You are on page 1of 22

I.

Câu hỏi ôn tập (11 câu)

Câu 1:
4 quyết định của kiểm toán viên liên quan đến thu thập bằng chứng kiểm toán:
1. Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng:
Thể thức kiểm toán là hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập một loại bằng chứng kiểm toán cá
biệt phải thu thập ở một điểm nào đó trong một cuộc kiểm toán. Ví dụ, hướng dẫn về chi tiết quá
trình thu thập biên bản kiểm kê vật tư, tiền tại két, hay hướng dẫn chi tiết về thu thập bảng so sánh
giữa các chi phiếu thanh toán với các khoản chi tiền mặt, các bút toán nhật ký hay các chi tiết trong
chứng từ vận chuyển. Những hướng dẫn này thường được sắp xếp theo một thứ tự cụ thể giúp
kiểm toán viên sử dụng trong suốt cuộc kiểm toán.
2. Quyết định về quy mô cần chọn đối với một thể thức nhất định:
Sau khi đã chọn được thể thức kiểm toán, kiểm toán viên xác định quy mô mẫu. Quy mô mẫu có
thể gồm một phần tử hay tất cả các phần tử trong tổng thể đang nghiên cứu. Ví dụ trong thể thức
kiểm toán Phiếu thu, giả sử trong phạm vi thời gian của cuộc kiểm toán (quý 1/2005) có 5.000
phiếu thu kiểm toán viên có thể chọn quy mô mẫu là 300 Phiếu thu để kiểm tra chi tiết. Quy mô
mẫu chọn theo thể thức này thay đổi giữa các cuộc kiểm toán.
3. Quyết định về những khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng thể:
Xác định xong quy mô mẫu chọn cho từng thể thức kiểm toán, kiểm toán viên cần xác định các
phần tử cá biệt để kiểm tra cụ thể. Ví dụ, sau khi quyết định 300 phiếu từ tổng thể 5.000 phiếu thu
để kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên có thể chọn ra các phần tử cụ thể theo các cách: (a) Chọn 100
phiếu thu một tháng; (b) chọn 300 phiếu thu có giá trị tiền tệ lớn nhất; (c) chọn phiếu thu một cách
ngẫu nhiên (4) chọn theo phán đoán của kiểm toán viên hay kết hợp các cách nói trên.
4. Quyết định về thời gian hoàn thành các thể thức:
Việc xác định thời gian của thể thức kiểm toán có thể ngay từ khi kỳ kế toán mà Báo cáo tài chính
phản ánh chưa kết thúc, hoặc có thể rất lâu sau khi kỳ kế toán đó kết thúc. Tuy nhiên, thông
thường khách hàng muốn công ty kiểm toán hoàn thành kiểm toán trong khoảng thời gian không
quá một quý kể từ khi kế toán kết thúc.
Câu 2:
Tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toán được quyết định bởi 2 tính chất quang trọng:
- Tính hiệu lực (appropriateness):
- Tính đầy đủ (sufficiency):
Nếu một trong hai tính chất này không được thỏa mãn:
- Tính hiệu lực không thỏa mãn: chất lượng của bằng chứng kiểm toán không đạt độ tin cậy
- Tính đầy đủ không thỏa mãn: Bằng chứng kiểm toán nếu không được thu thập dựa trên tính
đầy đủ thì sẽ không có độ tin cậy cao, không có khả năng đại diện cho mẫu
Câu 3:
Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán:
- Loại hình hay dạng của bằng chứng. Bằng chứng vật chất (ví dụ như Biên bản kiểm kê, có
được sau khi thực hiện kiểm kê hay quan sát kiểm kê) và hiểu biết của kiểm toán viên về các lĩnh
vực kiểm toán được xem là có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời (ví dụ như bằng chứng thu
thập qua phỏng vấn).
- Hệ thống kiểm soát nội bộ: Bằng chứng thu được trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ
hoạt động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứng kiểm toán thu được trong điều kiện hệ thống
này hoạt động kém hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm ngăn chặn, phát hiện
các sai phạm trong hoạt động sx kinh doanh của DN.
- Nguồn gốc thu thập của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có nguồn gốc càng độc lập với
đối tượng kiểm toán thì càng có hiệu lực. Ví dụ, bằng chứng thu được từ các nguồn độc lập bên
ngoài (như bảng sao kê ngân hàng, giấy báo số dư khách hàng do khách hàng gửi đến, xác nhận
của Ngân hàng về số dư tiền gửi và các khoản công nợ, hóa đơn mua hàng, … ) có độ tin cậy cao
hơn bằng chứng kiểm toán được nhờ khách hàng cung cấp (ví dụ như tài liệu kế toán).
- Sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán: Nếu nhiều bằng chứng cùng xác minh cho một vấn
đề thì sẽ có độ tin cậy cao hơn so với một thông tin đơn lẻ. Ví dụ, nếu số dư trên tài khoản Tiền gửi
ngân hàng khớp với số dư trên Giấy báo số dư khách hàng do ngân hàng gửi đến cho đơn vị được
kiểm toán thì số liệu này đáng tin hơn so với khi chỉ có thông tin duy nhất là số dư trên tài khoản
Tiền gửi ngân hàng.
Câu 4:
Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình
kiểm toán để làm cơ sở cho những nhận xét đánh giá và kết luận của mình về báo cáo tài chính
của đơn vị được kiểm toán
Bằng chứng pháp lý là những bằng chứng được tìm ra do chủ thể tiến hành thu thập là cơ quan
bảo vệ và người thực hành pháp luật. Vậy nên, bằng chứng pháp lý được đặt trong hệ quy chiếu là
pháp luật. Trong nhiều trường hợp khác nhau, bằng chứng đưa ra phải thỏa mãn rất nhiều tiêu chí
trung thực, khách quan, hợp lý, thuyết phục, có tính liên quan… thì bằng chứng mới được coi là có
ích.
Câu 5:
Kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý chứ không phải
sự đảm bảo tuyệt đối về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính vì: Mục tiêu của kiểm toán tài
chính là đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có
còn sai sót trọng yếu do gian lận, nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về
việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính
được áp dụng, trên khía cạnh trọng yếu hay không.
Câu 6:

Bằng chứng kiểm toán Hồ sơ kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán là tất cả các


Hồtài
sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán viên lập,
liệu, thông tin xác thực mà các phân
kiểm loại, sử dụng và lưu trữ trong cuộc kiểm toán.
toán viên thu thập được liên quan đến
cuộc kiểm toán và dựa trên các thông
tin này kiểm toán viên đưa ra kết luận
và hình thành nên ý kiến của mình.

Ý nghĩa
Bằng chứng kiểm toán là cơ sở
Hồđể
sơ kiểm toán thể hiện cơ sở đưa ra kết luận và thể
chứng minh cho báo cáo kiểm hiện
toáncuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện
thực chất của giai đoạn thực hiện phù
kiểmhợp.
toán là quá trình thu thập các bằng
chứng kiểm toán.

Phân+)loạiPhân loại theo nguồn gốc: Bằng


+ ) Hồ sơ kiểm toán chung (Hồ sơ lưu trữ): Chứa đựng
chứng kiểm toán viên tự thu thập, Bằng
thông tin liên quan trong nhiều năm.
chứng do khách hàng cung cấp, Bằng
+) Hồ sơ kiểm toán năm (Hồ sơ hiện hành): Chứa đựng
chứng do bên thứ 3 cung cấp. (Trong
thông tin một khoảng thời gian nhất định (Một quý, nửa
đó, bằng chứng do KTV tự thu năm,
thập một năm…).
đáng tin cậy nhất).
+) Phân loại theo dạng vật chất: Bằng
chứng vật chất, Bằng chứng bằng
miệng. (Trong đó, bằng chứng vật chất
đáng tin cậy hơn).

Câu 7:
a) Vai trò của hồ sơ kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính:
● Hồ sơ kiểm toán là căn cứ lập kế hoạch kiểm toán, giúp công đoạn phân công và phối hợp
được thực hiện thuận lợi trong quy trình kiểm toán.
● Hồ sơ kiểm toán ghi chép những bằng chứng thu được và ghi chép kết quả của việc thực
hiện thử nghiệm.
● Hồ sơ kiểm toán là căn cứ cho quá trình kiểm tra, theo dõi nhiệm vụ của các kiểm toán viên.
● Hồ sơ kiểm toán là dữ liệu cho việc lập Báo cáo kiểm toán.
● Hồ sơ kiểm toán đóng vai trò là tư liệu và dữ liệu cho những cuộc kiểm toán tiếp theo.
● Hồ sơ kiểm toán là căn cứ có tính pháp lý về nghiệp vụ kiểm toán.
● Hồ sơ kiểm toán làm tư liệu tham khảo cho hoạt động hướng dẫn và đào tạo.
b) Điều gì sẽ xảy ra nếu hồ sơ kiểm toán không đầy đủ?
● Nếu hồ sơ kiểm toán không đầy đủ, KTV sẽ thiếu đi căn cứ để lập kế hoạch kiểm toán, làm
ảnh hưởng đến việc phân công và phối hợp được thực hiện trong quy trình kiểm toán.
● KTV cũng sẽ thiếu mất phương tiện quan trọng để chứng minh với cơ quan pháp luật là
cuộc kiểm toán được hoạch định và giám sát đầy đủ, thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp và
báo cáo kiểm toán đã đánh giá đúng đắn các kết quả kiểm toán.
● Khi hồ sơ kiểm toán không đầy đủ, KTV sẽ bị thiếu nguồn tư liệu quan trọng để lựa chọn
loại báo cáo kiểm toán phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
Câu 8:
Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán:
1. Kiểm tra vật chất (kiểm kê): là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia quá trình kiểm kê các
loại tài sản của doanh nghiệp
Bằng chứng thu được tương ứng: phiếu kiểm kê, sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho
Ví dụ:
- Việc thực hiện kiểm kê chọn mẫu, bằng cách lựa chọn một số mặt hàng từ phiếu kiểm kê
của đơn vị để đối chiếu với hàng thực tế tồn trong kho và lựa chọn một số mặt hàng thực tế tồn
trong kho để đối chiếu với phiếu kiểm kê của đơn vị, cung cấp bằng chứng kiểm toán về tính đầy
đủ và chính xác của các phiếu kiểm kê đó.
- Thu thập phiếu kiểm kê hiện vật hàng tồn kho của đơn vị giúp kiểm toán viên thực hiện các
thủ tục kiểm toán tiếp theo để xác định liệu các sổ kế toán ghi chép hàng tồn kho cuối cùng của
đơn vị có phản ánh chính xác kết quả kiểm kê hàng tồn kho thực tế hay không.
- Đối chiếu sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho với phiếu xuất kho, nhập kho
2. Lấy xác nhận: quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba cung cấp để xác minh tính chính
xác của thông tin mà kiểm toán viên nghi vấn
Bằng chứng thu được tương ứng: Thư phúc đáp của thư xác nhậnnhận
Ví dụ:
- Gửi thư xác nhận đến ngân hàng để xác minh tính chính xác của số dư các khoản đi vay
mà kiểm toán viên nghi ngờ và đối chiếu với hợp đồng cho vay
- Gửi thư xác nhận đến người mua hàng nhằm xác minh chiết khấu mà người mua được
hưởng so với những gì doanh nghiệp được kiểm toán kê khai
3. Xác minh tài liệu: là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách có sẵn
trong đơn vị được kiểm toán
Bằng chứng thu được: các chứng từ có sẵn trong đơn vị được kiểm toán
Ví dụ:
- Kiểm toán viên có thể đối chiếu hợp đồng bán hàng với sổ cái chi tiết khoản mục phải thu
khách hàng nếu có nghi ngờ phát sinh
- Kiểm toán viên chọn ra một số nghiệp vụ xuất, nhập vật tư, hàng hóa có giá trị lớn hoặc có
định khoản bất thường để tiến hành kiểm tra, đối chiếu. Kiểm toán viên có thể đối chiếu số liệu đầu
năm trên sổ cái, sổ chi tiết vật tư với số liệu đã kiểm toán từ năm trước, từ đó, tiến hành kiểm tra
chọn mẫu đối với một số nghiệp vụ hàng tồn kho và đưa ra ý kiến
4. Quan sát: được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động của đơn vị được kiểm
toán
Bằng chứng thu được: Biên bản kê khai tài sản
Ví dụ:
- Kiểm toán viên có thể đi thị sát các đơn vị được kiểm toán để có ấn tượng chung về máy
móc thiết bị của đơn vị, quan sát tính cũ mới cũng như sự vận hành của máy móc
- Ngoài ra, kiểm toán viên cũng có thể quan sát các cá nhân thực hiện nhiệm vụ để đánh giá
về thực tế hoạt động của đơn vị
5. Phỏng vấn: là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản hay lời nói qua việc
phỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề mà kiểm toán viên quan tâm
Bằng chứng thu được: Bảng tính thanh toán tiền lương
Ví dụ:
- Qua việc phỏng vấn trực tiếp nhân viên của doanh nghiệp và đối chiếu với bảng tính thanh
toán tiền lương và sổ cái các khoản mục tiền mà kiểm toán viên có thể xác minh thông tin là hợp lý
hay không khi thực hiện kiểm toán phần hành tiền lương
- Kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấn các khách hàng của doanh nghiệp về chiết khấu mà
họ được hưởng khi nghi ngờ tính chính xác mà doanh nghiệp kê khai về chiết khấu cho khách
hàng hưởng
6. Tính toán: là quá trình kiểm toán viên kiểm tra tính chính xác về số học trong việc tính toán
và ghi sổ
Bằng chứng thu được: sổ sách kế toán
Ví dụ:
- Kiểm toán viên tính cộng dồn các số phát sinh theo tháng, quý của từng tài khoản để xác
định số dư cuối kỳ của từng tài khoản đang kiểm tra. Qua quá trình tính toán, kiểm toán viên nhận
ra sự khớp đúng hay chênh lệch về số liệu và số dư đầu kỳ với công ty kiểm toán khách hàng năm
ngoái hay không, và có khớp so với biên bản kiểm kê cuối kỳ hay không. Nếu có sự chênh lệch
nào, kiểm toán viên phải yêu cầu kế toán giải trình
- Kiểm toán viên cũng có thể sử dụng phương pháp này để khẳng định tính chính xác của các
phép tính trên chứng từ như hóa đơn, phiếu nhập, phiếu xuất
7. Phân tích: là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý
của các số dư trên tài khoản
Bằng chứng thu được: các khoản mục trên Báo cáo tài chính qua từng kỳ kế toán
Ví dụ: Với khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên có thể so sánh số liệu năm nay với năm trước,
hoặc năm nay với kế hoạch của đơn vị, xác định tỷ lệ thay đổi số lượng hàng tồn kho của năm
trước và năm nay, cơ cấu hàng tồn kho và tỷ lệ hàng tồn kho trong tổng số tài sản từ đó đưa ra các
nhận xét về vấn đề này
Câu 9:
So sánh kỹ thuật lấy xác nhận và kỹ thuật phỏng vấn

Kỹ thuật lấy xác nhận Kỹ thuật phỏng vấn

Thông tin do một bên thứ ba độc lập cung cấp Thu thập thông tin qua người có hiểu biết về vấn
đề mà kiểm toán viên đang quan quan tâm

Đơn vị được kiểm toán có thể gửi thư xác nhậnDo


đến
kiểm toán viên lên kế hoạch và trực tiếp thực
bên thứ ba, tuy nhiên, thư phúc đáp vẫn phải được
gửi trực tiếp cho kiểm toán viên

Bằng chứng thu được có độ tin cậy cao nếu kiểmĐộ


toántin cậy của bằng chứng không cao do đối
viên có thể kiểm soát được toàn bộ việc gửi và tượng
nhận phỏng vấn có thể là người ở trong đơn vị
thư xác nhận được kiểm toán

Câu 10:
Thư xác nhận là sự xác nhận của bên thứ ba về sự chính xác, tin cậy của thông tin được trình bày
bởi công ty khách hàng do KTV yêu cầu. Có độ tin cậy cao
Tài liệu từ bên ngoài cung cấp là các nguồn thông tin do các bên khác cung cấp, độ tin cậy không
cao.
Câu 11:
Công ty kiểm toán là bên sở hữu hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán được sử dụng bởi người khác trong các TH sau:
TH1: Người giám sát có thẩm quyền ngay tại mỗi doanh nghiệp kiểm toán và đưa ra được những
quyết định về việc khai thác và để sử dụng đến những hồ sơ kiểm toán. Hoặc khi người giám sát
có thẩm quyền thuộc mỗi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài khi đang hoạt động ngay tại Việt
Nam sẽ đưa ra quyết định về việc khai thác và để sử dụng hồ sơ kiểm toán.
TH2: Hồ sơ kiểm toán được khai thác và sử dụng khi có yêu cầu của các cơ quan thẩm quyền nhà
nước theo quy định của pháp luật. Cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền đó là: Tòa án Nhân Dân, cơ
quan có thuộc Viện Kiểm Sát Nhân Dân, các cơ quan như Cơ quan Điều Tra, Thanh Tra, cơ quan
Kiểm Toán Nhà Nước, các cơ quan trong Bộ Tài Chính và Bộ Tài Chính và với những tổ chức khác
khi có liên quan.
TH3: Khi có yêu cầu của những cơ quan điều tra trong việc để có thể được cung cấp và thu thập
thêm đến những thông tin về việc để được kiểm tra chất lượng kiểm toán, và với những trường
hợp khác ở trong hoạt động kiểm toán của mỗi doanh nghiệp đó như là khiếu nại, tranh chấp khi có
liên quan đến việc kiểm toán.

II. Đúng /Sai có giải thích (32 câu)

Câu 1:
Sai
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 “Bằng chứng kiểm toán” là tất cả các tài liệu thông tin
mà KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên
hình thành nên ý kiến của mình và đưa ra kết luận kiểm toán
Câu 2:
Sai
Theo Điều 16 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500: Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn
vị có độ tin cậy hơn so với bằng chưng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị.
Câu 3:
Đúng
Theo điều 16 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam 500: Bằng chứng kiểm toán thu từ nguồn nội bộ sẽ
có độ tin cậy cao khi hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan có hiệu lực.
Bằng chứng kiểm toán thu được càng có sức thuyết phục cao thì số lượng cần thu thập càng thấp.
Câu 4:
Sai
=>kn thông đồng của dn vs NH khó hơn vs người bán
Câu 5:
Đúng
Bằng chứng thu được từ kiểm kê là bằng chứng có độ tin cậy cao nhất
Câu 6:
Sai
Bằng chứng lời nói từ nhà quản lý cao nhất là không đủ để kiểm toán viên đưa ra kết luận do nhà
quản lý thuộc doanh nghiệp được kiểm toán, chưa đảm bảo được tính độc lập do đó chưa đủ tin
cậy để kiểm toán viên kết luận
Câu 7:
Sai
Các bằng chứng thu thập được qua phỏng vấn có dạng bằng lời nói
Câu 8:
Sai
Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào: Dạng của bằng chứng kiểm toán, nguồn
gốc thu thập bằng chứng kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, sự kết hợp các bằng chứng kiểm
toán

Câu 9:
Đúng.
Theo chuẩn mực kiểm toán số 500: “…Số lượng của bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh
hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên đối với rủi ro có sai sót (rủi ro được đánh giá ở mức độ
càng cao thì cần càng nhiều bằng chứng kiểm toán) và đồng thời chịu ảnh hưởng bởi chất lượng
của bằng chứng kiểm toán đó (chất lượng mỗi bằng chứng kiểm toán càng cao thì cần càng ít bằng
chứng kiểm toán)...”
Câu 10:
Đúng.
Kỹ thuật xác minh tài liệu là một trong các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán. KTV sẽ
xem xét, đối chiếu chứng từ kế toán, sổ sách có liên quan.
=>xác minh tính đầy đủ và có thật
Câu 11:
Sai.
Thủ tục phân tích có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán chứ
không phải chỉ hữu dụng ở giai đoạn cuối. Cụ thể:
● Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: KTV vận dụng thủ tục phân tích như các thủ tục đánh giá
rủi ro nhằm xác định, khoanh vùng các rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC.
● Giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV vận dụng thủ tục phân tích như một biện pháp xử lý các
rủi ro đã được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch.
● Giai đoạn kết thúc kiểm toán: KTV vận dụng thủ tục phân tích để đánh giá sự biến động của
các bộ phận, khoản mục sau khi được điều chỉnh trên BCTC có nhất quán với hiểu biết của KTV
hay không.
Câu 12:
Sai.
Không phải lúc nào gửi thư xác nhận cũng là loại bằng chứng tốn kém chi phí nhất. Gửi thư xác
nhận chỉ tốn kém chi phí trong một vài trường hợp nhất định chẳng hạn như gửi thư xác nhận ra
nước ngoài,...
Câu 13:
Sai.
Quá trình gửi thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng được kiểm soát bởi kiểm toán viên.
Câu 14:
Đúng.
Bằng chứng thu thập từ xác nhận khẳng định thường có độ tin cậy cao hơn bằng chứng thu được
từ xác nhận phủ định do thường xuất hiện rủi ro trong xác nhận phủ định, trong trường hợp có sự
khác biệt giữa số liệu trên sổ kế toán tại đơn vị được kiểm toán và đơn vị nhận được thư xác nhận
những đơn vị này vì dù cố tình hay vô ý đã không gửi lại thư phúc đáp và khi đó kiểm toán viên vì
không nhận được thư phúc đáp nghiễm nhiên công nhận thơng tin đó là chính xác.
Câu 15:
Sai
Để xác minh mục tiêu kiểm toán về tính đầy đủ, quyền và nghĩa vụ đối với lô hàng kiểm toán viên
phải thực hiện kỹ thuật xác minh tài liệu không phải kỹ thuật lấy xác nhận.
Câu 16:
Sai.
Kỹ thuật xác minh tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ, sổ sách có liên
quan và sẵn có tại đơn vị được kiểm toán.
Câu 17:
Sai
Kỹ thuật phân tích đòi hỏi quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính
thích hợp của các số dư trên tài khoản. Các mối quan hệ bao gồm mối quan hệ giữa các thông tin
tài chính với nhau và quan hệ giữa các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính.
Thủ tục tính toán và so sánh 2 tổng doanh thu nói trên thuộc vào kỹ thuật xác minh tài liệu, kiểm tra
từ sổ sách ngược lại về chứng từ gốc.
Câu 18:
Sai
Vì trong kỹ thuật xác minh tài liệu, kiểm toán viên xem xét, đối chiếu chứng từ sổ sách có liên
quan,bao gồm 2 TH
TH1: Từ 1 kết luận có trước, kiểm toán viên thu thập tài liệu làm cơ sở cho kết luận cần khẳng định.
TH2: Kiểm tra 1 nghiệp vụ từ phát sinh đến sổ sách.
Việc so sánh biến động bất thường từ 2 khoản mục của kỳ trước và kỳ này để đưa ra kết luận
thuộc vào kỹ thuật phân tích vì nó diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài, 1 quá trình.
Câu 19:
Sai
=>rủi ro đc đánh giá ở mức cao=>tăng cường thủ tục ktra
Câu 20:
Sai
Khi kiểm kê tài sản, chỉ thấy được sự hiện hữu của các tài sản đó mà không thấy được quyền sở
hữu (thuê ngoài, thế chấp,...)
Câu 21:
Sai.
Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho, kiểm tra vật chất chỉ cho biết sự tồn tại thực tế về số
lượng, còn chất lượng, tình trạng kỹ thuật, tính sở hữu, phương pháp đánh giá chúng thì chưa thể
hiện
Câu 22:
Sai.
Kỹ thuật kiểm kê là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của DN chứ
không phải là quá trình tiến hành quan sát quy trình kiểm kê trong đơn vị.
Câu 23:
Sai
=>xác minh tính đầy đủ
Câu 24:
Sai
Vì KTV phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng những bằng chứng do các chuyên gia cung cấp để
hình thành nên ý kiến của mình.
=>bằng chứng kt là tư liệu của chuyên gia là bằng chứng đặc biệt, ktra tính độc lập của chuyên gia
(ktv thuê ngoài)
Câu 25:
Đúng
Vì khi khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu thì rủi ro kiểm soát (CR) cao, tình hình tài chính
thiếu khả quan hay Ban quản lý thiếu liêm khiết, trung thực thì rủi ro tiềm tàng (IR) lớn. Do vậy, rủi
ro kiểm toán (AR) trong các trường hợp này cao.
Câu 26:
Sai
Để thu thập và đánh giá các bằng chứng cần phải có 3 giai đoạn: lập kế hoạch, thực hành kiểm
toán, kết thúc kiểm toán. Áp dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán chỉ là công việc của giai
đoạn thực hành kiểm toán.

Câu 27:
Sai
Vì kiểm kê tài sản không xác minh được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp
Câu 28:
Sai
Theo mục 03, VAS 620: Sử dụng công việc của chuyên gia thì “Kiểm toán viên và doanh nghiệp
kiểm toán chịu trách nhiệm toàn bộ về ý kiến kiểm toán đưa ra, việc sử dụng công việc của chuyên
gia không làm giảm trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về ý kiến kiểm
toán”.
Câu 29:
Đúng.
Vì các nghiệp vụ phát sinh bên trong đơn vị có liên quan đến bên thứ 3. Vì vậy việc thu thập bằng
chứng để xác thực các nghiệp vụ phải được thu thập cả bên trong và bên ngoài đơn vị
Câu 30:
Đúng
=>mỗi kt đều có ưu nhược điểm, muốn có đc đầy đủ bc thích hợp cần vận dụng đồng bộ các pp
Câu 31:
Sai.
Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do kiểm toán viên thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo một
trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Theo Chuẩn mực kiểm toán số
230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán
=>hồ sơ kt là tài liệu của đơn vị kt
Câu 32:
Sai.
Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do kiểm toán viên thu thập, phân loại, sử dụng
và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong
hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ
phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành (Theo Chuẩn mực kiểm toán
số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán)
=>hs kt chung có thể chứa hs nhiều năm

III. Trắc nghiệm (16 câu)

1. A
Theo VSA 500: Bằng chứng kiểm toán rất cần thiết để giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến và lập báo
cáo kiểm toán.
2. B
Theo slide 3.1 các qđ về bằng chứng kiểm toán bao gồm : qđ quy mô mẫu cần chọn đối với 1 thể
thức nhất định; qđ tgian hoàn thành các thể thức; qđ những khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng
thể,
3. B
Căn cứ vào tính đầy đủ của bằng chứng kt: có tính thuyết phục hơn là có tính kết luận chính xác
4. C
Học vấn của KTV k ảnh hưởng đến chất lượng của bằng chứng kiểm toán
5. B
Loại trừ a, c, d
6. C (thầy bảo thầy nghĩ thế) =>TH nên gửi thư xn dạng kđ:
=>TH nên gửi thư xn dạng pđ: c
7. D
b,c là bằng chứng bên ngoài, tuy nhiên có thể xảy ra sự thông đồng
a là bằng chứng nội bộ
8. C
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán là:
- Loại hình hay dạng của bằng chứng
- Hệ thống kiểm soát nội bộ
- Nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán
- Sự kết hợp của bằng chứng kiểm toán
-> yếu tố số lượng công nhân ko ảnh hưởng…

9. A
Vì bản sao kê của ngân hàng
10. A
Loại trừ B, C, D
11. D
A KTV nôi bộ có thể ko trung thực
B Hóa đơn có thể ko xác thực, các giao dịch ko hẳn đã xảy ra
C Thông tin trên BCTC của cty có thể ko trung thực, chính xác
D Ngân hàng là nơi có uy tín vì vậy bằng chứng thu thập có độ tin cậy cao
=> D
12. B
=>hiếm khi ktv gửi thư xn cho cơ quan thuế
13. B
Hồ sơ kiểm toán năm chứa đựng các thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán 1
năm tài chính -> có chứa BCTC năm hiện hành
14. C
Theo lý thuyết về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (gtrinh)
15. D
Hồ sơ kiểm toán chung có bao gồm:
- Các hợp đồng hoặc thoả thuận với bên thứ ba có hiệu lực trong thời gian dài (ít nhất hai
năm tài chính): Hợp đồng kiểm toán, Hợp đồng cho thuê, Hợp đồng bảo hiểm, thoả thuận vay…
=> Hợp đồng vay dài hạn của đơn vị được kiểm toán (thường thì thời hạn vay là trên 5 năm)
16. D
Các thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính của đơn vị với:
(1) Thông tin có thể so sánh của các kỳ trước; (đáp án a,b)

(2) Các kết quả dự tính của đơn vị, như kế hoạch hoặc dự toán, hoặc các ước tính
của kiểm toán viên, như ước tính chi phí khấu hao (đáp án c)

(3) Các thông tin tương tự của ngành, như so sánh tỷ suất doanh thu bán hàng trên
các khoản phải thu của đơn vị được kiểm toán với số liệu trung bình của ngành, hoặc
với các đơn vị khác trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động.
IV. Bài tập thảo luận (7 câu)

Câu 1:
Kỹ thuật phân tích là một kĩ thuật rất hữu dụng trong suốt cuộc kiểm toán.Phân tích là quá trình so
sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản.
Các mối quan hệ bao gồm mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau hoặc các thông tin tài
chính với các thông tin phi tài chính.
Kỹ thuật phân tích gồm 3 nội dung : dự đoán, so sánh và đánh giá. Dự đoán là việc ước đoán về số
dư tài khoản, giá trị của các chỉ tiêu, tỷ suất hoặc xu hướng. So sánh là việc đối chiếu số dự đoán
trên với số liệu trên báo cáo. Đánh giá là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và các kỹ
thuật khác (phỏng vấn, quan sát) để phân tích và ra kết luận về các chênh lệch khi so sánh.
Trong suốt cuộc kiểm toán, kỹ thuật phân tích luôn phát huy vai trò hữu dụng của nó.

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là quá trình cân đối tích cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có
nhằm cụ thể hóa mục tiêu và phạm vi kiểm toán trên cơ sở các nguồn lực xác định. Việc cụ thể hóa
này trước hết ở việc xác định những công việc cụ thể phải làm ( ổn định ) và trên cơ sở đó lượng
hóa quy mô từng việc và xác định thời gian kiểm toán tương ứng ( định lượng). Trong giai đoạn
này, các kĩ thuật phân tích được sử dụng bao gồm cả phân tích ngang và phân tích dọc. Nhờ các kĩ
thuật phân tích này , KTV có thể thu thập hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến động quan
trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra từ lần kiểm toán trước.
Đồng thời, nhờ các kĩ thuật phân tích có thể tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh
doanh của khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động
liên tục của công ty khách hàng.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán có vai trò rất quan trọng trong cuộc kiểm toán. Đó là quá trình thực
hiện đồng bộ các công việc đã ấn định trong kế hoạch, chương trình kiểm toán.Kỹ thuật phân tích
tỏ ra đặc biệt hữu dụng trong giai đoạn này. Nó được sử dụng chủ yếu để thu thập bằng chứng
kiểm toán có hiệu lực. Đó là việc kiểm tra tính hợp lý – bao gồm những so sánh giữa các số liệu
thực tế với số liệu dự đoán, so sánh giữa chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu bình quân của ngành,
nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Đó là việc phân tích xu
hướng khi KTV so sánh thông tin tài chính kì này với thông tin tài chính kỳ trước hay so sánh thông
tin tài chính giữa các tháng trong kì hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của tài khoản cần xem xét
giữa các kì , nhằm phát hiện những biến động bất thường để qua đó kiểm toán tiến hành tập trung
kiểm tra chi tiết. trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV cũng sử dụng kỹ thuật phân tích tỷ suất
để so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính của một công ty nào đó và với các công ty khác trong
cùng tập đoàn hay cùng ngành đó. Nhờ kĩ thuật phân tích các bằng chứng thu được đầy đủ và có
hiệu lực, là cơ sở quan trọng để đưa ra các kết luận kiểm toán.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV phải đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên
bản kiểm toán. Đối với kiểm toán tài chính, KTV phải thực hiện hàng loạt các công việc cụ thể, bao
gồm : xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến. xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ,
xem xét giả thuyết về tính liên tục trong hoạt động của đơn vị… Trên cơ sở những thông tin này ,
KTV phải vận dụng các kỹ thuật phân tích để đưa ra các kết luận chính xác nhất về tình hình tài
chính của đơn vị.

Như vậy, kỹ thuật phân tích phát huy vai trò hữu dụng của nó trong suốt cuộc kiểm toán. KTV phải
vận dụng đa dạng linh hoạt các kĩ thuật này trong các tình huống cụ thể để thu được những bằng
chứng tin cậy nhằm đưa ra các kết luận kiểm toán xác thực nhất.

Câu 2:
1-D
2-C
3-A
4-B
Câu 3:
1- A
2- D
3- B
4- C
Câu 4:
- Hồ sơ kiểm toán năm: b, f, g,
- Hồ sơ kiểm toán chung: a, c, d, e
Câu 5:
Kiểm tra vật chất (kiểm kê)
Gửi thư xác nhận
Xác minh tài liệu
Phỏng vấn
Tính toán
Quan sát
thủ tục phân tích
a. Gửi thư xác nhận
b. Phân tích
c. Xác minh tài liệu
d. Phỏng vấn
e. Phân tích
f. Tính toán
g. Quan sát
h. Kiểm kê
i. Gửi thư xác nhận
j. Xác minh tài liệu
k. Phân tích
l. Xác minh tài liệu
Câu 6

Nguồn thu thập Kỹ thuật thu thập

1. Hóa đơn của nhà cung cấp Bên ngoài Lấy xác nhận
Tính toán

2. Sổ cái tài khoản Bên trong Xác minh tài liệu


Tính toán
Phân tích

3. Bảng sao kê ngân hàng Bên ngoài Lấy xác nhận

4. Bảng chấm công Bên trong Tính toán

5. Bảng thanh toán lương Bên trong Tính toán

6. Phiếu yêu cầu mua hàng của các BP Bên trong Xác minh tài liệu

7. Hồ sơ hàng mua đang đi đường Bên ngoài Lấy xác nhận

8. Bản sao hóa đơn vận chuyển hàng Bên ngoài Lấy xác nhận
Tính toán

9. Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng Bên trong Xác minh tài liệu

10. Bản sao của hóa đơn bán hàng do nhà cung cấp Bên ngoài Lấy xác nhận
của Công ty Việt Phương gửi Tính toán
11. Điều lệ của công ty Bên trong Phỏng vấn

Câu 7

- Tính thích đáng của giấy làm việc: đã phù hợp, liệt kê được những đầu mục công việc,
mục tiêu, công việc KTV thực hiện và kết quả

- Mức độ tài liệu hóa: chấp nhận được

- KTV Huy chưa gửi thư xác nhận để xem người mua hàng có phải thật không

- Về vấn đề phát hiện: chưa có bằng chứng chứng cụ thể cho việc công ty đã nhận được
hàng thay thế cho hàng tồn kho hỏng chuyển đi, yêu cầu phải có chứng từ, biên bản thông
báo sự việc cụ thể.

- KTV không nên đưa ra kết luận chấp thuận sớm như vậy.

V. BT nghiệp vụ (4 câu)

Câu 1:
a. HSKT chung
b. HSKT năm
c. HSKT chung
d. HSKT năm
e. HSKT năm
f. HSKT chung
g. HSKT năm
h. HSKT năm
i. HSKT chung
k. HSKT chung
l. HSKT chung
m. HSKT chung
n. HSKT chung

Câu 2
a.
Kiểm toán viên trong TH này nên chọn mẫu khách hàng để gửi thư xác nhận vì số lượng khách
hàng khá lớn (30 khách hàng), nếu gửi thư xác nhận cho tất cả các khách hàng thì sẽ tổn một
khoản chi phí vô cùng lớn.
Nếu thực hiện chọn mẫu thì kiểm toán viên nên chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất vì chọn
mẫu ngẫu nhiên sẽ không phát huy được ưu điểm nếu sai sót trọng yếu tập trung phân bổ theo
những khối quần thể xác định hoặc nếu tổng thể có quy mô nhỏ. Nếu kiểm toán viên có phán đoán
tốt và có nhiều kinh nghiệm làm quen với đối tượng kiểm toán thì phương pháp này sẽ mang lại kết
quả tốt hơn so với phương pháp chọn mẫu xác suất.
b. Hình thức thư xác nhận được lựa chọn là hình thức gửi thư xác nhận khẳng định, kiểm toán
viên yêu cầu người xác nhận gửi thư phúc đáp cho tất cả các thư xác nhận cho dù có chênh lệch
hay không và chênh lệch giữa các số liệu xác nhận và số liệu của bên thứ ba. Áp dụng hình thức
thư này vì kiểm toán viên chưa có thông tin về khoản chênh lệch trên sổ sách, nên cần phải gửi xác
nhận cho tất cả các khách hàng để xác minh lại về số liệu chênh lệch, khác với hình thức khẳng
định, khi mà kiểm toán viên đã tính toán được độ chênh lệch của số liệu trước rồi chỉ gửi thư cho 1
vài đối tượng có liên quan để xác nhận.
Câu 3:
1. Thư xác nhận từ ngân hàng đáng tin cậy hơn vì thư xác nhận từ ngân hàng sẽ được thể hiện
dưới dạng văn bản, có thể là trên giấy tờ, phương tiện điện tử, hoặc các dạng khác, có đóng dấu,
chữ ký và bị ràng buộc bởi pháp luật cao hơn.
2. Kiểm tra vật chất đối với HTK do KTV tự thực hiện đáng tin cậy hơn vì đây là bằng chứng do
kiểm toán viên tự thực hiện. Ngoài ra, biên bản kiểm kê do DN cung cấp là bằng chứng nội bộ nên
không đáng tin cậy bằng.
3. KTV tự thực hiện thủ tục phân tích chi tiết đánh giá giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì sẽ
đáng tin cậy hơn vì đây là bằng chứng do KTV tự thực hiện. Ngoài ra, ý kiến của chuyên gia chỉ
mang tính chất tham khảo, mọi trách nhiệm khi đưa ra kết luận cuối cùng thuộc về KTV.
4. Kiểm tra vật chất HTK do KTV thực hiện sẽ đáng tin cậy hơn vì đây là bằng chứng do KTV trực
tiếp kiểm kê.
Câu 4:

Thủ tục Kỹ thuật Mục tiêu kiểm toán Xếp hạng độ tin cậy

1. Đối chiếu hóa đơn Xác minh Xác minh khoản mục 3
bán hàng, sổ chi tiết tài liệu doanh thu có được ghi
511, nhật ký bán hàng nhận hợp lý và đầy đủ
hay không

2. Tính tổng doanh thu Tính toán Xác minh doanh thu 2
được ghi nhận trong 7 được tính toán chính
tháng trong nhật ký bán xác và hợp lý hay
hàng so với sổ cái không
TK511TK511

3. Phỏng vấn kế toán Phỏng Xác minh hàng hóa 4


thanh toán về thủ tục vấn của doanh nghiệp trên
kiểm tra giá bán, số thực tế có được bán
lượng hàng bán, thời đúng giá, số lượng
gian giao hàng hàng bán được và thời
gian giao hàng có đúng
như đã được kê khai
hay không, từ đó đưa
ra ý kiến về các phần
hành liên quan có
được hạch toán hợp lý
hay không

4. Đối chiếu nhật ký bán Xác minh Xác minh tính có thật 3
hàng với hóa đơn bán tài liệu của các nghiệp vụ bán
hàng và các vận đơn hàng, xem nó có được
diễn ra trong thực tế ko
hay là số liệu mama

5. Gửi thư xác nhận tới Lấy xác Kiểm tra doanh nghiệp 1
khách hàng để xác minh nhận kê khai các khoản tiền
khoản tiền phải thu phải thu có khớp với
thực tế hay không

6. Thảo luận với ban Phỏng Xác minh tính hợp lý 4


giám đốc về một số vấn của các khoản dự
khoản nợ kéo dài phòng phải thu khó đòi
mà doanh nghiệp kê
khai

You might also like