You are on page 1of 3

TRẮC NGHIỆM

1.1B; 1.2D; 1.3A; 1.4B; 1.5D; 1.6D; 1.7D; 1.8D; 1.9C; 1.10B; 1.11C; 1.12B; 1.13D;
1.14B; 1.15A

TỰ LUẬN

1.16. Ngooài hai tiêu chí phân loại theo mục đích kiểm toán và theo chủ thể kiểm toán,
ta còn có thể phân loại kiểm toán bắt buộc và kiểm toán không bắt buộc.

- Kiểm toán bắt buộc (kiểm toán theo luật định) khi BCTC của DN phải kiểm toán
theo yêu cầu của pháp luật. Các đơn vị được kiểm toán căn cứ theo Luật kiểm toán độc
lập, Điều 37.

- Kiểm toán không bắt buộc: khi cuộc kiểm toán BCTC không theo yêu cầu của pháp
luật mà căn cứ theo yêu cầu của một hay nhiều bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

1.17. Lợi ích của việc kiểm toán BCTC của các công ty không phải công ty cổ phần có
niêm yết:

- Giảm được tranh chấp giữa bên góp vốn về phần Lợi nhuận chưa phân phối, nhờ
BCTC năm được kiểm tra trung thực và hợp lý.

- Thuận lợi hơn khi mời nhà đầu tư bên ngoài góp vốn vào doanh nghiệp.

- BCTC được kiểm toán sẽ đạt được sự tin cậy cao hơn đối với ngân hàng khi vay vốn,
hoặc tạo niềm tin nơi cơ quan thuế khi kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của
doanh nghiệp.

- Được kiểm toán viên góp ý để doanh nghiệp hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán,
trình tự luân chuyển chứng từ, khắc phục yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ.

1.18. Ngoài dịch vụ kiểm toán BCTC, doanh nghiệp kiểm toán còn cung cấp các dịch
vụ khác như:

- Dịch vụ đảm bảo: soát xét thông tin ở quá khứ, kiểm tra thông tin tài chính trong
tương lai, cung cấp sự đảm bảo nhất định của thông tin ở từng mức độ khác nhau.

- Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính: ghi sổ, lập BCTC cho khách hàng.

- Dịch vụ tư vấn thuế: tư vấn về lập tờ khai nộp thuế, khía cạnh thuế của các phương
án kinh doanh.

- Dịch vụ tư vấn về quản trị: tư vấn về tổ chức quản lý, tổ chức nhân sự, tiếp thị, thiết
kế, cài đặt phần mềm, tuyển dụng nhân viên, thiết lập và phân tích các dự án, đánh giá
tài sản, tư vấn đầu tư,…
1.19. *Nguyên nhân làm tăng rủi ro về thông tin tài chính và giải pháp:

- Sự biến động trong thị trường cạnh tranh khiến tác động đến giá cả, lợi nhuận, thị
phần… => Thực hiện nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược để duy trì thị phần.

- Sự biến động trong giá ngoại tệ có thể ảnh hưởng đến các yếu tố trong BCTC =>
Quản lý rủi ro ngoại tệ, lựa chọn tài chính để bảo vệ rủi ro về tỷ giá.

1.20. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa kiểm toán hoạt động, kiểm tooán tuân thủ
và kiểm toán BCTC:

- Giống nhau: đều được thực hiện bởi kiểm toán viên có năng lực và độc lập.

- Khác nhau:

+ Kiểm toán hoạt động tập trung vào quản lý hoạt động hàng ngày, đánh giá tính hữu
hiệu và hiệu quả trong hoạt động doanh nghiệp.

+ Kiểm toán tuân thủ tập trung vào việc đảm bảo tuân thủ với các quy tắc và quy định,

+ Kiểm toán BCTC tập trung vào thông tin trên BCTC của Doanh nghiệp có đảm bảo
trung thực và hợp lý hay không.

1.21. Nhờ vào sự khách quan của kiểm toán độc lập, các sai sót được phát hiện và sửa
chữa kịp thời giúp cho người sử dụng ra quyết định đúng đắn. Các hệ thống kiểm soát
nội bộ cũng được chấn chỉnh kịp thời, và nâng cao ý thức của nhân viên và các bộ
phận còn lại. Ngoài ra, kiểm tooán viên cũng có thể dự đoán về những khoản chi phí,
công nợ có thể phát sinh trong tương lai… => Nhìn chung, nghề kiểm toán đã đóng
góp vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội, cũng như sự thịnh vượng của xã
hội.

1.22. Việc bắt buộc các doanh nghiệp thương mại phải mời kiểm toán viên để kiểm
toán BCTC tùy thuộc vào tính minh bạch và độ tin cậy của doanh nghiệp đó, đồng thời
là hệ thống quản lý nội bộ có tốt hay không. Nhưng nếu có kiểm toán viên sẽ giúp cho
thông tin được đảm bảo hợp lý hơn cho người sử dụng vì tính khách quan của họ vì đã
áp dụng các chuẩn mực Kiểm toán thích hợp.

1.23. Mục tiêu tổng thể của kiểm toán BCTC là gia tăng độ tin cậy của người sử dụng
thông tin trên BCTC, đạt được sự đảm bảo thông tin trên BCTC có còn sai sót trọng
yếu do gian lận hay nhầm lẫn không.

1.24. Sự khác nhau giữa khuôn khổ tuân thủ và khuôn khổ hợp lý:
- Khuôn khổ tuân thủ: tập trung vào đảm bảo BCTC của DN được chuẩn bị theo quy
định và tiêu chuẩn kế toán cụ thể, tuân thủ nghiêm ngặt với các tiêu chuẩn đã được
thiết lập.

- Khuôn khổ hợp lý: tập trung vào trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài
chính của DN, mục tiêu chính không chỉ là tuân thủ quy định và tiêu chuẩn kế toán,
mà còn là đảm bảo BCTC phản ánh một cách chính xác và toàn diện tình hình tài
chính của DN.

1.25. Khuôn khổ pháp lý mà kiểm toán viên cần tuân thủ khi thực hiện kiểm toán
BCTC:

- Tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

- Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán.

- Áp dụng xét đóa chuyên môn.

- Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

- Thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

You might also like