
 c. Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý
 d. Tất cả các mục tiêu trên.
Câu 17: Những người nằm trong ủy ban kiểm soát:
 a. Thành viên HĐQT.
 b. Thành viên Ban Giám Đốc.
 c. Các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát.
 d. Thành viên HĐQT kiêm nhiệm các chức vụ quản lý.
Câu 18: Bộ phận kiểm toán nội bộ là bộ phận:
 a. Trực thuộc một cấp cao nhất để không giới hạn phạm vi hoạt động của nó.
 b. Phải trực thuộc một cấp cao đủ để không giới hạn phạm vi hoạt động của nó.
 c. Phải được giao một quyền hạn tương đối rộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với phòng
kế toán và các bộ phận hoạt động được kiểm tra.
 d. Cả b và c đều đúng.
Câu 19: Thủ tục kiểm soát do các nhà quản lí xây dựng dựa trên các nguyên
tắc:
 a. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm và làm việc cá nhân.
 b. Nguyên tắc phân công phân nghiệm và nguyên tắc tự kiểm tra.
 c. Nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc ủy quyền và
phê chuẩn.
 d. Không câu nào đúng.
Câu 20: Việc đánh giá xem liệu các báo cáo tài chính có thể kiểm toán được
hay không nằm trong khâu nào trong trình tự đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ?
 a. Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ
trên giấy tờ làm việc.
 b. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên báo cáo tài
chính.
 c. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
 d. Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ.
Câu 21: Phương pháp tiếp cận để thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát
nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát bao gồm:
 a. Tiếp cận theo khoản mục.
 b. Tiếp cận theo các khoản mục phát sinh.
 c. Tiếp cận theo kinh nghiệm.
 d. Câu a, b đúng.
Câu 22: Trong thử nghiệm kiểm soát, nếu các thủ tục để lại dấu vết trên tài
liệu thì nên áp dụng phương pháp:
 a. Phép thử “Walk through”.
 b. Phỏng vấn nhân viên đơn vị về các thủ tục kiểm soát.
 c. Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát.
 d. Tất cả đều sai.
Câu 23: Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong việc đảm bảo độ tin cậy của các
thông tin:
 a. Thông tin cung cấp kịp thời về thời gian.
 b. Thông tin đảm bảo độ chính xác và tin cậy của thực trạng hoạt động.
 c. Thông tin đảm bảo tính khách quan và đầy đủ.
 d. Cả 3 phương án trên.
Câu 24: Bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá
thường xuyên về:
 a. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
 b. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 c. Tính hiệu quả và hiệu năng của công tác kiểm soát nội bộ.
 d. Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận
hành các chính sách thủ tục về kiểm soát nội bộ.
Câu 25: Trong kiểm toán báo cáo tài chính, việc đánh giá rủi ro kiểm soát,
nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức tối đa thì:
 a. Không phải thực hiện thử nghiệm kiểm soát (Thử nghiệm tuân thủ).
 b. Kiểm toán viên phải dựa vào kiểm soát nội bộ để giảm bớt các thử nghiệm trên các số dư
và nghiệp vụ.
 c. Phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những hành vi gian lận và sai sót.
 d. Câu b và c đúng.
Câu 26: Mục đích của thử nghiệm kiểm soát là:
 a. Tìm ra gian lận và sai sót của kế toán viên.
 b. Thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các
thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ.
 c. Thu thập bằng chứng về kết quả tuân thủ các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ.
 d. Phát hiện và bày tỏ ý kiến về sự hữu hiệu của các quy chế và thủ tục kiểm soát.
Câu 27: Các bước kiểm toán không thích hợp là một nhân tố ảnh hưởng đến:
 a. RR cố hữu
 b. RR kiểm soát
 c. RR phát hiện
 d. Tất cả đều sai
Câu 28: Sai phạm về giá trị tài sản trong bảng cân đối kế toán được quy định
là không trọng yếu khi:
 a. Dưới 1%
 b. Dưới 5%
 c. Từ 5-15%
 d. Từ 15-20%
Câu 29: Khi nào thì công ty kiểm toán trở thành chủ thể kiểm toán của khách
hàng:
 a. Khi công ty kiểm toán có sự liên lạc với khách hàng.
 b. Khi công ty kiểm toán lập xong kế hoạch kiểm toán cho khách hàng.
 c. Khi công ty kiểm toán kí hợp đồng với khách hàng.
 d. Khi công ty kiểm toán bắt đầu tiến hành công việc kiểm toán cho khách hàng.
Câu 30: Thủ tục phân tích ngang được kiểm toán viên sử dụng trong việc lập
kế hoạch kiểm toán tổng quát loại trừ:
 a. So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của kiểm toán viên.
 b. Phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỉ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác
nhau của báo cáo tài chính.
 c. So sánh dữ kiện của công ty khách hàng với dữ kiện của ngành.
 d. So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước hoặc giữa các kì với nhau.
Câu 31: Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng là:
 a. Xác định người sử dụng báo cáo tài chính.
 b. Mục đích sử dụng báo cáo tài chính.
 c. Cả a, b đều đúng.
 d. Đáp án khác.
Câu 32: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán gồm:
 a. Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng.
 b. Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh khách hàng.
 c. Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toàn, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay
trong vài năm trước.
 d. Tham quan nhà xưởng.
Câu 33: “Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người
đã được đào tạo đầy đủ thành thạo như một kiểm toán viên” là nội dung của:
 a. Chuẩn mực kiểm toán (CMKT) quốc tế số 310 (ISA 310)
 b. CMKT Việt Nam số 300
 c. CMKT Việt Nam số 400
 d. CMKT chung đầu tiên của hệ thống CMKT được chấp nhận phổ biến (GAAS)
Câu 34: Nhận diện các bên liên quan là một khâu trong:
 a. Thu thập thông tin cơ sở.
 b. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.
 c. Thực hiện thủ tục phân tích.
 d. Đánh giá trọng yếu và rủi ro.
Câu 35: Trong quá trình thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách
hàng thì tài liệu nào được coi là quan trọng nhất trong một cuộc kiểm toán
báo cáo tài chính:
 a. Giấy phép thành lập và điều lệ công ty.
 b. Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay
trong vài năm trước.
 c. Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và ban giám đốc.
 d. Các hợp đồng và cam kết quan trọng.
Câu 36: Khi thu thập thông tin cơ sở, kiểm toán viên phải:
 a. Nghiên cứu giấy phép hành nghề và diều lệ công ty
 b. Tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng.
 c. Thu thập thông tin về các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra kiểm tra cả năm
hiện hành hay trong vài năm trước.
 d. Thu thập thông tin về hội đồng quản trị của công ty, cổ phiếu, trái phiếu của công ty…
Câu 37: Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 thì các cách thức cụ
thể được áp dụng trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm:
 a. Điều tra và phỏng vấn.
 b. Thực hiện lại.
 c. Kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm tra ngược.
 d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 38: Để có được bằng chứng đầy đủ và tin cậy thì các biện pháp áp dụng
cần tôn trọng những nguyên tắc cơ bản nào?
 a. Phải thực hiện đồng bộ các biện pháp.
 b. Việc lựa chọn các biện pháp kĩ thuật kiểm tra chủ đạo phải thích ứng với loại hình hoạt
động cần kiểm tra.
 c. Cần bảo đảm tính kế thừa và phát triển các biện pháp kĩ thật kiểm tra hệ thống kiểm soát
nội bộ.
 d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 39: Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng:
 a. Các phương pháp kĩ thuật thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng
kiểm toán.
 b. Các phương pháp lí luận thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng
kiểm toán.
 c. Các phương pháp kĩ thuật thích ứng để thực hiện công việc kiểm toán khoa học hơn.
 d. Cả a và b đều đúng.
Câu 40: Trong hệ thống kiểm soát nội bộ, thủ tục kiểm tra hệ thống là:
 a. Trắc nghiệm đạt yêu cầu.
 b. Thử nghiệm kiểm soát.
 c. Thủ tục kiểm soát.
 d. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 41: Trong kiểm toán cần thu được những bằng chứng kiểm toán:
 a. Có tính kết luận.
 b. Có tính thuyết phục.
 c. Cả a, b đều đúng.
 d. Cả a, b đều sai.
Câu 42: Trong trường hợp phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn, thiếu
thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục thì ý kiến của kiểm
toán viên đưa ra là:
 a. Ý kiến chấp nhận toàn phần
 b. Ý kiến chấp nhận một phần
 c. Ý kiến từ chối
 d. Ý kiến trái ngược
Câu 43: Những nghiệp vụ nào dưới đây được coi là nghiệp vụ thường xuyên:
 a. Nhập vật tư.
 b. Trả lương công nhân viên.
 c. Trích khấu hao.
 d. Cả a, b và c đều sai.
Câu 44: Có thể chấp nhận mức độ không chắc chắn của
bằng chứng kiểm toán thu được vì:
 a. Trong kiểm toán chỉ cần thu thập những bằng chứng kiểm toán có tính kết luận.
 b. Có thể kết hợp bắng chứng kiểm toán từ nhiều nguồn khác nhau.
 c. Chi phí kiểm tra tất cả các khoản mục, đặc biệt là kiểm tra các nghiệp vụ thường xuyên nói
chung không kinh tế.
 d. Cả b và c đều đúng.
Câu 45: Xác nhận mở là xác nhận:
 a. Yêu cầu minh chứng cho những dữ liệu do khách hàng cung cấp.
 b. Chỉ yêu cầu trả lời đúng hoặc sai để chứng minh cho dữ liệu cần xác nhận.
 c. Yêu cầu cung cấp thông tin cho những dữ liệu được cung cấp.
 d. Yêu cầu trả lời khi người xác nhận không đồng ý với thông tin đưa ra.
Câu 46: Cách thức nào không phải là cách thức cơ bản
để giảm thiểu rủi ro tiềm tàng mà hệ thống kiểm soát nội
bộ cần thiết lập?
 a. Cử các nhân viên có kinh nghiệm và trình độ bao gồm cả các chuyên gia bên ngoài lập ra
những ước tính kế toán.
 b. Kiểm tra các chuyên gia qua so sánh các ước tính kế toán kỳ này với các kỳ trước và với
các chỉ tiêu liên quan.
 c. Đánh giá chủ quan nhiều hơn để xác định giá trị khoản mục hoạt động nội bộ.
 d. Xem xét tính nhất quán với thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
Câu 47: Chênh lệch năm trước không bao gồm:
 a. Nguồn của dữ liệu.
 b. Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từ những năm trước.
 c. Mở rộng phạm vi dữ liệu sử dụng.
 d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 48: Trong trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn
thì ý kiến đưa ra của kiểm toán viên có thể là:
 a. Ý kiến không chấp nhận.
 b. Ý kiến từ chối.
 c. Ý kiến chấp nhận từng phần.
 d. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 49: Kết cấu và hình thức của một báo cáo kiểm toán
về báo cáo tài chính được trình bày theo:
 a. Quy định của Bộ Tài chính
 b. Quy định của chuẩn mực kiểm toán
 c. Tùy theo quy mô của cuộc kiểm toán
 d. Tất cả ý kiến trên đều sai.
Câu 50: Ngôn ngữ trình bày trên báo cáo kiểm toán về
báo cáo tài chính của công ty kiểm toán hoạt động tại Việt
Nam là:
 a. Tiếng Việt Nam
 b. Tiếng Anh
 c. Bất cứ thứ tiếng nào đã được thỏa thuận trên hợp đồng kiểm toán
 d. Cả a và c đều đúng.
Câu 51: Sau khi đơn vị được kiểm toán phát hành báo cáo tài chính, kiểm toán viên
phát hiện những sự kiện ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính, thảo luận với thủ
trưởng đơn vị, có ý kiến không đồng ý. Kiểm toán viên phải thông báo đến ai về những
hành động mà kiểm toán viên thực hiện để ngăn ngừa khả năng sử dụng một báo cáo
tài chính đã phát hành có chứa sai phạm trọng yếu chưa được phát hiện:
 a. Kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán
 b. Cơ quan chức năng
 c. Người có trách nhiệm cao nhất tại đơn vị
 d. Công an kinh tế
Câu 52: Người nhận báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính, ngoại trừ:
 a. Hội đồng quản trị
 b. Giám đốc
 c. Cổ đông đơn vị được kiểm toán
 d. Các nhà đầu tư
Câu 53: Thuật ngữ “ngoại trừ”được sử dụng trong:
 a. Ý kiến chấp nhận toàn phần
 b. Ý kiến chấp nhận từng phần
 c. Ý kiến từ chối
 d. Ý kiến không chấp nhận
Câu 54: Kiểm toán viên phải mô tả rõ ràng trong báo cáo
kiểm toán về báo cáo tài chính những lý do dẫn đến ý
kiến:
 a. Ý kiến chấp nhận từng phần
 b. Ý kiến từ chối
 c. Cả a, b đều đúng.
 f. Cả a, b đều sai.
Câu 55: Theo IPAC của IFAC thì báo cáo kiểm toán về
báo cáo tài chính được trình bày như thế nào?
 a. Bằng miệng hoặc bằng văn bản.
 b. Bằng miệng.
 c. Bằng văn bản và tuân thủ các quy định về nội dung và hình thức.
 d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 56: Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
phải có chữ ký của:
 a. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán.
 b. Giám đốc (hay người được ủy quyền) của công ty kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành
báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
 c. Giám đốc của đơn vị được kiểm toán.
 d. Cả a và b đều đúng.
Câu 57: Dấu hiệu khác nhau cơ bản giữa kiểm toán nhà
nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ là:
 a. Phương pháp sử dụng để kiểm toán.
 b. Phạm vi hoạt động và mục đích của kiểm toán.
 c. Các chuẩn mực kiểm toán được áp dụng.
 d. Không có sự khác nhau.
Câu 58: Lĩnh vực đặc trưng nhất của Kiểm toán Nhà nước
là:
 a. Kiểm toán tuân thủ.
 b. Kiểm toán hoạt động.
 c. Kiểm toán tài chính.
 d. Lĩnh vực khác.
Câu 59: Kiểm toán nội trực thuộc:
 a. Bộ Tài chính
 b. Chính phủ
 c. Quốc hội
 d. Doanh nghiệp, công ty
Câu 60: Lĩnh vực kiểm toán nội bộ quan tâm:
 a. Kiểm toán tuân thủ
 b. Kiểm toán hoạt động
 c. Kiểm toán báo cáo tài chính
 d. Cả ba nội dung trên
Câu 61: Đối tượng phục vụ của kiểm toán nội bộ:
 a. Ban Giám đốc
 b. Các bộ phận trong đơn vị
 c. Gồm a và b
 d. Các khách hàng bên ngoài đơn vị
Câu 62: Nội dung nào sau đây không là chức năng của
kiểm toán nội bộ:
 a. Kiểm tra
 b. Xác nhận
 c. Tư vấn
 d. Xử lý vi phạm
Câu 63: Loại hình doanh nghiệp nào có thể tổ chức bộ
phận kiểm toán nội bộ:
 a. Công ty tư nhân
 b. Doanh nghiệp Nhà nước
 c. Công ty cổ phần
 d. Bất kỳ doanh nghiệp nào có nhu cầu
Câu 64: Áp dụng các dữ liệu dưới đây cho các câu 64A,
64B, 64C, 64D
Dữ liệu: Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng. Doanh nghiệp đã tính
khấu hao TSCĐ hoạt động phúc lợi tính vào chí phí quản lý doanh nghiệp 60 triệu
đồng.
Câu 64A: Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến khoản mục nào trong bảng cân đối
kế toán?
 a. Khấu hao
 b. Chi phí quản lý doanh nghiệp
 c. Lợi nhuận sau thuế
 d. Gồm a và c
Câu 64B: Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến khoản mục nào trong bảng báo cáo
kết quả hoạt động sản xuất kinh dooanh:
 a. Khấu hao
 b. Chi phí quản lý doanh nghiệp
 c. Gồm b và c
 d. Lợi nhuận sau thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp
Câu 64C: Nghiệp vụ trên làm tổng tài sản trên bảng cân đối BCĐ KT
 a. Không thay đổi
 b. Tăng 60 triệu đồng
 c. Giảm 60 triệu đồng
 d. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 64D: Nghiệp vụ trên làm cho tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán
 a. Không thay đổi
 b. Tăng 60 triệu đồng
 c. Giảm 60 triệu đồng
 d. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 65: Sử dụng dữ liệu dưới đây để làm câu 65A, 65B, 65C, 65D Dữ liệu: Chi phí thuế cửa hàng trong 3 năm đã trả bằng tiền mặt 90

triệu đồng doanh nghiệp đã tính hết chi phí trong năm nay Câu 65A: Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến tài khoản nào?
 a. TK 142, TK 111, TK 641, TK 642
 b. TK 142, TK 641, TK 111, TK 421, TK 3334
 c. TK 142, TK 641, TK 421, TK 3334
 d. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 65B: Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến khoản mục nào trong bảng báo cáo
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
 a. Tiền mặt (111) , chí phí trả trước ngắn hạn (142) chi phí bán hang (641), lợi nhuận sau thuế
(421), thuế thu nhập doanh nghiệp (821)
 b. Chí phí trả trước ngắn hạn (142) chi phí bán hang (641), lợi nhuận sau thuế (421), thuế thu
nhập doanh nghiệp (821)
 c. Chi phí bán hàng (641), lợi nhuận sau thuế (421), thuế thu nhập doanh nghiệp (821)
 d. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 65C: Nghiệp vụ trên làm cho tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán:
 a. Không thay đổi
 b. Tăng 90 triệu đồng
 c. Giảm 90 triệu đồng
 d. Giảm 60 triệu đồng
Câu 65D: Nghiệp vụ trên làm cho tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán:
 a. Không thay đổi
 b. Tăng 90 triệu đồng
 c. Giảm 90 triệu đồng
 d. Tất cả đều sai

You might also like