You are on page 1of 16

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Số tiết: 45 tiết
GV: TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
Kết cấu môn học

Chương 1: Khái quát về kiểm toán Báo cáo tài chính


Chương 2: Kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền

Chương 3: Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán

Chương 4: Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho và chi phí

Chương 5: Kiểm toán các thông tin tài chính khác trên BCTC

Chương 6: Tổng hợp lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KẾT CẤU CHƯƠNG 1

1.1. Khái niệm, mục tiêu kiểm toán BCTC

1.2. Nội dung kiểm toán BCTC

1.3. Nguyên tắc cơ bản và quy trình kiểm toán BCTC


KẾT CẤU CHƯƠNG 1

1.1. Khái niệm, mục tiêu •  Khái niệm kiểm toán BCTC
kiểm toán BCTC •  Mục tiêu kiểm toán BCTC

1.2. Nội dung kiểm toán •  Kiểm toán BCTC theo phương pháp trực tiếp
BCTC •  Kiểm toán BCTC theo phương pháp chu kỳ

1.3. Nguyên tắc cơ bản và •  Những nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán
quy trình kiểm toán BCTC
BCTC •  Quy trình kiểm toán BCTC
1.1.1. Khái niệm kiểm toán BCTC
 Khái niệm chung về kiểm toán:
 Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính:
“Kiểm toán BCTC là quá trình các chuyên gia độc lập và có năng lực tiến
hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về báo cáo tài chính
được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực hợp lý của
báo cáo tài chính được kiểm toán so với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được
thiết lập”
 Các thuật ngữ cơ bản trong khái niệm:
- Đối tượng của kiểm toán BCTC?
- Chủ thể thực hiện kiểm toán BCTC? Yêu cầu?
- Chuẩn mực được thiết lâp?
- Kết quả kiểm toán?
- Bằng chứng kiểm toán?
1.1.2. Mục tiêu kiểm toán BCTC
Mục tiêu tổng quát:
“KTV và CTKT đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập
trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có
tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu hay không?”
Kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai
sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
 Mục tiêu kiểm toán đặc thù:
+ Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ: Tính có thật, tính toán, đánh giá, đầy đủ, đúng
đắn, đúng kỳ, cộng dồn, trình bày
+ Mục tiêu kiểm toán số dư: Tính có thật (sự hiện hữu + quyền và nghĩa vụ), tính
toán đánh giá, đầy đủ, đúng đắn, cộng dồn, trình bày
1.2. Nội dung kiểm toán BCTC
 BCTC được kiểm toán bằng cách chia BCTC thành nhiều bộ
phận.
 Có 2 phương pháp tiếp cận khi kiểm toán BCTC:
- Phương pháp trực tiếp: tiếp cận theo chỉ tiêu hoặc nhóm các chỉ
tiêu trên BCTC
- Phương pháp kiểm toán chu kỳ: Phản ánh mối quan hệ giữa các
nghiệp vụ
=> Nội dung thực hành kiểm toán theo 2 phương pháp này có
điểm khác biệt nhất định.
Kiểm toán BCTC theo phương pháp kiểm toán trực tiếp
 KTV thực hiện kiểm toán BCTC theo các chỉ tiêu hoặc các nhóm
chỉ tiêu:
- Kiểm toán Vốn bằng tiền
- Kiểm toán Hàng tồn kho
- Kiểm toán TSCĐ
- Kiểm toán nợ phải trả
- Kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu
- Kiểm toán Chi phí
- Kiểm toán doanh thu
- Kiểm toán kết quả và phân phối kết quả
Kiểm toán BCTC theo phương pháp kiểm toán theo chu kỳ

 Những chỉ tiêu có liên quan đến cùng một loại nghiệp vụ được nghiên cứu
trong mối quan hệ với nhau. Các loại nghiệp vụ, chỉ tiêu có thể khái quát thành
các chu kỳ sau:
- Kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền
- Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán
- Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành
- Kiểm toán chu kỳ TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn
- Kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự
- Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả
- Kiểm toán các thông tin khác
- Kiểm toán Vốn bằng tiền
1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán Báo cáo tài chính
+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước
- KTV phải tôn trọng và chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với mọi công dân nói chung
và các quy định pháp luật với nghề nghiệp nói riêng.
- KTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp (hoạt động; kết quả hoạt động;
trách nhiệm đối với khách hàng và với bên thứ ba, kể cả trách nhiệm hình sự – nếu có)
+ Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
- Độc lập: KTV phải độc lập về chuyên môn; độc lập với khách hàng về kinh tế cũng như tình cảm;
Nếu có sự hạn chế phải tìm cách vượt qua, nếu không khắc phục được, KTV phải nêu rõ sự hạn chế về
độc lập vào BC kiểm toán.
- Chính trực: Thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng.
- Khách quan: tôn trọng sự thật; không thiên vị hay thành kiến.
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: KTV thực hiện công việc với đầy đủ năng lực chuyên môn
cần thiết và với tính thận trọng cao nhất (...)
- Bảo mật: Bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán (trừ các trường hợp đặc thù).
- Tư cách nghề nghiệp: KTV phải trau dồi và giữ gìn, bảo vệ uy tín nghề nghiệp.
+ Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán
+ KTV phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp
1.3.2. Quy trình kiểm toán BCTC

+ Công tác chuẩn bị (tiền kiểm toán )  Chỉ đối với kiểm toán độc lập
+ Công việc trong cuộc kiểm toán
1. Lập kế hoạch kiểm toán
- Lập chiến lược kiểm toán tổng thể
- Lập kế hoạch kiểm toán
2. Thực hiện kiểm toán
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát (Khảo sát về KSNB)
- Thực hiện các thử nghiệm cơ bản (Khảo sát cơ bản)
3. Kết thúc kiểm toán
- Lập Báo cáo kiểm toán
- Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán
- Giải quyết các sự kiện phát sinh sau
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

+ Xem xét chấp nhận khách hàng và ký hợp


đồng kiểm toán

+ Chuẩn bị nhân sự và phương tiện cho cuộc


kiểm toán
Lập Kế hoạch kiểm toán

+ Lập chiến lược kiểm toán tổng thể


+ Lập kế hoạch kiểm toán
- Tìm hiểu đặc điểm kinh doanh và môi trường hoạt động của đơn
vị được kiểm toán
- Tìm hiểu chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh chủ yếu
- Phân tích sơ bộ BCTC
- Tìm hiểu về KSNB và rủi ro
- Xác định mức trọng yếu
- Tìm hiểu phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu
- Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập chương trình kiểm toán
Thực hiện kiểm toán

+ Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát (Khảo sát về KSNB)
- Mục đích => đánh giá hiệu lực KSNB
- Sử dụng kết quả => Xác định phạm vi thực hiện thử nghiệm cơ
bản
- Nội dung: Xem lại KTCB
+ Thực hiện thử nghiệm cơ bản
- Thủ tục phân tích
- Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản
Kết thúc kiểm toán

+ Tổng hợp kết quả kiểm toán


+ Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý
 Ý kiến nhận xét về BCTC được kiểm toán: 2 dạng ý kiến
+ Thảo luận lại với đơn vị được kiểm toán
+ Soát xét, kiểm soát chất lượng và phát hành báo cáo kiểm toán
=> Xem lại KTCB

You might also like