You are on page 1of 6

GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN

Giai đoạn kết thúc kiểm toán là quá trình kiểm toán thực hiện chức năng bày tỏ ý
kiến một cách rõ nhất. Để kết thúc kiểm toán, ta cần đưa ra kết luận kiểm toán và
lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán
I. KẾT LUẬN KIỂM TOÁN
- Khái niệm: là sự khái quát kết quả thực hiện các chức năng kiểm toán trong từng
cuộc kiểm toán cụ thể. Vì vậy, kết luận kiểm toán cần đảm bảo cả về phần nội dung
và tính pháp lý
⁃ Về nội dung: Phải phù hợp và đầy đủ.
 Sự phù hợp: là sự nhất quán giữa kết luận nêu ra với mục tiêu kiểm toán
 Sự đầy đủ: là kết luận kiểm toán phải bao hàm toàn bộ yêu cầu, phạm vi
kiểm toán đã xác định và đc điều chỉnh( nếu có), mọi khía cạnh khác nhau về
nội dung đã xác định trong yêu cầu và mọi bộ phận thuộc phạm vi kiểm toán
đã nêu trong kế hoạch hoặc được điều chỉnh (nếu có)
⁃ Về pháp lý: kết luận kiểm toán đòi hỏi những bằng chướng tương xứng theo yêu
cầu của các quy chế chuẩn mực và luật pháp. Ngoài ra cũng đòi hỏi các kết luận
phải chuẩn xác trong từ ngữ và văn phạm. Chẳng hạn, kết luận kiểm toán không
được dùng các cụm từ “ nói chung là…”, “tương đối là…”
⁃ Đối với một loại hình kiểm toán cụ thể như kiểm toán tài chính, để có thể đưa
ra kết luận kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ phải tiến hành các công việc sau
+ Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến
+ Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
+ Xem xét các giải thuyết về tính liên tục trong hoạt động của đơn vị
+ Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc đơn vị
+ Tổng hợp kết quả kiểm toán
II. BIÊN BẢN KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN
- Sau khi đưa ra kết luận kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ tiến hành lập báo cáo hoặc
biên bản kiểm toán. Đây là khâu cuối cùng của công việc kiểm toán.
- Báo cáo hoặc biên bản kiểm toán là hình thức biểu hiện các chức năng kiểm toán
và thể hiện kết luận kiểm toán.
1. Biên bản kiểm toán
- BBKT thường được sử dụng trong kiểm toán nội bộ hoặc trong từng phần kiểm
toán BCTC (biên bản kiểm tra tài sản, biên bản xác minh tài liệu hay sự việc…)
- Các yếu tố cơ bản của biên bản kiểm toán:
+ Khái quát lí do (mục tiêu) kiểm toán
+ Nêu cụ thể cơ cấu, chức trách của những người tham gia
+ Khái quát quá trình kiểm toán đặc biệt những diễn biến không bình thường
+ Tổng hợp kết quả kiểm toán
+ Kết luận kiểm toán( kèm theo các bằng chứng kiểm toán)
+ Nêu kiến nghị
+ Ghi rõ thời gian lập biên bản
+ Tên và chữ kí của những người phụ trách
***Mẫu biên bản kiểm toán
2.Báo cáo kiểm toán
2.1.Khái Niệm
- Báo cáo kiểm toán tài chính thực chất là một bản thông báo về kết quả của một
cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho người sử dụng thông tin trên báo cáo tài
chính.
- Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính Là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm
toán viên lập và phải tuân thủ các quy định cả về mặt nội dung và hình thức.
- Báo cáo kiểm toán tài chính là hình thức biểu hiện chức năng xác minh và bày
tỏ ý kiến của KTV về báo cáo tài chính của 1 đơn vị( tổ chức hoặc doanh nghiệp)
đã đc kiểm toán.
=> Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của của công việc kiểm toán và có
vai trò hết sức quan trọng.
2.2. Vai trò của báo cáo kiểm toán
- Đối với người sử dụng thông tin được kiểm toán: BCKT là căn cứ để đưa ra các
quyết định kinh tế, quyết định quản lý quan trọng.
- Đối với kiểm toán viên: BCKT là sản phẩm của họ cung cấp cho xã hội, vì vậy nó
quyết định uy tín, vị thế của KTV và họ phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.
- Đối với đơn vị được kiểm toán:
+ Khẳng định vị thế, uy tín của đơn vị
+ Xác định độ tin cậy của thông tin cung cấp cho các nhà quản lí
2.3. Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán tài chính
** Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 “Báo cáo kiểm toán về báo cáo
tàu chính” ban hành theo quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/9/1999 của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính. Các yếu tố cơ bản:
- Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán: BCKT phải nêu rõ tên, biểu tượng, địa chỉ
giao dịch, SĐT, số Fax và số hiệu liên lạc khác củ công ty hoặc chi nhánh công ty
kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán.
- Số hiệu báo cáo kiểm toán: BCKT phải ghi rõ số hiệu phát hành của công ty
hoặc chi nhánh công ty kiểm toán theo từng năm (số đăng kí chính thức trong hệ
thống văn bản của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán).
- Tiêu đề báo cáo kiểm toán: BCKT phải có tiêu đề rõ ràng và thích hợp để phân
biệt với báo cáo do người khác lập. BCKT đươc phép sử dụng tiêu đề “Báo cáo
kiểm toán”, “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính” hoặc “Báo cáo kiểm toán về
báo cáo tài chính năm… của công ty…”
- Người nhận báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ người được nhận
báo cáo kiểm toán phù hợp với hội đồng kiểm toán, có thể là Hội đồng quản trị,
giám đốc hoặc các cổ đông của đơn vị được kiểm toán.
- Mở đầu của báo cáo kiểm toán: Trong phần mở đầu phải ghi rõ các báo cáo tài
chính là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ghi rõ ngày lập, phạm vi niên độ
tài chính mà BCTC đó phản ánh. Khẳng định rõ ràng việc lập báo cáo tài chính
thuộc trách nhiệm của giám đốc( hoặc người đúng đầu) đơn vị được kiểm toán.
- Phạm vi và căn cứ lập báo cáo: BCKT phải nêu rõ các công việc và thủ tục kiểm
toán mà kiểm toán viên phải thực hiện:
+ Các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán được áp dụng, những bằng chứng kiểm
toán đủ để xác minh được thông tin trong BCTC.
+ Đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, đánh giá các
nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng để lập BCTC.
+ Đánh giá các ước tính kế toán và xét đoạn quan trọng đã được giám đốc( hoặc
người đứng đầu) đợn vị được kiểm toán thực hiện khi lập BCTC.
+ Đánh giá việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên BCTC.
- Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán: BCKT phải nêu rõ ý kiến của
kiểm toán viên và công ty kiểm toán về các BCTC trên phương diện trình bày trung
thực và hợp lí tình hình tài chính của đơn vị trên các khía cạnh trọng yếu, trên
phương diện tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành( hoặc được chấp
nhận), và việc tuân thủ các quy định pháp lí có liên quan
Trong kiểm toán báo cáo tài chính, các kiểm toán viên độc lập sẽ đưa ra ý kiến theo
quy định trong chuẩn mực kiểm toán với 4 loại phù hợp với cái tình huống cụ thể:
+ Ý kiến chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong tình huống các bảng khai tài
chính trung thực, hợp lý và tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành xét trên
khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán. Báo cáo dạng
này cũng có hàm ý rằng tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động
của chúng đã đc xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và đã đc đơn vị nêu rõ trong
phần thuyết minh BCTC.
VÍ DỤ: “ Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lí trên
các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X,
cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính
kết thúc vào ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán VN hiện
hành và các quy định pháp lý có liên quan.”
+ Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: được phát hành trong trường hợp kiểm toán vien và
công ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lí trên các khía
cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố
tùy thuộc(hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong BCKT.
VÍ DỤ: “Chúng tôi đã k thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/X, vì
tại thời điểm đó chúng tôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu
hiện có ở đơn vị, chúng tôi cũng không thể kiểm tra được tính đúng đắn của số
lượng hàng tồn kho tại thời điểm trên bằng các thủ tục kiểm toán khác. Theo ý kiến
chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng( nếu có) đến BCTC vì lí do nêu trên, BCTC
đã phản ánh trung thực, hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu..”
+ Ý kiến kiểm toán trái ngược: được sử dụng khi dựa trên các bằng chứng kiểm
toán đầy đủ và thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót,
xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài
chính.
VÍ DỤ: “ Trong BCTC, giá trị TSCĐ là XXX VNĐ, khoản vay công ty B là XY
VNĐ đã không phản ánh trong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác
minh..Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói
trên, BCTC đã phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng
yếu..”
+ Ý kiến từ chối: được đưa ra khi kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ
bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán
viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót không được phát hiện
(nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. Các trường hợp mà
kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp bao
gồm: các điều kiện khách quan như thiếu điều kiện thực hiện, thiếu chứng từ, tài
liệu kế toán,…
VÍ DỤ: “…Do những hạn chế từ phía đơn vị mà chúng tôi đã không kiểm tra đc từ
toàn bộ doanh thu, cũng k nhận được đủ các bản xác nhận nợ phải thu từ khách
hàng, và vì tính trọng yếu của các sự kiện này, chúng tôi từ chối đưa ra ý kiến của
mình về BCTC của đơn vị”
- Địa điểm và thời gian lập báo cáo: BCKT phải ghi rõ ngày, tháng, năm kết thúc
toàn bộ công việc kiểm toán. Điều này cho phép người cử dựng BCTC biết rằng
kiểm toán viên đã xem xét đến các sự kiện ảnh hưởng đến BCTC hoặc BCKT cho
đến tận ngày kí BCKT. BCKT phải ghi rõ địa điểm của công ty hoặc chi nhánh
công ty kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành BCKT. Ngày kí BCKT không được
ghi trước ngày giám đốc đơn vị kí BCTC ( TH BCTC được điều chỉnh hoặc lập lại
thì đc phép ghi cùng)
- Chữ kí và đóng dấu: BCKT phải kí rõ tên của KTV đã đăng kí hành nghề ở Việt
Nam, người chịu trách nhiệm kiểm toán, và kí rõ học tên của giám đốc của công ty
kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành BCKT
+ người được ủy quyền kí BCKT có thể là phó giám đốc công ty, giám đốc hoặc
phó giám đốc chi nhánh, phải là người có giấy phép hành nghề kiểm toán ở VN và
phải được giám đốc công ty ủy quyền bằng văn bản.
+ Dưới mỗi chữ kí nói trên phải ghi rõ họ tên, số hiệu giấy đăng kí hành nghề kiểm
toán ở VN. Trên chữ kí của giám đốc( hoặc người được ủy quyền) phải đóng dấu
của công ty( hoặc chi nhánh) chịu trách nhiệm phát hành BCKT. Giữa các trang
của BCKT và BCTC đã được kiểm toán phải đóng dấu giáp lai.
+ Trường hợp có 2 công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện 1 cuộc kiểm toán thì
BCKT phải được kí bởi giám đốc hoặc người được ủy quyền của đủ các công ty
kiểm toán theo đúng thủ tục. Th này kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán
không phải kí tên trên BCKT.
*** mẫu BCKT cụ thể:

You might also like