You are on page 1of 200

Nội dung của học phần

1 Chương 1. Những vấn đề cơ bản của kiểm toán

2 Chương 2. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán

3 Chương 3. Phương pháp kiểm toán và kĩ thuật chọn


mẫu trong kiểm toán

4 Chương 4. Quy trình kiểm toán và báo cáo kiểm toán


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán

1.2 Khái niệm và chức năng của kiểm toán

Đối tượng kiểm toán, mối quan hệ giữa chủ thể và khách
1.3 thể kiểm toán

1.4 Chuẩn mực kiểm toán

1.5 Kiểm toán viên, tổ chức kiểm toán và hiệp hội nghề nghiệp
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán

1.1.1 Trên thế giới

1.1.2 Tại Việt Nam


1.1.1. Trên thế giới

Kiểm toán đã ra đời vào khoảng thế kỷ III – TCN (khoảng 2300 năm trước) tại Ai
Cập và La Mã cổ đại. Kiểm toán ở giai đoạn sơ khai này chỉ là đọc to số liệu kế
toán cho một bên thứ ba “nghe” và chứng thực.
Đầu TK XX, kiểm toán bắt đầu phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện như ngày nay.

Từ khi hình thành → 1900 Từ 1900 → nay


Phát hiện sự gian lận của người
Mục đích Xác nhận sự trung thực và hợp lý của số liệu kế toán
ghi chép sổ sách (quản gia)
- Phương pháp chọn mẫu;
- Dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ;
Phương Kiểm tra chi tiết toàn bộ quy
- Kiểm toán trong môi trường CIS;
pháp trình, sổ sách ghi chép
- Mở rộng kỹ thuật tiếp cận trong kiểm toán dựa
trên quản lý rủi ro
Đối tượng Các cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ (ngân hàng, các tổ
Chủ sở hữu tài sản
phục vụ chức tín dụng - tài chính)
1.1.2. Tại Việt Nam

Trước
1975
Từ 1975 -
1986
Từ Hiện
5/1991 nay

- Trước 1975: có hoạt động kiểm toán (dưới chế độ Sài Gòn);
- 1975 - 1986: hoạt động kiểm toán chưa phát triển;
- 5/1991: kiểm toán độc lập ra đời và bắt đầu phát triển
1.1.2. Tại Việt Nam

Một số sự kiện đáng chú ý của quá trình phát triển hoạt động kiểm toán
tại Việt Nam sau năm 1991:
- Ngày 13/05/1991, Bộ Tài chính thành lập Công ty kiểm toán Việt Nam
(Vietnam Audting Company – VACO) và Công ty tư vấn tài chính kế
toán và kiểm toán (Auditing & Accounting Financial Consulting Services
Company – AASC);
- Ngày 11/07/1994, Chính phủ ban hành nghị định số 70/1994 NĐ-CP
thành lập cơ quan Kiểm toán nhà nước (thuộc Chính phủ);
- Ngày 28/10/1997, Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ xây dựng ban
hành quy chế Kiểm toán nội bộ (áp dụng cho các doanh nghiệp nhà
nước);
- Năm 2005, Luật Kiểm toán nhà nước được ban hành;
- Năm 2011, Luật Kiểm toán độc lập được ban hành.
1.2. Khái niệm và chức năng của kiểm toán

1.2.1 Khái niệm

1.2.2 Chức năng của kiểm toán


1.2.1. Khái niệm
Khái niệm kiểm toán luôn có sự cập nhật và bổ sung theo tiến trình phát triển của
hoạt động kiểm toán. Sau đây là một số định nghĩa về kiểm toán ở các quốc gia
trên thế giới:
“Kiểm toán là việc xem xét, kiểm tra công việc ghi chép kế toán bởi các kế toán
viên công cộng được thừa nhận độc lập và ở bên ngoài tổ chức được kiểm tra”
Giáo sư, tiến sĩ Robert N. Anthony (ĐH Harvard, Mỹ)

“Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài
chính của một doanh nghiệp do kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện
công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”
Mục giải thích các chuẩn mực về kiểm toán của nước Anh

“Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức
do một người độc lập, đủ danh nghĩa (gọi là kiểm toán viên) tiến hành để khẳng
định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế,
không che dấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của
luật định”.
Định nghĩa kiểm toán của nước Pháp
1.2.1. Khái niệm

“Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của
mình về các bản báo cáo tài chính”.
Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accountants - IFAC)

Hai nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán là Giáo sư Alvin Armond
Arens (Đại học Tổng hợp quốc gia bang Michigan, Hoa Kỳ) và Giáo sư James
Kloebbecker (Đại học Tổng hợp quốc gia bang Utah, Hoa Kỳ) đã đưa ra một
định nghĩa về khái niệm kiểm toán (được nhiều người chấp nhận) như sau:
“Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có năng lực tiến hành thu thập
và đánh giá các bằng chứng về các thông tin cần kiểm toán của một đơn vị cụ
thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin
này với các chuẩn mực đã được thiết lập”.
1.2.1. Khái niệm
Các thuật ngữ cần lưu ý trong định nghĩa kiểm toán:

Thuật ngữ Giải thích


Các chuyên gia: kiểm toán viên, kế toán viên công chứng, kế toán viên công cộng,
thẩm kế viên;
Yêu cầu về năng lực: được đào tạo bài bản và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan
có thẩm quyền cấp;
Tính độc lập về chuyên môn (độc lập về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn); độc lập về
lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán; độc lập về tình cảm với ban lãnh đạo của
Các chuyên gia đơn vị;
độc lập và có Yêu cầu về đạo đức: trung thực, thẳng thắn, có lương tâm nghề nghiệp;
năng lực Yêu cầu tôn trọng bí mật: đảm bảo tính bảo mật của các tài liệu, thông tin, số liệu
được kiểm toán;
Tôn trọng pháp luật: hiểu biết và tuân thủ pháp luật quốc gia, quốc tế về lĩnh vực
hành nghề của KTV;
Tôn trọng (tuân thủ) các chuẩn mực nghề nghiệp: KTV chịu sự kiểm soát chặt chẽ
của các chuẩn mực nghề nghiệp (chuẩn mực chuyên môn, chuẩn mực nghiệp vụ,
chuẩn mực đạo đức).
1.2.1. Khái niệm
Các thuật ngữ cần lưu ý trong định nghĩa kiểm toán:

Thuật ngữ Giải thích


Thu thập và đánh Sử dụng các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán để thu thập và đánh giá
giá các bằng các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho các ý kiến nhận xét, kết luận của họ về
chứng thông tin được kiểm toán.
Thông tin định lượng: thông tin tài chính, thông tin khác (kế hoạch, định mức, dự
Các thông tin cần toán, công suất);
được kiểm toán Thông tin không định lượng: tình hình khả quan, sự chuyển biến tốt xấu; tính hiệu
lực trong việc thực thi nhiệm vụ được giao; hiệu quả về mặt xã hội – chính trị.
Các chuẩn mực
Là cơ sở (thước đo) để đánh giá các thông tin trong quá trình kiểm toán.
được thiết lập
Đơn vị được kiểm Tổ chức pháp nhân, doanh nghiệp, công ty, tập đoàn;
toán Cá nhân sử dụng tài sản, kinh phí, vốn tập thể.
Kết quả cuối cùng của hoạt động kiểm toán, thể hiện ý kiến nhận xét của KTV về
Báo cáo kết quả
thông tin được kiểm toán.
1.2.2. Chức năng của kiểm toán

2 chức
năng cơ
bản của
kiểm toán

Chức năng thứ nhất: Chức năng thứ hai:


Kiểm tra và xác nhận Trình bày ý kiến
(chức năng xác minh) (chức năng tư vấn)
1.3. Phân loại kiểm toán

1.3.1 Phân loại kiểm toán theo chức năng

1.3.2 Phân loại kiểm toán theo mô hình tổ chức

1.3.3 Phân loại kiểm toán theo các tiêu thức khác
1.3.1 Phân loại kiểm toán theo chức năng
Phân loại kiểm toán theo chức năng dựa vào đối tượng trực tiếp của hoạt động
kiểm toán, tức là hoạt động kiểm toán đó kiểm tra cái gì. Căn cứ vào điều này
kiểm toán có thể chia làm 3 loại: Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và
kiểm toán báo cáo tài chính.

Là quá trình kiểm tra một hoạt động nào đó và đánh giá nó về
KIỂM TOÁN
tính kinh tế (economy) tính hiệu quả (efficiency) và tính hữu
HOẠT ĐỘNG
hiệu (effectiveness) và đưa ra biện pháp để cải tiến.

Mục tiêu kiểm toán Đối tượng


- Tính kinh tế là sự tiết kiệm các nguồn lực: nghĩa là để Các hoạt động: có thể là
đạt được mục tiêu nhất định cần dùng một lượng tối một dự án, một chương
thiểu nguồn lực; trình hay nghiệp vụ.
- Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với
một lượng nguồn lực nhất định;
- Tính hữu hiệu là khả năng về mức độ hoàn thành các
nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
1.3.1 Phân loại kiểm toán theo chức năng

KIỂM TOÁN Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ


TUÂN THỦ chấp hành một văn bản hay quy định.

Mục tiêu kiểm toán Đối tượng


- Tính tuân thủ các nguyên tắc xây dựng và quy trình tổ Hành vi, ý thức chấp hành
chức hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ; của đơn vị được kiểm
- Tính tuân thủ các nguyên tắc, quy trình, thủ tục hạch toán.
toán kế toán, thống kê và ghi chép các thông tin, tài liệu
khác;
- Tính tuân thủ các nguyên tắc, quy trình, thủ tục trong
các hoạt động, nghiệp vụ phi tài chính.
1.3.1 Phân loại kiểm toán theo chức năng

KIỂM TOÁN Là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực,
BCTC hợp lý của các BCTC được kiểm toán

Mục tiêu kiểm toán Đối tượng


- Tính tuân thủ: BCTC được lập trên cơ sở các - BCTC: Bảng cân đối kế toán, bản báo cáo
chuẩn mực và chế độ kế toán tài chính hiện hành; kết quả kinh doanh, bản báo cáo lưu chuyển
- Tính trung thực: thông tin tài chính và tài liệu kế tiền tệ, bản thuyết minh BCTC;
toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và - Bảng kê khai tài chính có tính pháp lý khác:
số liệu kế toán; bảng kê khai tài sản, báo cáo quyết toán vốn,
- Tính hợp lý: các biểu mẫu kế toán có hợp lư, ngân sách.
đúng quy định;
- Tính hợp pháp: BCTC có phù hợp với các
nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các yêu cầu
của pháp luật không.
1.3.2 Phân loại kiểm toán theo mô hình tổ chức
Phân loại kiểm toán theo mô hình tổ chức (hay chủ thể kiểm toán) tức là phân
loại bằng cách xác định ai sẽ là người thực hiện cuộc kiểm toán. Theo tiêu chí
này thì kiểm toán có thể chia thành 3 loại: kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà
nước, kiểm toán độc lập.
KIỂM
- Là loại kiểm toán do các KTV nội bộ của đơn vị tiến hành;
TOÁN
- Kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kế toán,
NỘI
BỘ hệ thống kiểm soát nội bộ, chất lượng công việc.

Phạm vi Kiểm toán viên Tổ chức Đặc trưng cơ bản


Trong nội bộ - Là người của đơn Trực thuộc cấp cao nhất - Thực hiện trên cơ sở yêu cầu quản lý của
từng đơn vị vị; của đơn vị và độc lập với chủ doanh nghiệp. Có tính
- KTV không nhất các bộ phận được kiểm chất bắt buộc đối với các hoạt động, đơn vị
thiết phải cói chứng toán. trong nội bộ.
chỉ hành nghề. - Kết quả kiểm toán gắn với các giải pháp
cải tiến hoạt động và ý kiến đề xuất xử lý sai
phạm;
- Về tính pháp lý: ít có giá trị pháp lý với bên
ngoài; KTV nội bộ chỉ chịu trách nhiệm
trước chủ doanh nghiệp.
1.3.2 Phân loại kiểm toán theo mô hình tổ chức

- Là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước bao gồm những công
KIỂM TOÁN chức Nhà nước thực hiện việc kiểm tra tài chính công và tài sản công;
NHÀ NƯỚC - Là công cụ kiểm tra tài chính cao nhất của mỗi nước, do vậy còn
được gọi là cơ quan kiểm toán tối cao.

Phạm vi Kiểm toán viên Tổ chức Đặc trưng cơ bản


Thực hiện ở Là công chức Là cơ quan chuyên - Mang tính chất cưỡng chế theo luật
các đơn vị sử Nhà nước, không môn trong cơ cấu định, theo yêu cầu quản lý Nhà nước nên
dụng vốn, nhất thiết phải có quản lý của Nhà không thu phí kiểm toán, không kinh
kinh phí ngân chứng chỉ hành nước. doanh.
sách Nhà nghề kiểm toán; - Kết quả kiểm toán gắn với các giải pháp
nước cải tiến hoạt động và ý kiến đề xuất xử lý
sai phạm ở đơn vị;
- Có tính pháp lý cao, thường được thể
hiện trong Hiến pháp.
1.3.2 Phân loại kiểm toán theo mô hình tổ chức

- Là công việc kiểm toán do các Kiểm toán viên độc lập của các
KIỂM TOÁN công ty kiểm toán chuyên nghiệp thực hiện.
ĐỘC LẬP
- Là loại dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận, bảo hộ, được
quản lý chặt chẽ bởi hiệp hội chuyên ngành kiểm toán.

Phạm vi Kiểm toán viên Tổ chức Đặc trưng cơ bản


Thực hiện ở - Là KTV độc lập, Hình thành và hoạt - Thực hiện trên cơ sở tự nguyện theo
mọi đơn vị, hành nghề kiểm động như một doanh yêu cầu của
mọi lĩnh vực, toán chuyên nghiệp với mục đích khách hàng;
mọi thành nghiệp; kinh doanh, có thu phí - Bảo đảm nguyên tắc: độc lập, khách
phần kinh tế - Phải có chứng kiểm toán. quan, trung thực, bí mật;
chỉ hành nghề - Việc kiểm tra không gắn với xử lý
kiểm toán do cơ gian lận;
quan có thẩm - Tính pháp lý cao;
quyền cấp; - Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
1.3.3 Phân loại theo các tiêu chí khác

- Căn cứ vào tính chất của khách thể kiểm toán: kiểm toán doanh
nghiệp, kiểm toán dự án và kiểm toán ngân sách Nhà nước;
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa thời gian kiểm toán và thời gian xảy ra
hoạt động được kiểm toán: tiền kiểm (kiểm toán trước khi hoạt động
xảy ra hay kiểm toán phòng ngừa), kiểm toán hiện hành (kiểm toán
đồng thời với hoạt động xảy ra), hậu kiểm (kiểm toán sau khi hoạt
động xảy ra);
- Căn cứ vào chu kỳ kiểm toán: kiểm toán định kỳ hàng năm và kiểm
toán đột xuất (còn gọi là kiểm toán bất thường hay kiểm toán đặc biệt);
- Căn cứ vào tính chất, đối tượng và mục tiêu: kiểm toán tài chính,
kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán liên kết;
1.3.3 Phân loại theo các tiêu chí khác

- Căn cứ vào phương pháp thu thập bằng chứng: kiểm toán trong chứng
từ và kiểm toán ngoài chứng từ;
- Trong hoạt động kiểm toán BCTC, căn cứ vào quá trình kiểm soát
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, người ta kiểm toán ra: kiểm toán cơ bản và
kiểm toán tuân thủ;
- Căn cứ vào phạm vi kiểm toán: kiểm toán toàn diện và kiểm toán trọng
điểm (kiểm toán điển hình, kiểm toán chuyên đề);
- Căn cứ vào phương pháp tiếp cận cuộc kiểm toán: kiểm toán theo
phương pháp tiếp cận hệ thống và kiểm toán theo phương pháp tiếp
cận rủi ro;
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán: kiểm
toán bên trong (nội kiểm) và kiểm toán bên ngoài (ngoại kiểm);
- Căn cứ vào tính pháp lý của cuộc kiểm toán: kiểm toán bắt buộc và
kiểm toán tự nguyện;
1.4. Đối tượng kiểm toán, mối quan hệ giữa chủ thể và
khách thể kiểm toán

1.4.1 Đối tượng kiểm toán

Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể


1.4.2 kiểm toán
1.4.1. Đối tượng kiểm toán

Báo cáo tài chính

Thực trạng hoạt động kinh tế của đơn vị

Đối tượng của Thực trạng về tài sản, nguồn vốn và


kiểm toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Thực trạng việc chấp hành luật pháp,


chính sách chế độ và những quy định

Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế


của hoạt động
1.4.2. Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán
Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán thể hiện mục tiêu của cuộc
kiểm toán đó. Nói cách khác, khi tìm hiểu mối quan hệ giữa chủ thể và khách
thể kiểm toán nghĩa là chúng ta đang xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán đó.

Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán: Mục tiêu kiểm
toán là khác nhau giữa 3 loại kiểm toán (kiểm toán nhà nước, kiểm toán
độc lập, kiểm toán nội bộ).
Theo quan hệ với loại hình kiểm toán:
- Kiểm toán báo cáo tài chính: Mục tiêu là xác minh tính trung thực và
hợp lý của các bản khai tài chính, sổ sách kế toán;
- Kiểm toán hoạt động: Mục tiêu là đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và
tính hiệu quả của hoạt động được kiểm toán; từ đó làm cơ sở để chấn
chỉnh, cải tiến quản lý và điều hành hoạt động có chất lượng và hiệu
quả tốt hơn;
- Kiểm toán tuân thủ: Mục tiêu là đánh giá mức độ chấp hành các quy
tắc, chế độ luật pháp.
1.4.2. Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán

Khi xem xét dưới góc độ chu kỳ kiểm toán, cần phân biệt mục tiêu
kiểm toán trong những trường hợp sau:
- Kiểm toán thường xuyên: Mục tiêu là hướng tới tạo lập nề nếp tài
chính kế toán;
- Kiểm toán đột xuất: Thường là gắn với các vụ việc được xử lý hay
nghiên cứu, giải đáp một vấn đề cụ thể nào đó;
- Kiểm toán định kỳ: Với mục tiêu là thường xuyên gắn kết với những
kết luận, đánh giá tổng quát các vấn đề theo yêu cầu quản lý chung.
1.5. Chuẩn mực kiểm toán

1.5.1 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

1.5.2 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam


1.5.1 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

Chuẩn mực kiểm toán được hiểu là các quy định về những nguyên tắc, thủ tục
cơ bản và những hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản đó trong
quá trình kiểm toán.

Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accountant), mà


trực tiếp là Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế đã soạn thảo và ban hành
hệ thống các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Standards on
Auditing – ISA) nhằm đạt được sự chấp nhận chung ở phạm vi quốc tế đối
với các chuẩn mực kiểm toán.
1.5.1 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được xây dựng trên cơ
sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế và phù hợp với điều kiện
của nước ta. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán gồm 2 phân hệ riêng
biệt: chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; chuẩn mực chuyên môn về
kiểm toán.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã được Bộ tài
chính ban hành theo thông tư 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 05 năm
2015 (có hiệu lực chính thức từ ngày 01.01.2016).

Hệ thống chuẩn mực chuyên môn thường được chia thành 3 loại,
phụ thuộc vào từng giai đoạn của cuộc kiểm toán: giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán; giai đoạn thực hành kiểm toán; giai đoạn kết thúc kiểm toán và
lập báo cáo kiểm toán.
1.6. Kiểm toán viên độc lập, tổ chức kiểm toán và hiệp hội
nghề nghiệp

1.6.1 Kiểm toán viên độc lập

1.6.2 Tổ chức kiểm toán

1.6.3 Hiệp hội nghề nghiệp


1.6.1. Kiểm toán viên độc lập

Chủ thể thực hiện cuộc kiểm toán được gọi là kiểm toán viên
(KTV). Các kiểm toán viên làm việc trong các tổ chức kiểm toán
tương ứng gồm có: KTV độc lập, KTV nhà nước, KTV nội bộ.

Kiểm toán viên độc lập là người thực hiện công việc kiểm toán,
hoạt động trong tổ chức kiểm toán độc lập. Tên gọi của kiểm toán
viên độc lập là không giống nhau ở mỗi quốc gia.

KTV độc lập phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản: có kỹ năng và khả
năng tương xứng, đồng thời có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Trình độ chuyên môn có được nhờ sự đào tạo, trang bị kiến thức
chuyên môn về mặt lý luận và thực tiễn.
- KTV độc lập phải là người đảm bảo có đạo đức nghề nghiệp
thích hợp (chuyên nghiệp, chính trực, khách quan, độc lập, v.v...)
1.6.2. Tổ chức kiểm toán

Tổ chức kiểm toán độc lập đóng vai trò là một bên độc lập (bên thứ ba)
thực hiện chức năng thẩm định thông tin do một đơn vị báo cáo và đưa
Tổ chức ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin này.
kiểm toán
độc lập Tổ chức kiểm toán độc lập cung cấp các dịch vụ: Dịch vụ xác nhận,
dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiểm tra thông tin tài chính trên
cơ sở các thủ tục đã thỏa thuận, dịch vụ khác.

Kiểm toán nhà nước là loại hình kiểm toán do các KTV của cơ quan
kiểm toán nhà nước thực hiện. Kiểm toán nhà nước có chức năng
đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng
Tổ chức tài chính công, tài sản công.
kiểm toán
nhà nước Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước có thể có một số dạng
sau: Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước độc lập với hệ thống
cơ quan hành pháp; Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước trực
thuộc một hệ thống hành pháp hay hệ thống lập pháp.
1.6.2. Tổ chức kiểm toán

Theo Hiệp hội KTV nội bộ quốc tế (Institute of Internal Auditors),


“kiểm toán nội bộ là một chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức,
để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức, như là một
hoạt động phục vụ tổ chức”.
Tổ chức
kiểm toán
nội bộ
Phạm vi nội dung kiểm tra, đánh giá của kiểm toán nội bộ chủ yếu bao
gồm:
- Rà soát và giám sát hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Kiểm tra lại các thông tin trong các lĩnh vực của đơn vị;
- Kiểm tra, đánh giá về tính hiệu lực, tính kinh tế và tính hiệu quả của
các hoạt động trong đơn vị.
1.6.3. Hiệp hội nghề nghiệp

Tổ chức nghề nghiệp của kiểm toán độc lập được thành lập ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp chủ yếu là xây
dựng, ban hành các chuẩn mực quốc gia về kế toán, kiểm toán và hướng dẫn
thực hiện các chuẩn mực, thông lệ.
Kiểm toán
độc lập
- Tại Hoa Kỳ: Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (American Accounting Association –
AAA); Viện Kế toán công chứng Mỹ (American Institute of Certified Public
Accountants);
- Tại Nhật Bản: Hiệp hội kế toán viên công chứng Nhật Bản (Japanese Institute
of Certified Public Accountants - JICPA);
- Tại Anh quốc: Hiệp hội giám định viên kế toán Anh quốc và xứ Wales
(Institute of Chartered Accountants in English and Wales - ICAEW);
- Tại Canada: Học viện kế toán viên công chứng Canada (Canadian Institute of
Chartered Accountants - VAA).
- Ở Việt Nam: Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Vietnam Association of
Accountants and Auditors). Riêng lĩnh vực kiểm toán độc lập thì có Hội KTV
hành nghề Việt Nam (Vietnam Association Certified Practicing Auditors –
VACPA).
1.6.3. Hiệp hội nghề nghiệp

Các cơ quan kiểm toán tối cao của nhiều quốc gia trên thế giới đã
thống nhất thành lập tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao
(International Organization of Supre Audit Institute - INTOSAI). Tổ
chức này có nhiệm vụ ban hành các chuẩn mực kiểm toán quốc tế
của kiểm toán nhà nước; đồng thời đưa ra hướng dẫn các chính
Kiểm toán sách, quy định cho các KTV nhà nước.
nhà nước

Một số tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao tại các khu vực như:
- Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á;
- Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Phi;
- Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Âu;
- Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Thái Bình Dương.
1.6.3. Hiệp hội nghề nghiệp

Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán nội bộ là tổ chức của những


người làm nghề kiểm toán nội bộ. Hiệp hội nghề nghiệp về kiểm
toán nội bộ thường đảm nhận chức năng phổ biến, trao đổi kinh
nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán
nội bộ
Trên thế giới đã có hiệp hội nghề nghiệp là Hiệp hội KTV nội bộ
(Institute of Internal Auditors - IIA). Chương trình đào tạo của IIA với
chứng chỉ kiểm toán nội bộ (Certified Internal Auditor) giúp phát triển
kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp cho người làm việc về kiểm toán,
kiểm soát nội bộ và quản trị công ty. Đây là chứng chỉ duy nhất về
kiểm toán viên nội bộ được công nhận toàn cầu.
Chương 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG
TRONG KIỂM TOÁN

2.1 Cơ sở dẫn liệu

2.2 Gian lận và nhầm lẫn

Hệ thống kiểm soát nội bộ


2.3

Trọng yếu và rủi ro kiểm toán


2.4

2.5 Bằng chứng kiểm toán

Tài liệu, hồ sơ kiểm toán


2.6
2.1. Cơ sở dẫn liệu

2.1.1 Cơ sở dẫn liệu và các yếu tố dẫn


liệu của báo cáo tài chính

2.1.2 Vận dụng cơ sở dẫn liệu trong xác


định mục tiêu kiểm toán
2.1.1. Cơ sở dẫn liệu (CSDL) và các yếu tố dẫn liệu của báo cáo
tài chính

Khái niệm CSDL

Là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán
một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản
mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính và được
kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy
ra.(Chuẩn mực VSA 315)
2.1.1. Cơ sở dẫn liệu (CSDL) và các yếu tố dẫn liệu của báo
cáo tài chính

Các yếu tố của CSDL

Tính toán và
Có thật
đánh giá

Phân loại và Cộng dồn và


hạch toán công bố
2.1.1. Cơ sở dẫn liệu (CSDL) và các yếu tố của báo cáo tài chính

Các yếu tố của CSDL

Sự tồn tại (Sự hiện hữu): Một tài sản hoặc khoản nợ phản ánh
trên BCTC thực tế phải tồn tại (có thật) tại thời điểm lập BCTC

CÓ THẬT Sự phát sinh: Một nghiệp vụ hay sự kiện được ghi chép phải đã
xẩy ra và có liên quan đến đơn vị trong kỳ xem xét

Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hoặc khoản nợ phản ánh trên
BCTC đơn vị phải có quyền hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại
thời điểm lập BCTC
2.1.1. Cơ sở dẫn liệu (CSDL) và các yếu tố dẫn liệu của báo cáo
tài chính

Các yếu tố của CSDL

Sự tính toán Sự đánh giá

Các sự kiện và nghiệp vụ


Một khoản tài sản, công
kinh tế khi ghi nhận phải
nợ, vốn chủ sở hữu, thu
Tính toán và được ghi nhận đúng giá trị
nhập, chi phí phải được
đánh giá của nó. Các số liệu và phép
ghi chép theo giá trị thích
toán khi thực hiện phải đảm
hợp trên cơ sở nguyên tắc
bảo tính toán chính xác về
kế toán, chuẩn mực kế
mặt toán học và không có sai
toán hiện hành
sót
2.1.1. Cơ sở dẫn liệu (CSDL) và các yếu tố dẫn liệu của báo
cáo tài chính

Các yếu tố của CSDL Sự phân loại và hạch toán

Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, DT, CP, các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến kỳ báo cáo phải được
Đầy đủ
thu nhận, ghi chép đầy đủ trong hệ thống sổ sách và
phải được báo cáo đầy đủ trong hệ thống BCTC

Khoản mục tài sản, công nợ , vốn chủ sở hữu,chi phí,


Tính doanh thu…được phân loại một cách đúng đắn theo yêu
đúng loại cầu chuẩn mực và chế độ kế toán. Hạch toán đúng trình
tự, phương pháp kế toán

Tính đúng kỳ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi


nhận theo nguyên tắc kế toán dồn tích
2.1.1. Cơ sở dẫn liệu (CSDL) và các yếu tố dẫn liệu của báo cáo tài chính

Các yếu tố của CSDL


Cộng dồn và
công bố

Cộng dồn
Trình bày, công bố
Số liệu cộng dồn trên
Các chỉ tiêu, bộ phận,
các tài khoản, sổ kế
khoản mục trên BCTC
toán phải được tính
phải trình bày công bố
toán một cách chính
theo đúng yêu cầu của
xác, luân chuyển số
chuẩn mực và chế độ
liệu đảm bảo không
kế toán hiện hành
có sai sót
2.1.2. Vận dụng cơ sở dẫn liệu trong xác định mục tiêu kiểm
toán
Tác dụng của CSDL

Giai đoạn lập kế


Giai đoạn kết
hoạch: Xác định
thúc:Xác định
khả năng xảy ra Giai đoạn thực
tính đầy đủ, thích
các sai phạm của hiện : Xác định
hợp của bằng
từng bộ phận, được mục tiêu của
chứng kiểm toán
khoản mục làm cơ từng thử nghiệm
đã thu thập được
sở để xây dựng của KTV
theo từng mục tiêu
chương trình kiểm
kiểm toá
toán
2.1.2. Vận dụng cơ sở dẫn liệu trong xác định mục tiêu kiểm
toán
Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù.
• Mục tiêu kiểm toán chung (mục tiêu kiểm toán tổng quát): Được trình
bày dưới dạng cơ sở dẫn liệu như mục 2.1.1.
• Mục tiêu kiểm toán đặc thù:
2.1.2. Vận dụng cơ sở dẫn liệu trong xác định mục tiêu kiểm
toán

Đối với các nhóm giao 1. Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ.
dịch và sự kiện trong 2. Tính đầy đủ.
kỳ 3. Phân loại và tính dễ hiểu.
4. Tính chính xác và đánh giá.

1. Tính hiện hữu.


CƠ SỞ Đối với số dư tài 2. Quyền và nghĩa vụ.
DẪN LIỆU khoản vào cuối kỳ 3. Tính đầy đủ.
4. Đánh giá và phân bổ.

Đối với trình bày và 1. Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ.
thuyết minh 2. Tính đầy đủ.
3. Phân loại và tính dễ hiểu.
4. Tính chính xác và đánh giá.
2.1.2. Vận dụng cơ sở dẫn liệu trong xác định mục tiêu kiểm toán

Đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ


✓ Tính hiện hữu: Các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận đã xảy ra và liên
quan đến đơn vị.
✓ Tính đầy đủ: Tất cả các giao dịch và sự kiện cần ghi nhận đã được ghi nhận.
✓ Tính chính xác: Số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch và sự kiện đã
ghi nhận được phản ánh một cách phù hợp.
✓ Đúng kỳ: Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế toán.
✓ Phân loại: Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào đúng tài khoản.
2.1.2. Vận dụng cơ sở dẫn liệu trong xác định mục tiêu kiểm toán

Đối với số dư tài khoản vào cuối kỳ


✓ Tính hiện hữu: Tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu thực sự tồn
tại.
✓ Quyền và nghĩa vụ: Đơn vị nắm giữ các quyền liên quan đến tài sản thuộc
sở hữu của đơn vị và đơn vị có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả.
✓ Tính đầy đủ: Tất cả các tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cần
ghi nhận đã được ghi nhận đầy đủ.
✓ Đánh giá và phân bổ: Tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được
thể hiện trên báo cáo tài chính theo giá trị phù hợp và những điều chỉnh liên
quan đến đánh giá hoặc phân bổ đã được ghi nhận phù hợp.
2.1.2. Vận dụng cơ sở dẫn liệu trong xác định mục tiêu kiểm toán

Đối với trình bày và thuyết minh


✓ Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ: Các sự kiện, giao dịch và các vấn đề
khác được thuyết minh thực sự đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị.
✓ Tính đầy đủ: Tất cả các thuyết minh cần trình bày trên báo cáo tài chính đã
được trình bày.
✓ Phân loại và tính dễ hiểu: Các thông tin tài chính được trình bày, diễn giải
và thuyết minh hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu.
✓ Tính chính xác và đánh giá: Thông tin tài chính và thông tin khác được
trình bày hợp lý và theo giá trị phù hợp.
Ví dụ: Cơ sở dẫn liệu nợ phải thu khách hàng
• Sự hiện hữu: Tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng là có thật.
• Quyền: Tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng thuộc quyền sở hữu
của đơn vị.
• Đầy đủ: Tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng đã phát sinh có liên
quan đến BCTC phải được ghi chép, phản ánh đầy đủ
• Tính toán và đánh giá: Tất cả các khoản mục NPTKH được đánh giá
và tính toán trên cơ sở chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành,
• Sự phân loại và hạch toán: Tất cả các khoản NPT KH hạch toán đầy
đủ đúng kỳ kế toán, tính toán số liệu chính xác cho từng đối tượng.
• Trình bày và công bố: Các khoản NPTKH được phân loại, trình bày
và công bố phù hợp chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành
2.2. Gian lận và nhầm lẫn

2.2.1 Khái niệm, nhận dạng gian lận và nhầm lẫn

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận và nhầm lẫn

2.2.3 Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với gian


lận và nhầm lẫn

2.2.4 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian
lận và nhầm lẫn
2.2.1. Khái niệm, nhận dạng gian lận và nhầm lẫn

KHÁI NIỆM

Sai sót: Là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết
minh của một khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, cách phân loại,
trình bày hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và
trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận.
(Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200 “Mục tiêu tổng thể của KTV
và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam”)
2.2.1. Khái niệm, nhận dạng gian lận và nhầm lẫn

Khái niệm

Gian lận Nhầm lẫn


Là hành vi cố ý do Là những lỗi hoặc sự
một hay nhiều người nhầm lẫn không cố ý
trong Ban quản trị, nhưng có ảnh hưởng
Ban Giám đốc, các sai lệch đến BCTC
nhân viên hoặc bên thứ
ba thực hiện bằng các
hành vi gian dối để thu
lợi bất chính hoặc bất
hợp pháp.
2.2.1. Khái niệm, nhận dạng gian lận và nhầm lẫn
Biểu hiện của gian lận

Xuyên tạc,sửa đổi, giả mạo tài liệu,chứng từ

Không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh

Biển thủ tài sản


GIAN LẬN
Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin tài
liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế

Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên


tắc, phương pháp hoặc chế độ kế toán,
chính sách tài chính

Cố ý tính sai về số học

10/20/2022 19
2.2.1. Khái niệm, nhận dạng gian lận và nhầm lẫn
Biểu hiện của nhầm lẫn

Lỗi về số học, ghi chép.

Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục


Các nghiệp vụ kinh tế. Nhầm lẫn

Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc,


Phương pháp và chế độ kế toán, chính sách
tài chính nhưng không cố ý.

10/20/2022 20
Ví dụ:
• TH1: Cuối năm N, kế toán công ty chủ động xuất hóa đơn cho khách
hàng A giá trị bán hàng 900 tr đồng và ghi nhận doanh thu. Qua xác
minh, khách hàng A không tồn tại trong thực tế.
• TH2: Khi hạch toán doanh thu bán hàng cho khách hàng B là 589 tr
đồng, kế toán vô ý ghi thành 598 tr đồng.

10/20/2022 21
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận và nhầm lẫn

➢Những vấn đề liên quan đến tính chính trực hoặc năng lực của
BGĐ
- Công tác quản lý bị một người(hay một nhóm người) độc quyền nắm
giữ, thiếu sự giám sát.
- Sự bất lực trong việc chữa những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội
bộ và hệ thống kế toán.
- Thay đổi thường xuyên KTT
- Thiếu nhiều nhân viên kế toán trong một thời gian dài
- Bố trí người làm kế toán không đúng chuyên môn hoặc người bị pháp
luật nghiêm cấm.
- Thay đổi thường xuyên chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc công ty kiểm
toán.
10/20/2022 22
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận và nhầm lẫn
➢Các sức ép bất thường bên trong hoặc bên ngoài đơn vị tồn tại trong
BCTC.
- Ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn.
- Thiếu vốn kinh doanh do lỗ
- Mức thu nhập giảm sút
- Đầu tư quá nhanh vào ngành nghề mới hoặc loại sản phẩm mới làm mất cân
đối tài chính.
- Doanh nghiệp bị lệ thuộc quá nhiều vào một số sản phẩm hoặc một số
khách hàng.
- Sức ép về tài chính từ những nhà đầu tư hoặc các cấp quản lý đơn vị.
- Sức ép đối với nhân viên kế toán phải hoàn tất BCTC trong thời gian quá
ngắn.

10/20/2022 23
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận và nhầm lẫn.
➢Các nghiệp vụ, sự kiện không bình thường
- Các nghiệp vụ đột xuất , đặc biệt xảy ra vào cuối niên độ kế toán.
- Các nghiệp vụ hoặc phương pháp xử lý kế toán phức tạp.
- Các nghiệp vụ với các bên liên quan.
➢Những khó khăn liên quan đến việc thu thập đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp.
- Tài liệu kế toán không đầy đủ hoặc không được cung cấp kịp thời.
- Có chênh lệch lớn giữa sổ kế toán của đơn vị với xác nhận của bên thứ
3: mâu thuẫn giữa các bằng chứng kiểm toán.
- Ban giám đốc từ chối giải trình hoặc giải trình không thỏa mãn yêu
cầu của KTV.

10/20/2022 24
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận và nhầm lẫn.

➢Các tình huống từ môi trường tin học.


- Không lấy được thông tin từ máy vi tính.
- Có thể thay đổi chương trình vi tính nhưng không lưu tài liệu, không
được phê duyệt và không được kiểm tra.
- Thông tin, tài liệu in từ máy vi tính không phù hợp với BCTC
- Các thông tin in ra từ máy vi tính mỗi lần lại khác nhau.

10/20/2022 25
2.2.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với gian lận và nhầm lẫn

Tiếp thu và giải trình một


Ngăn chặn, phát hiện và cách kịp thời, đầy đủ về các
xử lý kịp thời mọi gian hiện tượng gian lận, sai sót
lận, nhầm lẫn trong do KTV phát hiện và yêu cầu
doanh nghiệp. sửa chữa.

Xây dựng và duy Nếu không chịu tiếp thu, sửa chữa hoặc
trì thường xuyên hệ không cung cấp đầy đủ thông tin tài liệu
thống kế toán và cho KTV thì phải chấp nhận một BC
kiểm toán không thích hợp do KTV đưa
HTKSNB thích
ra hoặc chấp nhận để KTV rút khỏi hợp
hợp. đồng.

10/20/2022 26
2.2.4. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và
nhầm lẫn
1. KTV phải có trách nhiệm trong việc phát hiện và đánh giá ảnh hưởng của gian lận, nhầm lẫn đã phát
hiện được.
❖ Trong giai đoạn lập kế hoạch
- KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những gian lận và nhầm lẫn có thể làm ảnh hưởng
trọng yếu đến BCTC.
- Trên cơ sở đánh giá rủi ro, KTV phải xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo rằng mọi
gian lận, sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC đều được phát hiện.
❖ Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
- Phát hiện gian lận và nhầm lẫn có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTCC: KTV phải thực hiện các thủ tục
kiểm toán đã được thiết kế để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm chứng minh rằng
trong BCTC không còn chứa đựng gian lận, nhầm lẫn làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hoặc BCTC
có gian lận và nhầm lẫn thì đã được phát hiện và đã được sửa chữa hoặc đã được trình bày trong BCTC.
- Đánh giá ảnh hưởng của gian lận và nhầm lẫn đến BCTC: Sau khi đã phát hiện ra gian lận và nhầm lẫn
còn tồn tại trong BCTC, KTV phải đánh giá sự ảnh hưởng của gian lận và nhầm lẫn đó đến BCTC=>
Nếu gian lận và nhầm lẫn có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV cần thực hiện các bước đi cần
thiết và sửa đổi, bổ sung những thủ tục kiểm toán thích hợp.
2.2.4. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và
nhầm lẫn

2. Trách nhiệm của KTV trong việc thông báo về


gian lận và nhầm lẫn.

Đơn vị được
kiểm toán

Người sử dụng
báo cáo kiểm toán

Cơ quan chức năng


có liên quan

TH rút khỏi hợp đồng


kiểm toán.
2.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ

2.3.1 Khái niệm

2.3.2 Mục tiêu kiểm soát nội bộ

2.3.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát


nội bộ

Tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ


2.3.4 trong doanh nghiệp
2.3.1. Khái niệm

Hệ thống kiểm soát


nội bộ

Theo Coso Theo CMKiT Việt Nam số 315


HTKSNB là một quá trình được HTKSNB là quy trình do Ban
thực hiện bởi nhà quản lý, các quản trị, Ban Giám đốc và các cá
nhân viên của một tổ chức, nhân khác trong đơn vị thiết kế,
được thiết kế để cung cấp một thực hiện và duy trì để tạo ra sự
sự đảm bảo hợp lý nhằm thực đảm bảo hợp lý về khả năng đạt
hiện các mục tiêu sau: hoạt được mục tiêu của đơn vị trong
động hữu hiệu và hiệu quả, việc đảm bảo độ tin cậy của báo
thông tin đáng tin cậy, tuân thủ cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả,
các luật lệ và các quy định hiệu suất hoạt động, tuân thủ
pháp luật và các quy định có liên
quan.
2.3.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ

1 Các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ phải có căn cứ (tính có căn cứ hợp lý).

2 Các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn (sự phê chuẩn).

3
Các nghiệp vụ kinh tế hiện có phải được ghi sổ đầy đủ (tính đầy đủ)

4 Các nghiệp vụ kinh tế phải được đánh giá đúng đắn(sự đánh giá, tính toán).

5 Các nghiệp vụ kinh tế phải được phân loại đúng đắn (sự phân loại).

6 Các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi sổ đúng lúc.(đúng kỳ và kịp thời).

Các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi đúng đắn vào sổ phụ và tổng hợp
7
chính xác. (sự chuyển sổ và tổng hợp).
2.3.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ

(Mô hình COSO).

Giám sát

Hoạt động
kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Môi trường kiểm soát

10/20/2022 32
2.3.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ

Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát bao gồm các hành động, chính sách và thủ tục phản
ánh toàn bộ quan điểm và nhận thức của nhà quản lý, ban quản trị, chủ sở
hữu về KSNB và tầm quan trọng của KSNB đối với đơn vị.

Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát:


- Tính chính trực và giá trị đạo đức.
- Cam kết về năng lực.
- Sự tham gia của ban quản trị.
- Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý.
- Cơ cấu tổ chức.
- Phân công quyền hạn và trách nhiệm.
- Chính sách nhân sự.
10/20/2022 33
2.3.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá rủi ro
Rủi ro là khả năng mà một tổ chức phải chịu hậu quả không mong muốn do một
sự kiện xảy ra. Mọi hoạt động của một đơn vị đều có thể phát sinh rủi ro mà khó
có thể kiểm soát tất cả.
Mục tiêu

Đánh giá rủi ro Đối phó

10/20/2022 34
2.3.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ

Đánh giá rủi ro

• Quy trình đánh giá rủi ro thường bao gồm:


- Xác định mục tiêu hoạt động của đơn vị.
- Nhận dạng và phân tích rủi ro
- Đánh giá rủi ro do gian lận gây ra và hành động nhằm xử lý rủi ro.
- Quản trị rủi ro và kết quả thu được.

10/20/2022 35
2.3.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ
Thông tin và truyền thông
• Thông tin là những tin tức mà mỗi cá nhân, bộ phận trong đơn vị cần
có để có thể thực thi trách nhiệm kiếm soát và nhờ đó giúp đạt được
các mục tiêu của đơn vị.
• Truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin giữa
bên trong và bên ngoài.
• Hệ thống thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm, con người, thủ tục
và dữ liệu
• Mục đích của hệ thống thông tin là nhận diện, phân loại, ghi chép,xử
lý và báo cáo về các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh nhằm đảm bảo
trách nhiệm giải trình về tài sản, nợ phải trả và VCSH

10/20/2022 36
Các biểu hiện cụ thể của hệ thống thông tin (kế toán)

Hệ thống chứng từ kế toán


Ảnh hưởng
trực tiếp đến
việc đảm
Hệ thống tài khoản kế toán bảo các mục
tiêu của
Hệ thống sổ sách kế toán HTKSNB
đối với
BCTC
Hệ thống báo cáo kế toán
2.3.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm soát
• Hoạt động kiểm soát là các hành động cần thiết giúp giảm thiểu các rủi
ro đe dọa việc đạt được mục tiêu của đơn vị.
• Hoạt động kiểm soát gồm chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm soát.
+ Chính sách kiểm soát là những nguyên tắc.
+ Thủ tục kiểm soát là biện pháp cụ thể để thực thi chính sách.
• Hoạt động kiểm soát gồm: kiểm soát phòng ngừa, kiểm soát phát hiện,
kiểm soát tự động, kiểm soát thủ công

10/20/2022 38
2.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ

Giám sát
• Giám sát là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng
của hệ thống kiểm soát nội bộ qua thời gian.
• Mục tiêu quan trọng trong hoạt động giám sát là phải xác
định kiểm soát nội bộ có vận hành đúng như thiết kế hay
không và có cần thiết phải sửa đổi chúng cho phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của đơn vị hay không.

10/20/2022 39
2.3.4. Tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong
doanh nghiệp

2.3.4. 1.Mục đích của KTV khi nghiên cứu, đánh giá HTKSNB

2.3.4. 2. Quy trình nghiên cứu, đánh giá HTKSNB và RRKS trong
cuộc kiểm toán
2.3.4. 1.Mục đích của KTV khi nghiên cứu, đánh giá HTKSNB

1
2 3

Giai đoạn lập kế hoạch: xác định


mức độ tin cậy đối với hệ thống Trong giai đoạn kết thúc
Giai đoạn thực hiện:
này, làm cơ sở cho KTV lập kế kiểm toán: Dựa trên sự
hoạch kiểm toán phù hợp. Mức đánh giá hiệu lực thực tế
của HTKSNB(đánh giá hiểu biết về hệ thống
độ hiểu biết ban đầu về
HTKSNB sẽ giúp KTV đánh giá lại) nói chung và hiệu kiểm soát nội bộ và cân
tính có thể kiểm toán được, nhận lực ở từng khâu kiểm nhắc tính đầy đủ và thích
diện các sai phạm trọng yếu tiềm soát để triển khai công hợp của các bằng chứng
tang, xác định các loại rủi ro có việc kiểm toán và có thể kiểm toán thu thập được,
sai sót trọng yếu liên quan đến quyết định thu hẹp phạm KTV cần đánh giá mức
cuộc kiểm toán và dự kiến nội vi kiểm toán thỏa mãn về kiểm soát đã
dung, phạm vi và thời gian của được thực hiện trong suốt
các thủ tục kiểm toán cần phải quá trình kiểm toán.
thực hiện
2.3.4. 2. Quy trình nghiên cứu, đánh giá HTKSNB và RRKS
trong cuộc kiểm toán

a. Nội dung hiểu biết về cơ cấu HTKSNB trong đơn vị.


b. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng và dạng bằng chứng sử dụng để
đạt được sự hiểu biết về cơ cấu của HTKSNB.
c. Trình tự nghiên cứu HTKSNB và đánh giá RRKS trong cuộc kiểm
toán.
a. Nội dung hiểu biết về cơ cấu HTKSNB trong đơn vị.

• Hiểu biết về môi trường kiểm soát.


• Hiểu biết về quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị.
• Hiểu biết về các hoạt động kiểm soát.
• Hiểu biết về hệ thống thông tin và truyền thông của đơn vị.
• Hiểu biết về hoạt động giám sát của đơn vị.
b. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng và dạng bằng chứng sử dụng để đạt
được sự hiểu biết về cơ cấu của HTKSNB.

• Các kỹ thuật thu thập bằng chứng về HTKSNB.


- Đọc, nghiên cứu và kiểm tra những ghi chép, tài liệu của đơn vị về KSNB.
- Phỏng vấn nhân viên của đơn vị.
- Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của đơn vị
- Thực hiện lại các hoạt động kiểm soát đã diễn ra tại đơn vị.
• Tài liệu chứng minh cho sự hiểu biết.
- Mô tả tường thuật.
- Sơ đồ
- Bảng câu hỏi
c.Trình tự nghiên cứu HTKSNB và đánh giá RRKS trong cuộc kiểm
toán.
• Bước 1: tìm hiểu về cơ cấu HTKSNB của đơn vị được kiểm toán.
• Bước 2: Đánh giá mức độ RRKS dựa trên sự hiểu biết về HTKSNB:
- Đánh giá ban đầu về RRKS
- Thiết kế, thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
- Đánh giá cuối cùng về RRKS.
• Bước 3: Đánh giá mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của quá trình
tiếp theo( quyết định dựa vào hay không dựa vào HTKSNB)
• Bước 4: Dựa vào kết quả của bước 3, KTV xác định hoặc điều chỉnh
nội dung công việc kiểm toán tiếp theo cần thực hiện.
2.4. Trọng yếu và rủi ro kiểm toán

2.4.1 Trọng yếu

2.4.2 Rủi ro kiểm toán


2.4.1. Trọng yếu

a. Khái niệm

•Theo VSA 320: Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin hoặc

số liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó

hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử

dụng BCTC;
2.4.1. Trọng yếu

b. Đánh giá tính trọng yếu

• Số tuyệt đối
Quy mô • Số tương đối

• Các NV có gian lận hoặc chứa đựng


Bản chất khả năng gian lận
• Các NV có sai sót hệ thống
ĐÁNH GIÁ DỰA VÀO QUY MÔ

• Bản thân 1 mình con số đó đã là quan trọng mà ko cần tính đến bất kỳ sự cân
Tuyệt nhắc nào nữa
đối • 1 khoản mục luôn có quy mô nhỏ thì việc phản ánh đúng hay sai sẽ không ảnh
hưởng tới nhận thức bản chất của đối tượng

• KTV xem xét sai số đó chiếm bao nhiêu so với 1 con số cơ sở để đánh giá tính
trọng yếu.
Tương đối
• Con số cơ sở có thể: DT thuần, LN gộp, LN trước thế, Tổng TS, VCSH.......
2.4.1. Trọng yếu
c. Đặc điểm cơ bản của khái niệm Trọng yếu

Trọng yếu cần được xem


Khi đánh giá trọng yếu của
một sai phạm KTV không xét trên : Mức tổng thể báo
Quyết định trọng yếu là xét
chỉ quan tâm tới giá trị mà cáo tài chính và mức trọng
đoán nghề nghiệp cần xem xét bản chất của
yếu với số dư tài khoản
sai sót đó.
hoặc mức công bố cụ thể
• Cấp độ tổng thể BCTC (mức trọng yếu tổng thể): Mức trọng yếu tổng thể BCTC là tổng sai phạm mà KTV có
thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC và vẫn kết luận rằng BCTC phản ánh trung thực, hợp lý về tình hình tài
chính và KQKD của DN tuân thủ các quy định về lập và trình bày BCTC. KTV cần phải ước tính mức trọng yếu
trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán dựa trên những hiểu biết về hoạt động và ngành nghề KD của khách thể kiểm
toán và đánh giá về nhu cầu ra quyết định của những người sử dụng thông tin trên BCTC.

• Cấp độ khoản mục trên BCTC ( mức sai sót có thể chấp nhận được): Trong khi mức trọng yếu tổng thể giúp xác
định bản chất, thời gian và phạm vi của những thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện cho toàn bộ cuộc kiểm toán nói
chung thì mức trọng yếu ở cấp độ khoản mục giúp xác định bản chất, thời gian và phạm vi của những thủ tục kiểm
toán sẽ được thực hiện cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thuyết minh thông tin. Mức trọng yếu ở cấp
độ khoản mục trên BCTC còn được gọi là mức sai phạm có thể chấp nhận được cho cho từng nhóm giao dịch, số
dư tài khoản hay thông tin thuyết minh
2.4.2. Rủi ro kiểm toán
a. Khái niệm

• Theo VSA 400 - Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý

kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai

sót trọng yếu.


2.4.2. Rủi ro kiểm toán (AR)
b. Các loại rủi ro trong kiểm toán

Rủi ro kiểm toán (AR)

Rủi ro Rủi ro Rủi ro


tiềm tàng (IR) kiểm soát (CR) phát hiện (DR)
b1. Rủi ro tiềm tàng (IR)
* Khái niệm

• Theo VSA 400 – Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng
khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, cho dù có
hay không hệ thống KSNB.
b1. Rủi ro tiềm tàng (IR)
* Đặc điểm

Mức độ rủi ro tiềm tàng là cơ sở để lựa chọn các thủ tục kiểm toán, xác định
khối lượng công việc, thời gian, chi phí cần thiết cho 1 cuộc kiểm toán.

Đặc
điểm

Với loại rủi ro này, kiểm toán viên không KTV chỉ có thể đánh giá tầm quan
tạo ra và cũng không kiểm soát nó trọng của rủi ro tiềm tàng
b1. Rủi ro tiềm tàng
* Nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tiềm tàng

Nhân tố ảnh hưởng rủi ro


tiềm tàng

Bản chất KD của Tính liêm chính Động cơ của KL của các lần
khách hàng của BQT khách hàng kiểm toán trước
b2. Rủi ro kiểm soát (CR)
* Khái niệm

• Theo VSA 400 – Rủi ro kiểm soát: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng
khoản mục trong BCTC khi tính riêng lẻ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống KSNB
không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.
b2. Rủi ro kiểm soát (CR)
* Đặc điểm

Loại rủi ro này thường do hệ


KTV không tạo ra và kiểm soát
thống KSNB không ngăn loại rủi ro này
chặn sửa chữa được sai sót.

Việc đánh giá rủi ro kiểm soát của


KTV chỉ đánh giá hệ thống KTV dựa vào việc nghiên cứu và
KSNB và khả năng bỏ sót đánh giá cơ cấu hệ thống kiểm soát
những sai phạm trọng yếu nội bộ của khách hàng
b2. Rủi ro kiểm soát (CR)
* Nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố ảnh hưởng


rủi ro kiểm soát

TC phức tạp Khối lượng Tính thích


Nhân lực Trình tự và
và mới của và cường hợp và hiệu
của hệ thủ tục
các loại độ các giao quả của
thống KSNB KSNB
giao dịch dịch KSNB
b3. Rủi ro phát hiện (DR)
* Khái niệm

• Theo VSA 400 – Rủi ro phát hiện: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng
khoản mục trong BCTC khi tính riêng lẻ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và
công ty kiểm toán không phát hiện được.
b3. Rủi ro phát hiện (DR)
* Nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố ảnh hưởng


rủi ro phát hiện

Lựa chọn và Áp dụng sai Không lập kế


áp dụng PP hoặc giải Đánh giá sai hoạch và
kiểm toán thích sai kết về đối tượng giám sát 1
không phù quả kiểm kiểm toán cách đầy đủ,
hợp toán thận trọng
c. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán

• AR = IR x CR x DR
===➔ DR = AR/ (IR x CR)

Từ mức AR mong muốn, kiểm toán viên xác định DR và thiết kế thủ tục kiểm

toán hợp lý để đạt được DR đã đề ra.


2.5. Bằng chứng kiểm toán

2.5.1 Khái niệm, ý nghĩa

2.5.2 Phân loại bằng chứng kiểm toán

2.5.3 Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán

2.5.4 PP Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán


2.5.1. Khái niệm, ý nghĩa của bằng chứng kiểm toán

Theo VSA 500 – Bằng chứng kiểm toán: là toàn bộ các tài liệu, thông tin do KTV thu thập
được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này KTV hình thành ý kiến của
mình.
- Bằng chứng kiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm toán.
- Là những minh chứng làm cơ sở pháp lý cho kết luận kiểm toán
- Là cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm
2.5.2. Phân loại bằng chứng kiểm toán
a. Theo nguồn gốc hình thành

Phân loại bằng


chứng KT

Do KTV tự Do DN phát
khai thác hiện và Do bên thứ
và phát cung cấp 3 cung cấp
hiện cho KTV
2.5.2. Phân loại bằng chứng kiểm toán
b. Theo loại hình ( dạng bằng chứng kiểm toán)

Phân loại bằng


chứng KT

Các ghi Các BCTC Các kế


Các tài liệu và BC khác Các văn
chép của hoạch dự
kiểm kê có liên bản, chứng
kế toán và toán đã
thực tế quan từ, báo cáo
DN phê duyệt
2.5.3. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán

Tính
đây •Phản ánh số lượng bằng chứng KT
đủ

Tính •Phản ánh độ tin cậy của bằng chứng KT


hiệu
lực •Hay phản ánh chất lượng của bằng chứng KT
Đánh giá độ tin cậy của bằng chứng KT

BCKT có nguồn gốc từ bên ngoài đáng tin cậy hơn bên trong DN

DN có bộ máy kế toán và HTKSNB hoạt động hiệu quả thì BCKT có độ tin cậy cao
hơn

BCKT do KTV tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do DN cung cấp

Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn lời nói

BCKT có độ tin cậy cao hơn khi có thông tin từ nhiều nguồn cùng xác nhận
Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng bằng chứng KT

Số lượng BCKT phụ


thuộc

Tính chất, Kinh nghiệm Nguồn gốc,


nội dung và Hệ thống kế Tính trọng
yếu của KM từ các lần độ tin cậy
mức độ rủi toán và
ktra kiểm toán của tài liệu,
ro tiềm tàng KSNB
trước thông tin
BCTC
2.5.4. Kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Kỹ thuật thu thập


BCKT

Tính Thực Thủ tục


Kiểm Quan Xác phân Phỏng
toán hiện
tra sát nhận vấn
lại lại tích
Kiểm tra
• Kiểm tra tài liệu, sổ kế toán hoặc chứng từ, có thể từ trong hoặc ngoài đơn vị; ở dạng giấy, dạng
điện tử, hoặc các dạng thức khác: Là quá trình xem xét, đối chiếu các tài liệu, sổ kế toán hoặc
chứng từ có liên quan sẵn có trong đơn vị (Ví dụ, hoá đơn bán hàng, Phiếu nhập kho, xuất kho,
sổ kế toán, BCTC...)

• Kiểm tra TS hiện vật: Được hiểu là việc kiểm tra vật chất các loại tài sản của đơn vị, thường áp
dụng đối với TS có hình thái vật chất cụ thể:hàng tồn kho, TSCĐ, tiền mặt...
Quan sát
• Là việc theo dõi một quy trình hoặc thủ tục do người khác thực hiện: KTV quan sát nhân viên của DN
được kiểm toán thực hiện kiểm kê, hoặc quan sát việc thực hiện các HĐ kiểm soát).

• Việc quan sát cung cấp bằng chứng kiểm toán về việc thực hiện một quy trình hoặc thủ tục, nhưng chỉ
giới hạn ở thời điểm quan sát và thực tế là việc quan sát của KTV có thể ảnh hưởng đến cách thức thực
hiện quy trình hoặc thủ tục đó
Xác nhận
• Là bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được dưới hình thức thư phúc đáp trực tiếp của bên thứ ba
(bên xác nhận) ở dạng thư giấy, thư điện tử hoặc một dạng khác.
• Thủ tục xác nhận từ bên ngoài thường được sử dụng để xác minh các cơ sở dẫn liệu liên quan đến các số
dư tài khoản nhất định và các yếu tố của các số dư tài khoản đó. Tuy nhiên, việc xác nhận không chỉ giới
hạn cho các số dư tài khoản mà KTV có thể đề nghị xác nhận thêm các thông tin khác như: điều khoản
hợp đồng hoặc các giao dịch của đơn vị với bên thứ ba, nội dung các thay đổi liên quan, ...
Tính toán lại
• Là việc KTV kiểm tra độ chính xác về mặt toán học của các số liệu. Tính toán lại có thể được thực hiện
thủ công hoặc tự động.

• Ví dụ, KTV xem xét tính chính xác (bằng cách tính lại) các Hóa đơn, Phiếu Nhập, Xuất kho; số liệu
hàng tồn kho; tính lại chi phí khấu hao; số tổng cộng trên sổ chi tiết và Sổ Cái...

• Thủ tục tính toán lại thường chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần tuý về mặt số học, không chú ý đến
sự phù hợp của phương pháp tính được sử dụng.
Thực hiện lại

• Là việc KTV thực hiện một cách độc lập các thủ tục hoặc các kiểm soát đã được

đơn vị thực hiện trước đó như một phần kiểm soát nội bộ của đơn vị.
Thủ tục phân tích
• Bao gồm đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ giữa dữ

liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc kiểm tra, khi

cần thiết, các biến động và các mối quan hệ xác định không nhất quán với các tài

liệu, thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với các giá trị dự kiến
Phỏng vấn
• Là việc tìm kiếm thông tin tài chính và phi tài chính từ những người có hiểu biết bên trong hoặc bên
ngoài đơn vị.
• Hình thức phỏng vấn: bằng văn bản chính thức và bằng lời không chính thức. Việc đánh giá các câu trả
lời phỏng vấn là một phần không thể tách rời của quá trình phỏng vấn.
• Các câu trả lời phỏng vấn có thể cung cấp cho KTV những thông tin mà trước đây KTV chưa có hoặc
cung cấp bằng chứng kiểm toán chứng thực và cung cấp thông tin khác biệt đáng kể với các tài liệu,
thông tin khác mà KTV đã thu thập được. Trong một số trường hợp, các câu trả lời phỏng vấn cung cấp
cơ sở để KTV sửa đổi hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
2.6. Tài liệu, hồ sơ kiểm toán

2.6.1 Khái niệm

2.6.2 Yêu cầu đối với hồ sơ kiểm toán


2.6.1. Khái niệm

Tài liệu kiểm toán: Là các ghi chép và lưu trữ trên giấy và các phương tiện khác về các thủ tục kiểm toán
đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán liên quan đã thu thập và kết luận của KTV;
Hồ sơ kiểm toán (HSKT): Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do KTV thu thập, phân loại, sử dụng và lưu
trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong HSKT được
thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Mục đích của hồ sơ kiểm toán

• Cung cấp bằng chứng của cơ sở đưa ra kết luận của KTV và bằng chứng cho thấy cuộc kiểm
toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù hợp với CMKiT, pháp luật và các quy định có liên
quan.

• Trợ giúp nhóm kiểm toán trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán;

• Trợ giúp việc chỉ đạo, giám sát, soát xét công việc của nhóm kiểm toán

• Trợ giúp nhóm kiểm toán giải trình về công việc đã thực hiện;

• Lưu trữ bằng chứng về các vấn đề quan trọng cho các cuộc kiểm toán trong tương lai;

• Phục vụ việc soát xét kiểm soát chất lượng và kiểm tra

• Phục vụ các cuộc kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài;...


2.6.2. Yêu cầu đối với hồ sơ kiểm toán

• KTV phải lập tài liệu kiểm toán kịp thời và đầy đủ để KTV có kinh nghiệm không tham gia cuộc kiểm
toán dựa vào đó có thể hiểu được:
• Nội dung;
• Kết quả các thủ tục kiểm toán đã thực hiện và bằng chứng kiểm toán đã thu thập;
• Các vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình kiểm toán, kết luận đưa ra và các xét đoán chuyên
môn quan trọng của KTV;
• Nội dung thảo luận các vấn đề quan trọng với BGĐ/BQT đơn vị và những người khác (kể cả thời
gian và người tham gia thảo luận);
• Cách giải quyết các vấn đề không nhất quán đã phát hiện được (nếu có);...
• Ngoài ra, HSKT còn phải lưu lại lý do việc KTV không áp dụng một yêu cầu nào đó của CMKiT, thủ
tục kiểm toán thay thế, các vấn đề phát sinh sau ngày lập BCKT... (nếu có)
2.6.3. Phân loại hồ sơ kiểm toán ( em bổ sung them phần này)

Phân loại
Hồ sơ KT

HSKT chung HSKT năm


(còn gọi là hồ sơ (còn gọi là hồ
thường trực) sơ hiện hành)
a. Hồ sơ kiểm toán chung

• HSKT chung là các thông tin chung về khách hàng liên quan từ hai cuộc kiểm toán trở lên.
• HSKT chung thường gồm: Tên và số hiệu hồ sơ; ngày, tháng lập và ngày, tháng lưu trữ; Các
thông tin chung về khách hàng; Các tài liệu về thuế; Các tài liệu về nhân sự; Các tài liệu về kế
toán; Các hợp đồng hoặc thoả thuận với bên thứ ba có hiệu lực trong thời gian dài (ít nhất cho
hai năm tài chính); Các tài liệu khác.
• Hồ sơ kiểm toán chung được cập nhật hàng năm khi có sự thay đổi liên quan đến các tài liệu đề
cập trên đây.
b. Hồ sơ kiểm toán năm

• HSKT năm bao gồm toàn bộ HSKT để làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán của một năm tài chính

• HSKT năm thường gồm: Thông tin về người lập, người kiểm tra (soát xét) HSKT; Các văn bản
về tài chính, kế toán, thuế... của cơ quan Nhà nước và cấp trên liên quan đến năm tài chính
được kiểm toán; Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, BCTC và các báo cáo khác... (bản chính
thức); Hợp đồng kiểm toán và bản thanh lý hợp đồng; Những bằng chứng về kế hoạch kiểm
toán và kết luận trong việc đánh giá rủi ro; Các bằng chứng kiểm toán mà KTV và DNKT thu
thập được trong quá trình kiểm toán; Các kết luận của KTV về những vấn đề trọng yếu của cuộc
kiểm toán và các thủ tục mà KTV đã thực hiện để giải quyết các vấn đề đó; Các tài liệu liên
quan khác
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Điểm khác biệt căn bản nhất giữa rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát với rủi ro phát hiện là gì?
2. Khi KTV đánh giá cơ sở dẫn liệu của khoản mục X có rủi ro tiềm tang IR= 10%, Rủi ro kiểm soát CR =
50%. Với mức rủi ro kiểm toán chấp nhận được AR = 5%, thì mức rủi ro phát hiện DR = 100%. Với DR =
100% thì KTV cho rằng không cần áp dụng bất kỳ thử nghiệm cơ bản nào nữa với cơ sở dẫn liệu của
khoản mục X. ý kiến của em về quan điểm trên thế nào?
3. Vì sao bằng chứng kiểm toán cần được thu thập và lưu trữ đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán? Hãy nêu
những nội dung chính về các thử nghiệm kiểm toán cần được ghi nhận trong hồ sơ kiểm toán.
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN VÀ KĨ THUẬT
CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN

3.1 Phương pháp kiểm toán

3.2 Kĩ thuật chọn mẫu trong kiểm toán


3.1. Phương pháp kiểm toán

3.1.1 Khái niệm và phương pháp tiếp cận kiểm toán

3.1.2 Phương pháp kiểm toán tuân thủ

3.1.3 Phương pháp kiểm toán cơ bản


3.1.1. Khái niệm và phương pháp tiếp cận kiểm toán

Khái niệm
-> Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận dụng
trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đặt ra.
-> Thực chất phương pháp kiểm toán là việc vận dụng các phương pháp kỹ thuật
nghiệp vụ cụ thể vào công tác kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đã đặt ra.
3.1.1. Khái niệm và phương pháp tiếp cận kiểm toán

Phương pháp tiếp cận


dựa trên các thủ tục
cơ bản

Phương pháp tiếp PP tiếp Phương pháp


cận dựa trên hệ cận kiểm tiếp cận dự trên
thống toán bảng CĐKT

Phương pháp tiếp


cận dựa trên rủi ro
3.1.1. Khái niệm và phương pháp tiếp cận kiểm toán

PPTC dựa trên các thủ tục cơ bản

Được thiết kế và sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán về số liệu, thông tin do
hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.
tập trung vào việc kiểm tra một khối lượng lớn các giao dịch và số dư tài khoản mà
không có bất kỳ sự tập trung đặc biệt nào vào các vùng cụ thể của BCTC.

PPTC dựa trên bảng cân đối kế toán

các thủ tục cơ bản được tập trung vào các số dư tài khoản của bảng cân đối kế
toán (báo cáo tình hình tài chính), chỉ với một số thủ tục rất hạn chế được thực
hiện đối với các khoản mục trên báo cáo thu nhập /lãi lỗ
3.1.1. Khái niệm và phương pháp tiếp cận kiểm toán

PPTC dựa trên hệ thống

KTV thực hiện đánh giá hiệu quả kiểm soát nội bộ (KSNB) của một đơn vị, và sau
đó đưa ra các thủ tục cơ bản chủ yếu đối với những vùng mà KTV xét thấy các
mục tiêu của hệ thống KSNB sẽ không được đáp ứng

PPTC dựa trên bảng cân đối kế toán

Các nguồn lực kiểm toán chủ yếu hướng tới những khu vực của BCTC có thể
chứa đựng sai sót trọng yếu (do sai sót hoặc thiếu sót nào đó) như là hệ quả của
các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt
Trình tự ứng dụng phương pháp KT 3.1.1. Khái niệm và phương pháp tiếp cận kiểm toán

• Dựa vào mối hệ logic của các khoản mục trên BCTC để
B1
KTV lựa chọn các bộ phận, khoản mục trong yếu
• KTV đưa ra các giả thiết về các sai phạm có thể xảy ra và
B2 lựa chọn giả thiết có khả năng xảy ra nhiều nhất.

• KTV tiến hành thu thập các bằng chứng để chứng minh cho
B3 giả thuyết.

• KTV tiến hành phân tích đánh giá các bằng chứng để có kết
B4 luận phủ định hay khẳng định giả thiết.

• KTV rút ra nhận xét trong báo cáo kiểm toán trên cơ sở giả
B5 thuyết đã được chứng minh
3.1.2. Phương pháp kiểm toán tuân thủ

Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được
Khái niệm

thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan để tính
thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp
3.1.2. Phương pháp kiểm toán tuân thủ

Mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào qui chế kiểm soát
Đặc trưng

nội bộ doanh nghiệp. Qui chế KSNB doanh nghiệp chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi
toàn bộ hệ thống KSNB doanh nghiệp là tốt, hiệu quả.
Điều kiện vận dụng 3.1.2. Phương pháp kiểm toán tuân thủ

Mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào qui chế kiểm soát
nội bộ doanh nghiệp. Qui chế KSNB doanh nghiệp chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi
toàn bộ hệ thống KSNB doanh nghiệp là tốt, hiệu quả.
Điều kiện vận dụng 3.1.2. Phương pháp kiểm toán tuân thủ

Phương pháp này chỉ được vận dụng khi hệ thống KSNB doanh nghiệp là mạnh,
hiệu quả, rủi ro kiểm soát thấp và đánh giá của KTV về KSNB của doanh nghiệp là
tốt, đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp luôn tỏ ra trung thực, đáng tin cậy.
Qua kiểm toán nhiều năm, KTV không phát hiện ra các dấu vết sai phạm nghiêm
trọng.
3.1.2. Phương pháp kiểm toán tuân thủ

Kỹ thuật điều tra hệ thống: là việc kiểm tra một loạt các nghiệp vụ cùng loại ghi
chép từ đầu đến cuối của một hệ thống để xem xét, đánh giá các bước kiểm soát áp
dụng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Việc thực hiện
Phương pháp

kỹ thuật này cho phép KTV đánh giá lại mức độ rủi ro kiểm soát và thiết kế
phương pháp kiểm toán tuân thủ mà cụ thể là các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát
và qua đó điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản.
Các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát: là các thử nghiệm được tiến hành để thu
thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế KSNB và các bước kiểm soát
được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản. Việc
kiểm tra chỉ áp dụng với các loại kiểm soát để lại dấu vết và bằng chứng.
Khái niệm 3.1.3. Phương pháp kiểm toán cơ bản

Là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có
liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.
3.1.2. Phương pháp kiểm toán cơ bản

Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào số liệu, thông tin trong
Đặc trưng

BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp


Điều kiện vận dụng 3.1.3. Phương pháp kiểm toán cơ bản

Vận dụng cho mọi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, phạm vi mức độ vận dụng
tùy thuộc vào tính hiệu quả của hệ thống KSNB doanh nghiệp.
3.1.3. Phương pháp kiểm toán cơ bản

Phân tích đánh giá tổng


Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và
quát là việc xem xét các số
số dư tài khoản: là kĩ thuật kiểm
Phương pháp

liệu trên báo cáo tài chính


tra chi tiết việc ghi chép, thanh
thông qua mối quan hệ và
toán nghiệp vụ kinh tế từ chứng
những tỉ lệ giữa các chỉ tiêu
từ vào sổ sách kế toán có liên
trên báo cáo tài chính.
quan, kiểm tra tính toán, tổng hợp
số dư từng khoản.
3.1.3. Phương pháp kiểm toán cơ bản

Phân tích đánh giá tổng


Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và
quát giúp KTV xác định sai
số dư tài khoản giúp KTV thu
Phương pháp

lệch về thông tin, dấu hiệu bất


thập các bằng chứng trực tiếp
thường trên BCTC. Qua đó,
chứng minh cho mức độ tin cậy
kiểm toán viên có thể xác
của các số liệu và thông tin trên
định được quy mô, mục tiêu,
BCTC và các số liệu cho kế toán
khối lượng công việc cần
cung cấp
kiểm toán.
3.1.3. Phương pháp kiểm toán cơ bản

Phân tích đánh giá tổng


Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và
quát bao gồm 2 phương
số dư tài khoản gồm:
Phương pháp

pháp chính:
- Kiểm tra nghiệp vụ
- Phân tích xu hướng
- Kiểm tra số dư
- Phân tích tỷ suất.
- Kiểm tra thuyết minh
3.2. Kĩ thuật chọn mẫu trong kiểm toán

3.2.1 Khái quát chung về mẫu

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu


3.2.1. Khái quát chung về mẫu

Các khái niệm cơ bản


✓ Tổng thể: Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó KTV lấy mẫu để có thể đi đến một kết luận
✓ Mẫu kiểm toán: là một phần dữ liệu được lấy ra từ tổng thể (toàn bộ dữ liệu) được
thực hiện bằng các phép thử nghiệm cơ bản và tuân thủ để đánh giá, từ kết quả của
mẫu kiểm toán suy ra kết quả tổng thể.
✓ Mẫu đại diện: là mẫu mà đặc điểm của mẫu cũng giống như những đặc điểm của
tổng thể.
3.2.1. Khái quát chung về mẫu

Các khái niệm cơ bản


✓ Đơn vị lấy mẫu: Là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể
✓ Lấy mẫu kiểm toán: là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn
100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi
phần tử đều có cơ hội được chọn.
3.2.1. Khái quát chung về mẫu

Lý do kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu


➢ Kiểm toán viên không thể tìm kiếm một sự chắc chắn, chính xác tuyệt đối của số học
➢ Cho dù có kiểm tra toàn bộ thì KTV vẫn không thể phát hiện hết các sai phạm hay có
thể đưa ra kết luận chính xác tuyệt đối
➢ Xét về mặt kinh tế, nếu kiểm toán toàn diện sẽ mất thời gian, chi phí và nhân lực.
➢ Bằng chứng KTV thu được trên mẫu kiểm toán không phải là duy nhất mà còn được
bổ sung từ những nguồn khác
3.2.1. Khái quát chung về mẫu

Rủi ro từ việc thực hiện kiểm toán chọn mẫu


Rủi ro lấy mẫu: là khả năng kết luận của KTV dựa trên kiểm tra mẫu có thể khác với
kết luận mà KTV đạt được nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục.
Rủi ro ngoài lấy mẫu: là rủi ro khi KTV đi đến kết luận sai vì các nguyên nhân không
liên quan đến cỡ mẫu
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Chọn tất cả các phần tử


(kiểm tra 100%)

Lựa chọn phần từ


cụ thể

Lấy mẫu kiểm toán


3.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp này thích hợp trong các trường hợp sau:
❑Tổng thể có ít phần tử nhưng giá trị của các phần tử lớn
❑Khi IR và CR đều rất cao => DR cần phải thấp => cần thu thập
nhiều bằng chứng
Chọn toàn bộ
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp này thích hợp trong các trường hợp sau:

❑Các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng


Lựa chọn phần tử cụ thể

❑Tất cả các phần tử có giá trị từ một số tiền nào đó trở lên

❑Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin

❑Các phần tử thích hợp cho mục đích kiểm tra các thủ tục
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần từ ít hơn 100% tổng thể
kiểm toán sao cho các phần tử đều có cơ hội được lựa chọn và kết luận về toàn
Lấy mẫu kiểm toán

bộ tổng thể dựa trên kết quả kiểm tra mẫu

❑Lựa chọn ngẫu nhiên


❑Lựa chọn theo hệ thống
❑Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ
❑Lấy mẫu theo khối
❑Lựa chọn bất kỳ
3.3. Quy trình chọn mẫu trong kiểm toan

Thiết kế mẫu

Đánh giá
kết quả Dự đoán sai sót
Xác định cỡ tổng thể
mẫu

Lựa chọn Thực hiện


phần tử của Xem xét sai
thủ tục
mẫu sót
kiểm toán
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 3

A. LÝ THUYẾT
Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm, đặc trưng và điều kiện vận dụng phương pháp kiểm toán
tuân thủ.
Câu hỏi 2: Trình bày khái niệm, đặc trưng và điều kiện vận dụng phương pháp kiểm toán
cơ bản.
Câu hỏi 3: Cho biết tác dụng của thủ tục phân tích trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán
Câu hỏi 4: Thế nào là mẫu kiểm toán? Vì sao kiểm toán thực hiện phương pháp lấy mẫu
trong kiểm toán.
Câu hỏi 5: Thế nào là phương pháp chọn mẫu. Kể tên các phương pháp chọn mẫu mà kiểm
toán viên có thể áp dụng.
Chương 4. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO
KIỂM TOÁN

4.1 Quy trình kiểm toán

4.2 Báo cáo kiểm toán


4.1. Quy trình kiểm toán

4.1.1 Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

4.1.2 Thực hiện kiểm toán

4.1.3 Kết thúc kiểm toán


4.1. Quy trình kiểm toán

Chuẩn Thực Kết


bị kiểm hiện thúc
toán

•Tiền kế hoạch Thu thập bằng Phát hành báo


•Lập kế hoạch chứng kiểm toán cáo kiểm toán
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

Đánh giá khả năng chấp nhận


1
kiểm toán

2 Phân công nhóm kiểm toán

Thỏa thuận sơ bộ với khách


3
hàng

Ký hợp đồng kiểm toán hoặc


4
thư hẹn kiểm toán
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Mục đích :
Hạn chế rủi ro kiểm toán

Nội dung tìm hiểu :


1. Tính trung thực của người quản lý.
2. Rủi ro chung của hợp đồng, ước lượng mức trọng yếu.
3. Mức độ phức tạp của công việc và khả năng đáp ứng của kiểm toán viên.
4. Tính độc lập của kiểm toán viên.

Phương pháp tìm hiểu :


1. Tìm hiểu các thông tin đã công bố.
2. Tham quan
3. Phân tích sơ bộ
4. Tiếp xúc kiểm toán viên tiền nhiệm.
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Thu thập thông tin về Trong trường hợp


tình trạng tài chính của đơn vị đã có kiểm
Tìm hiểu khách hàng qua các toán viên tiền
lý do mời nguồn khác nhau. Đặc nhiệm, kiểm toán
kiểm toán biệt là đối với các công viên cần tìm cách
của khách ty cổ phần có niêm yết thu thập các thông
hàng. trên thị trường chứng tin hữu ích từ phía
khoán; những công ty các kiểm toán viên
có nhiều công nợ… tiền nhiệm
Khách hàng mới
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Cập nhật thông tin


Tìm hiểu Nghiên cứu xem có
nhằm đánh giá lại về
lý do mời cần phải thay đổi
các khách hàng hiện
kiểm toán nội dung của hợp
hữu. Để xem có nên
của khách đồng kiểm toán hay
tiếp tục kiểm toán cho
hàng. không,…
họ hay không.

Khách hàng cũ
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Phân công nhóm kiểm toán

1. Yêu cầu của VSA 220


❑ Tuân thủ nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp
❑ Kỹ năng và năng lực chuyên môn
❑ Giao việc
❑ Hướng dẫn và giám sát
❑ Kiểm tra

2. Chính sách của công ty kiểm toán


4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng

1. Mục đích, phạm vi kiểm toán


2. Cung cấp tài liệu
3. Sử dụng nhân viên
4. Phí kiểm toán
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Ký kết hợp đồng kiểm toán

Theo Điều 42 của Luật Kiểm toán độc lập: Hợp đồng kiểm toán: Là sự thỏa
thuận giữa doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước
ngoài tại Việt Nam với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán. Hợp
Hợp đồng kiểm toán

đồng kiểm toán được lập thành văn bản.

Công ty kiểm toán và khách hàng thống nhất về điều khoản hợp đồng và thời
điểm ký hợp đồng
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Ký kết hợp đồng kiểm toán

❑Mục đích, phạm vi, nội dung kiểm toán hoặc dịch vụ khác
Nội dung thỏa thuận HĐKT

❑Trách nhiệm BGĐ khách hàng về việc lập và trình bày BCTC
❑Trách nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp chứng từ, tài liệu
kế toán…
❑Hình thức báo cáo kiểm toán
❑Thời gian hoàn thành và phát hành kiểm toán
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán

1 Tìm hiểu về khách hàng

2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

3 Thiết kế chương trình kiểm toán


chi tiết
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán

Nội dung tìm hiểu :


-Ngành nghề kinh doanh
Tìm hiểu về khách hàng

-Đặc điểm của đơn vị


-Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có).
-Mục tiêu, chiến lược của đơn vị
-Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.
-Kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán

Nội dung tìm hiểu :


-Ngành nghề kinh doanh
Tìm hiểu về khách hàng

-Đặc điểm của đơn vị


-Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có).
-Mục tiêu, chiến lược của đơn vị
-Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.
-Kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán

- Trợ giúp kiểm toán viên tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng
Lợi ích của lập kế hoạch kiểm toán

của cuộc kiểm toán;


- Trợ giúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một
cách kịp thời;
- Trợ giúp kiểm toán viên tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích
hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả;
- Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên
môn và khả năng phù hợp để xử lý các rủi ro dự kiến, và phân công công việc phù
hợp cho từng thành viên;
- Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công
việc của nhóm;
- Hỗ trợ việc điều phối công việc do các kiểm toán viên đơn vị thành viên và
chuyên gia thực hiện, khi cần thiết.
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán

Mục tiêu
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

❑Xác định phạm vi, lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán và để làm cơ sở
lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.
❑Thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian
dự kiến.
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán

Nội dung
✓ Xác định đặc điểm cuộc kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

✓ Xác định mục tiêu báo cáo của cuộc kiểm toán nhằm thiết lập lịch trình
kiểm toán và yêu cầu trao đổi thông tin;
✓ Xem xét các yếu tố mà theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên là
có vai trò quan trọng trong việc xác định công việc trọng tâm của nhóm
kiểm toán;
✓ Xem xét kết quả các dịch vụ đã cung cấp trước đây cho đơn vị được kiểm
toán đó có phù hợp với cuộc kiểm toán này không;
✓ Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các nguồn lực cần thiết để thực
hiện cuộc kiểm toán.
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán

Mục tiêu
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

❑ Để xử lý các vấn đề đã được xác định trong chiến lược kiểm toán tổng
thể.
❑ Đảm bảo đạt được mục đích của cuộc kiểm toán thông qua việc sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực của kiểm toán viên
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán

Mục tiêu
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

❑ Để xử lý các vấn đề đã được xác định trong chiến lược kiểm toán tổng
thể.
❑ Đảm bảo đạt được mục đích của cuộc kiểm toán thông qua việc sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực của kiểm toán viên
4.1.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán

Nội dung
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

✓ Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro
✓ Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở
cấp độ cơ sở dẫn liệu
✓ Các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân
thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
4.1.2. Thực hiện kiểm toán

Thực hiện
các thử
nghiệm kiểm
soát

Thực hiện • Thực hiện thủ


các thử tục phân tích
nghiệm cơ • Thủ tục kiểm tra
bản chi tiết
4.1.2. Thực hiện kiểm toán

NỘI DUNG

Thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm cơ bản


+ Đánh giá tính hữu hiệu của hoạt + Đánh giá tính trung thực hợp lý của
động kiểm soát các số liệu kế toán, BCTC.
+ Sử dụng phỏng vấn, quan sát, kiểm + Thực hiện kỹ thuật phân tích” để
tra tài liệu để đánh giá đánh giá thông tin tài chính.
+ Xác định rủi ro kiểm soát + Thực hiện kiểm tra chi tiết:
4.1.3. Kết thúc kiểm toán
4.1.3. Kết thúc kiểm toán

trao đổi lại với


đơn vị được kiểm
Rà soát các phát toán về kết quả
Phân tích tổng
hiện và ý kiến của kiểm toán, những
thể BCTC lần cuối
từng thành viên vấn đề phát hiện Tổng hợp
giúp các kiểm
trong nhóm kiểm được và hướng
toán viên tránh kết quả
toán và lập bảng xử lý, đồng thời kiểm toán
khả năng vẫn tồn
tổng hợp kết quả thu thập ý kiến
tại sai phạm
kiểm toán phản hồi, giải
trình của đơn vị
được kiểm toán
4.1.3. Kết thúc kiểm toán

KTV xem xét,


đánh giá lại mức
Xem xét lại các
trọng yếu. Mức Xem xét khả năng
khoản nợ tiềm
trọng yếu mới hoạt động liên tục
tàng: xem xét sự
(nếu có) là cơ sở của đơn vị: KTV
hiện hữu của các Tổng hợp
để KTV đánh giá đánh giá khả
ảnh hưởng của năng hoạt động
khoản nợ tiềm kết quả
tàng và mức độ kiểm toán
sai sót không liên tục của đơn
ảnh hưởng của
được đơn vị đồng vị để đưa ra ý
nó tới báo cáo tài
ý điều chỉnh, và kiến phù hợp
chính.
đưa ra ý kiến phù
hợp.
4.1.3. Kết thúc kiểm toán

Thu thập thư giải Xem xét tính tuân


trình của đơn vị thủ pháp luật và
được kiểm toán: các quy định có Kiểm tra các
yêu cầu nhà quản Tổng hợp
liên quan để đưa thông tin khác đã
lý đơn vị cung cấp
giải trình bằng văn
ra ý kiến phù hợp, được công bố với kết quả
bản về việc họ đã cần thiết báo cáo BCTC đã được kiểm toán
thành trách nhiệm đến cơ quan có kiểm toán
lập và trình bày thẩm quyền thao
BCTC. đúng quy định
4.1.3. Kết thúc kiểm toán

• Lập dự thảo báo cáo kiểm toán


CV2

• Thảo luận với đơn vị được kiểm toán


CV3

• Soát xét, kiểm soát chất lượng và phát hành báo cáo kiểm toán
CV4
4.2. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

4.2.1 Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán

4.2.2 Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán về báo
cáo tài chính

4.2.3 Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo


tài chính

4.2.4 Các sự kiện phát sinh sau ngày ký báo cáo


kiểm toán
4.2.1. Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán

Khái niệm Hình thức

Vai trò
4.2.1. Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán

➢ Khái niệm
Báo cáo kiểm toán là báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên phát
hành để trình bày ý kiến của mình về thông tin tài chính được kiểm toán

➢ Hình thức
Báo cáo kiểm toán được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng
nhưng chủ yếu là bằng văn bản.
➢ Nội dung
Có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phải đưa
ra những đánh giá của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán
4.2.1. Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán
4.2.2. Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Các yếu tố cơ bản của một Báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực 700, bao gồm:
Tên và địa chỉ công ty kiểm toán

Số hiệu báo cáo kiểm toán

Tiêu đề báo cáo kiểm toán

Người nhận báo cáo kiểm toán

Mở đầu của báo cáo kiểm toán

Trách nhiệm của Ban giám đốc

Trách nhiệm của kiểm toán viên

Ý kiến của kiểm toán viên

Báo cáo về các yêu cầu khác của pháp luật và các quy định
khác

Chữ ký và đóng dấu


4.2.3. Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

CÁC LOẠI Ý KIẾN KIỂM TOÁN

Ý KIẾN CHẤP NHẬN Ý KIẾN KHÔNG PHẢI LÀ Ý KIẾN


TOÀN PHẦN CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN
+ Ý kiến chấp nhận từng phần
+ Ý kiến từ chối
+ Ý kiến trái ngược
4.2.3. Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập trên các khía cạnh trọng
Ý kiến chấp nhận toàn phần

yếu phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
-> Trường hợp ý kiến có “vấn đề cần nhấn mạnh”
-> Trường hợp ý kiến có đoạn “Vấn đề khác”
4.2.3. Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Thu thập đầy đủ bằng chứng để đưa ra kết luận là các sai sót, xét riêng hay tổng hợp
lại có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính
Ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ

Hoặc
Khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn dẫn đến KTV không thể thu thập được đầy đủ
bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và cho rằng những sai
phạm chưa được phát hiện (nếu có) có thể trọng yếu nhưng không lớn
4.2.3. Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Thu thập đầy đủ bằng chứng để đưa ra kết luận là các sai sót, xét riêng hay tổng
Ý kiến trái ngược (khôg chấp nhận)

hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính
4.2.3. Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Không thu thập được bằng chứng để đưa ra kết luận là các sai sót chưa được
phát hiện có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính
Ý kiến từ chối
4.2.4. Các sự kiện phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán

❖ Sau ngày ký báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên không có bất cứ trách nhiệm tiếp
tục rà soát nào. Tuy nhiên trên thực tế, sau ngày ký báo cáo kiểm toán có thể phát
sinh những sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của đơn vị được
kiểm toán.
❖ Đối với những sự kiện trước thời điểm công bố báo cáo tài chính của đơn vị.
❖ Đối với những sự kiện xảy ra sau ngày công bố báo cáo tài chính.
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 4

A. LÝ THUYẾT
Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày sự hiểu biết của mình về quy trình kiểm toán
báo cáo tài chính khi đóng vai trò là kiểm toán viên độc lập.
Câu hỏi 2: Vì sao công ty kiểm toán và kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá khả
năng chấp nhận kiểm toán trước khi thực hiện kiểm toán.
Câu hỏi 3: Tại sao khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm hiểu tình
hình kinh doanh của khách hàng? Hãy nêu những kiến thức cần thiết về ngành
nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng mà một kiểm toán viên cần thu thập
được.
Câu hỏi 4: Cho biết các lợi ích của việc lập kế hoạch kiểm toán
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 4

A. LÝ THUYẾT
Câu hỏi 5: Nêu khái niệm báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính? Tại sao báo cáo kiểm
toán về báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kiểm toán và với người
sử dụng báo cáo tài chính?
Câu hỏi 6: Trình bày các yếu tố cơ bản và nội dung báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính.
Câu hỏi 7: Anh (chị) hãy kể tên các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Nhận
định sau đúng hay sai “Báo cáo kiểm toán với loại ý kiến chấp nhận toàn phần có nghĩa
là kiểm toán viên chấp nhận toàn bộ báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán là
hoàn toàn đúng trong đó không có bất kỳ một sai sót nào”. Vì sao?
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 4
A. LÝ THUYẾT
Câu hỏi 7: Anh (chị) cho biết nhận định sau đúng hay sai và giải thích:
a) Kiểm toán viên sẽ phải thực hiện điều chỉnh mọi sai phạm sau khi kết thúc công việc
kiểm toán.
b) Báo cáo kiểm toán xét về bản chất là sự đảm bảo chắc chắn của kiểm toán viên rằng báo
cáo tài chính trình bày trung thực.
c) Ý kiến trái ngược được đưa ra khi báo cáo tài chính trình bày không tuân thủ, hợp lý
đối với các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận rộng rãi
d) Kiểm toán viên không bao giờ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần khi báo cáo tài chính
sai lệch trọng yếu so với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi
e) Nhìn chung, kiểm toán viên thường phát hành báo cáo với ý kiến chấp nhận từng phần
nếu khách hàng không cho phép kiểm toán viên quan sát, kiểm kê hàng tồn kho hoặc gửi
thư xác nhận các khoản phải thu.
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 4

B. BÀI TẬP
Bài tập 1: Khi tham gia kiểm toán năm 2014 tại Công ty TNHH Hải Âu, kiểm toán viên Bích
Phương thu thập được các thông tin sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)
1. Công ty mua một thiết bị quản lý theo giá mua đã có thuế GTGT 10% là 137.500, thanh
toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử chi bằng tiền mặt 2.500.
Thiết bị quản lý chưa đưa vào sử dụng, đang trong quá trình lắp đặt. Kế toán công ty ĐK
Nợ TK 211: 140.000
Có TK 112: 140.000
2. Nhận vốn góp liên doanh của Công ty Cổ phần Hà Bắc bằng nguyên vật liệu trị giá 60.000.
Kế toán công ty định khoản:
Nợ TK 152: 60.000
Có TK 441 : 60.000
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 4

B. BÀI TẬP
3. Chi tiền mặt cho nhân viên đi mua văn phòng phẩm có trị giá 5.500. Kế toán công ty ĐK
Nợ TK 153: 5.500
Có TK 111: 5.500
4. Mua một lô máy tính của Công ty Cổ phần Media, tổng giá thanh toán là 220.000 đã bao
gồm thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền. Khi kiểm nhận hàng phát hiện 20% số máy bị
thiếu vi mạch điện tử, công ty không làm thủ tục nhập kho cho số hàng lỗi kỹ thuật và gửi
thông báo tới Công ty Cổ phần Media về việc trả lại số hàng này. Kế toán công ty định khoản:
Nợ TK 156: 200.000
Nợ TK 133: 20.000
Có TK 331: 220.000
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 4

B. BÀI TẬP
5. Sau khi nhận được trả lời “đồng ý nhận lại số hàng lỗi” của Công ty Media, công ty đã
chuyển trả số hàng trên. Tuy nhiên, kế toán công ty đã bỏ sót nghiệp vụ này.

Yêu cầu: Anh (chị) hãy phát hiện những sai sót trong các định khoản và ghi chép trên, sửa lại
cho đúng theo quy định của hệ thống kế toán hiện hành. Biết rằng: Công ty hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

You might also like