You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.

HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH

CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG


CHỨNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ TƯ VẤN S&S

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Linh


MSSV: 085 404 2176
Ngành: Kế toán - Tài chính
GVHD: (Cô) Ngô Ngọc Linh

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với
việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý của các doanh
nghiệp. Tại Việt Nam, hoạt động kiểm toán đã không ngừng phát triển cả về quy mô,
chất lượng, cũng như các lĩnh vực được kiểm toán. Từ chỗ chỉ có hai doanh nghiệp
kiểm toán nhà nước là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư
vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) được thành lập năm 1991 đến nay đã có
hơn 170 công ty kiểm toán độc lập1. Chất lượng kiểm toán cũng luôn được nâng cao,
bắt kịp với thế giới, nếu trong năm 2001 chỉ có 3 trong tổng số 34 công ty kiểm toán
được công nhận là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, thì nay đã có 22 công
ty2 là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. Hơn thế nữa, phạm vi kiểm toán
cũng được mở rộng, từ việc lấy trọng tâm của kiểm toán là các báo cáo tài chính
(BCTC) chuyển dần sang lấy trọng tâm là kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính
hiệu lực, hiệu quả của hoạt động. Chức năng của kiểm toán cũng chuyển dần từ tập
trung kiểm tra xác nhận sang tập trung vào tư vấn, trình bày ý kiến trong tương lai.
Như vậy, sự ra đời của những công ty kiểm toán độc lập đã khẳng định được vị
thế của ngành kiểm toán ở nước ta. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường
việc kiểm toán trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với thông tin tài chính của
các doanh nghiệp bởi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được nhiều đối tượng
quan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế của mình.
Theo Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 về Kiểm toán độc lập và
Thông tư số 64/2004/TT-TC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài Chính quy định cụ thể các
đối tượng kiểm toán bắt buộc. Hơn nữa, sự ra đời và phát triển mạnh của các sàn
chứng khoán tại Việt Nam, nên cần phải có sự trung thực, hợp lý trong báo cáo tài
chính của các công ty lên sàn chứng khoán để những nhà đầu tư cũng như các bên liên
quan quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhắm được tình hình tài chính
của đơn vị được kiểm toán.
Quá trình kiểm toán chủ yếu là thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán, sự
chính xác của bằng chứng kiểm toán, vì sự chính xác của báo cáo kiểm toán trước hết
phụ thuộc vào những bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được và làm cơ sở đưa
ra ý kiến của mình. Tuy nhiên quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán là
một quá trình xuyên suốt chi phối đến chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.

1
http://www.vacpa.org.vn/index.phpo=modules&n=auditing&f=auditing&idtype=126&page=6
2
http://www.vacpa.org.vn/index.phpo=modules&n=auditing&f=auditing&idtype=129
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 1
Thực tiễn hoạt động kiểm toán cho thấy, việc thu thập bằng kiểm toán đầy đủ
và thích hợp, là cơ sở tin cậy để kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài
chính của đơn vị được kiểm toán.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, người viết chọn đề tài “Các phương pháp thu
thập các bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn S&S”. Dựa trên những kiến thức đã học tại trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí
Minh cũng như qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S
và tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan, người viết phân tích về những điểm
mạnh và vấn đề còn hạn chế trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Trình bày các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán theo chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam.
Š Mô tả kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty Tư Vấn và Kiểm
Toán S&S.
Š Minh hoạ bằng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán mà Công ty Tư
Vấn và Kiểm Toán S&S thực hiện tại khách hàng.
Š Nêu nhận xét về phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty S&S
và đưa ra kiến nghị.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Š Thu thập tài liệu liên quan tại Công ty S&S, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về
bằng chứng kiểm toán.
Š Trực tiếp tham gia vào một số khâu trong quy trình kiểm toán tại Công ty.
Š Xem xét hồ sơ kiểm toán của các năm trước
Š Quan sát công việc và phỏng vấn các anh chị kiểm toán viên và trợ lý kiểm
toán.
1.4 Phạm vi của đề tài
Do sự hạn chế về thời gian thực tập, cơ hội tiếp xúc với khách hàng cũng như
thời gian quan sát có hạn, người viết chỉ trình bày trong đề tài “Các phương pháp thu
thập các bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn S&S” một số khoản mục trên báo cáo tài chính mà người viết có điều kiện tiếp
xúc và tìm hiểu nhiều hơn các khoản mục khác trong quá trình thực tập bao gồm các
khoản mục: tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, khoản phải trả, chi phí.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 2
1.5 Kết cấu của khoá luận
Š Chương 1: Giới thiệu
Š Chương 2: Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán theo Chuẩn mực Kiểm
toán Việt Nam
Š Chương 3: Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty Kiểm toán
và Tư vấn S&S
Š Chương 4: Nhận xét và giải pháp
Š Phần kết luận
Š Danh mục tài liệu tham khảo
Š Phụ lục

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG
CHỨNG KIỂM TOÁN THEO CHUẨN MỰC
KIỂM TOÁN VIỆT NAM

2.1 VÀI NÉT VỀ KIỂM TOÁN


Kiểm toán ra đời vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên gắn liền với nền văn
minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Kiểm toán đã được hình thành và phát triển ở nhiều
quốc gia phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, kiểm toán đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế. Vào những thập niên 90 của thế kỷ 20, hoạt động kiểm toán ở Việt
Nam chủ yếu là do Nhà nước tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Từ Đại
hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, quyết định thay đổi Việt Nam trên mọi mặt, đặc biệt là
sự chuyển sang nền kinh tế thị trường, thêm vào đó là sự ra đời của Luật đầu tư nước
ngoài, sự xuất hiện của những nhà đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhu cầu có kiểm toán
độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính. Năm 2005, Hội kiểm toán viên hành nghề
Việt Nam (VACPA) được thành lập với tư cách là một tổ chức nghề nghiệp của kiểm
toán viên hành nghề. Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có thể được rất nhiều
người sử dụng, và dĩ nhiên người sử dụng cần có được những thông tin đáng tin cậy
nhằm giúp họ đánh giá về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra
các quyết định kinh tế. Do nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển đã tạo nên hệ quả
là khả năng nhận được các thông tin tài chính không đáng tin cậy. Do đó, kiểm toán
viên là người trung gian, kiểm tra các thông tin tài chính của doanh nghiệp cho nội bộ
lẫn bên ngoài doanh nghiệp.

2.2 ĐỊNH NGHĨA KIỂM TOÁN


Theo An Integrated Approach ( A. A. Arens & J.K Locbbecke ,Prentice Hall,
1997), “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin
được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó
với chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các
kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”.
Có hai cách phân loại chủ yếu đối với hoạt động kiểm toán là phân loại theo
mục đích và theo chủ thể kiểm toán. Theo mục đích kiểm toán, kiểm toán được chia
làm ba loại là kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính.
Còn dựa vào chủ thể kiểm toán gồm có kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm
toán độc lập.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 4
2.3 PHÂN LOẠI BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
¾ Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán
Dựa vào nguồn gốc bằng chứng kiểm toán, chúng ta có thể phân loại các bằng
chứng kiềm toán:
™ Bằng chứng do đơn vị bên ngoài trực tiếp cung cấp cho kiểm toán viên
Bằng chứng do đơn vị bên ngoài trực tiếp cung cấp cho kiểm toán viên như thư
xác nhận số dư tài khoàn ngân hàng vào ngày kết thúc năm tài khoá, văn bản xác nhận
công nợ của nhà cung cấp. Các bằng chứng được lập do các đối tượng bên ngoài lập
có liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp như hoá đơn bán hàng cho doanh
nghiệp hay sổ phụ ngân hàng.
™ Bằng chứng do bên ngoài lập nhưng được lưu trữ tại đơn vị
Bằng chứng do bên ngoài lập nhưng được lưu trữ tại đơn vị: như hoá đơn mua
hàng, sổ phụ ngân hàng, biên bản bàn giao tài sản cố định. Loại bằng chứng này có
khả năng thuyết phục cao vì nó được tạo từ bên ngoài, tuy nhiên loại bằng chứng này
vẫn có khả năng bị tẩy xoá, thêm bớt ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của bằng chứng
kiểm toán.
™ Bằng chứng do đơn vị phát hành, luân chuyển ra ngoài đơn vị, kiểm
toán viên thu thập được từ bên ngoài đơn vị
Bằng chứng do đơn vị phát hành sau đó luân chuyển ra bên ngoài đơn vị. Khi
thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có thể thu thập các bằng chứng này từ đơn vị bên
ngoài doanh nghiệp được kiểm toán cung cấp. Loại bằng chứng này có mức độ tin cậy
cao vì do đơn vị thứ ba độc lập với đơn vị được kiểm toán cung cấp.Ví dụ: trong cuộc
kiểm toán, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị gửi thư xác nhận các công nợ phải thu theo
mẫu thư xác nhận mà kiểm toán viên cung cấp. Có một số trường hợp, khi phúc đáp,
đơn vị được gửi thư xác nhận sẽ gửi thư xác nhận kèm bản photo của hoá đơn hàng
chưa thanh toán tiền. Hoá đơn trên chính là loại bằng chứng do đơn vị được kiểm toán
phát hành, luân chuyển ra bên ngoài đơn vị và sau đó được đơn vị thứ ba cung cấp cho
kiểm toán viên.
™ Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển nội bộ
Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển nội bộ như phiếu chi, phiếu
xuất vật tư, giấy đề nghị xuất kho, phiếu nhập kho thành phẩm hay hoá đơn bán hàng.
Bằng chứng này chiếm một số lượng khá nhiều, vì nó được lập và lưu trữ tại doanh
nghiệp nên thuận lợi cho kiểm toán viên trong việc thu thập. Nhưng do có nguồn gốc
từ nội bộ doanh nghiệp nên độ tin cậy của chúng phụ thuộc vào sự hiện hữu và tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 5
Tuỳ thuộc vào nguồn gốc, bằng chứng kiểm toán có mức độ tin cậy khác nhau.
Bằng chứng do đơn vị bên ngoài trực tiếp cung cấp cho kiểm toán viên có mức độ tin
cậy cao nhất so với các loại bằng chứng khác. Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài
đơn vị thông tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong. Bằng chứng có nguồn
gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm
soát nội bộ hoạt động có hiệu quả. Bằng chứng do kiểm toán viên tự thu thập có độ tin
cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp.
¾ Phân loại theo hình thức của bằng chứng kiểm toán
Ngoài ra, ta có thể phân loại bằng chứng kiểm toán theo hình thức của chúng.
Mỗi bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy khác nhau tuỳ thuộc vào dạng của bằng
chứng.
™ Bằng chứng vật chất và hiểu biết trực tiếp của kiểm toán viên về đối
tượng kiểm toán.
Các bằng chứng vật chất và hiểu biết trực tiếp của kiểm toán viên về đối tượng
kiểm toán là dạng bằng chứng có mức độ tin cậy cao nhất vì nó được kiểm toán viên
thu thập trong quá trình thanh tra, kiểm kê để xác minh tính hiện hữu của chúng. Ví dụ
như kiểm kê các tài sản hữu hình, tiền mặt tồn tại quỹ, hàng tồn kho hay nguyên vật
liệu tồn kho. Khi kiểm kê, kiểm toán viên sẽ lập biên bản kiểm kê tiền mặt tồn tại quỹ,
hàng tồn kho vào ngày kết thúc năm tài khoá và biên bản kiểm kê tài sản cố định.
™ Bằng chứng tài liệu
Bằng chứng tài liệu là bằng chứng do các đơn vị bên trong và bên ngoài cung
cấp tài liệu, thông tin cho kiểm toán viên. Chẳng hạn như các số sách kế toán, báo cáo
tài chính, bản giải trình của nhà quản lý, biên bản quyết toán thuế, giấy xác nhận công
nợ, giấy xác nhận số dư tài khoản cuối kỳ của ngân hàng hay tờ khai hải quan. Tuy
nhiên, bằng chứng tài liệu phụ thuộc vào sự hiện hữu và tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán nên chúng có độ tin cậy không cao bằng
bằng chứng vật chất.
™ Bằng chứng lời nói là bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được
thông qua phỏng vấn.
Bằng chứng lời nói là bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được thông qua
phỏng vấn. Chúng đòi hỏi người phỏng vấn phải am hiếu khá cao về vấn đề cần phỏng
vấn và sự trung thực của người được phỏng vấn. Do đó đây là dạng bằng chứng kiểm
toán có mức độ tin cậy thấp nhất.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 6
2.4 YÊU CẦU CỦA BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
Đoạn 8 VSA 500 có nêu rõ những yêu cầu nhất định về mặt chất lượng và số
lượng mà một bằng chứng kiểm toán phải đạt được. Sự đầy đủ và tính thích hợp luôn
đi liển với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập từ các thử
nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản. Một bằng chứng được xem là bằng chứng
kiểm toán phải thoả mãn về mặt số lượng và chất lượng.
™ Tính thích hợp
Tính thích hợp của một bằng chứng kiểm toán là yêu cầu về mức độ tin cậy và
sự phù hợp với cơ sở dẫn liệu.
a/ Phù hợp với cơ sở dẫn liệu
Theo đoạn 14 VSA 500, cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính phải có các
tiêu chuẩn sau:
− Hiện hữu: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính thực
tế phải tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo.
− Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài
chính đơn vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểm
lập báo cáo.
− Phát sinh: Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có
liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét.
− Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có
liên quan đến báo cáo tài chính phải được ghi chép hết các sự kiện liên quan.
− Đánh giá: Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp
trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận);
− Chính xác: Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị
của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và
đúng về toán học.
− Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố
phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).
Bằng chứng kiểm toán phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán. Ví dụ: mục tiêu
kiểm toán là sự hiện hữu của hàng tồn kho, kiểm toán viên phải chọn mẫu là số dư
hàng tồn kho trên sổ sách kế toán và thu thập bằng chứng về sự tồn tại của chúng thực
tế tại kho. Nhưng nếu mục tiêu kiểm toán là tính đầy đủ, kiểm toán viên lựa chọn một
số hàng tồn kho trong kho và thu thập bằng chứng chứng minh các mặt hàng này đã
được ghi chép đầy đủ trong sổ sách.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 7
Như vậy, bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu
khác nhau. Để phù hợp với từng cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên cần lựa chọn phương
pháp thu thập bằng chứng kiểm toán cho phù hợp. Ví dụ: Dùng phương pháp quan sát
để kiểm tra quyền sở hữu đối với tài sản cố định hữu hình là không phù hợp với cơ sở
dẫn liệu quyền và nghĩa vụ. Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu không thể
bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác.
b/ Độ tin cậy
Mức độ tin cậy của bằng chứng phụ thuộc vào hình thức và nguồn gốc của bằng
chứng kiểm toán.
• Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán nào càng độc lập với đơn vị được kiểm toán thì càng có
độ tin cậy hay bằng chứng có nguồn gốc bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng
chứng có nguồn gốc bên trong đơn vị được kiểm toán. Theo đó, người viết có thể liệt
kê các loại bằng chứng có mức độ tin cậy giảm dần như sau:
Các bằng chứng do bên ngoài đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên. Ví dụ: giấy
xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng.
Các bằng chứng do bên ngoài lập nhưng được lưu giữ tại đơn vị được kiểm
toán. Ví dụ: sổ phụ ngân hàng.
Các bằng chứng do đơn vị phát hành, luân chuyển ra ngoài đơn vị, kiểm toán
viên thu thập được do đơn vị thứ ba cung cấp. Ví dụ: khi phúc đáp thư xác nhận khoản
phải thu, đơn vị được gửi thư xác nhận sẽ gửi thư đã xác nhận kèm bản photo của hoá
đơn hàng chưa thanh toán tiền. Hoá đơn trên chính là loại bằng chứng do đơn vị được
kiểm toán phát hành, luân chuyển ra bên ngoài đơn vị và sau đó được đơn vị thứ ba
cung cấp cho kiểm toán viên.
Các bằng chứng do đơn vị lập và được luân chuyển trong nội bộ đơn vị. Ví dụ:
phiếu xuất kho.
• Hình thức của bằng chứng kiểm toán
Bằng chứng vật chất đạt được do kiểm kê và các hiểu biết của kiểm toán viên
về lĩnh vực kiểm toán được coi là hai dạng bằng chứng có độ tin cậy cao nhất.
Bằng chứng ở dạng tài liệu (chứng từ, sổ sách) có độ tin cậy thấp hơn bằng
chứng ở dạng vật chất.
Bằng chứng thu thập được qua phỏng vấn có độ tin cậy thấp hơn bằng chứng tài
liệu.
Bằng chứng gốc có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứng photo hoặc fax.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 8
• Hệ thống kiểm soát nội bộ
Đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiện và hiệu quả thì bằng chứng thu
thập được từ nội bộ đơn vị đó sẽ đáng tin cậy hơn đơn vị không có hoặc có hệ thống
kiểm soát nội bộ kém.
• Sự kết hợp giữa các loại bằng chứng
Một nhóm bằng chứng có từ những nguồn khác nhau, ở các dạng khác nhau
nhưng cùng chứng minh cho một vấn đề sẽ tạo ra độ tin cậy cao hơn so với việc xem
xét riêng lẽ từng bằng chứng. Ngược lại, nếu hai bằng chứng có kết quả mâu thuẫn
nhau, kiểm toán viên phải xem xét một cách thận trọng và giải thích được sự khác biệt
đó bằng cách xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu
thuẫn trên. Tức là bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hơn khi có được
thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận.
• Hiểu biết của kiểm toán viên về lĩnh vực của đơn vị được kiểm toán
Một bằng chứng kiểm toán có mức độ tin cậy cao hơn nếu kiểm toán viên có sự
hiểu biết nhất định về lĩnh vực của đơn vị được kiểm toán và ngược lại.
Hai khía cạnh của sự thích hợp phải được xem xét đồng thời vì bằng chứng kiểm toán
có thể có độ tin cậy cao nhưng phù hợp với cơ sở dẫn liệu và ngược lại.
™ Tính đầy đủ
Ngoài tính thích hợp, một bằng chứng kiểm toán phải đạt được tính đầy đủ về
mặt số lượng để làm cơ sở đưa ra ý kiến của kiểm toán viên. Hiện nay, các chuẩn mực
cũng như các quyết định, thông tư chưa quy định cụ thể bằng chứng kiểm toán đạt số
lượng bao nhiêu mới đạt được tính đầy đủ. Tuỳ thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của
kiểm toán viên. Số lượng bằng chứng kiểm toán tuỳ thuộc vào những yếu tố sau:
− Cỡ mẫu: Kiểm toán viên phải đảm bảo rủi ro kiểm toán do áp dụng phương
pháp lấy mẫu giảm xuống mức có thể chấp nhận đợc khi xác định cỡ mẫu. Cỡ
mẫu chịu ảnh hưởng bởi mức rủi ro kiểm toán. Rủi ro có thể chấp nhận được
càng thấp, thì cỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn và ngược lại.
− Thời gian: tuỳ thuộc vào thời gian thực hiện cuộc kiểm toán mà kiểm toán
viên có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán nhiều hay ít.
− Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán: khoản mục nào có tính trọng
yếu càng cao thì cần phải quan tâm nhiều hơn do đó phải thu thập nhiều bằng
chứng hơn. Ví dụ: đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho là khoản mục
trọng yếu nên kiểm toán viên cần thu thập nhiều bằng chứng.
− Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán: số lượng bằng chứng kiểm toán
cần thu thập sẽ tăng lên trong trường hợp có nhiều khả năng xảy ra sai phạm.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 9
2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM
TOÁN
2.5.1 Tính toán
Đây là phương pháp được kiểm toán viên áp dụng khá rộng rãi, phổ biến trong
quá trình thực hiện cuộc kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng về tính chính xác về mặt
số học của số liệu trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên
quan khi thực hiện kiểm tra chi tiết số dư các khoản mục. Ví dụ: kiểm tra lại cách tính
toán trên hoá đơn, số tổng cộng trên sổ cái, cách tính khấu hao tài sản cố định hay
phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn. Đối với kiểm tra tính chính xác của việc
ghi sổ, kiểm toán viên đối chiếu các chứng từ có liên quan để xem cùng một thông tin
trên các chứng từ khác nhau. Các số liệu sau khi tính toán lại sẽ được đối chiếu với các
số liệu trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp mà đơn vị cung cấp. Nếu có sự chênh lệch, kiểm
toán viên cần phỏng vấn kiểm toán trưởng, kế toán phụ trách từng phần hành để xác
định rõ nguyên nhân của sự chênh lệch này. Các bảng số liệu được coi là bằng chứng
về sự chính xác của số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán
Ưu điểm:
Phương pháp cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao xét về mặt số học.
Nhược điểm:
Thực hiện nhiều phép tính phức tạp, tốn kém thời gian nếu đơn vị được kiểm
toán có quy mô lớn, loại hình kinh doanh đa dạng, luồng tiền luân chuyển lớn… Do đó
cần có thiết bị máy móc hỗ trợ kiểm toán viên trong việc tính toán.

2.5.2 Xác nhận


Xác nhận là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán thông qua
việc liên hệ trực tiếp với bên thứ ba để nhận được phúc đáp của họ về các thông tin cụ
thể ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu được Ban giám đốc lập và trình bày trong báo cáo tài
chính của đơn vị được kiểm toán. Ví dụ: Gửi thư đến nhà cung cấp để xin xác nhận về
số dư phải trả nhà cung cấp được ghi nhận trong báo cáo tài chính của đơn vị được
kiểm toán là trung thực, hợp lý. Đơn vị được kiểm toán dùng mẫu thư xác nhận do
công ty kiểm toán cung cấp gửi đến ngân hàng xin xác nhận số dư cuối của các tài
khoản tiền gửi, các khoản vay. Sau đó ngân hàng gửi trực tiếp thư xác nhận đến công
ty kiểm toán cho kiểm toán viên.
Độ tin cậy của bằng chứng xác phụ thuộc vào các thủ tục và các thể thức kiểm
toán viên áp dụng khi yêu cầu thư xác nhận từ bên ngoài.
Về mặt cơ sở lý luận, thư xác nhận được phân thành hai loại là thư xác nhận
dạng đóng và thư xác nhận dạng mở.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 10
™ Thư xác nhận dạng mở
Thư xác nhận dạng mở đề nghị người được yêu cầu trả lời, ký nhận trong mọi
trường hợp hoặc phúc đáp lại cho kiểm toán viên là đồng ý hoặc không đồng ý với
những thông tin cần xác nhận bằng cách yêu cầu xác nhận bằng cách yêu cầu điền vào
thông tin.
Nhược điểm:
Có thể có rủi ro do người được đề nghị xác nhận không kiểm tra thông tin là
chính xác mà đã xác nhận thì kiểm toán viên khó có thể phát hiện được điều đó. Tuy
nhiên kiểm toán viên có thể giảm rủi ro này xuống bằng cách sử dụng thư xác nhận mở
nhưng yêu cầu điền thông tin đúng vào chỗ cần phúc đáp hoặc cung cấp những thông
tin khác chứ không ghi rõ số liệu hoặc các thông tin khác cần xác nhận. Ngoài ra, sử
dụng thư xác nhận mở có thể ít nhận được thông tin phản hồi.
™ Thư xác nhận dạng đóng
Thư xác nhận dạng đóng chỉ đòi hỏi sự phản hồi khi không đồng ý với thông tin
yêu cầu xác nhận. Khi đồng ý với thông tin xác nhận thì không cần nhất thiết phải
phản hồi. Theo đoạn 25, VSA 505, thư xác nhận đóng có thể được sử dụng để giảm rủi
ro kiểm toán xuống mức chấp nhận được khi:
− Mức đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp
− Có số lượng lớn các số dư nhỏ
− Một số lượng đáng kể sai sót không được dự kiến
− Kiểm toán viên không có lý do gì để cho rằng người phản hồi sẽ không quan
tâm đến các yêu cầu này.
Ưu điểm:
Độ tin cậy cao do bên thứ ba trực tiếp xác nhận với kiểm toán viên thông qua
thư xác nhận.
Nhược điểm:
Tốn kém chi phí nhưng kết quả mang lại không cao khi thư xác nhận bị thất lạc,
bên thứ ba không chịu hợp tác hay thư xác nhận gửi về trễ sau ngày phát hành báo cáo
kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng lưu ý đến khả năng các thư xác nhận của
bên thứ ba đã có sự dàn xếp trước.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 11
2.5.3 Phân tích
Là sự xem xét các số liệu, thông tin của đơn vị thông qua việc so sánh và
nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau, giữa các thông tin tài
chính và thông tin phi tài chính. Kỹ thuật phân tích được sử dụng trong tất cả các giai
đoạn kiểm toán: giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Và
kỹ thuật này cũng được áp dụng trong tất cả các chu trình kiểm toán.
Khi phân tích, kiểm toán viên có thể so sánh các thông tin sau:
™ So sánh giữa các thông tin tài chính trong kỳ này với thông tin tương ứng
của kỳ trước
Kiểm toán viên có thể so sánh giữa các thông tin tài chính trong kỳ này với
thông tin tương ứng của kỳ trước. Ví dụ: Quỹ lương giữa các tháng trong năm, giữa
quý này trong năm so với cùng kỳ năm ngoái có sự biến động lớn có thể xuất phát từ
sự thay đổi chính sách lương của công ty. Một sự gia tăng bất thường của khoản phải
thu khách hàng cuối kỳ có thể xuất phát từ thay đổi chính sách bán chịu, tình trạng nợ
khó đòi, gia tăng hoặc đang có lệch trọng yếu trong số dư cuối kỳ.
™ So sánh tỷ số giữa các kỳ
Kiểm toán viên cũng có thể so sánh tỷ số giữa các kỳ để phát hiện các sai lệch
nếu có. Ví dụ: vòng quay hàng tồn kho giảm đột ngột có thể phản ánh những sai lệch
số dư hàng tồn kho, hàng hoá bị ứ đọng hay mất phẩm chất. Nghiên cứu mối quan hệ
giữa các thông tin tài chính trong kỳ. Đối với phương pháp này, kiểm toán viên có thê
dựa trên mối quan hệ bản chất giữa các số dư, các khoản mục trên báo cáo tài chính để
đánh giá mức độ hợp lý giữa các số liệu. Thông qua đó kiểm toán viên có thể ước tính
các số dư hay số phát sinh của tài khoản qua mối quan hệ giữa chúng với các tài khoản
khác. Ví dụ: có thể ước tính lãi tiền gửi ngân hàng bằng cách lấy lãi suất tiền gửi bình
quân tháng nhân với số dư tiền gửi cuối kỳ.
Ngoài ra, dựa vào xét đoán nghể nghiệp của mình kiểm toán viên có thể chọn
các khoản mục có khả năng sai lệch, chọn ra các đối tượng chi tiết hay các nghiệp vụ
bất thường để kiểm tra. Để phát hiện chúng kiểm toán viên cần đọc lướt qua sổ sách,
tài khoản hay vẽ chữ T để xác định các đối ứng bất thường.
™ So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch
Kiểm toán viên so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch. Ví dụ: so sánh số
lượng hàng thành phẩm được sản xuất thực tế với số lượng thành phẩm dự kiến, từ đó
điều tra các sai biệt lớn nếu có giữa số liệu thực tế và số kế hoạch có thể cho thấy sự
sai lệch trong báo cáo tài chính hay những biến động lớn trong tình hình sản xuất kinh
doanh của đơn vị.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 12
™ So sánh chỉ tiêu của đơn vị và chi tiêu trung bình ngành.
Về nguyên tắc một số chỉ tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu trung bình ngành có
mối quan hệ tương đồng trong một phạm vi nhất định, chẳng hạn như tỷ lệ lãi gộp trên
doanh thu, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính trong giá thành sản phẩm. Việc tìm
hiểu các khác biệt lớn giữa chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu trung bình ngành có thể
cho biết các sai lệch và giúp kiểm toán viên hiểu sâu sắc hơn về tình hình của đơn vị
được kiểm toán. Khi áp dụng phương pháp này, kiểm toán viên cẩn lưu ý về sự khác
biệt về quy mô hoạt động cũng như chính sách kế toán của mỗi doanh nghiệp.
™ Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và các thông tin phi
tài chính
Các thông tin tài chính là các dữ liệu kinh tế, kỹ thuật cho các hệ thống hạch
toán nghiệp vụ, thống kê … cung cấp. Các thông tin tài chính và phi tài chính luôn có
mối quan hệ nhất định nhờ đó kiểm toán viên có thể phát hiện những sai sót.
Ví dụ: đối chiếu mức trích bảo hiểm y tế, bào hiểm xã hội và các khoản trích
theo lương với số lượng người lao động để xem mức trích theo lương có đúng với quy
định của Luật lao động không.
Ưu điểm:
Phương pháp phân tích đương đối đơn giản, có hiệu quả, ít tốn thời gian và chi
phí vẫn có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán về sự đồng bộ, chính xác và có giá trị
về mặt kế toán, giúp kiểm toán viên đánh gía được tổng thể tình hình của đơn vị được
kiểm toán. Phương pháp này có thể thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quy trình
kiểm toán.
Nhược điểm:
Việc phân tích sẽ không có ý nghĩa nếu các chỉ tiêu được phân tích không có
mối quan hệ với nhau. Đối với những khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu, kiểm toán
viên không thể sử dụng các phương pháp phân tích đơn thuần mà cần phải kết hợp với
các phương pháp khác để tìm bằng chứng thích hợp. Ngoài ra, phương pháp phân tích
mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với thông tin phi tài chính thật sự có ý nghĩa
khi hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị hiện hữu và hoạt động hữu hiệu. Khi sử dụng
phương pháp phân tích, đòi hỏi kiểm toán viên phải có kiến thức và sự hiểu biết nhất
định về chuyên ngành của đơn vị được kiểm toán.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 13
2.5.4 Kiểm tra
Kiểm tra là sự xem xét các tài liệu ghi chép và những tài sản hữu hình bằng
cách rà soát, đối chiếu giữa chúng với nhau, giữa sổ sách và thực tế, giữa quy định và
thực hiện. Kỹ thuật kiểm tra được chia làm hai loại:
− Kiểm tra vật chất
− Kiểm tra tài liệu
¾ Kiểm tra vật chất
Kiểm tra vật chất bao gồm việc kiểm kê hoặc tham gia kiểm kê tài sản thực tế
về hàng hoá, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị, nhà xưởng, tiền mặt tồn tại quỹ. Đối với
những tài sản dễ xảy ra mất mát thì việc kiểm kê vật chất phải được phải được thực
hiện và kiểm tra toàn diện. Còn đối với các tài sản khác tuỳ thuộc vào tầm quan trọng,
mức độ trọng yếu mà tiến hành kiểm tra cho phù hợp.
Ưu điểm:
Phương pháp này cung cấp bằng chứng vật chất là loại bằng chứng có mức độ
tin cậy khá cao vì kiểm kê là quá trình xác minh tính hiện hữu của tài sản. Hơn nữa,
cách thực hiện phương pháp này đơn giản.
Nhược điểm:
Đối với những tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng, máy móc hay phương
tiện vận tải… việc kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản đó, chứ không biết
được quyền sở hữu của đơn vị đối với chúng, vì có thể chúng hiện hữu ở doanh nghiệp
nhưng đó có thể là tài sản đi thuê hoặc tài sản đã bị doanh nghiệp thế chấp.
Đối với hàng tồn kho, việc kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của các loại hàng
hoá về số lượng, kiểm toán viên khó có thể đánh giá được chất lượng của hàng trong
kho. Các vần đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số dư hàng tồn kho trên báo cáo tài
chính.
Do những hạn chế trên mà phương pháp kiểm tra vật chất cần tiến hành với các
phương pháp khác để chứng minh quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó.
¾ Kiểm tra tài liệu
Việc kiểm tra tài liệu bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, sổ sách,
chứng từ có liên quan. Kiểm tra tài liệu thường được tiến hành theo hai cách:
− Kiểm tra chứng từ gốc cho đến sổ kế toán
− Kiểm tra từ sổ kế toán ngược về chứng từ gốc
Hai hướng kiểm tra trên sẽ cung cấp sẽ cung cấp hai loại bằng chứng để thoả
mãn các mục tiêu khác nhau. Việc kiểm tra từ chứng từ gốc sẽ cho thấy các nghiệp vụ
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 14
phát sinh đều được ghi nhận vào sổ sách. Ngược lại, việc kiểm tra các nghiệp vụ khởi
đầu từ sổ sách quay về chứng từ gốc cho biết các nghiệp vụ ghi sổ đều thực sự xảy ra.
Như vậy, tuỳ theo từng mục tiêu kiểm toán, kiểm toán viên sẽ chọn một trong hai
hướng kiểm tra tài liệu hoặc kết hợp cả hai hướng trên.

2.5.5 Quan sát


Quan sát là việc tận mắt xem xét các công việc, những tiến trình thực hiện các
công việc do người khác làm. Qua đó, kiểm toán viên đánh giá và phát hiện các vấn đề
nghi vấn từ đó đưa ra nhận thức chung về các hoạt động của đơn vị. Ví dụ: Quan sát
việc thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ.
Ưu điểm:
Bằng chứng mang tính khách quan, đáng tin cậy vì do chính kiểm toán viên thu
thập qua quá trình quan sát.
Nhược điểm:
Bằng chứng chỉ mang tính thời điểm, nhất thời, không khẳng định được sự việc
luôn xảy ra như khi kiểm toán viên quan sát.

2.5.6 Điều tra


Theo đoạn 23 VSA 500, phỏng vấn là việc tìm kiếm thông tin từ những người
có hiểu biết ở bên trong hoặc ngoài đơn vị. Phỏng vấn được thực hiện bằng việc gửi
chính thức văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi, sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những
thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cố cho các bằng chứng đã có.
Ví dụ: yêu cầu người quản lý giải thích những quy định về kiểm soát nội bộ. Kỹ thuật
phỏng vấn được áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn thực hiện kiểm
toán. Nhưng chủ yếu phương pháp phỏng vấn được kiểm toán viên thực hiện trong giai
đoạn đầu lập kế hoạch.
Ưu điểm:
Kỹ thuật phỏng vấn thực hiện đơn giản và dễ dàng sử dụng, chi phí thấp, giúp
kiểm toán viên thu thập các bằng chứng mới hoặc thu thập các thông tin phản hồi để
củng cố ý kiến của mình.
Nhược điểm:
Bằng chứng có độ tin cậy không cao do chủ yếu những đối tượng được phỏng
vấn đều là người trong nội bộ đơn vị nên thiếu tính khách quan. Chất lượng của bằng
chứng phụ thuộc vào sự trung thực, trình độ, sự hiểu biết, tính độc lập, khách quan của
người được phỏng vấn.
Bảng tổng hợp các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 15
Phương Cơ sở dẫn liệu
pháp thu Ghi
Mức độ Sự Sự Tính Quyền Trình
thập bằng chép Đánh giá
tin cậy phát hiện đầy sở hữu bày và
chứng kiểm chính hợp lý
toán sinh hữu đủ rõ ràng công bố
xác
Tính toán lại Cao
9 9 9
Xác nhận Cao
9 9
Phân tích Trung
9 9 9 9 9
bình
Kiểm tra Trung
9 9 9 9 9 9
bình
Quan sát Thấp
9 9
Điều tra Thấp
9 9

2.6 BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN ĐẶC BIỆT


2.6.1 Tư liệu của chuyên gia
Tuy nhiên, do kiểm toán viên không thể am tường tất cả mọi lĩnh vực của xã
hội, vì vậy chuẩn mực kiểm toán cho phép họ được sử dụng ý kiến của chuyên gia có
năng lực, kiến thức và kinh nghiệm cụ thể trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó,
ngoại trừ lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Ví dụ: khi kiểm toán viên kiểm toán các công ty
chuyên về xây dựng, thật khó cho họ có thề xác định được giá trị của các công trình
đang xây dựng dang dở. Thay vì đưa ra ý kiến loại trừ, kiểm toán viên có thể nhở các
chuyên giá trong lĩnh vực xây dựng đánh giá giá trị của các công trình đang xây dựng
dang dở cuối kỳ.

2.6.2 Thư giải trình của giám đốc


Trong tất cả các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng về
việc giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập
và trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành và đã phê duyệt báo cáo tài chính. Tuy có giá trị thấp, nhưng thư giải
trình của ban giám đốc vẫn là một thủ tục quan trọng và bắt buộc. Do đó khi đơn vị từ
chối cung cấp, kiểm toán viên có thể đánh giá là phạm vi kiểm toán bị giới hạn và đưa
ra ý kiến từ chối hoặc chấp nhận từng phần.
Mẫu thư giải trình của ban giám đốc (phụ lục 01).

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 16
2.6.3 Tư liệu của kiểm toán nội bộ
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 610 về “Sử dụng tư liệu của kiểm toán
viên nội bộ”: “Kiểm toán nội bộ là một bộ phận trong kiểm soát nội bộ của một đơn vị
có chức năng kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, sự tuân thủ pháp luật và các
quy định của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đó”. Bằng
chứng này được sử dụng nhằm mục đích giúp cho kiểm toán viên xác định được kế
hoạch, nội dung và phạm vi kiểm toán.
Kết quả kiểm toán nội bộ có thể vẫn hữu ích cho kiểm toán viên độc lập khi
kiểm toán báo cáo tài chính. Do đó, kiểm toán viên độc lập cần quan tâm đến kết quả
kiểm toán viên nội bộ khi chúng có liên quan đến công việc của mình. Sau khi nghiên
cứu và thu thập những bằng chứng cần thiết, nếu tin cậy thì kiểm toán viên độc lập có
thể sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ để giảm bớt phạm vi và các thủ tục kiểm
toán cần thiết. Nếu không tin cậy, kiểm toán viên độc lập sẽ thiết kế chương trình kiểm
toán riêng, không sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ.

2.6.4 Tư liệu của các kiểm toán viên khác


Theo chuẩn mực Kiểm toán số 600 về “Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên
khác”: “ Kiểm toán viên khác là kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài
chính và ký báo cáo kiểm toán của đơn vị cấp dưới hoặc được kinh tế được gộp trong
báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên. Kiểm toán viên khác là kiểm toán viên thuộc
công ty kiểm toán khác hoặc là kiểm toán viên thuộc chi nhánh hoặc văn phòng của
công ty kiểm toán.
Cũng theo Chuẩn mực Kiểm toán số 600 quy định: “Kiểm toán viên khác phải
phối hợp với kiểm toán viên chính trong trường hợp kiểm toán viên chính sử dụng tư
liệu kiểm toán của mình”. Nghĩa là công việc của kiểm toán viên chính đôi khi cần sự
hỗ trợ từ các kiểm toán viên khác.
Vấn đề này phát sinh khi kiểm toán báo cáo tài chính của một đơn vị có nhiều
bộ phận (chi nhánh, công ty con, công ty liên doanh hay công ty thành viên của tập
đoàn …) đã được kiểm toán bởi các kiểm toán viên khác. Trong trường hợp này, kiểm
toán viên kiểm toán cho đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình đối với
báo cáo tài chính của toàn đơn vị. Tuỳ theo mức độ đánh giá về trình độ, về mức độ
phối hợp trong công việc và kết quả kiểm toán của kiểm toán viên khác mà kiểm toán
viên chính sẽ sử dụng tư liệu của họ cho phù hợp. Con nếu kiểm toán viên chính kết
luận rằng tư liệu của kiểm toán viên khác là không thể sử dụng và kiểm toán viên
chính không thể tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung tại những bộ phận đã được
kiểm toán bởi kiểm toán viên khác, kiểm toán viên chính sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận
từng phần, hoặc ý kiến từ chối.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 17
2.6.5 Bằng chứng về các bên liên quan
Bên liên quan và những mối quan hệ với các bên liên quan có ảnh hưởng lớn
đến nhận định của người sử dụng báo cáo tài chính. Thông tin về các bên liên quan
này cần phải được kiểm tra và công bố những vấn đề cần thiết để giúp người sử dụng
hiểu được về bản chất của các mối liên hệ, các nghiệp vụ phát sinh giữa các bên liên
quan. Ví dụ: những nghiệp vụ mua bán lớn giữa công ty mẹ và công ty con, trao đổi
máy móc thiết bị giữa hai công ty con của cùng một công ty mẹ.
Khi phát hiện nghiệp vụ phát sinh giữa các bên có liên quan, kiểm toán viên cần
xem xét các nghiệp vụ này có được ghi chép và công bố đúng đắn, đầy đủ trên báo cáo
tài chính hay không? Trước khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên cần thu thập giải
trình của ban giám đốc đơn vị được kiểm toán xác nhận đã cung cấp đầy đủ thông tin
về các bên liên quan, cũng như cam kết đã công bố đầy đủ những những thông tin này
trong báo cáo tài chính.
Nếu kiểm toán viên nhận thấy nghiệp vụ phát sinh giữa các bên có liên quan
không được thể hiện đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán viên sẽ phát
hành báo cáo kiểm toán thích hợp tuỳ theo từng mức độ.

2.6.6 Bằng chứng trong kiểm toán năm đầu tiên


Nếu báo cáo tài chính năm trước được một kiểm toán bởi một công ty kiểm
toán khác, kiểm toán viên thu thập bằng chứng về số dư đầu năm bằng cách soát xét hồ
sơ kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm. Nếu báo cáo tài chính năm trước không
được kiểm toán bởi công ty kiểm toán khác, kiểm toán viên sẽ tiến hành các thủ tục
kiểm toán thích hợp.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY
KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN S&S
3.1 Giới thiệu công ty Kiểm toán S&S
3.1.1 Lịch sử phát triển và hình thành
Tên công ty: Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán S&S
Tên giao dịch: S&S Auditing & Consulting Co.,Ltd.
Mã số thuế: 0302849526
Trụ sở chính: Tầng 8, Toà nhà Yoco, số 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, Tp Hồ
Chí Minh.
Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1506 24T-2 Trung Hoà Nhân Chính, Q.Cầu Giấy, Hà
Nội.
Điện thoại: (84-8)39104996
Fax: (84-8)39104998
Email: admin@ssaudit.com
Hình thức sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Lĩnh vực kinh doanh: Cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn và kế toán.
Đại diện pháp luật: Bà Nguyễn Hải Tâm
Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán S&S được thành lập từ năm 2003 dưới hình
thức là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn.
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có nhiều bước phát triển nhằm mở rộng
loại hình dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín đối với khách
hàng. Thời gian hoạt động của công ty tuy mới chỉ được 9 năm nhưng Công ty TNHH
Tư vấn Kiểm toán S&S đã chiếm được đông đảo niềm tin của khách hàng trong nước
và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực hoạt động. Hiện nay, S&S có một trụ sở chính tại
Thành phố Hồ Chí Minh và một văn phòng chi nhánh tại Hà Nội với đội ngũ gồm 2
chuyên viên cao cấp, 5 giám đốc và trên 25 nhân viên có kinh nghiệm và năng lực. Tất
cả nhân viên, không kể ban điều hành quản lý, đều qua đào tạo đại học, sau đại học và
thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Họ là những nhân viên giàu kinh nghiệm về chuyện
môn nghiệp vụ và có sự am hiểu sâu sắc về các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của
khách hàng.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 19
3.1.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
™ Mục tiêu hoạt động
Giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kế toán tài chính theo đúng quy
định của nhà nước, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế, đảm bảo số liệu kế
toán phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kịp thời
phát hiện và chấn chỉnh các sai sót, ngăn ngừa những rủi ro và thiệt hại có thế xảy ra.
Các chuyên gia tư vấn thuế của công ty giúp khách hàng lập kế hoạch và tính
toán một cách hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ
cho mục đích kinh doanh của khách.
S&S giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nắm bát kịp thời các quy định về tài chính,
kế toán, thuế, giúp các doanh nghiệp nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra, với đội ngũ chuyên viên công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm, có kiến thức
trong công tác kế toán, công ty còn hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng tin học vào kế
toán và quản lý, từ đó giúp các doanh nghiệp tổ chức hệ thống kế toán, giúp cho hoạt
động của doanh nghiệp đạt kết quả cao nhất.
Đối với nhân viên, Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán S&S chủ trương đào tạo
đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệp thực tiễn và trang bị đầy đủ qua
các khoá đào tạo ngắn và dại hạn (CPA, ACCA,…)để góp phần đạt được mục tiêu đề
ra đối với khách hàng.
™ Nguyên tắc hoạt động
Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán S&S hoạt động theo nguyên tắc độc lập,
khách quan, bảo vệ quyền lợi bí mật kinh doanh của khách hàng trên cơ sở tuân thủ
pháp luật. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ cung cấp và uy tín của
công ty là tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của Công ty TNHH Tư vấn Kiểm
toán S&S luôn ghi nhớ và tuân theo.
Phương pháp kiểm toán Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán S&S được dựa theo
các chuẩn mực kiểm toán quốc tế phù hợp với luật pháp và các quy định của Chính
phủ Việt Nam.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 20
3.1.3 Cơ cấu quản lý tổ chức

Ban giám
đốc

VP chính Chi nhánh


TP.Hồ Hà Nội
Chí Minh

Phòng Phòng Phòng


Phòng kế Phòng tin
kiểm toán kiểm toán hành
toán số 01 số 02 học chính

3.1.4 Những dịch vụ công ty cung cấp


™ Dịch vụ kiểm toán
− Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định
− Kiểm toán và soát xét nội bộ theo yêu cầu quản lý
− Kiểm toán vì các mục đích đặc biệt theo yêu cầu
™ Dịch vụ kế toán vầ cập nhật sổ sách kế toán
− Thiết lập hệ thống kế toán trên máy tính để đăng ký với Bộ Tài Chính Việt
Nam:
• Các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế
• Chế độ Kế toán Việt Nam
− Hỗ trợ kế toán tổng hợp và cập nhật sổ sách kế toán
− Hỗ trợ việc khoá sổ kế toán và lập các báo cáo tài chính hàng tháng cho doanh
nghiệp.
− Cung cấp các dịch vụ về tính toán lương cho nhân viên người nước ngoài và
Việt Nam và đảm bảo sự bảo mật của thông tin.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 21
− Tư vấn tổ chức dữ liệu kế toán, lập báo cáo tài chính đến các cấp thẩm quyền
hợp lệ, đúng chuẩn mực quy định trong kiểm toán, kiểm tra, điều tra sổ sách
chứng từ.
™ Phần mềm kế toán
Công ty cung cấp phần mềm kế toán SSAS với những tính năng vượt trội và
phần mềm kế toán hoàn hảo SmartBook với những đặc điểm nổi trội như:
− Phù hợp với Chế độ Kế toán Việt Nam hiện hành và các chuẩn mực kế toán
Quốc Tế.
− Thích hợp cho tất cả các nghiệp vụ kế toán từ khâu nhập dữ liệu đến khâu
kiểm tra và lập báo cáo.
− Vi tính hoá tất cả các nghiệp vụ kế toán từ khâu nhập dữ liệu đến khâu kiểm
tra và lập báo cáo.
− Có chức năng vượt trội về quản lý hàng tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm,
hàng hoá…
− Tích hợp luôn các biểu mẫu phiếu chi, phiếu thu, các bút toán nhập xuất có
thể in được luôn ngay sau khi nhập dữ liệu.
− Cập nhật được nhiều nghiệp vụ phát sinh trên cùng một tài liệu chứng từ.
− Có thể được sử dụng trên một máy tính đơn lẻ cũng như qua mạng nội bộ với
nhiều người sử dụng đồng thời đảm bảo tính bảo mật cao.
− Giao diện than thiện, dễ sử dụng và kèm theo các dịch vụ đồng bộ về hướng
dẫn sử dụng, vận hàng và hổ trợ bảo trì, bảo hành.
™ Dịch vụ Tư vấn thuế
Công ty cung cấp các dịch vụ về việc tuân thủ và tư vấn về các loại thuế:
− Thuế Thu nhập Doanh nghiệp
− Thuế Thu nhập Cá nhân
− Thuế Giá trị Gia tăng
− Thuế nhà thầu và các loại thuế gián thu khác
™ Dịch vụ Tư vấn Pháp luật
− Tư vấn về đầu tư trực tiếp nước ngoài
− Từ vấn về hoạt động kinh doanh
− Tư vấn về ngân hàng
− Tư vấn về các quan hệ về đại lý, nhà phân phối, và giấy phép nhượng quyền
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 22
− Tư vấn trong việc lập kế hoạch về thuế
− Tư vấn thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh
™ Dịch vụ Tư vấn Quản trị
Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán S&S hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc thực
hiện các thủ tục để đầu tư kinh doanh mới tại Việt Nam, hỗ trợ các nhà đầu tư qua
từng giai đoạn trong quá trình đầu tư và giải quyết các vấn để trong kinh doanh. Để đạt
được các mục tiêu này, công ty luôn chú trọng vào công nghệ thông tin, việc cải tiến
Phương pháp điều hành trong doanh nghiệp và quản lý tài chính chiến lược thông qua
hệ thống toàn cầu.
™ Các dịch vụ tư vấn khác
− Tư vấn giải thể doanh nghiệp, thanh toán quyết toán hợp đồng hợp tác kinh
doanh…
− Tư vấn triển lãm, quảng cáo, khuyến mãi
− Tư vấn thể chấp, cầm cố, vay vốn
™ Dịch vụ đào tạo
Các khoá đào tạo chuyên sâu của công ty được xây dựng nhằm:
− Nâng cao kỹ năng của các nhân viên của khách hàng.
− Tạo cho các nhân viên có ý thức về trách nhiệm trong công tác kế toán và
luôn được hiệu chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
™ Các dịch vụ khảo sát và tuyển chọn
Với dịch vụ Khảo sát và Tuyển chọn chuyên nghiệp của mình, S&S đặt mục
tiêu sẽ trở thành nhà cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cáo nhất tại Việt Nam, vì
lợi ích của khách hang, vì công ty, vì cộng đồng xã hội và vì sự phát triển của Việt
Nam. Công ty đảm bảo cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với thời gian hợp
lý nhất và giá cả cạnh tranh nhất, đảm bảo luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách
hàng.

3.2 Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty S&S
3.2.1 Tính toán
Phương pháp tính toán lại đóng vai trò quan trọng, giúp cho kiểm toán viên thu
thập bằng chứng về tính chính xác về mặt số học của số liệu trên chứng từ, sổ kế toán,
báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan khi thực hiện kiểm tra chi tiết số dư các
khoản mục. Kỹ thuật tính toán lại giúp kiểm toán viên đạt được mục tiêu kiểm toán là
tính đầy đủ, ghi chép chính xác và đánh giá hợp lý. Phương pháp tính toán được sử

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 23
dụng hầu hết trong quá trình kiểm toán. Tuy nhiên, do giới hạn về phạm vi thực hiện
nên người viết chỉ trình bày về phương pháp tính toán đối với khoản mục tiền và tài
sản cố định.
Tại công ty kiểm toán S&S, sau khi yêu cầu đơn vị cung cấp sổ cái, sổ chi tiết
dưới dạng tập tin Microsoft Excel, kiểm toán viên sẽ sử dụng các công thức tính toán
trong Microsoft Excel để cộng ngang, cộng dọc, tính toán lại các số tổng cộng, các số
cuối kỳ nhằm đảm bảo tính chính xác về mặt số học của sổ sách kế toán và báo cáo tài
chính, đồng thời phát hiện ra những nghiệp vụ ghi thiếu hoặc các nghiệp vụ ghi trùng.
Đối với khoản mục ngoại tệ, kiểm toán viên đánh giá lại số dư cuối kỳ theo
công thức:
Giá trị đơn vị tiền tệ kế toán = Nguyên tệ X Tỉ giá hối đoái bình quân liên ngân
hàng vào ngày kết thúc niên độ.
Đối với tài sản cố định, dựa vào danh mục tài sản cố định kiểm toán viên xem
xét thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng, thời gian sử dụng hữu ích, nguyên giá,
tỉ lệ khấu hao,… để tính khấu hao.
Từ kết quả đó, kiểm toán viên so sánh với số liệu trên sổ sách của đơn vị. Nếu
có chênh lệch nhỏ, không trọng yếu, kiểm toán viên sẽ bỏ qua. Ngược lại nếu chênh
lệch là trọng yếu, kiểm toán viên sẽ đề nghị bút toán điều chỉnh. Đối với khoản mục
ngoại tệ thì ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, còn đối
khoản mục khấu hao tài sản cố định thì kiểm toán viên ghi tăng hoặc giảm chi phí
khấu hao trong năm.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 24
Minh hoạ kỹ thuật tính toán của công ty S&S trong giai đoạn thực hiện kiểm
toán

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S Tên Ngày

Thực
Tên khách hàng: Spring Fashion K.Lan 01/03/12
hiện

Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Senior C.Mai

Mục tiêu: Kiểm tra cách phân bổ của khoản mục chi phí trả trước
Thời
Ngày bắt gian Số khách
Số KTV Chênh
TT Diễn giải đầu phân phân hàng phân
phân bổ lệch
bổ bổ bổ
(tháng)
Công trình xây
1 dựng tường rào 1/6/2007 300
31,342,400 31,342,400 -
loại 1+2
Công trình xây
2 1/6/2010 300
dựng xưởng may 402,017,398 402,017,398 -
Máy biến thế
3 1/2/2010 60
400KVA - 46,060,248 46,060,248 -
Máy nén khí
4 piston TCA 1/2/2010 60 35,064,000 35,064,000 -
20T/500
Máy đan bông
5 1/2/2010 60
SIRUBA 10,631,040 10,631,040 -
6 Máy Ép keo 1/4/2010 60
5,399,334 5,399,334 -
7 Máy Zig Zag 1/4/2010 60
2,661,121 2,661,121 -
Máy kiểm vải
8 1/5/2010 60 -
STT 7,914,980 7,914,980
Máy nút điện tử
11 1/9/2010 60 -
GW 02439 6,493,109 6,493,109
Máy may viền
12 1/9/2010 60
thun Kansai lưng 13,280,400 13,280,400 -
Nồi hơi dầu
14 1/9/2010 60
Samho 10,557,041 10,557,041 -
Máy may 1 kim
16 điện tử Hikari 1/10/2010 60
54,756,000 54,756,000 -
H800-7C3
Máy cắt đứng 8"
17 1/10/2010 60
Hikari 5,460,000 5,460,000 -
18 Máy phát điện 11/8/2011 60 10,757,576 9,090,909 1,666,667
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 25
19 Máy may 1 kim 1/11/2011 24
15,000,000 - 15,000,000
Công trình đường
20 dây & trạm biến 1/2/2010 60
90,578,855 90,578,855 -
thế
Lắp đặt hệ thống
21 1/2/2010 60
điện 385,225,564 385,225,564 -
22 Hệ thống nồi hơi 1/4/2010 60
130,215,968 130,215,968 -
Hệ thống dẫn khí
23 1/4/2010 60
hơi 27,930,973 27,930,973 -
Hệ thống dẫn
24 1/4/2010 60 -
điện 29,299,520 29,299,520
Bàn cắt 2m x
25 1/5/2010 60
15m x 0.8m 50,925,533 50,925,533 -
Hệ thống báo
26 9/10/2010 24
cháy 8,823,750 8,823,750 -
27 Thiếc bị PCCC 1/10/2011 24
2,704,722 2,675,000 29,722
28 Camera system 1/12/2011 60
868,192 - 868,192
Total 1,383,967,721 1,366,403,141 17,564,581
Nhận xét:
Chênh lệch
- Máy may 1 kim và thiết bị camera chưa được khách hàng phân bổ trong kỳ
- Máy phát điện, thiết bị PCCC bị phân bổ thiếu
TLKTV đề nghị bút toán điều chỉnh:

Nợ 214 17,564,581

Có 211 17,564,581

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 26
Minh hoạ việc tính toán lại ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ giá bình quân liên ngân
hàng
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S Tên Ngày
Tên khách Thực
Orange Fashion H.Như 14/2/12
hàng: hiện
Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Senior C.Mai
Nội dung: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá

Số kiểm toán
Tăng,
Tỷ giá
Chỉ tiêu Số kế toán giảm
Nguyên tại
Thành tiền (+,-)
tệ ngày
khóa sổ
1 2 3 4=2*3 5 6=4-5
Tiền gửi NH
- Ngân hàng Woori $3,160.87 20,828 65,834,600 65,828,977 5,623
- Ngân hàng Woori -
$1,299.28 20,828 27,061,404 27,061,404 (0)
Capital Ac
- Ngân hàng ĐTPT Bắc SG $439.51 20,828 9,154,114 9,154,114 0

Tổng cộng 102,050,118 102,044,495 5,623


Nhận xét:
Số khách hàng và số KTV có chênh lệch nhau nhưng không đáng kể

Kết luận:
Số dư gốc ngoại tệ TK 112 được phản ánh trung thực, hợp lý theo tỷ giá bình quân liên ngân
hàng vào ngày 31/12/2011.

3.2.2 Xác nhận


Đây là thủ tục bắt buộc và cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất vì có nguồn
gốc độc lập với đơn vị được kiểm toán. Thủ tục này thường được thực hiện đối với các
khoản mục tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả. Đôi khi kiểm
toán viên cũng phải thực hiện thủ tục xác nhận đối với khoản mục tài sản cố định trong
trường hợp đơn vị có tài sản thế chấp, cầm cố hay cho thuê. Thư xác nhận do kiểm
toán viên soạn thảo nhưng chữ ký là của đơn vị và phải có dấu mọc của đơn vị. Để
đảm bảo tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán, sau khi được xác nhận, thư xác
nhận phải được gửi trả trực tiếp về văn phòng công ty kiểm toán.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 27
Tóm tắt sáu bước gửi thư xác nhận:

Thu thập danh sách đối tượng cần gửi thư


xác nhận

Chọn đối tượng cần gửi thư xác nhận

Lấy tên giao dịch đầy đủ và địa chỉ của đơn


vị cần gửi thư xác nhận

Lập thư xác nhận

Gửi thư xác nhận

Nhận thư phúc đáp, kiểm tra, đối chiếu và


lưu thư

Tại Công ty Kiểm toán S&S, hình thức thư xác nhận được dùng trong tất cả các
cuộc kiểm toán là dạng thư xác nhận mở. Cụ thể thư xin xác nhận được phân theo hai
kiểu: thư xác nhận có số dư và thư xác nhận không có số dư. Việc gửi thư xác nhận
dạng nào tuỳ thuộc vào ý kiến của kiểm toán viên và sự đánh giá về mức độ trọng yếu
của khoản mục. Thư xác nhận không có số dư sử dụng trong trường hợp kiểm toán
viên không tin tưởng vào số liệu của đơn vị.
Việc gửi thư xác nhận được thực hiện trước khi kiểm toán viên chính thức tiến
hành kiểm toán tại công ty khách hàng để đảm bảo rằng các kết quả xác nhận số dư
phải có đầy đủ trước khi kiểm toán viên quyết định các thủ tục thử nghiệm chi tiết.
™ Thư xác nhận ngân hàng
Bên cạnh việc đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, kiểm toán viên cần thực hiện gửi
thư xác nhận hàng để đảm bảo mục tiêu tính hiện hữu, đầy đủ, ghi chép chính xác,
quyền sở hữu rõ ràng, trình bày và công bố.
Khi gửi thư xác nhận ngân hàng: kiểm toán viên làm phần hành tiền mặt sẽ xác
định đơn vị giao dịch với bao nhiêu ngân hàng, có bao nhiêu tài khoản sau đó sẽ xác
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 28
nhận lại với đơn vị. Thư xác nhận do kiểm toán viên gửi cho đơn vị, tuỳ theo ngân
hàng trong nước hay nước ngoài mà thư xác nhận được gửi bằng tiếng Anh hay tiếng
Việt. Sau khi nhận được thư xác nhận do kiểm toán viên cung cấp, đơn vị phải ghi tên
và chữ ký của người có thẩm quyền. Trên thư xác nhận phải ghi rõ ràng là ngân hàng
phản hồi trực tiếp về cho công ty kiểm toán của đơn vị và hạn cuối trả lời thư xác nhận
là vào ngày nào v.v… Cần lưu ý là đối với các tài khoản trong niên độ kế toán không
có giao dịch hay đơn vị đã tất toán tài khoản đó, kiểm toán viên cũng phải gửi thư xác
nhận về các tài khoản đó nhằm tránh xảy ra gian lận.
Khi nhận được thư xác nhận của ngân hàng, kiểm toán viên đối chiếu số dư trên
thư xác nhận với số dư trên sổ sách của ngân hàng xem có khớp nhau hay không.
Trường hợp có sự chênh lệch giữa thư xác nhận ngân hàng với số dư cuối kỳ trên sổ
sách kế toán, và chênh lệch là trọng yếu, kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị giải thích.
Nếu đơn vị không giải thích được thì kiểm toán viên đề nghị bút toán điều chỉnh thích
hợp.
™ Thư xác nhận nợ phải thu
Việc gửi thư xác nhận giúp đạt được cơ sở dẫn liệu gồm tính hiện hữu, tính đầy
đủ, ghi chép chính xác và đánh giá hợp lý. Tại công ty S&S, kiểm toán viên sẽ chọn
mẫu một số khách hàng có số dư lớn (đảm bảo tổng giá trị gửi xác nhận chiếm khoảng
70% đến 80% tổng số dư các khoản phải thu) hoặc những khách hàng có số dư bất
thường để gửi thư xác nhận. Cũng như thư xác nhận ngân hàng, kiểm toán viên soạn
thư xác nhận và gửi cho khách hàng của đơn vị kiểm tra và kí duyệt.
Nếu sau một khoản thời gian mà vẫn không nhận được thư trả lời từ khách hàng
của đơn vị, kiểm toán viên sẽ gửi lại lần thứ hai, lần thứ ba. Nếu vẫn không nhận được
thư xác nhận, kiểm toán sẽ thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản tiền
thanh toán sau ngày kết thúc niên độ bằng cách kiểm tra phiếu thu, giấy báo có của
ngân hàng,v.v…; kiểm tra các chứng từ chứng minh các khoản nợ (hoá đơn, hợp đồng,
v.v…) nhằm thu nhập bằng chứng đối với mục tiêu hiện hữu, chính xác, quyền và
nghĩa vụ, trình bày và công bố.
™ Thư xác nhận nợ phải trả
Gửi thư xác nhận nợ phải trả giúp kiểm toán viên đạt được mục tiêu kiểm toán:
tính đầy đủ, tính hiện hữu, ghi chép chính xác và đánh giá hợp lý. Kiểm toán viên yêu
cầu đơn vị cung cấp danh sách các nhà cung cấp với số dư chi tiết vào thời điểm khoá
sổ. Sau đó, kiểm toán viên sẽ thực hiện chọn mẫu nhà cung cấp để gửi thư xác nhận
(thông thường giá trị thư xác nhận gửi đi chiếm khoảng 70% đến 80% tổng giá trị các
khoản phải trả). Việc gửi thư xác nhận các khoản nợ phải trả cũng tương tự như gửi
thư xác nhận ngân hàng, nhưng khác ở chỗ kiểm toán viên sẽ ghi sẵn số tiền mà đơn vị
còn nợ nhà cung cấp vào cuối niên độ. Nếu đồng ý với số tiền này thì người đứng đầu
công ty nhà cung cấp chỉ cần kí tên, đóng dấu xác nhận số tiền trên là đúng. Trường
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 29
hợp có sự chênh lệch thì nhà cung cấp sẽ ghi rõ vào thư xác nhận khoản chênh lệch là
bao nhiêu.
Khi nhận được thư xác nhận, kiểm toán viên kiểm tra thư xác nhận và đối chiếu
với sổ sách của đơn vị để tìm xem có các khoảng chênh lệch hay không. Nếu số dư
được bên thứ ba xác nhận là khớp thì kiểm toán viên có cơ sở giảm bớt các thử nghiệm
chi tiết, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Trường hợp có sự chênh lệch, hoặc thư trả lời không đồng ý, kiểm toán viên
phải đặc biệt chú ý để tìm ra nguyên nhân của khoản chênh lệch đó, tuỳ vào mức trọng
yếu, kiểm toán viên sẽ đưa ra bút toán điều chỉnh và sẽ lưu vào hồ sơ kiểm toán để làm
bằng chứng. Các nguyên nhân như:
• Có tranh chấp giữa đơn vị với khách hàng của đơn vị được kiểm toán.
Kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp và lập dự phòng
nếu cần thiết.
• Trong nhiều trường hợp, chênh lệch số dư do việc phân chia kỳ ghi nhận
của tài khoản không đồng nhất giữa đơn vị và bên thứ ba.
• Sự gian lận do doanh thu bị ghi nhận khống.
• Tiền thu về bị nhân viên biển thủ.
• Sai sót có thể phát sinh trong trường hợp ghi nhầm các nghiệp vụ bán
hàng hoặc thanh toán nhầm từ khách nợ này sang khách nợ khác, nhầm
lẫn trong ghi nhận số tiền hoặc bỏ sót, ghi trùng nghiệp vụ.
• Ngoài ra, chênh lệch còn có thể phát sinh khi có sự cấn trừ số liệu (ví dụ
một khách nợ đồng thời cũng là nhà cung cấp). Khi đó, cần xem xét sự
cấn trừ này có phù hợp hay không.
• Số dư đầu kỳ không khớp. Đối với những đơn vị là khách hàng được
công ty Kiểm toán S&S kiểm toán năm thứ hai liên tiếp thì việc kiểm tra
số dư đầu kỳ bằng cách đối chiếu với báo cáo kiểm toán năm trước mà
không cần gửi thư xác nhận. Đối với những đơn vị là khách hàng năm
đầu tiên, để đảm bảo số dư đầu kỳ các khoản tiền gửi, khoản công nợ
được chính xác thì công ty Kiểm toán S&S gửi thư xác nhận số dư đầu
kỳ. Đối với kiểm tra số dư cuối kỳ thì luôn được gửi thư xác nhận cho
các khoản tiền gửi và công nợ dù đây là năm kiểm toán đầu tiên hay năm
tiếp theo mà công ty Kiểm toán S&S thực hiện.
Trường hợp nhà cung cấp không gửi trả thư xác nhận, kiểm toán viên của công
ty S&S sẽ tiếp tục gửi lần thứ hai, lần thứ ba. Nếu tiếp tục không nhận được thư xác
nhận, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục thay thế như kiểm tra việc thanh toán sau

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 30
niên độ (xem phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng…), kiểm tra chứng từ chứng minh
khoản nợ phải trả của khách hàng (hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho).
Trường hợp đơn vị không đồng ý cho kiểm toán viên gửi thư xác nhận cho một
nhà cung cấp nào đó, kiểm toán viên tìm hiểu và yêu cầu đơn vị giải trình lý do. Nếu
chấp nhận lý do của đơn vị, kiểm toán viên cần thu thập những bằng chứng cho giải
trình đó. Nếu kiểm toán viên không chấp nhận yêu cầu của đơn vị và gặp trở ngại
trong việc gửi thư xác nhận từ đơn vị, kiểm toán viên nên xem xét việc bị giới hạn
phạm vi.
Vì lý do giới hạn về kinh nghiệm cũng như phạm vi thực hiện công việc tại
doanh nghiệp nên người viết chỉ trình bày về việc gửi thư xác nhận đối với khoản mục
tiền gửi ngân hàng, nợ phả thu và, nợ phải trả.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 31
Minh hoạ gửi thư xác nhận tại công ty Kiểm toán S&S
TPHCM, ngày 01 tháng 02 năm 2012

THƯ XÁC NHẬN


Kính gửi: CÔNG TY POSCO VIETNAM

Phục vụ cho mục đích kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/2011 của chúng tôi – Công ty Korea Express Saigon Logistics, đề nghị Quý đơn
vị xác nhận cụ thể về số dư công nợ của chúng tôi tại ngày 31/12/2011

Mong Quý đơn vị vui lòng xác nhận vào phần cuối thư, Fax trước khi gửi thư xác nhận
này trực tiếp cho Kiểm toán viên của chúng tôi - Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán
S&S, theo địa chỉ liên hệ dưới đây.
Chúng tôi đánh giá cao sự hồi đáp thư xác nhận này của Quý đơn vị.

Trân trọng,

CÔNG TY KOREA EXPRESS SAIGON LOGISTICS


Địa chỉ liên hệ: Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán S & S
Lầu 8, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TPHCM
Tel: (84).8.3 9104 996
Fax: (84).8.3 9104 998
Phần xác nhận của đơn vị
Chúng tôi xác nhận Công nợ với Công ty Korea Express Saigon Logistics trên sổ kế
toán của chúng tôi tại ngày 31/12/2011 như sau:

Phải thu từ Công ty Korea Express Ứng trước từ Công ty Korea Express
Saigon Logistics tại ngày 31/12/2011 Saigon Logistics tại ngày 31/12/2011
(số tiền: VND) (số tiền: VND)

1,928,295,163 VNĐ 0 VNĐ

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 02 năm 2012


Giám đốc
Nguyễn Anh Nhớ
(ký tên, đóng dấu)
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 32
3.2.3 PHÂN TÍCH
Phương pháp phân tích được áp dụng trong hầu hết các quy trình kiểm toán.
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Mục tiêu: tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng, phát hiện những lĩnh
vực có rủi ro, xét tính hoạt động liên tục.
™ Phân tích xu hướng
Kiểm toán viên thực hiện phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo
tài chính chưa kiểm toán và báo cáo kiểm toán của năm liền kề trước đó. Việc này
giúp kiểm toán viên phát hiện ra các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến những biến động đó.
Minh hoạ: Cuộc kiểm toán tại công ty CY International. Để đánh giá tình hình
chung của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên tiến hành phân tích số liệu trên Báo cáo
tài chính khách hàng cung cấp.

31/12/2011 Biến động


TÀI SẢN 31/12/2010
Trước KT
Giá trị %
A. TÀI SẢN NGẮN
40,880,083,698 28,226,134,825 12,653,948,873
HẠN 44.83

I. Tiền và các khoản


19,537,466,311 7,850,301,534 11,687,164,777 148.88
tương đương tiền
1. Tiền 15,537,466,311 7,850,301,534 7,687,164,777 97.92
2. Các khoản tương
4,000,000,000 4,000,000,000
đương tiền -
II. Các khoản đầu tư
- -
tài chính ngắn hạn -
1. Đầu tư ngắn hạn - - -
2. Dự phòng giảm giá
đầu tư ngắn hạn - - -
III. Các khoản phải
3,855,664,638 5,962,249,834 (35.33)
thu ngắn hạn (2,106,585,196)
1. Phải thu khách
(23.91)
hàng 3,773,669,006 4,959,451,616 (1,185,782,610)
2. Trả trước cho người
30,630,073 303,788,535 (273,158,462) (89.92)
bán
3. Các khoản phải thu
khác 51,365,559 699,009,683 (647,644,124) (92.65)
IV. Hàng tồn kho 16,203,946,898 10,784,375,026 5,419,571,872 50.25
1. Hàng tồn kho 16,203,946,898 10,784,375,026 5,419,571,872 50.25

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 33
V. Tài sản ngắn hạn 1,283,005,851 3,629,208,431 (2,346,202,580) (64.65)
khác
1. Chi phí trả trước
- 310,064,779 (310,064,779) (100.00)
ngắn hạn
2. Thuế Giá trị gia
1,200,525,321 3,066,847,733 (1,866,322,412) (60.85)
tăng được khấu trừ
3. Thuế và các khoản
82,291,728 155,095,660 (72,803,932) (46.94)
phải thu Nhà nước
4. Giao dịch mua bán
- - -
lại trái phiếu Chính phủ
4. Tài sản ngắn hạn
188,802 97,200,259 (97,011,457) (99.81)
khác
B. TÀI SẢN DÀI
49,276,587,778 52,447,742,663 (3,171,154,885) (6.05)
HẠN

I. Các khoản phải thu


- -
dài hạn -
1. Phải thu dài hạn của
khách hàng - - -
II. Tài sản cố định 44,982,604,203 48,977,443,651 (3,994,839,448) (8.16)
1. Tài sản cố định hữu
44,048,439,187 47,815,681,724 (3,767,242,537) (7.88)
hình
Nguyên giá 82,100,156,401 77,307,117,790 4,793,038,611 6.20
Giá trị hao mòn lũy kế (38,051,717,214) (29,491,436,066) (8,560,281,148) 29.03
2. Tài sản cố định vô
934,165,016 1,161,761,927 (227,596,911) (19.59)
hình
Nguyên giá 1,601,357,050 1,601,357,050 - 0.00
Giá trị hao mòn lũy kế (667,192,034) (439,595,123) (227,596,911) 51.77
III. Tài sản dài hạn
4,293,983,575 3,470,299,012 823,684,563 23.74
khác
1. Chi phí trả trước
4,293,633,970 3,470,299,012 823,334,958 23.73
dài hạn
2. Tài sản thuế thu
349,605 - 349,605
nhập hoãn lại
TỔNG CỘNG
90,156,671,476 80,673,877,488 9,482,793,988 11.75
TÀI SẢN

31/12/2011 Biến động


NGUỒN VỐN 31/12/2010
Trước KT Giá trị %
A. NỢ PHẢI TRẢ 12,252,868,189 8,789,553,700
3,463,314,489 39.40
-
I. Nợ ngắn hạn 12,252,868,189 8,789,553,700
3,463,314,489 39.40
1. Vay và nợ ngắn hạn - - -
2. Phải trả người bán 6,221,199,241 3,403,393,915 2,817,805,326 82.79
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 34
3. Người mua trả tiền
trước - - -
4. Thuế và các khoản
52,124,591 52,552,719 (428,128) (0.81)
phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao
5,935,020,357 5,297,332,561 637,687,796 12.04
động
6. Các khoản phải trả,
44,524,000 36,274,505 8,249,495 22.74
phải nộp ngắn hạn khác
B. NGUỒN VỐN
77,903,803,287 71,884,323,788 6,019,479,499 8.37
CHỦ SỞ HỮU

I. Vốn chủ sở hữu 77,903,803,287 71,884,323,788 6,019,479,499 8.37


1.Vốn đầu tư của chủ
78,717,946,209 72,523,091,877 6,194,854,332 8.54
sở hữu
2.Lợi nhuận sau thuế
(814,142,922) (638,768,089) (175,374,833) 27.46
chưa phân phối

TỔNG CỘNG
90,156,671,476 80,673,877,488 9,482,793,988 11.75
NGUỒN VỐN
Chú thích:
1. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng so vói năm trước. Do nhận cổ tức từ
các chứng khoán mà công ty đầu tư. Kiểm toán viên cần lưu ý khi thực hiện
kiểm tra tài khoản này, đặc biệt lưu ý đến các khoản được chia cổ tức.
2. Các khoản phải thu khách hàng giảm so với năm trước. Do tình hình kinh tế
khó khăn, lượng hàng tiêu thụ trong năm giảm. Kiểm toán viên chú ý khi kiểm
tra khoản mục này, các đơn đặt hàng.
3. Các khoản trả trước cho người bán giảm là do công ty hạn chế thanh toán trước
cho nhà cung cấp.
4. Hàng tồn kho năm nay tăng so với năm trước. Do cuối năm đơn vị có một số lô
hàng chưa kịp tiêu thụ trong năm, kiểm toán viên cần lưu ý thủ tục kiểm tra số
lượng hàng tồn kho, chất lượng của hàng tồn kho và đáng giá trích lập dự
phòng hàng tồn kho.
5. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ năm nay giảm so với năm trước. Do lượng
hàng được tiêu thụ giảm. Kiểm toán viên lưu ý kiểm tra khoản mục thuế giá trị
gia tăng đầu ra, kiểm tra tính đầy đủ, hiện hữu, chi chép chính xác, trình bày và
công bố của các hoá đơn giá trị gia tăng.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 35
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, dựa trên những rủi ro đã đánh giá ở giai
đoạn trước, kiểm toán viên sẽ quyết định chỉ thực hiện riêng thủ tục phân tích hay
kiểm tra chi tiết hay kết hợp cả hai thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và
thích hợp. Giai đoạn này phân tích là một loại thử nghiệm cơ bản, có cung cấp bằng
chứng về sự hợp lý của những khoản mục trên báo cáo tài chính, hoặc trên các thông
tin tài chính riêng biệt.
™ Phân tích xu hướng
Đối với tài khoản tiền, kiểm toán viên cần xem xét sự biến động của số dư tiền
bằng cách so sánh số dư tiền năm hiện hành với số dự toán, với số dư năm trước. Nếu
số dư năm nay có biến động lớn kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân.
Đối với tài khoản lương, kiểm toán viên cần xem xét sự biến động về chi phí
tiền lương và cơ cấu lương trên tổng chi phí giữa các tháng trong năm, giữa năm trước
với năm nay; xem xét các biến động đó có phù hợp với sự tăng giảm số lượng lao động
không.
Với các tài khoản khác, kiểm toán viên cũng cần thực hiện các so sánh tương tự
để để phát hiện ra các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những
biến động đó.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 36
Minh hoạ phân tích xu hướng tiền và các khoản tương đương tiền giữa năm
2010-2011

DIỄN 31/12/2011 31/12/2010 Biến động


TK
GIẢI Trước KT Sau KT Giá trị %

Tiền
111
mặt 76,222,403 727,569,685 (651,347,282) 89.52
1111 Tiền mặt VND
76,222,403 727,569,685 (651,347,282) 89.52
Tiền Tiền mặt
1112
ngoại tệ - - -
1113 Vàng, bạc đá quý
- - -
Tiền gửi ngân
112
hàng 4,795,723,792 5,905,564,180 (2,611,941,613) 44.23
Tiền gởi ngân
1121
hàng VND 1,507,592,646 -
Tiền gởi ngân
1122
hàng USD 3,288,131,146 -
1123 Vàng bạc, đá quý - - -
Đầu tư tài chính
128 - - 1,502,101,225
ngắn hạn

Tổng cộng 4,871,946,195 6,633,133,865 (1,761,187,670)

Nhận xét:
Số dư tiền mặt tồn tại quỹ năm 2011 tăng đáng kể so với năm 2010. Lý do doanh thu
năm nay tăng so với năm trước và do nhận cổ tức từ đầu tư chứng khoán. Kiểm toán
viên cần lưu ý để thực hiện kiểm tra tài khoản này, đặc biệt chú ý các khoản được chia
cổ tức.
™ Phân tích tỷ số
Phân tích tỷ số ở đây chủ yếu là tính toán các tỷ số tài chính. Trong quá trình
kiểm toán, kiểm toán viên cần tính toán các tỷ số tài chính của đơn vị, so sánh giữa kỳ
này với kỳ trước, giữa tỷ số đơn vị với tỷ số bình quân ngành. Qua đó, kiểm toán viên
sẽ hiểu một cách tổng thể về tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Thông thường, kiểm toán viên sử dụng bốn loại tỷ số tài chính sau:
Tỷ số thanh toán: cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu
động của đơn vị.
Tỷ số đòn bẩy tài chính: cho thấy mức độ mà đơn vị tài trợ cho hoạt động kinh
doanh của mình bằng vốn vay.
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 37
Tỷ số hoạt động (vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả, vòng
quay hàng tồn kho,…): cho thấy tình hình tài chính quản lý và sử dụng tài sản của đơn
vị.
Tỷ số sinh lời: cho biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Bất kỳ tỷ số nào trên đây có biến động bất thường so với kế hoạch, với kỳ
trước, với chính sách của đơn vị cũng là một điểm cần lưu ý của kiểm toán viên để tìm
hiểu nguyên nhân.
Ví dụ: tỷ số thanh toán hiện thời của đơn vị giảm cho thấy khả năng thanh toán
của đơn vị giảm, cũng như báo trước tình hình tài chính sắp của đơn vị sắp tới sẽ khó
khăn.
Minh hoạ phân tích tỷ số thanh toán nhanh của khách hàng DS International,
khoá sổ kế toán ngày 31/12/2011.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S Tên Ngày


Thực
Tên khách hàng: DS INTERNATIONAL H.My 21/2/12
hiện
Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Senior C.Hy
Phân tích tỷ trọng, các tỷ suất tài
Nội dung:
chính về tiền và khả năng thanh toán

1. Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng tài sản ngắn hạn
Năm nay Năm trước
- Số dư Tiền gửi ngân hàng
4,795,723,792 5,905,564,180
- Tổng Tài sản ngắn hạn
6,430,586,847 7,444,333,252
- Tỷ trọng (%)
0.75 0.79

2. Các tỷ suất tài chính về tiền và khả năng thanh toán


4,871,946,195
Hệ số khả năng thanh toán nhanh= = 2.08
2,337,885,251
Ggg

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 38
Nhận xét:

- Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng trên tổng tài sản ngắn hạn năm nay so với
năm trước không có gì biến động
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh của DN khá cao, mặc dù DN bảo
đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song do lượng tiền và tương
đương tiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn,
từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán


Đến giai đoạn hoàn thành kiểm toán, phân tích được sử dụng để xem xét lại
tổng quát lần cuối về toàn bộ số liệu đã được kiểm toán nhằm củng cố thêm cho kết
luận đã đề ra. Kiểm toán viên kiểm tra và phân tích số liệu giữa báo cáo tài chính đã
được kiểm toán năm nay với báo cáo kiểm toán năm trước để xem có biến động bất
thường và tìm hiểu nguyên nhân một lần nữa.
™ Kiểm tra hợp lý
Ngoài việc so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, số năm trước, kiểm toán
viên cũng phải so sánh số liệu của đơn vị với tỷ số bình quân ngành, giữa số ước tính
của kiểm toán viên với số thực tế nhằm phát hiện ra các biến động lớn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Đối với tài khoản lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
kiểm toán viên thu thập số liệu của đơn vị, sau đó tính lương bình quân của nhân viên
trong đơn vị, ước tính khoản tiền trích theo lương cũng như số thuế thu nhập cá nhân
đơn vị phải nộp. Kiểm toán viên so sánh số liệu ước tính có phù hợp với số liệu thực tế
tại đơn vị không, biến động về các khoản trích theo lương có phù hợp với tình hình
biến động số lượng lao động tại đơn vị hay không?
Đối với các khoản mục chi phí, kiểm toán viên so sánh những chi phí phát sinh
thực tế với kế hoạch và tìm hiểu nguyên nhân các khoản chi phí không phù hợp với kế
hoạch.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 39
3.2.4 KIỂM TRA
3.2.4.1 Kiểm tra vật chất
™ Đối với tiền mặt tại quỹ
Thành viên trong nhóm kiểm toán được giao nhiệm vụ kiểm tiền, kiểm toán
viên sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp biên bản kiểm kê tiền. Nếu hợp đồng kiểm toán của
công ty S&S ký sau ngày kết thúc niên độ kế toán, kiểm toán viên không thể có mặt để
tham gia trực tiếp vào việc kiểm kê hay chứng kiến kiểm kê. Trong trường hơp này,
kiểm toán viên sử dụng lại biên bản kiểm kê tiền tồn tại quỹ vào ngày khoá sổ kế toán
như một bằng chứng có hiệu lực chứ ít khi thực hiện kiểm kê lại vì chi phí cho một
cuộc kiểm kê là khá tốn kém và giới hạn về thời gian. Nếu hợp đồng kiểm toán được
ký kết trước khi khách hàng thực hiện kiểm kê tiền, kiểm toán viên sẽ tham gia, chứng
kiến cuộc kiểm kê đó.
Trong trường hợp khách hàng không thực hiện kiểm kê tiền mặt tồn tại quỹ vào
ngày kết thúc năm tài khoá hoặc số dư tài khoản tiền mặt là lớn và dựa vào sự xét đoán
nghề nghiệp của mình, kiểm toán viên sẽ đánh giá mức độ tin cậy của biên bản kiểm
kê quỹ do khách hàng cung cấp. Nếu xét thấy mức độ tin cậy thấp, kiểm toán viên có
thể phối hợp với khách hàng tổ chức kiểm kê tại thời điểm kiểm toán và cộng trừ lùi
để xác định số dư tiền mặt tồn tại quỹ thực tế cuối kỳ. Ở một số đơn vị, tiền mặt không
phải là một khoản mục trọng yếu nhưng kiểm toán viên vẫn phải xem các việc kiểm kê
tiền mặt tồn tại quỹ vì đây là một khoản mục dễ xảy ra gian lận.
Việc kiểm kê tiền mặt tồn tại quỹ được thực hiện bởi thủ quỹ của khách hàng,
kiểm toán viên sẽ quan sát quá trình này. Biên bản kiểm kê tiền mặt tồn quỹ phải có đủ
chữ ký của thủ quỹ, kế toán trưởng, và được kiểm toán viên lưu giữ một bản để làm
bằng chứng đối chiếu với số dư cuối kỳ trên sổ cái và sổ chi tiết.
Nếu tiền mặt tồn tại quỹ tại thời điểm kiểm kê khác với số tiền được ghi nhận
trên sổ sách kế toán, kiểm toán viên yêu cầu kế toán đơn vị giải trình về sự chênh lệch
trên. Nếu số dư tiền mặt tồn tại quỹ là trọng yếu và kế toán đơn vị không thể giải trình
khoản chênh lệch trên thì kiểm toán viên sẽ đề nghị bút toán điều chỉnh. Trường hợp
khoản chênh lệch không trọng yếu, kiểm toán viên sẽ bỏ qua.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 40
Minh hoạ 1: Biên bản kiểm kê do kiểm toán viên chọn mẫu và thực hiện kiểm kê

CÔNG TY CY VINA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ HÀNG HOÁ


Đến 0h ngày 01 tháng 01 năm 2012

Hôm nay, ngày 01 tháng 01 năm 2012. Ban kiểm kê tài sản tiến hành kiểm kê
tài sản đến 0h ngày 01 tháng 01 năm 2012 như sau:

BAN KIỂM KÊ GỒM:

1. (Bà) Trịnh Thị Thuý Giám đốc Trưởng ban

2. (Ông) Huỳnh Quang Minh Trưởng phòng VT-TB Uỷ viên trực

3. (Bà) Nguyễn Thị Trang Thảo Kế toán trưởng Phó ban

4. (Bà) Trần Lê Uyên Thục Kế toán tài sản Uỷ viên

5. (Ông) Hoàng Đình Bảo Thủ kho Uỷ viên

Sau khi tiến hành kiểm kê, vật tư hàng hoá gồm có như sau:

Tên Theo sổ sách Theo kiểm kê Chênh lệch Ghi


TT VT- Mã ĐVT
SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền chú
HH
Đồ thể TT-
1 Bộ 10,000 5,120,000,000 9,988 5,113,856,000 12 6,144,000
thao TE01
AT-
2 Áo nữ Cái 5,893 1,237,530,000 5,890 1,236,900,000 3 630,000
NDT01
Áo AK-
3 Cái 6,982 2,639,196,000 6,982 2,639,196,000 0 0
khoác DT01

Tổng cộng 8,996,726,000 8,989,952,000 15 6,774,000

Kiến nghị của Ban kiểm kê

Ban kiểm kê ký tên

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 41
Minh hoạ 2: Do kí hợp đồng kiểm toán trước ngày 31/12/2011, kiểm toán viên
đã tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt tồn tại quỹ

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S


Tên Ngày
Tên khách hàng: SANG AN SANG Thực hiện Ý Chi 31/12/12
Senior A Mai
Ngày khóa sổ: 31/12/2011

Nội dung: BIÊN BẢN CHỨNG KIẾN KIỂM


KÊ QUỸ TIỀN MẶT - VND

Địa điểm kiểm kê: Văn phòng công ty SAS. Số 06, đường Hậu Giang, phường 02,
Quận 6, TP. Hồ Chí Minh

Thời điểm kiểm kê: 17h ngày 31 tháng 12 năm 2011

Đại diện Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán S&S

Mr./Ms. : Bùi Chi Giao Chức danh (Position): Kiểm toán viên

Đại diện khách hàng

Mr./Ms. : Hoàng Ngọc Lan Chức danh (Position): Kế toán trưởng

Mr./Ms. : Lê Yến Như Chức danh (Position): Thủ quỹ

Cùng kiểm kê quỹ tiền mặt VNĐ như sau (Together to perform cash count as follows):
Tiền mặt (Cash)

Loại tiền (Notes) Số lượng (Quantity) Số tiền (Amount)

500,000 1500 750,000,000


200,000 450 90,000,000
100,000 1600 160,000,000
50,000 987 49,350,000
20,000 12 240,000
10,000 95 950,000
5,000 13 65,000
1,000 3 3,000
Cộng tiền mặt 1,050,608,000

Thủ quỹ (Cashier) Kiểm toán viên (Auditor) Kế toán trưởng (Chief Acct.)

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 42
™ Đối với hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một khoản mục trọng yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản
của một doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp dịch vụ). Kiểm kê hàng tồn kho là một
trong những thủ tục kiểm soát then chốt của đơn vị nhằm xác định số lượng và phẩm
chất hàng tồn kho. Kết quả kiểm kê có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính của
đơn vị. Do đó, trên phương diện kiểm toán báo cáo tài chính, việc tham gia kiểm kê
hàng tồn kho của kiểm toán viên là một thủ tục rất hữu hiệu và quan trọng. Phương
pháp kiểm tra hàng tồn kho đem lại bằng chứng kiểm toán có mức độ tin cậy cao về
các mục tiêu đảm bảo tính hiện hữu, đầy đủ và đánh giá đối với khoản mục hàng tồn
kho.
Thông thường, đơn vị được kiểm toán sẽ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho vào
ngày kết thúc niên độ kế toán như kiểm kê tiền mặt tồn tại quỹ. Tuỳ thuộc vào quy mô
của đơn vị, số lượng hàng tồn kho và số lượng kho mà quy định số lượng kiểm toán
viên tham gia kiểm kê hàng tồn kho. Đối với các đơn vị được kiểm toán có số lượng
kho nhiều và nằm tại các địa điểm khác nhau, công ty kiểm toán nên phân công số
lượng kiểm toán viên thích hợp để tham gia kiểm kê tại mỗi kho để đảm bảo tính đầy
đủ của bằng chứng kiểm toán.
Cũng như kiểm kê tiền tồn quỹ, khi bắt đầu tham gia kiểm kê hàng tồn kho,
kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp chi tiết, đầy đủ danh sách
hàng tồn kho. Tại công ty S&S, kiểm toán viên chứng kiến khách hàng kiểm kê kho và
chọn mẫu một số mặt hàng thực tế so với sổ sách (nhằm đảm bảo yêu cầu về tính đầy
đủ), kiểm tra một số mặt hàng trên sổ sách so với số thực tế (nhằm đảm bảo yêu cầu về
tính hiện hữu). Biên bản kiểm kê hàng tồn kho phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên
quan. Kiểm toán viên chỉ ký nhận vào biên bản kiểm kê mà kiểm toán viên đã chọn
mẫu để kiểm. Kiểm toán viên sẽ giữ một bản để làm bằng chứng cho quá trình kiểm
toán sau này. Đồng thời, kiểm toán viên thu thập khoảng năm phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho cuối cùng xung quanh thời điểm khoá sổ kế toán.
Nếu hàng tồn kho được xác định là trọng yếu trong báo cáo tài chính, nhưng do
khách hàng lưu trữ không trật tự, bảo quản không hợp lý dẫn đến khó khăn trong quá
trình kiểm kê, hoặc khách hàng không tổ chức kiểm kê hàng tồn kho vào ngày kết thúc
năm tài khoá, kiểm toán viên không thể tiến hành các thủ tục thay thế thì kiểm toán
viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần đối với khoản mục hàng tồn kho.
™ Đối với tài sản cố định
Quy trình kiểm kê tài sản cố định cũng tương tự như kiểm kê tiền mặt và hàng
tồn kho. Thông thường, kiểm tra tài sản cố định được tiến hành đồng thời với kiểm kê
hàng tồn kho. Trước tiên, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp danh mục tài
sản cố định. Dựa vào đó, kiểm toán viên có thể xác định đúng tên tài sản cố định. Biên

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 43
bản kiểm kê tài sản cố định phải có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia quá trình kiểm
kê và kiểm toán viên giữ một bản để làm bằng chứng cho quá trình kiểm toán sau này.
Kiểm kê tài sản là nhiệm vụ của đơn vị, kiểm toán viên chỉ tham gia chứng kiến
kiểm kê, do đó không cần tham gia kiểm kê tất cả các tài sản mà chỉ quan sát quy trình
kiểm kê của đơn vị có hợp lý chưa, có dễ dẫn đến sai sót, gian lận không. Nếu thấy
quy trình kiểm kê của đơn vị là hợp lý và nghiêm túc, kiểm toán viên chỉ cần chọn
mẫu ngẫu nhiên một số tài sản trong danh mục để kiểm kê. Riêng đối với tài sản cố
định hữu hình, các nghiệp vụ tăng giảm trong năm thường ít, nên kiểm toán viên nên
kiểm tra toàn bộ.
3.4.4.2 Kiểm tra tài liệu
Kiểm tra tài liệu là phương pháp được kiểm toán viên sử dụng nhiều nhất trong
quá trình kiểm toán, nó chiếm phần lớn thời gian của một cuộc kiểm toán. Tại công ty
kiểm toán S&S, kiểm tra tài liệu được chia làm hai cách:
− Kiểm tra chứng từ gốc lên sổ sách kế toán
− Kiểm tra từ sổ sách kế toán ngược về chứng từ gốc
Hai kỹ thuật này được kiểm toán viên thực hiện xen kẽ, nhưng thông thường
kiểm toán viên kiểm tra từ sổ sách kế toán ngược về chứng từ gốc.
™ Đối với khoản mục tiền mặt tồn tại quỹ
Một số tài liệu mà kiểm toán viên cần thu thập để tiến hành cuộc kiểm toán bao
gồm:
Báo cáo kiểm toán của năm trước: nhằm đảm bảo số dư đầu kỳ trên báo cáo tài
chính phải đúng với số dư cuối kỳ năm trước đã được kiểm toán. Trường hợp đơn vị
được kiểm toán là khách hàng mới, kiểm toán viên phải mượn báo cáo kiểm toán năm
trước của đơn vị, sao chép lại và lưu vào hồ sơ để kiểm tra, đối chiếu. Việc kiểm tra
này cũng được thực hiện với tất cả các khoản mục còn lại trên bảng cân đối kế toán và
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Kiểm toán viên cần thu thập biên bản kiểm kê tiền mặt tồn tại quỹ của đơn vị có
đầy đủ chữ ký của thủ quỹ, kế toán trưởng và người đại diện hợp pháp của đơn vị cũng
như thời gian, địa điểm tiến hành kiểm kê. Kiểm toán viên lưu vào hồ sơ kiểm toán để
đối chiếu với số dư tiền mặt tồn tại quỹ cuối kỳ trên sổ sách kê toán.
Sổ quỹ tiền mặt: kiểm toán viên cần thu thập sổ quỹ tiền mặt của đơn vị, đọc
lướt qua để kiểm tra các nghiệp vụ bất thường, các giao dịch có giá trị lớn và kiểm tra
đối chiếu chứng từ gốc.
Chứng từ gốc: kiểm toán viên thường chọn mẫu là vài tháng bất kỳ (thông
thường là những tháng có phát sinh lớn), mỗi tháng chọn mẫu một số nghiệp vụ có
phát sinh lớn để kiểm tra, đối chiếu chứng từ gốc.
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 44
™ Đối với khoản mục tiền gửi ngân hàng
Kiểm toán viên thu thập các bằng chứng sau:
Thư xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng của đơn vị vào ngày cuối niên độ kế
toán.
Nếu không có thư xác nhận của ngân hàng, kiểm toán viên thu thập bản sao kê
tài khoản ngân hàng vào thời điểm ngày kết thúc năm tài khoá. Nếu có sự chênh lệch
giữa thư xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng cuối kỳ với sổ sách, kiểm toán viên yêu
cầu đơn vị giải thích, có thể là lỗi của ngân hàng hay lỗi của đơn vị được kiểm toán.
Nếu số chênh lệch nhỏ thì kiểm toán viên bỏ qua, ngược lại nếu số chênh lệch lớn thì
kiểm toán viên đề nghị bút toán điều chỉnh.
™ Đối với tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển là khoản tiền mà vào ngày kết thúc niên độ kế toán đơn vị
nhận được (do khách hàng thanh toán) mà chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng,
hoặc do đơn vị nộp tiền vào ngân hàng nhưng rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ hoặc những
khoản tiền đơn vị đã ghi uỷ nhiệm chi nhưng chưa nhận được giấy báo nợ của ngân
hàng, vv…
Kiểm toán viên cần thu thập giấy nộp tiền ngân hàng của đơn vị vào ngày đầu
tiên của niên độ sau, giấy báo có của ngân hàng. Kiểm toán viên phải kiểm tra số tiền,
nội dung trên chứng từ.
™ Đối với các khoản phải thu khách hàng và doanh thu
Kiểm toán viên cần thu thập các tài liệu sau:
Báo cáo khách hàng theo tuổi nợ: kiểm toán viên cần kiểm tra việc cộng dọc,
cộng ngang trên bảng kê; đối chiếu số dư đầu kỳ trên bảng kê với số dư cuối kỳ trên
báo cáo kiểm toán năm trước; đối chiếu số tổng cộng trên bảng kê với số dư trên sổ
cái.
Hoá đơn bán hàng: tuỳ theo mức độ hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại
đơn vị được kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ lựa chọn mẫu thích hợp để kiểm tra.
Chọn mẫu các trường hợp hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán hoặc biên bản
huỷ hoá đơn có giá trị lớn để tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý.
Đối chiếu đơn với bảng kê doanh thu đề đáp ứng mục tiêu đầy đủ và trình bày.
Đồng thời đối chiếu hoá đơn với tờ khai thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Kiểm tra hoá đơn các ngày trước và sau niên độ (thường là năm hoá đơn) để
kiểm tra việc chia cắt niên độ tại đơn vị.
Bảng kê doanh thu theo mặc hàng, theo loại hình dịch vụ, theo tháng, theo
quý… để kiểm tra cộng dọc, cộng ngang trên bảng kê.
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 45
Bảng kê các khoản điều chỉnh như chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trả lại,
giảm giá hàng bán, v.v… để đối chiếu, kiểm tra nhằm đảm bảo tính tuân thủ các chính
sách của đơn vị.
™ Đối với hàng tồn kho
Biên bản kiểm kê hàng tồn kho, danh mục hàng tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn:
kiểm toán viên cần đối chiếu số liệu giữa các báo cáo này, đồng thời tìm hiểu và xem
xét việc thực hiện nhất quán các phương pháp tính giá xuất kho và sự phù hợp với
chính sách kế toán hiện hành.
Kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc mua hàng như: đơn đặt hàng, hoá
đơn giá trị gia tăng của người bán, biên bản giao nhận, phiếu nhập kho, tờ khai hải
quan, vận đơn, v.v… xem có khớp với báo cáo xuất nhập tồn hay không. Khi kiểm tra
cần chú ý các thông tin trên chứng từ này xem có đúng tên, địa chỉ, mã số thuế, tên
hàng, mã hàng, số lượng hàng hay không. Việc chọn mẫu một số nghiệp vụ có phát
sinh lớn và bất thường để kiểm tra và đối chiếu với sổ chi tiết hàng tồn kho.
Kiểm tra các chứng từ có liên quan đến viêc bán hàng như: đơn đặt hàng của
khách hàng, giấy chấp nhận bán chịu, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, hoá đơn bán
hàng, tờ khai hải quan,v.v… Cách thức kiểm tra cũng tương tự như việc kiểm tra
chứng từ liên quan đến việc mua hàng nhập kho.
Để kiểm tra việc phân kỳ các nghiệp vụ có liên quan đến hàng tồn kho, kiểm
toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp chứng từ của các nghiệp vụ mua và bán trong
khoảng thời gian trước và sau thời điểm kết thúc niên độ kế toán (thường là năm bộ
chứng từ).
™ Đối với tài sản cố định
Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp bảng tổng hợp tài sản
cố định, chi tiết các phát sinh tăng trong kỳ, giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ của nguyên
giá, khấu hao luỹ kế và gái trị còn lại theo từng nhóm tài sản. Kiểm toán viên cộng
tổng và đối chiếu với sổ cái.
Dựa vào bảng tính khấu hao tài sản cố định, kiểm toán viên cộng ngang, cộng
dọc và đối chiếu với sổ cái, với bảng tính lại khấu hao do kiểm toán viên lập, xem xét
nếu có sự chênh lệch, nhằm đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với quy định hiện hành.
Từ bảng tổng hợp tài sản cố định, kiểm toán viên chọn mẫu kiểm tra chứng từ
gốc các nghiệp vụ ghi tăng tài sản cố định nhằm kiểm tra sự hiện hữu, quyền sở hữu rõ
ràng, chính xác của tài sản cố định như hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận, biên
bản nghiệm thu và hoá đơn giá trị gia tăng. Thông thường, tài sản cố định phát sinh
trong năm ít nên kiểm toán viên sẽ kiểm 100% tài sản cố định phát sinh trong kỳ.
Đồng thời, kiểm toán viên kiểm tra cần kiểm tra xem có bất kỳ nghiệp nào ghi tăng tài
sản cố định mà không đáp ứng đầy đủ điều kiện ghi tăng tài sản cố định không.
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 46
Để kiểm tra các tài sản cố định đơn vị có đem đi cầm cố, thế chấp, cho thuê hay
không, trước hết kiểm toán viên phỏng vấn những người trong nội bộ đơn vị có các tài
sản thuộc dạng như vậy không. Nếu có, kiểm toán viên sẽ kiểm tra hợp đồng cầm cố,
cho thuê, v.v… và kiểm tra thư xác nhận ngân hàng về các tài sản cầm cố, thế chấp.
™ Đối với khoản phải trả nhà cung cấp
Bảng liệt kê chi tiết các khoản phải trả trước cuối kỳ, nhằm đối chiếu số tổng
cộng trên báo cáo này với số dư trên sổ cái và sổ chi tiết của đơn vị tại thời điểm khoá
sổ kế toán. Nếu số liệu trên báo cáo khác với số liệu trên sổ sách, kiểm toán viên hỏi
đơn vị, tìm hiểu nguyên nhân và đề nghị bút toán điều chỉnh thích hợp. Đồng thời,
kiểm toán viên phải kiểm tra việc trình bày công bố các khoản phải trả trên báo cáo tài
chính.
Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản các khoản phải trả người bán: kiểm toán viên
cần đọc nội dung của các nghiệp vụ để tìm hiểu nếu có nghiệp vụ bất thường và tìm
hiểu các nghiệp vụ bất thường đó.
Bảng kê tổng hợp công nợ đến ngày kết thúc niên độ để đối chiếu số dư phải trả
nhà cung cấp với thu xác nhận công nợ.
Kiểm tra các chứng từ gốc nhằm tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được
ghi nhận (nhằm đảm bảo cơ sở dẫn liệu hiện hữu). Kiểm toán viên cần kiểm tra các
hoá đơn chưa thanh toán và việc thanh toán sau niên độ cho những hoá đơn phát sinh
trong niên độ kế toán trước từ ngày kết thúc niên độ cho đến ngày kiểm toán.
™ Đối với khoản mục chi phí
Sổ chi tiết các tài khoản chi phí: kiểm toán viên sẽ kiểm tra bản chất của các chi
phí dựa vào sổ chi tiết của các khoản chi phí, sau đó cộng tổng trên sổ chi tiết và đối
chiếu với số dư trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu có sự chênh lệch,
kiểm toán viên yêu cầu đơn vị giải trình về khoản chênh lệch trên, và đề nghị bút toán
điều chỉnh nếu cần thiết.
Đối với các khoản chi phí đặc biệt như chi phí thuê nhà, thuê đất, phí thuê dịch
vụ tư vấn pháp lý, kiểm toán viên cần thu thập, kiểm tra hợp đồng, hoá đơn, chứng từ
thanh toán.
Thông thường, kiểm toán viên công ty S&S không kiểm hết 100% các khoản
chi phí mà chỉ chọn mẫu và kiểm tra khoản từ 70% đến 80% tổng chi phí phát sinh.
Kiểm toán viên sẽ thu thập và lập bảng kê chi phí theo tháng, từ đó kiểm toán viên có
thể kiểm tra các khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cũng như những
khoản chi phí có biến động bất thường. Khi kiểm tra, cần xem xét kỹ việc phân kỳ của
các chi phí. Căn cứ vào mức độ trọng yếu của khoản mục đó để đề nghị bút toán điều
chỉnh.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 47
Đối với khoản mục chi phí, công ty S&S thường thực hiện kiểm tra chéo với
các khoản mục khác như khoản mục khấu hao tài sản cố định, khoản mục phân bổ chí
phí trả trước… để giảm thiểu các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Minh hoạ kiểm tra tài liệu khi kiểm toán tài sản cố định

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S Tên Ngày


Thực
Tên khách hàng: Spring Fashion Khánh Linh 01/03/12
hiện
Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Senior
Manager
Partner
Nội dung: Kiểm tra nguyên giá TSCĐ

Kiểm tra 100% đối với phát sinh ít trong năm


Kiểm tra chọn mẫu:
Giá trị lớn, bất thường, thanh lý
Lý do chọn mẫu:
TSCĐ

Chứng từ
Nội dung TKĐƯ Số tiền Ghi chú
Số Ngày
000064 11/08/2011 Máy dập khung 331 136,363,636 9
001258 20/09/2011 Thiết bị PCCC 331 21,400,000 9
002396 25/11/2011 Hệ thống camera 331 52,091,500 9
001249 01/11/2011 Máy may một kim 331 180,000,000 9
Total
389,855,136
9: Đã kiểm tra chứng từ gốc: hoá đơn VAT, hợp đồng mua bán, biên bản nghiệm thu

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 48
Minh hoạ kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S Tên Ngày


Tên khách hàng: Spring Fashion Thực hiện N.Lan 01/03/12
Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Senior T.Mai
Nội dung: Doanh thu
Bước công việc: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu

Kiểm tra 05 hóa đơn bán hàng, vận đơn, phiếu xuất kho, hợp đồng của các lô hàng
được bán trước và sau ngày khoá sổ kế toán 31/12/2011

Kiểm tra các lô hàng bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán phát sinh sau ngày khóa
sổ kế toán

Đánh giá ảnh hưởng của các lô hàng bị trả lại và giảm giá hàng bán đến doanh thu đã
ghi nhận trong kỳ kế toán

Ghi
Chứng từ Số tiền
Nội dung TKĐƯ chú
Code Số Ngày Nợ Có

SP/11P 000060 15/12/2011 Gia công hàng 131 1,768,555,993 9

SP/11P 000061 16/12/2011 Gia công hàng 131 136,671,473 9

SP/11P 000062 20/12/2011 Gia công hàng 131 231,586,981 9

SP/11P 000063 27/12/2011 Gia công hàng 131 46,022,850 9

SP/11P 000064 27/12/2011 Bán vải vụn 131 37,291,725 9

SP/11P 000065 06/01/2012 Gia công hàng 131 831,143,250 9

SP/11P 000066 16/01/2012 Gia công hàng 131 83,114,325 9

SP/11P 000067 19/01/2012 Bán hàng hoá 131 325,621,314 9

9: Đã kiểm tra hoá đơn VAT, phiếu xuất kho, vận đơn và hợp đồng kinh tế

Nhận xét:
- Doanh thu được ghi nhận đúng kỳ

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 49
Minh hoạ việc thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S Tên Ngày


Tên khách hàng: DS VINA Thực hiện K.Linh 21/02/12
Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Senior M.Anh

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU - TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG


Nội dung:
ĐƯƠNG TIỀN

31/12/2011 31/12/2011 31/12/2010


TK DIỄN GIẢI
Trước KT Sau KT Sau KT

111 Tiền mặt 76,222,403 76,222,403 727,569,685


1111 Tiền mặt VND 76,222,403 76,222,403 727,569,685
1112 Tiền Tiền mặt ngoại tệ - -
112 Tiền gửi ngân hàng 4,795,723,792 3,293,622,567 5,905,564,180
1121 Tiền gởi ngân hàng VND 1,507,592,646 5,491,421 -
Tiền gởi ngân hàng
1122 3,288,131,146 3,288,131,146 -
USD
128 Đầu tư tài chính ngắn hạn - 1,502,101,225 -

Tổng cộng 4,871,946,195 4,871,946,195 6,633,133,865


c/c TB, GL XXX PY
Ghi chú:
TB, GL : Khớp với số liệu trên bảng cân đối phát sinh và sổ cái

PY: Khớp với số liệu BCTC năm trước đã được kiểm toán

c/c : Đã kiểm tra việc cộng tổng và đồng ý

XXX: Tham chiếu đến BCTc đã được kiểm toán

3.2.5 QUAN SÁT


Kiểm toán viên thường tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua
phương pháp quan sát quá trình thực hiện tại đơn vị được kiểm toán. Phương pháp
quan sát được kiểm toán viên áp dụng trong suốt quá trình kiểm toán, từ giai đoạn lập
kế hoạch, thực hiện cho đến giai đoạn kết thúc kiểm toán.
™ Đối với quan sát kiểm kê hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một khoản mục trọng yếu của đa số các đơn vị. Do tầm quan
trọng của hàng tồn kho mà công ty S&S đã đưa ra hướng dẫn chung cho việc quan sát
và kiểm kê hàng tồn kho.Việc quan sát và tham gia kiểm kê hàng tồn kho cung cấp
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 50
cho kiểm toán viên bằng chứng có độ tin cậy cao, giúp đảm bảo được tính hiện hữu,
đầy đủ và đánh giá khoản mục hàng tồn kho.
™ Đối với thủ tục kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán
Sau khi điều tra các thủ tục nội bộ, kiểm toán viên tiến hành quan sát quy trình
thực hiện các thủ tục nội bộ, kiểm toán viên tiến hành quan sát quy trình thực hiện các
thủ tục này tại đơn vị khách hàng. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần chú ý thủ tục quan
sát chỉ có ý nghĩa ngay tại thời điểm quan sát.
Minh hoạ phương pháp quan sát được thực hiện tại công ty Kiểm toán S&S
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S Tên Ngày
Thực hiện N.Hoà 31/12/11
Tên khách hàng: CÔNG TY I HOA CHEMICAL
Senior Hà Vi
Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Manager

Nội dung: PHIẾU KIỂM KÊ HÀNG TỒN KHO Partner

A. MỤC TIÊU
Giúp KTV đánh giá hiệu quả thủ tục kiểm kê HTK của đơn vị; Đảm bảo rằng các thủ
tục này được tuân thủ trong suốt quá trình kiểm kê nhằm xác định đầy đủ, chính xác số lượng
HTK; Thông qua việc quan sát kiểm kê để thu thập thông tin về tình trạng của HTK như:
hàng lỗi thời, chậm luân chuyển, hàng hư hỏng, giảm giá, hàng gửi bên thứ 3, hàng nhận giữ
hộ,...
B. CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
B.1. Các thông tin chung:

Ngày kiểm kê: 31/12/2011

Ấp 1A, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình


1. Địa điểm kiểm kê:
Dương
2.
KTV tham gia kiểm kê: Nguyễn Thị Ngọc Hoà
3.
Thành viên DN tham gia kiểm kê/Chức vụ Lưu Thị Liên/ Kế toán trưởng
4.
Đối tượng kiểm kê: Hàng thành phẩm tồn kho

Mô tả tính chất, đặc điểm của đối tượng Mousse khối, nhiều kích thước khác
5.
kiểm kê: nhau

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 51
B.2 Các thủ tục kiểm tra, đánh giá
Không
Tham
Có Không áp
chiếu
dụng
Tổng quan
1. Đơn vị có lập kế hoạch kiểm kê. ; … …
2. Đơn vị có tài liệu hướng dẫn quy trình/cách thức
… ; …
kiểm kê.
3. Các thủ tục trong tài liệu hướng dẫn kiểm kê là
phù hợp để đảm bảo:
- Đếm và ghi lại đầy đủ số lượng HTK quan
; … …
sát thực tế
- Xác định chính xác số lượng HTK ; … …
- Xử lý các khác biệt về đơn vị đo lường thực
; … …
tế và đơn vị ghi sổ kế toán
- Xác định đầy đủ các mặt hàng hỏng, lỗi thời
; … …
hoặc không sử dụng
- Xác định đầy đủ các loại HTK của đơn vị
; … …
khác gửi hoặc HTK gửi tại đơn vị khác
4. Khách hàng đã tuân thủ quy trình kiểm kê theo
; … …
tài liệu hướng dẫn
Kiểm kê hiện vật
5. KIỂM TOÁN VIÊN đã quan sát tổng quát kho
hàng, nhận diện các chủng loại HTK của DN và ; … …
khu vực bảo quản, lưu trữ
6. HTK đã được sắp xếp một cách thuận tiện cho
… ; …
việc kiểm kê
7. Việc kiểm soát sản xuất và luân chuyển HTK
; … …
trong quá trình kiểm kê được thực hiện đầy đủ
8. Các khoản mục HTK không kiểm kê đã được
; … …
sắp xếp tách riêng
9. KIỂM TOÁN VIÊN đã quan sát quy trình kiểm
kê của DN và nhận thấy quy trình kiểm kê đó
… ; …
được thực hiện nghiêm túc, đảm báo tính chính
xác
10. KIỂM TOÁN VIÊN đã thực hiện chọn mẫu và
kiểm đếm lại một số loại HTK để xác định tính ; … …
chính xác của thủ tục kiểm kê của DN
11. Các chênh lệch kiểm kê đã được xác định kịp
thời và nguyên nhân chênh lệch đã được giải ; … …
thích hợp lý

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 52
12. DN có giám sát và kiểm tra quá trình kiểm kê
; … …
13. Sản phẩm dở dang đã được xác định hợp lý theo
… … ;
tỷ lệ phần trăm hoàn thành
14. KIỂM TOÁN VIÊN đã quan sát toàn bộ cuộc
kiểm kê để đảm bảo tất cả các khoản mục HTK ; … …
đều được kiểm kê

3.2.6 ĐIỀU TRA


Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thu thập các thông
tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, cụ thể như: ngành nghề và
hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, các bên liên quan
và nghĩa vụ pháp lý… Đối với khách hàng thường niên, tất cả các thông tin này
thường lưu trong hồ sơ kiểm toán thường trực, nên việc kiểm toán viên cần làm là cập
nhập các thông tin trên nếu có thay đổi.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, nếu phát hiện các nghiệp vụ bất thường,
kiểm toán viên thực hiện phỏng vấn kế toán trưởng đơn vị được kiểm toán để tìm hiểu
nguyên nhân.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên phỏng vấn đơn vị được
kiểm toán về các sự kiện phát sinh sau niên độ.
Như vậy, kỹ thuật phỏng vấn được kiểm toán viên áp dụng trong suốt quá trình
kiểm toán, từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đến giai đoạn hoàn thành kiểm toán và
được áp dụng cho tất cả các phần hành. Kiểm toán viên cần chuẩn bị trước những nội
dung cần trao đổi và phải luôn thể hiện thái độ hoà nhã, thân thiện trong suốt quá trình
phỏng vấn.
Tuy nhiên, thực tế chỉ đối với các cuộc kiểm toán với khách hàng mới thì công
ty Kiểm toán S&S mới sử dụng bảng câu hỏi này để thuận lợi trong việc tìm hiểu
thông tin về khách hàng. Và mức độ sử dụng cũng không cao, thời gian trung bình
kiểm toán tại đơn vị khách hàng là 2-4 ngày, vì thời gian hạn chế nên hầu hết các cuộc
kiểm toán đều dựa trên ý kiến của kiểm toán viên chính. Còn đối với những khách
hàng thường niên, nhóm kiểm toán luôn có các kiểm toán viên đã kiểm toán cho đơn
vị kỳ trước. Việc dựa vào kinh nghiệm từ các cuộc kiểm toán trước giúp cho kiểm toán
viên nhanh chóng thu thập được thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 53
Minh hoạ phương pháp điều tra tại công ty Kiểm toán S&S

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S A5

Tên khách hàng: CÔNG TY EHWA VINA Tên Ngày


Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Thực hiện N.Hoà 5/1/12
Senior T.Thuý
Nội dung: CHU TRÌNH SẢN XUẤT

Chu trình sản xuất:

Thép Æ duỗi thẳng theo yêu cầu sản xuất Æ cắt ngắn Æ tẩm thuốc Æ sấy nóng Æ
thành phẩm Æ đóng gói

Nhận xét: Chu trình sản xuất trên một dây chuyền khép kín, liên tục nên không có sản
phẩm dở dang

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 54
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Nhận xét
™ Ưu điểm
Chương trình kiểm toán tại công ty S&S được soạn thảo bởi những kiểm toán
viên có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm phù hợp với chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam và Quốc Tế. Hơn nữa từ năm 2012, chương trình kiểm toán của công ty
S&S áp dụng theo chương trình mẫu của VACPA nên đảm bảo cho việc thu thập bằng
chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của cuộc kiểm
toán và từng khách hàng mà kiểm toán viên lựa chọn các phương pháp thu thập bằng
chứng kiểm toán phù hợp nhất. Cụ thể:
Mọi thủ tục kiểm toán đều được lập riêng cho từng khoản mục trên báo cáo tài
chính với mục đích thu thập bằng chứng cho từng mục tiêu kiểm toán riêng biệt.
Trong các cuộc kiểm toán, các thành viên trong nhóm kiểm toán thường xuyên
phối hợp với nhau để giảm thiểu phần công việc mà người khác đã làm. Ví dụ: khi
kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng, kiểm toán viên có thể dựa vào kết quả
khoản mục hàng tồn kho trong việc xác định số lượng hàng hoá đã bán ra trong năm,
trên cơ sở đó ước tính được doanh thu bán hàng trong kỳ. Mặt khác, kết quả kiểm toán
doanh thu bán hàng cũng được sử dụng khi kiểm toán thuế giá trị gia tăng đầu ra vì
giữa doanh thu bán hàng và thuế giá trị gia tăng đầu ra có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau.
Đối với phương pháp quan sát và phỏng vấn
Kiểm toán viên đã thực hiện phỏng vấn theo từng giai đoạn rất cụ thể và rõ
ràng, đã thiết lập được bảng câu hỏi khá chi tiết và tập trung các vấn đề được coi là
quan trọng có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính được kiểm toán, từ đó có thể đánh
giá được rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, giúp kiểm toán viên thuận lợi trong việc
thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau này. Đồng thời, phương pháp quan sát giúp
kiểm toán viên có cái nhìn sơ bộ về khách hàng, thuận tiện cho việc thực hiện các
phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán. Không chỉ thực hiện khi bước đầu trong
giai đoạn lập kế hoạch mà việc quan sát, phỏng vấn này đã được thực hiện rất linh hoạt
trong suốt quá trình kiểm toán, nhất là giai đoạn thực hiện kiểm toán chính thức, đôi
khi có thể được thực hiện do nhu cầu phát sinh khi kiểm toán viên quan sát thấy những
dấu hiệu bất thường, có nhiều vấn đề phát sinh cần tìm hiểu, nhưng các kiểm toán viên
của công ty S&S đã biết cách vận dụng rất hiệu quả.
Đối với phương pháp xác nhận
Công ty kiểm toán S&S đã lập mẫu các thư xác nhận phù hợp cho từng mục
đích và trường hợp (thư xác nhận dạng đóng hay dạng mở). Đồng thời, kiểm toán viên
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 55
đã rất linh hoạt trong các tình huống. Ví dụ như khi không nhận được đầy đủ thư xác
nhận số dư các khoản phải thu khách hàng, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục thay
thế như kiểm tra các chứng từ thanh toán sau niên độ.
Đối với việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Thường khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ dựa vào
bảng câu hỏi được thiết kế trong chương trình kiểm toán. Bảng câu hỏi này là chung
cho mọi loại hình doanh nghiệp. Và điều này đã gây ra sự không hợp lý, mỗi doanh
nghiệp có những đặc thù riêng, các câu hỏi có thể sẽ là không chính xác đối với doanh
nghiệp đó. Khách hàng sẽ trả lời những câu hỏi đó mang xu hướng tốt lên cho doanh
nghiệp mình.
Đối với phương pháp kiểm tra tài liệu

Việc kiểm tra tài liệu khá chi tiết giúp kiểm toán viên phát hiện ra các sai sót.

Đối với phương pháp tính toán lại

Áp dụng kỹ thuật tính toán phù hợp cho từng đối tượng. Trong mỗi cuộc kiểm
toán, các kiểm toán viên đều được trang bị mỗi người một máy tính xách tay, sử dụng
phần mềm ứng dụng trên Excel đối với các tài khoản phải tính toán nhiều và phức tạp.
Do đó, phương pháp tính toán lại luôn được sử dụng hiệu quả và mang lại kết quả
chính xác và nhanh chóng, nhờ đó mà kiểm toán viên có thể tiết kiệm được thời gian.
Ngoài ra, công ty S&S cũng có quy định rõ việc phân công nhiệm vụ giữa các
thành viên nhóm kiểm toán trong cuộc kiểm toán. Theo đó, những khoản mục cần phải
thực hiện những phép tính, kiểm tra phức tạp sẽ được giao cho nhóm trưởng hay
những người có kinh nghiệm thực hiện. Các thành viên còn lại sẽ thực hiện kiểm tra,
tính toán những khoản mục có tính chất đơn giản hơn, ít xảy ra sai sót. Như vậy hiệu
quả của cuộc kiểm toán được nâng cao và hạn chết được tối đa rủi ro kiểm toán có thể
xảy ra.
Bên cạnh đó, việc thu thập bằng chứng kiểm toán mang lại hiệu quả cũng nhờ
một phần vào quy định về các trình bày, lưu trữ hồ sơ kiểm toán. Các bước thực hiện
trong thủ tục kiểm toán cũng được ghi chép lại rõ ràng. Mỗi kiểm toán viên sẽ chịu
trách nhiệm thu thập các loại bằng chứng liên quan đến phần hành mà mình thực hiện
và đánh tham chiếu. Những quy định này đã giúp cho việc sử dụng bằng chứng kiểm
toán thuận tiện hơn. Các hồ sơ làm việc còn được sử dụng cho các cuộc kiểm toán của
những năm tới, vì vậy việc trình bày một cách rõ ràng sẽ tạo điều kiện để kiểm toán
viên năm sau dễ nắm bắt tình hình của khách hàng.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 56
™ Hạn chế:
Bên cạnh các ưu điểm mà công ty kiểm toán S&S có được, thì cũng tồn tại
những mặt hạn chế. Có thể vì các lợi ích khác nhau, các doanh nghiệp cố tình che giấu
những sai sót cũng như các gian lận dẫn đến những khó khăn không nhỏ trong việc thu
thập bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên. Bên cạnh đó sự thiếu hợp tác của bên
thứ ba cũng gây khó khăn trong việc xác nhận số dư cuối kỳ. Sự cạnh tranh về phí
kiểm toán giữa các công ty kiểm toán ít nhiều cũng mang lại những hạn chế nhất định
trong việc thu thập bằng chứng. Mặt khác áp lực về công việc và thời gian dẫn đến
việc thu thập bằng chứng của kiểm toán viên bị giảm tính thuyết phục. Cụ thể:
Đố với phương pháp quan sát
Với kỹ thuật quan sát, điều tra, các bảng câu hỏi được sử dụng nhằm đánh giá
về hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát,…. Tuy nhiên, không
phải ở bất kỳ cuộc kiểm toán nào, kiểm toán viên cũng thực hiện phương pháp trên. Có
nhiều cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đã bỏ qua công việc này, khiến cho cuộc kiểm
toán không tập trung vào các vấn đề trọng tâm từ giai đoạn lập kế hoạch. Từ đó, kiểm
toán viên sẽ không khoanh vùng được rủi ro, tốn nhiều thời gian và gặp nhiều khó
khăn khi thực hiện cuộc kiểm toán.
Đối với phương pháp kiểm tra vật chất
Vì các lý do khác nhau mà kiểm toán viên ít khi tham gia kiểm kê vào ngày kết
thúc niên độ, có thể do sức ép bởi thời gian và chi phí. Việc kiểm kê mà kiểm toán
viên công ty S&S thực hiện cũng được tiến hành tương đối tốt song chưa đạt tới mức
hiệu quả cao như ưu điểm kiểm tra vật chất đem lại.
Ngoài ra, mẫu kiểm kê tiền mặt tồn quỹ của Công ty S&S không có mục đối
chiếu với sổ quỹ do thủ quỹ của đơn vị được kiểm toán ghi chép.
Đối với phương pháp phân tích
Trong hầu hết các cuộc kiểm toán ít khi được kiểm toán viên thể hiện trên giấy
tờ làm việc, mà chủ yếu là do trưởng nhóm kiểm toán phân tích, vì vậy các thành viên
trong nhóm kiểm toán sẽ không có thông tin về việc phân tích. Mặc dù khi các thành
viên phụ trách khoản mục nào cũng có sự phân tích cho khoản mục mà mình kiểm
toán nhưng mức độ áp dụng phương pháp này còn nhiều hạn chế. Hầu như trong các
cuộc kiểm toán, phương pháp phân tích chỉ được sử dụng theo xét đoán của kiểm toán
viên. Thêm vào đó, phương pháp phân tích tỷ số chưa được sử dụng phổ biến ở Việt
Nam, việc thống kê số liệu ngành chưa sát với thực tế, hầu hết chỉ thực hiện phân tích
xu hướng và kiểm tra tính hợp lý nhưng vẫn chưa thống nhất giữa các kiểm toán viên.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 57
Đối với phương pháp kiểm tra tài liệu
Ở mỗi cuộc kiểm toán, việc lựa chọn các tài liệu cần thu thập và tiến hành kiểm
tra các tài liệu đó lại phụ thuộc vào sự xét đoán riêng của kiểm toán viên.
Đối với phương pháp quan sát
Kỹ thuật quan sát chủ yếu được thực hiện theo chủ quan của từng nhân viên
kiểm toán và đôi lúc là do ngẫu nhiên trong quá trình kiểm toán. Do đó, hiệu quả mà
kỹ thuật này đem lại trong mỗi cuộc kiểm toán thường là khác nhau và tuỳ thuộc nhiều
vào khả năng quan sát của kiểm toán viên, ít thể hiện trên giấy làm việc.
Đối với phương pháp xác nhận
Thực tế, khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, một số thư xác nhận công
nợ không được bên thứ ba gửi trực tiếp cho kiểm toán viên, mà lại phúc đáp về công ty
được kiểm toán. Lúc này, kiểm toán viên của công ty S&S không thực hiện kỹ thuật
xác nhận nữa mà chỉ thu thập các bản xác nhận đó, kiểm tra tính khớp đúng và có đầy
đủ tính pháp lý thì chấp nhận với kết quả đó và lưu bản photo vào hồ sơ làm việc của
mình. Rủi ro kiểm toán sẽ cao nếu trường hợp có sự thông đồng giữa đơn vị được
kiểm toán với một hoặc nhiều các bên liên quan trong việc xác nhận số dư đó. Thêm
vào đó, trong thư xác nhận hàng gởi ở bên thứ ba của khoản mục hàng tồn kho, kiểm
toán viên chỉ chú trọng đến việc kiểm tra số lượng hàng gởi chứ không chú trọng đến
việc kiểm tra đến chất lượng hàng gởi, điều này sẽ vi phạm cơ sở dẫn liệu đánh giá đối
với khoản mục hàng tồn kho.
Đối với cách thức chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu mà kiểm toán viên công ty S&S thường áp dụng nhiều
là phương pháp chọn mẫu phi thống kê. Do đó kiểm toán viên chỉ căn cứ vào nhận
định nghề nghiệp của mình để từ kết quả của mẫu suy rộng kết quả của tổng thể. Việc
suy rộng ra kết quả tổng thể không sử dụng công thức toán học thống kê nào. Căn cứ
vào phán đoán của kiểm toán viên để đưa ra kết luận tổng thể do đó có một phần hạn
chế là rủi ro chọn mẫu phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm của
kiểm toán viên, do công ty S&S không có chương trình phần mềm chọn mẫu nên kiểm
toán viên thường chọn các nghiệp vụ phát sinh lớn để kiểm tra.
Đối với đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Thường khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ dựa vào
bảng câu hỏi được thiết kế trong chương trình kiểm toán. Bảng câu hỏi này là chung
cho mọi loại hình doanh nghiệp. Và điều này đã gây ra sự không hợp lý, mỗi doanh
nghiệp có những đặc thù riêng, các câu hỏi có thể sẽ là không chính xác đối với doanh
nghiệp đó. Khách hàng sẽ trả lời những câu hỏi đó mang xu hướng tốt lên cho doanh
nghiệp mình.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 58
Một số hạn chế khác
Kiểm toán viên chưa áp dụng được nhiều kỹ thuật thu thập bằng chứng cho giai
đoạn hoàn thành kiểm toán.
Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA mà công ty kiểm toán S&S áp dụng
giúp cho kiểm toán viên chủ động trong quá trình làm việc, tuy nhiên với những trợ lý
kiểm toán viên mới vào nghề, điều này làm cho họ bối rối vì chưa có kinh nghiệm, làm
mất nhiều thời gian hướng dẫn của trưởng nhóm.
Bên cạnh đó, kiểm toán viên gặp các khó khăn như:
Khách hàng tỏ thái độ không chịu hợp tác với kiểm toán viên, họ không trả lời
các câu hỏi của kiểm toán viên hoặc tỏ thái độ khó chịu khi trả lời.
Khách hàng cung cấp bằng chứng không đầy đủ làm thời gian thu thập bằng
chứng kiểm toán tăng lên do phải chờ đợi từ khách hàng.
Có những khách hàng trong năm thường xuyên thay đổi nhân sự phòng kế toán
dẫn đến tình trạng là họ không nắm rõ về tình hình của đơn vị cũng như là không có sự
thống nhất trong cách hạch toán, ghi chép và trình bày sổ sách kế toán. Vì vậy, kiểm
toán viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin và bằng chứng kiểm toán
cần thiết.
Trình độ của kế toán tại đơn vị được kiểm toán còn hạn chế, do đó khi thực hiện
các kỹ thuật điều tra, quan sát kiểm toán viên không tìm được sự giải trình thoả đáng
hoặc số liệu kế toán cung cấp có sự chênh lệch, bị sai sót làm cho thời gian kiểm toán
tăng lên và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng phải nhiều hơn.
Trong mùa kiểm toán, do có quá nhiều khách hàng và áp lực về thời gian hoàn
thành hợp đồng kiểm toán mà một số hồ sơ kiểm toán không được trình bày đầy đủ
theo các phần quy định. Một số cuộc kiểm toán không được chuẩn bị trước chương
trình kiểm toán mà căn cứ vào chương trình kiểm toán năm trước, do đó chưa cập nhật
hết những thay đổi làm tăng thêm thời gian thực hiện kiểm toán.
Ngoài ra, công ty kiểm toán S&S thường xuyên thay đổi nhân sự, trợ lý kiểm
toán viên trong nhóm kiểm toán hay thay đổi nên khi họ thực hiện kiểm toán gặp nhiều
khó khăn. Mất nhiều thời gian trong việc hỏi người trợ lý kiểm toán viên nhiệm kỳ
trước hoặc họ không biết được những tài khoản nào mà khách hàng thường xảy ra sai
sót để tập trung vào phần đó.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 59
4.2 Kiến nghị
Có thể nói, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có vai trò vô cùng quan
trọng đối với sự thành công của cuộc kiểm toán và rộng hơn là uy tín của công ty kiểm
toán. Hoàn thiện các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, để có được bằng
chứng kiểm toán có chất lượng với chi phí giảm, từ đó nâng cao chất lượng kiểm toán,
là cách để công ty kiểm toán S&S mở rộng thị trường ra nước ngoài như mục tiêu của
công ty. Với kiến thức được học tập ở trường và những nghiên cứu của mình, qua đợt
thực tập, nghiên cứu tài liệu tại công ty kiểm toán S&S, em xin được đưa ra một số ý
kiến nhằm hoàn thiện hơn việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Đối với phương pháp quan sát
Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty S&S thực hiện, kỹ thuật
quan sát được sử dụng trong suốt cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, vẫn còn mang tính chất
chủ quan của người quan sát và đôi lúc do ngẫu nhiên trong quá trình thực hiện kiểm
toán. Do đó, công ty S&S nên quy định rõ ràng việc sử dụng kỹ thuật quan sát trong
từng giai đoạn của cuộc kiểm toán, và tập cho các kiểm toán viên công ty S&S có kỹ
năng quan sát tốt, phán đoán các trường hợp có thể xảy ra liên quan đến các khoản
mục trên báo cáo tài chính khi quan sát một hiện tượng nào đó, khi đó cuộc kiểm toán
sẽ trở nên tối ưu hơn và sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
Đối với phương pháp kiểm tra vật chất
Công ty tạo điều kiện và sắp xếp lịch kiểm toán hợp lý để các kiểm toán viên có
thể tham gia chứng kiến việc kiểm kê vào ngày khoá sổ kế toán. Đối với mỗi khoản
mục khác nhau thì công việc kiểm kê cũng được thực hiện khác nhau và theo quy
trình: Chuẩn bị kiểm kê  Thực hiện kiểm kê  kết thúc kiểm kê.
Mẫu biên bản kiểm kê tiền mặt tồn quỹ nên bổ sung mục đối chiếu với số dư sổ
quỹ do thủ quỹ của đơn vị được kiểm toán ghi chép.
Đối với phương pháp phân tích
Thủ tục phân tích trong kiểm toán là phương pháp kiểm toán khá hiệu quả và ít
tốn kém. Thông qua thực hiện các thủ tục phân tích, kiểm toán viên sẽ có cái nhìn
tổng quát về tình hình hoạt động của đơn vị. Từ đó sẽ xác định được các khoản mục
trọng yếu. Trên thực tế, kiểm toán viên thường chỉ thực hiện các thủ tục phân tích một
cách đơn giản, như phân tích sự biến động của kỳ này với kỳ trước. Vì vậy việc đưa ra
kết luận cũng chưa thật chính xác. Thông qua thủ tục phân tích, kiểm toán viên có thể
thấy được tính hợp lý của các chỉ tiêu, và có thể xem xét được mối quan hệ giữa các
chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Ngoài ra, kiểm toán viên không chỉ thể hiện phân
tích tài chính qua các bảng mà có thể thể hiện các chỉ tiêu qua các đồ thị để quan sát và
thấy sự biến động của chúng một cách dễ dàng. Từ đó, kiểm toán viên có thể đưa ra
___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 60
các kết luận và dự đoán một cách hợp lý cho các khoản mục. Theo chuẩn mực kiểm
toán số 520-Quy trình phân tích, khi thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên cũng
cần xem xét tính độc lập và độ tin cậy của các dữ liệu tài chính và nghiệp vụ, ước tính
giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ. Cần tăng cường các thủ tục phân tích về mối quan
hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính cũng như các thủ tục phân tích
đánh giá khái quát tình hình tài chính của đơn vị trong kế hoạch và chương trình kiểm
toán.
Đối với cách thức chọn mẫu
Công ty S&S nên có phần mềm chọn mẫu giúp cho kiểm toán viên thuận lợi
trong việc chọn mẫu, hạn chế được rủi ro chọn mẫu.
Đối với đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội
bộ có quy định: “Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục tìm hiểu hệ thống kế
toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có thể thay đổi tuỳ theo các điều kiện”. Do vậy,
kiểm toán viên có thể điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp với từng loại hình doanh
nghiệp, và thực hiện các câu hỏi mở để có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
một cách chính xác hơn. Tăng cường việc sử dụng các bảng câu hỏi để đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát ở mức tối đa có thể.
Một số kiến nghị khác
Ngoài ra, dù công ty S&S đang sử dụng chương trình kiểm toán mẫu của Hội
kiểm toán viên hành nghề VACPA, nhưng vẫn chưa áp dụng triệt để các biểu mẫu mà
VACPA đưa ra. Do đó, công ty nên có những buổi hướng dẫn giúp các trợ lý kiểm
toán viên hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện và trình bày hồ sơ kiểm toán.
Các trợ lý kiểm toán viên có thể nâng cao kiến thức qua việc nghiên cứu, tham
khảo ý kiến của những kiểm toán viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm, để công việc
thực hiện có thể mang lại hiệu quả cao hơn.
Kiểm toán viên chính nên phân công công việc và lịch đi kiểm toán phù hợp để
giúp cho các kiểm toán viên cũng như trợ lý kiểm toán viên có thời gian để hoàn thành
phần hành của mình.
Công ty kiểm toán S&S nên có chính sách đãi ngộ đối với nhân viên tốt hơn để
có thể tập trung các nhân viên có trình độ chuyên môn cao.

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 61
PHẦN KẾT LUẬN
Ngành kiểm toán tại Việt Nam đã và đang phát triển không ngừng và đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới mang lại cho
chúng ta nhiều cơ hội để thúc đẩy ngành kiểm toán phát triển nhưng cũng không ít
thách thức. Để bắt kịp và hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhu cầu cấp thiết đặt ra là
phải đổi mới lý luận và thực hành trong kiểm toán, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế một
cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện Việt Nam để đạt mục tiêu làm trong sạch và
lành mạnh nền kinh tế.
Để phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải dựa trên các bằng chứng
kiểm toán đã thu thập được để làm cơ sở đánh giá mức độ trung thực và hợp lý của
báo cáo tài chính cũng như ý kiến về báo cáo này. Tại công ty kiểm toán S&S, các
kiểm toán viên luôn đề cao bằng chứng kiểm toán, do đó luôn thu thập đầy đủ bằng
chứng thích hợp.
Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian và kinh nghiệm thực tế, khoá
luận tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng
góp chỉ bảo của quý thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Ngô Ngọc Linh và các anh chị trong Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S đã giúp em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

___________________________________________________________________________
Khoá luận tốt nghiệp 62

You might also like