You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BÁO CÁO GIỮA KỲ

ĐỀ TÀI: CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 200 VÀ CHUẨN


MỰC KẾ TOÁN 530

SVTH: Nhóm 4
Khoá: 2020 - 2024
Ngành: KẾ TOÁN
GVHD:TS. Nguyễn Thị Thu Hồng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Nhóm em xin phép được gửi sự tri ân sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất
đối với các thầy cô giáo của khoa kinh tế, đã truyền đạt những tri thức quý báu
cho chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn Giảng viên Nguyễn
Thị Thu Hồng đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn để em có thể hoàn thành
môn học này ở học kỳ 1 năm học 2022-2023.
Trong suốt quá trình học tập và làm bài báo cáo này, bài làm của các em
khó tránh khỏi sai sót, rất mong cô thông cảm và bỏ qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, Ngày 3 tháng 12 năm 2022.
Sinh viên

Nguyễn Thị Hạnh Nguyên

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 20125007
2 Nguyễn Thị Tú Diệp 20125049
3 Nguyễn Thị Thu Hà 20125055
4 Lê Trần Phương Lam 20125075

Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên


MSSV: 20125007
SDT: 0347205069

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................5
NỘI DUNG.......................................................................................................................6
1. CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN SỐ 200 - VSA 200..............................................6
2. CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN SỐ 530 - VSA 530............................................12

4
LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán là một hoạt động mà nó không thể thiếu tại quá trình vận hành
của nền kinh tế thị trường, từ đó nâng cao chất lượng thông tin, giúp cho người
sử dụng đưa ra những quyết định phù hợp. Ở trong lĩnh vực kiểm toán, kiểm toán
tài chính là một mảng rất lớn trong hoạt động kiểm toán. Và muốn đạt được sự
hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán bên cạnh việc lập kế hoạch chu đáo, thu
thập bằng chứng thích hợp, đầy đủ… Kiểm toán viên và doanh nghiệp cần phải
hiểu và nắm vững những kiến thức, khái niệm cơ bản của kiểm toán tài chính.
Ngoài ra, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cũng phải nắm rõ về mục
tiêu tổng thể cũng như là kiểm toán viên phải hiểu rõ về cách lấy mẫu kiểm toán.
Nhận rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm em quyết định thực
hiện đề tài về “Chuẩn mực kiểm toán số 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán
viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán” & “Chuẩn mực kiểm
toán số 530 – Lấy mẫu kiểm toán” theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

5
NỘI DUNG
1. CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN SỐ 200 - VSA 200
I.1. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính?
Theo như Đoạn 03_HD A1_VAS 200:
Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người
sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về
việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù
hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay
không.
KTV xem xét báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và
hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày
báo cáo tài chính hay là không.
Ý kiến của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về báo cáo tài chính
đề cập đến việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với
khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh
trọng yếu hay không.
I.2. Yêu cầu đối với báo cáo tài chính sử dụng để kiểm toán?
Đoạn 04 
Báo cáo tài chính sử dụng để kiểm toán là báo cáo đã được Ban Giám đốc
đơn vị được kiểm toán lập với sự giám sát của Ban quản trị đơn vị, đã ký tên,
đóng dấu theo quy định của pháp luật.  (xem hướng dẫn tại đoạn  A2 - A11
Chuẩn mực này).
HD A2
Xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài
chính không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
HD A3
Thuộc phạm vi của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp
dụng.
I.3. Sự đảm bảo hợp lý là gì?
Đoạn 05
Sự đảm bảo hợp lý (không phải là sự đảm bảo tuyệt đối) là sự đảm
bảo ở mức độ cao và chỉ đạt được khi kiểm toán viên đã thu thập được đầy
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán (là rủi
ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp khi báo cáo tài chính còn có
những sai sót trọng yếu) tới một mức độ thấp có thể chấp nhận được. 
(xem hướng dẫn tại đoạn  A28 - A52 Chuẩn mực này).
I.4. Khái niệm về tính trọng yếu và vai trò?
Đoạn 06_VAS 200: (xem thêm IAS 320)
“Thông tin là Trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có
thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Nó phụ thuộc

6
vào mức độ quan trọng của khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh
cụ thể tạo ra việc bỏ sót hoặc sai sót đó”.
Vai trò của tính trọng yếu:
Trích dẫn: đoạn 06_HD A40_VAS 200: Tính trọng yếu có vai trò rất quan
trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiênj kiểm toán (thiết kế
phương pháp kiểm toán) và giai đoạn kết thúc kiểm toán.
I.5. Yêu cầu đối với kiểm toán viên trong suốt quá trình thực hiện
kiểm toán là gì?
Đoạn 15_HD A19_VSA 200:
Kiểm toán viên cần duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc
kiểm toán để giảm các rủi ro:
(1)  Bỏ qua các sự kiện và tình huống bất thường;
(2)  Vội vàng rút ra kết luận chỉ từ việc quan sát;
(3)  Sử dụng các giả định không phù hợp khi xác định nội dung, lịch trình, phạm
vi của thủ tục kiểm toán và đánh giá kết quả các thủ tục đó.
I.6. Thế nào là khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính?
Đoạn 08_HD A7
Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính là khuôn khổ về trình bày
hợp lý. Các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm chủ yếu là
các chuẩn mực về lập và trình bày báo cáo tài chính do cơ quan, tổ chức có chức
năng ban hành để sử dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục
đích chung thường được coi là khuôn khổ về trình bày hợp lý. Chuẩn mực lập và
trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) do Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASB) ban hành.
I.7. Trình bày mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh
nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính?
Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán
Đoạn 11
Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, đưa ra ý kiến về
việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày
báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không; Lập báo
cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.
Đoạn 12
Trong trường hợp không thể đạt được sự đảm bảo hợp lý và ý kiến kiểm
toán dạng ngoại trừ là chưa đủ để cung cấp thông tin cho người sử dụng báo cáo
tài chính dự kiến thì chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên phải

7
từ chối đưa ra ý kiến hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán theo pháp luật và các quy định
có liên quan.
I.8. Trách nhiệm của Ban Giám đốc và Ban Quản trị của doanh
nghiệp được kiểm toán trong một cuộc kiểm toán?
Đoạn 13j
Ban Giám đốc và Ban quản trị có trách nhiệm:
(i)          Đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với khuôn khổ
về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, bao gồm cả sự trình bày hợp
lý;
(ii)       Đối với kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm
vi phù hợp) xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài
chính không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn; 
(iii)     Trong việc cung cấp cho kiểm toán viên:
a.   Quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc và Ban quản trị
(trong phạm vi phù hợp) nhận thấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày
báo cáo tài chính như chứng từ kế toán, sổ kế toán và tài liệu khác;
b.   Các tài liệu, thông tin bổ sung mà kiểm toán viên yêu cầu Ban Giám đốc và
Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp) cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho
mục đích của cuộc kiểm toán;
c.   Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị được kiểm toán mà
kiểm toán viên xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán.
Cụm từ “Cơ sở để tiến hành cuộc kiểm toán liên quan đến trách nhiệm của Ban
Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp)” có
thể được gọi tắt là “cơ sở”.
I.9. Nêu những hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán?

A51_HD ĐOẠN 05.

 Gian lận, đặc biệt là gian lận có liên quan đến Ban Giám đốc hoặc có sự
thông đồng.
 Tính hiện hữu và đầy đủ của các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên
quan.
 Hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định.

Các sự kiện hoặc điều kiện trong tương lai có thể ảnh hưởng đến khả năng
hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán.

I.10. Giải thích các khái niệm cơ bản:

8
I.10.1. Bằng chứng kiểm toán:
Đoạn 13b
Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán
viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông
tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán.
Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài
liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác. 
Đoạn 13b (i và ii)
Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo đầy đủ và thích hợp:
 Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán: Là tiêu chuẩn đánh giá về
số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập
chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên đối với rủi ro có sai sót trọng
yếu và chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán;
 Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: Là tiêu chuẩn đánh giá
về chất lượng của các bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán phải đảm
bảo phù hợp và đáng tin cậy để hỗ trợ cho kiểm toán viên đưa ra các kết luận làm
cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán
I.10.2. Rủi ro kiểm toán:
Đoạn 13c
Là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi
báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro
kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro
kiểm soát) và rủi ro phát hiện.
I.10.3. Rủi ro phát hiện:
Đoạn 13e:
Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà kiểm toán viên
thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận
được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ
hoặc tổng hợp lại.
I.10.4. Sai sót:
Đoạn 13i
Là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của
một khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc
thuyết minh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài
chính được áp dụng. Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận.
Sai sót có thể bao gồm những điều chỉnh về giá trị, cách phân loại, trình
bày hoặc thuyết minh mà theo xét đoán của kiểm toán viên là cần thiết để báo

9
cáo tài chính được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng
yếu.
I.10.5. Xét đoán chuyên môn:
Đoạn 13k
Là sự vận dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp về tài
chính, kế toán, kiểm toán, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp để
đưa ra quyết định về các hành động phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc
kiểm toán.
I.10.6. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp:
Đoạn 13l
Là thái độ luôn nghi vấn, cảnh giác đối với những tình huống cụ thể có thể
là dấu hiệu của sai sót do nhầm lẫn hay do gian lận, và đánh giá  cẩn trọng đối
với các bằng chứng kiểm toán.
I.10.7. Đảm bảo hợp lý:
Đoạn 13m
Trong bối cảnh của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, đảm bảo hợp lý là
sự đảm bảo ở mức độ cao nhưng không phải là tuyệt đối.
I.10.8. Rủi ro có sai sót trọng yếu:
Đoạn 13n
Là rủi ro khi báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trọng yếu trước
khi kiểm toán.
HD A37:
Rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm hai bộ phận ở tại cấp độ cơ sở dẫn liệu:
 Rủi ro tiềm tàng
 Rủi ro kiểm soát
Hai rủi ro này tồn tại một cách độc lập với nhau.
I.11. Các nguyên tắc cơ bản mà kiểm toán viên phải tuân thủ theo
yêu cầu của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là gì?
Đoạn 14_VSA 200:

7 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp:

(a)         Độc lập;

(b)         Chính trực;

(c)         Khách quan;

10
(d)         Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;

(e)         Tính bảo mật;

(f)          Tư cách nghề nghiệp;

(g)         Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

11
2. CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN SỐ 530 - VSA 530
2.1. Giải thích các khái niệm sau:
2.1.1. Lấy mẫu kiểm toán
Đoạn 05a
Lấy mẫu kiểm toán (“lấy mẫu”): Là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán
trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho
tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm
toán viên cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể.  
2.1.2. Tổng thể
Đoạn 05b
Tổng thể là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu nhằm rút ra
kết luận về toàn bộ dữ liệu đó.
2.1.3. Rủi ro lấy mẫu
Đoạn 05c
Rủi ro lấy mẫu: Là rủi ro mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên việc
kiểm tra mẫu có thể khác so với kết luận đưa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với
cùng một thủ tục kiểm toán.
Rủi ro lấy mẫu có thể dẫn tới hai loại kết luận sai:
 Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả cao hơn so với hiệu quả thực sự
của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng không
có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại có (đối với kiểm tra chi tiết). Kiểm toán
viên quan tâm chủ yếu đến loại kết luận sai này vì nó ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của cuộc kiểm toán và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không phù hợp. 
 Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả kém hơn so với hiệu quả thực sự
của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng có sai
sót trọng yếu trong khi thực tế lại không có (đối với kiểm tra chi tiết). Loại kết
luận sai này ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì thường dẫn tới các
công việc bổ sung để chứng minh rằng kết luận ban đầu là không đúng. 
2.1.4. Rủi ro ngoài lấy mẫu
Đoạn 05d
Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân
không liên quan đến rủi ro lấy mẫu 
HD A1
Ví dụ như việc kiểm toán viên sử dụng các thủ tục kiểm toán không phù
hợp hoặc hiểu sai bằng chứng kiểm toán và không nhận diện được sai lệch hay
sai sót.  
2.1.5. Sai phạm cá biệt
Đoạn 5e
Sai phạm cá biệt: là một sai sót hay sai lệch được chứng minh là không đại
diện cho các sai sót hay sai lệch của tổng thể.
2.1.6. Đơn vị lấy mẫu
Đoạn 05f
Đơn vị lấy mẫu: Là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể.
HD A2

12
Đơn vị lấy mẫu có thể là đơn vị hiện vật (ví dụ các séc trong bảng kê nộp
tiền, các nghiệp vụ ghi Có trên sổ phụ ngân hàng, hóa đơn bán hàng hoặc số dư
nợ các khoản phải thu khách hàng) hoặc đơn vị tiền tệ.  
2.1.7. Lấy mẫu thống kê
Đoạn 05g
Là phương pháp lấy mẫu có các đặc điểm sau:
(i)   Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu;
(ii)  Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm
cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu.  
2.1.8. Lấy mẫu phi thống kê
Đoạn 05g
Là phương pháp lấy mẫu không có các đặc điểm sau:
(i)   Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu;
(ii)  Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao
gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu.  
2.1.9. Sai sót có thể bỏ qua
Đoạn 5i
Là một giá trị được kiểm toán viên đặt ra mà dựa vào đó kiểm toán viên
mong muốn đạt được mức độ đảm bảo hợp lý rằng sai sót thực tế của tổng thể
không vượt quá giá trị đặt ra.
HD A3
Xác định sai sót có thể bỏ qua -> giảm thiểu rủi ro mà các sai sót không
trọng yếu được tổng hợp lại có thể làm cho báo cáo tài chính bị sai sót trọng yếu
và dự phòng cho các sai sót có thể không được phát hiện. Sai sót có thể bỏ qua là
việc áp dụng mức trọng yếu thực hiện cho một thủ tục lấy mẫu cụ thể. Sai sót có
thể bỏ qua có thể bằng hoặc thấp hơn mức trọng yếu thực hiện. 
2.2. Những điều cần lưu ý khi thiết kế một mẫu kiểm toán?
Đoạn 06
Khi thiết kế một mẫu kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét mục đích
của thủ tục kiểm toán và các tính chất của tổng thể được lấy mẫu .
HD A5
Khi thiết kế một mẫu kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét mục đích cụ
thể cần đạt được và việc kết hợp các thủ tục kiểm toán để có thể đạt được mục
đích đó một cách tốt nhất. Việc xem xét nội dung của bằng chứng kiểm toán thu
thập được và hoàn cảnh xảy ra sai lệch hay sai sót hoặc các tính chất khác liên
quan tới bằng chứng kiểm toán đó sẽ giúp kiểm toán viên xác định thế nào là sai
lệch hay sai sót và tổng thể nào cần phải lấy mẫu. (Để tuân thủ các quy định tại
đoạn 10 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, khi lấy mẫu kiểm toán, kiểm
toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng chứng
minh rằng tổng thể được lấy mẫu là đầy đủ).

13
2.3. Cách xác định cỡ mẫu kiểm toán? Các yếu tố ảnh hưởng tới cỡ
mẫu trong kiểm tra chi tiết?
Đoạn 07_HD A11
Cỡ mẫu có thể được xác định thông qua các tính toán thống kê hoặc dựa
trên xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.
Phụ lục 02_VSA 530: Các yếu tố ảnh hưởng tới cỡ mẫu trong kiểm tra chi
tiết
 Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu
 Việc sử dụng các thử nghiệm cơ bản khác cho cùng một cơ sở dẫn liệu
 Sai sót có thể bỏ qua
 Số liệu sai sót mà kiểm toán viên dự kiến sẽ phát hiện trong tổng thể
 Phân nhóm tổng thể khi thích hợp
 Số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể
2.4. Giải thích các phương pháp lựa chọn phần tử thử nghiệm?
Lựa chọn các phần tử để kiểm tra (hướng dẫn đoạn 08 Chuẩn mực này)

HD A12. 
Theo phương pháp lấy mẫu thống kê, các phần tử được lựa chọn vào mẫu
một cách ngẫu nhiên để mỗi đơn vị lấy mẫu có một xác suất được lựa chọn xác
định.
Theo phương pháp lấy mẫu phi thống kê, kiểm toán viên sử dụng xét đoán
chuyên môn để lựa chọn các phần tử của mẫu.
Do mục tiêu của việc lấy mẫu là nhằm cung cấp cơ sở hợp lý cho kiểm toán
viên đưa ra kết luận về tổng thể được lấy mẫu nên kiểm toán viên cần lựa chọn
một mẫu đại diện bao gồm các phần tử mang đặc điểm tiêu biểu của tổng thể, để
tránh sự thiên lệch. 
HD A13. 
Các phương pháp chủ yếu để chọn mẫu là lựa chọn ngẫu nhiên, lựa chọn
theo hệ thống và lựa chọn bất kỳ.

14

You might also like